Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Phát triển du lịch đồng bằng sông cửu long trong hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 209 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------

NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62310101

Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn chính: PGS.TS. Trương Thị Hiền
Hướng dẫn phụ: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn


TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu là xuất phát từ thực tiễn, trung thực chưa từng được công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Hoàng Phương


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2017
TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
- Tên đề tài luận án: Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trong
hội nhập quốc tế.
- Nghiên cứu sinh: NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG
- Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị.
- Mã số: 62310102
- Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trương Thị Hiền
PGS. TS. Nguyễn Minh Tuấn
Trong nghiên cứu này tác giả đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận như
sau:
Một là: Phân tích có hệ thống các vấn đề lý luận về du lịch, quan điểm về
phát triển du lịch của các nhà kinh tế, của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng Cộng
sản Việt Nam và kết quả khảo sát thực tế của tác giả. Từ đó xây dựng mô hình

các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập.
Hai là: Luận án phân tích rõ thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch
vùng ĐBSCL, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, thực trạng cơ sở hạ tầng cho
phát triển du lịch của Vùng, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch của
Vùng, việc thu hút đầu tư để phát triển du lịch của Vùng, vai trò quản lý của nhà
nước đối với phát triển du lịch của Vùng. Từ đó đánh giá những kết quả đạt


được, những hạn chế và tiềm năng cho phát triển du lịch của vùng ĐBSCL trong
hội nhập quốc tế.
Ba là: Luận án phân tích rõ tác động của hội nhập quốc tế đối với phát
triển du lịch vùng ĐBSCL, mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch với việc phát
triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở lợi thế của Vùng để phát triển du lịch trong
hội nhập quốc tế.
- Bốn là: Luận án đề xuất các chính sách và giải pháp có căn cứ khoa học,
có tính khả thi để phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong quá trình hội nhập quốc
tế của Việt Nam.
Nghiên cứu sinh ký tên

NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành du lịch Việt Nam đang dần khẳng định vị trí của mình trong
nền kinh tế quốc dân, trong những năm qua ngành du lịch đã có những
đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Trong giai đoạn hội nhập quốc tế khu vực và thế giới, du lịch Việt
Nam đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế sớm đưa Việt Nam trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nằm trong hệ thống du lịch của cả nước, với nhiều tiềm năng phát
triển du lịch Vùng ĐBSCL đã và đang tận dụng những lợi thế để phát
triển du lịch trong hội nhập quốc tế. Tầm quan trọng và chiến lược phát
triển du lịch ĐBSCL đã được xác định trong “Đề án phát triển du lịch
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020” đã được Bộ
trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phê duyệt tại
Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 9/3/2010. Trong thời gian qua
du lịch Vùng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: trong giai đoạn
2006-2015 lượng khách du lịch đến vùng ĐBSCL tăng trung bình
11%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế tăng gần 8,5%/năm, khách du
lịch nội địa tăng gần 12%/năm. Tổng thu từ khách du lịch tăng trung
bình 23,6%/năm. Năm 2015 vùng ĐBSCL đã đón hơn 12 triệu lượt
khách, trong đó có hơn 1,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế chiếm 8,27%
lượng khách quốc tế đến Việt Nam, đứng thứ 4 sau vùng Đông Nam bộ,
Đồng bằng Sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và 10,63 triệu lượt
khách nội địa (Nguồn Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2015). Tuy
nhiên, du lịch vùng ĐBSCL vẫn đang còn nhiều bất cập nên chưa phát
huy được hết tiềm năng vốn có của Vùng. Vì vậy, để khai thác và phát
huy tiềm năng và thế mạnh của du lịch vùng ĐBSCL trong bối cảnh hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi phải có những nghiên cứu
chuyên sâu, có cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khoa học để trả lời các
câu hỏi: đâu là tiềm năng và thế mạnh du lịch của Vùng, của từng địa


2
phương trong Vùng? Làm sao để tránh được việc trùng lắp trong xây
dựng, phát triển sản phẩm du lịch ở từng địa phương trong Vùng? Các

giải pháp để quảng bá du lịch, thu hút vốn đầu tư, đào tạo nguồn nhân
lực, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng, nâng cao hiệu quả
quản lý của nhà nước và đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế trong
phát triển du lịch vùng ĐBSCL. Nhằm góp phần giải đáp những câu hỏi
trên, đồng thời đề xuất những chính sách và giải pháp có hiệu quả để
phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế tác giả đã lựa
chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long
trong hội nhập quốc tế” làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng khung phân
tích, từ đó phân tích thực trạng những nhân tố tác động đến sự phát triển
của du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế, rút ra những kết quả đạt
được và những tồn tại, hạn chế trong phát triển du lịch của Vùng
ĐBSCL, làm cơ sở cho việc đề ra những chính sách và giải pháp nhằm
phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.
- Đề xuất những chính sách và giải pháp có cơ sở khoa học, có tính
khả thi, phù hợp với thực tiễn và đem lại hiệu quả nhằm phát triển du
lịch vùng ĐBSCL.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đánh giá nhu cầu du lịch của du khách trong nước và nước ngoài
đến ĐBSCL bao gồm lượng khách, điểm đến và đánh giá những nhân tố
làm hài lòng của du khách khi đến Vùng.
- Khảo sát du khách trong nước và nước ngoài đến ĐBSCL bao
gồm lượng khách, điểm đến và đánh giá những nhân tố làm hài lòng của
du khách khi đến du lịch Vùng ĐBSCL.
- Phân tích các nhân tố tác động đến du lịch cho vùng ĐBSCL bao
gồm: cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước; chính sách của các địa
phương trong Vùng về phát triển du lịch; tác động của hội nhập quốc tế;
hoạt động của các công ty du lịch và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, văn



3
hoá, xã hội, tài nguyên du lịch trong Vùng tác động đến phát triển du
lịch của Vùng ĐBSCL.
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động của du lịch vùng
ĐBSCL gồm 12 tỉnh và 01 thành phố trực thuộc Trung ương (Thành phố
Cần Thơ); dựa vào hệ thống lý luận của chủ nghĩ Mác – Lênin, gắn với
thực tiễn để phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch vùng
ĐBSCL.
Về lý luận: luận án hệ thống hóa các lý luận cơ bản về du lịch bao
gồm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về hàng hoá dịch vụ, du lịch
trong nền kinh tế thị trường; quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát
triển du lịch; lý luận về du lịch bao gồm sản phẩm du lịch, thị trường và
tiêu thức phân loại thị trường du lịch, vai trò của du lịch trong phát triển
kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, sự phát triển của du lịch trong hội
nhập quốc tế, dự báo xu hướng phát triển du lịch thế giới, khu vực và
Việt Nam làm cơ sở cho hoạch định chiến lược phát triển du lịch
ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.
Về mặt thực tiễn: luận án phân tích và đánh giá thực trạng phát
triển du lịch ĐBSCL gắn với điều kiện về tài nguyên tự nhiên, kinh tế,
văn hoá – xã hội của Vùng, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn
chế của du lịch vùng ĐBSCL, đánh giá khách quan mặt mạnh, mặt yếu
và nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan làm hạn chế quá
trình phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.
4. Đóng góp mới của luận án
- Một là: Phân tích có hệ thống các vấn đề lý luận về du lịch, quan
điểm về phát triển du lịch của các nhà kinh tế, của chủ nghĩa Mác –
Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam và kết quả khảo sát thực tế của tác giả.

Từ đó xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến phát triển du lịch
ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập.
- Hai là: Luận án phân tích rõ thực trạng phát triển các sản phẩm
du lịch vùng ĐBSCL, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, thực trạng cơ
sở hạ tầng cho phát triển du lịch của Vùng, hoạt động đào tạo nguồn


4
nhân lực cho du lịch của Vùng, việc thu hút đầu tư để phát triển du lịch
của Vùng, vai trò quản lý của nhà nước đối với phát triển du lịch của
Vùng. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và tiềm
năng cho phát triển du lịch của vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.
- Ba là: Luận án phân tích rõ tác động của hội nhập quốc tế đối với
phát triển du lịch vùng ĐBSCL, mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch với
việc phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở lợi thế của Vùng để phát
triển du lịch trong hội nhập quốc tế.
- Bốn là: Luận án đề xuất các chính sách và giải pháp có căn cứ
khoa học, có tính khả thi để phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong quá
trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo, luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến
luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch trong
hội nhập quốc tế
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và khung phân tích của
luận án
Chương 4: Thực trạng phát triển du lịch vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long trong hội nhập quốc tế

Chương 5: Định hướng, chính sách và giải pháp phát triển du
lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến
luận án
Du lịch là hoạt động kinh doanh không thể thiếu của một quốc gia,
kinh tế phát triển, mức sống và thu nhập của người dân được nâng cao
thì du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu. Những năm gần đây tại Việt Nam


5
ngành du lịch đã thu hút được nhiều học giả, nhà nghiên cứu, nhà quản
lý, nhà hoạt động thực tiễn trong nước nghiên cứu tiêu biểu là:
Công trình nghiên cứu của Hà Văn Siêu và Hoàng Đạo Cầm (2010)
về “Một số định hướng và giải pháp chung phát triển du lịch ĐBSCL
đến năm 2020”, Phú Văn Hẳn (2011) nghiên cứu về: “Phát triển du lịch
văn hóa dân tộc ở ĐBSCL”, Công trình nghiên cứu của Nguyễn Quốc
Nghi và Huỳnh Thị Thúy Loan, (2012) về “phát triển du lịch lễ hội tại
ĐBSCL”, Nguyễn Quốc Nghi và Phan Văn Phùng (2010) trong nghiên
cứu về “Giải pháp phát triển tuyến du lịch biển liên kết Việt Nam –
Campuchia – Thái Lan”, Nguyễn Phước Quý Quang (2013) nghiên cứu
về “Du lịch làng nghề ở ĐBSCL – một lợi thế văn hóa để phát triển du
lịch”,….các bài viết đều có những giá trị nhất định và đều là những tài
liệu tham khảo hữu ích, cho nghiên cứu phát triển du lịch vùng ĐBSCL
trong hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu trong nước tiêu
biểu khác mà tác giả đã tiếp cận như: Kinh tế du lịch và du lịch học
(Đồng Ngọc Minh và Vương Minh Lôi, 2000); Nâng cao năng lực cạnh
tranh của các khách sạn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế

giới (Hà Thanh Hải, 2010); Đề tài Phát triển du lịch gắn với xóa đói
giảm nghèo tại Lào Cai (Phan Ngọc Thắng, 2008); Phát triển kinh doanh
lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc bộ của Việt Nam (Hoàng Thị Lam
Hương, 2011); Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng
(Trần Tiến Dũng, 2007); Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020
(Mai Thị Ánh Tuyết, 2007); Nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Nguyễn
Cao Trí, 2011); Đề tài nghiên cứu Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung
Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2013).
Ngoài các nghiên cứu trên, tác giả còn tham khảo những tài liệu từ
các hội thảo khoa học về du lịch được tổ chức ở Việt Nam như: “Hội
nghị Quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam”; Hội thảo “Du lịch sinh
thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội,
tháng 4/1998; Hội thảo “Xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển du


6
lịch sinh thái tại Việt Nam” được tổ chức vào tháng 9/1999, tại Hà Nội,
do Tổng cục Du lịch phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới
(IUCN) và Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương
(ESCAP); Diễn đàn Du lịch Á Âu (ASEM 2008) lần thứ 3 với chủ đề
“Tăng cường quan hệ đối tác Á Âu vì sự phát triển du lịch bền vững” đã
được tổ chức tại Việt Nam trong tháng 9/2008; Hội thảo “Hoàn thiện nội
dung sổ tay hướng dẫn du lịch sinh thái ở Việt Nam” tháng 5/2012; Hội
thảo “Du lịch xanh nhằm hướng tới phát triển du lịch Việt Nam bền
vững” được tổ chức tháng 4/2013 với sự phối hợp giữa dự án MEETBIS và Tổng cục Du lịch,…
Xuất phát từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã có, tác giả
đã xác định những khoảng trống nghiên cứu liên quan đến đề tài để đưa
ra hướng nghiên cứu riêng. Ngoài ra, việc nghiên cứu phát triển du lịch
vùng ĐBSCL không thể tách rời mối liên kết với các địa phương trong

Vùng, đồng thời cần được đặt trong trong xu thế hội nhập quốc tế của
Việt Nam.
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của nước ngoài liên quan đến
luận án được tác giả tiếp cận nghiên cứu như:
Commonweath of Autralia (1991) nói về du lịch là động lực to lớn
trong phát triển kinh tế nhưng cũng có những tác động không tốt đến
môi trường, văn hóa,… vì vậy cần được quản lí chặt chẽ; Nghiên cứu
của Clemmer (1991) viết về nhân tố thu hút khách du lịch là sự hiếu
khách của người làm du lịch và người dân bản xứ; Nghiên cứu của
Smith (1994); Theo Diabo (2003) Du lịch có quan hệ chặt chẽ với các
“giá trị thương mại”; Nghiên cứu của Altman và Finlayson (2003) và
nhiều nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch văn hóa cội nguồn;
Nghiên cứu của Altman và Finlayson (2003) cho rằng sự phát triển của
du lịch đòi hỏi kỹ năng, trình độ của người dân bản xứ như: Trình độ
ngoại ngữ, kỷ luật, kỹ năng giao tiếp với khách,…
Đặc biệt có một số công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan
trực tiếp đến du lịch vùng ĐBSCL như: WorldFish Center (2003) với


7
cuốn “Wetlands Management in Vietnam Issues and Perspectives” đã có
những nghiên cứu khá chi tiết các vấn đề liên quan đến vùng đất ngập
nước tại ĐBSCL và hệ sinh thái của Vùng nhằm khai thác tiềm năng của
Vùng cho phát triển du lịch; nghiên cứu của Working paper số 10
Ecotourism and Community based Ecotourism in the Mekong region đã
phân tích về du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại vùng Mekong,
đánh giá tiềm năng và thế mạnh về du lịch sinh thái của Vùng và đề xuất
những giải pháp phát triển du lịch sinh thái của Vùng; nghiên cứu của
IUCN (2008) xuất bản cuốn The Ecosystem Approach – Learning from

experience trong đó đã nghiên cứu trực tiếp đến hệ thống sinh thái tại
Vườn quốc gia Tràm Chim vùng Đồng Tháp Mười, từ đó đưa ra những
chính sách bảo tồn và phát triển Tràm Chim Đồng Tháp Mười.
1.3. Đánh giá về các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước
liên quan đến luận án
1.3.1 Những nghiên cứu liên quan được tác giả kế thừa và phát
triển trong luận án
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được sử dụng để
tham khảo đã cung cấp những thông tin hữu ích cho tác giả. Các công
trình nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo, sách, tài liệu… đã mang đến cái nhìn
tổng quan đối với hoạt động du lịch của vùng ĐBSCL. Các công trình
nghiên cứu liên quan đến du lịch Vùng ĐBSCL đã chỉ rõ những tiềm
năng lớn về du lịch của vùng, đặc biệt là về tự nhiên, điều này thuận lợi
cho việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái cũng như đa dạng hóa các
sản phẩm du lịch và để đưa du lịch vùng phát triển cần có quy hoạch đầu
tư về cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, đào tạo nguồn
nhân lực…Bên cạnh đó việc phát triển du lịch cũng cần bảo tồn và phát
triển các giá trị văn hóa cội nguồn, xây dựng văn hóa du lịch, đây là
những nghiên cứu có giá trị về khoa học và thực tiễn được tác giả kế
thừa trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án.


8
1.3.2. Những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu về
du lịch liên quan đến luận án.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả không chỉ kế thừa những giá trị
mà còn tìm ra những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu trước
để bổ sung thêm từ đó tạo nên những điểm mới trong bài nghiên cứu của
mình, cụ thể: với các công trình nghiên cứu hiện có vẫn chưa có công
trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội

nhập quốc tế, các công trình nghiên cứu dừng lại ở mức độ tổng quát,
hàn lâm chưa có nhiều khảo sát chi tiết nhằm phục vụ cho phát triển du
lịch vùng ĐBSCL, số lượng các công trình nghiên cứu còn ít. Việc
nghiên cứu phát triển du lịch Vùng chỉ tập trung ở các địa phương riêng
lẻ, chưa nhấn mạnh được tầm quan trọng của vấn đề liên kết giữa các địa
phương trong vùng với các vùng khác và vấn đề hội nhập quốc tế trong
phát triển du lịch. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu liên quan chưa
chỉ ra phải làm sao liên kết phát triển du lịch vùng ĐBSCL với các tỉnh,
thành phố phía Nam, với vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, các
vùng phía Bắc, trong khu vực và thế giới, phù hợp với quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội từng địa phương, từng vùng, nhưng vẫn đảm bảo
được sự thống nhất với chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch của Việt
Nam. Từ những vấn đề đang bị bỏ ngỏ, tác giả đã tiến hành nghiên cứu
nhằm đóng góp thêm về mặt lý luận và thực tiễn trong hệ thống các công
trình nghiên cứu về phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1 Dịch vụ du lịch và thị trường du lịch
2.1.1 Dịch vụ du lịch
Du lịch là một trong những lĩnh vực của ngành dịch vụ, nó mang
những đặc trưng chung của ngành dịch vụ, nhưng đồng thời cũng có
những đặc điểm riêng mang tính đặc thù. Du lịch bao gồm tất cả mọi
hoạt động của những người khách đi du hành, lưu trú, tạm trú với mục
đích thăm quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích


9
nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục
đích khác nữa, những hoạt động này được diễn ra trong thời gian liên tục
nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư.

Tiếp cận từ góc độ kinh tế du lịch có khái niệm: Du lịch là ngành
kinh doanh tổng hợp, có sự phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống, lưu trú, tham
quan,…của du khách từ đó tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, giá trị
tinh thần cho khách du lịch và đảm bảo sự phát triển bền vững.
(UNWTO, 1992). Bên cạnh khái niệm về du lịch, thì chức năng của du
lịch, sản phẩm du lịch, khách du lịch và loại hình du lịch cũng được
nghiên cứu một cách chi tiết trong luận án.
2.1.2 Thị trường du lịch
Thị trường du lịch, theo cách hiểu đơn giản nhất là nơi diễn ra các
hoạt động mua bán sản phẩm du lịch. Thị trường du lịch là phạm trù của
nền kinh tế hàng hóa, nó là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế của
con người phát sinh trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá. Sự
hình thành thị trường du lịch gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng
hoá và phân công lao động xã hội, hoạt động du lịch được xã hội hóa khi
kinh tế - xã hội phát triển đến trình độ nhất định. Thị trường du lịch
được phân loại theo địa lý, theo thị trường du lịch thực tế và tiềm năng,
phân loại theo dịch vụ du lịch và theo đặc điểm kinh doanh lữ hành.
2.2 Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm của
Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế
2.2.1 Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự ra đời của
ngành dịch vụ du lịch
Kinh tế học Mác - xít không nghiên cứu trực tiếp về du lịch, nhưng
nghiên cứu sự phát triển của phân công lao động xã hội là điều kiện, tiền
đề cho sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển, đồng thời làm cơ sở cho
việc phân chia và hình thành các ngành kinh tế nói chung và ngành du
lịch nói riêng. Trong giai đoạn đầu của lịch sử phân công lao động xã
hội còn mang tính chất tự nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế thị
trường, phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, dẫn đến hình



10
thành các ngành chuyên môn hoá, từ đó hình thành các ngành - nông
nghiệp, dịch vụ và sự phân công lao động trong từng ngành cũng được
phát triển, du lịch được ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của
phân công lao động trong ngành dịch vụ. Như vậy, kinh tế học Mácxít
cho rằng chính sự phát triển của phân công lao động xã hội dẫn đến sự
ra đời và phát triển của ngành du lịch. Cũng giống như hàng hóa hữu
hình, hàng hóa dịch vụ du lịch trên thị trường cũng có hai thuộc tính cơ
bản là giá trị và giá trị sử dụng. Giá cả của các sản phẩm du lịch được
biểu hiện thông qua trao đổi, mua bán trên thị trường và cũng tuân theo
yêu cầu của quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và
các quy luật kinh tế khác của nền kinh tế thị trường.
2.2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch
trong hội nhập quốc tế
Từ năm 1994, khi Việt Nam bắt đầu quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 46-CT/TW về “Phát triển du lịch
trong tình hình mới” nhằm đưa ra các quan điểm chỉ đạo cho phát triển
du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 1998, khi hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, Bộ Chính trị đã họp bàn
chuyên đề về phát triển du lịch và ban hành “Thông báo Kết luận số
179-TB/BCT” trong đó nêu rõ ý kiến chỉ đạo: cần tập trung, đẩy mạnh
phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng của đất nước. Trong những
năm gần đây nhà nước đã ban hành nhiều văn bản thể hiện chủ trương,
chính sách của nhà nước trong phát triển du lịch: Nghị quyết số 33NQ/TW ngày 09/6/2014 về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Nghị quyết
số 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 “Về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển
du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới”; Pháp lệnh Du lịch, 2/1999 cũng đã
xác định: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội
dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao;

phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng
của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo
việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; “Chiến lược phát


11
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 2743/QĐ-TTg ngày 29-12-2011;
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn
2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐTTg ngày 22-01-2013; Đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng
ĐBSCL” được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt
tại Quyết định số 194/QĐ-BVHTTDL ngày 23-01-2015.
2.3 Vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội
2.3.1 Vai trò của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế
Du lịch là một ngành kinh tế có tốc độ phát triển ngày càng cao đối
với các quốc gia phát triển và đang phát triển, đặc biệt là đối với những
quốc gia có tiềm năng về du lịch. Du lịch đã và đang đóng góp một phần
đáng kể trong tăng trưởng kinh tế và trong tổng sản phẩm quốc nội
(GDP). Du lịch là một ngành tổng hợp nó chịu tác động của các yếu tố
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sự phát triển của ngành du lịch gắn
liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi nước. Qua thực
tiễn phát triển ngành du lịch của các quốc gia cho thấy, du lịch là một
ngành kinh doanh thường đạt hiệu quả cao, vốn đầu tư ít và khả năng thu
hồi vốn nhanh, đồng thời góp phần giữ gìn, tôn tạo, phát triển những nét
văn hoá truyền thống đặc sắc của mỗi quốc gia. Trong lĩnh vực kinh tế
đối ngoại, ngành du lịch thực hiện việc “xuất khẩu tại chỗ” đạt nguồn
thu ngoại tệ lớn với hiệu quả cao. Phát triển ngành du lịch còn góp phần
tích cực tạo việc làm cho một lực lượng lao động xã hội và cải thiện đời
sống cho nhân dân nói chung. Du lịch luôn có vai trò nhất định đối với
sản xuất và xuất khẩu, đầu tư sử dụng nhân công, trong giao thông vận

tải, viễn thông tin học và vấn đề đô thị hóa.
2.3.2 Vai trò của ngành du lịch trong lĩnh vực văn hóa – xã hội
Du lịch ngày càng trở thành một nguồn lực cho tăng trưởng, tạo
việc làm và tăng thu nhập của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, sự
phát triển của du lịch góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Du
lịch phát triển tạo môi trường, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các cộng
đồng dân cư trong và ngoài nước, du lịch phát triển góp phần xây dựng ý


12
thức bảo vệ môi trường và phát triển các kĩ năng mềm, việc phát triển du
lịch còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
2.4 Phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế
2.4.1 Thuận lợi
Hội nhập quốc tế là việc gắn kết giữa thị trường trong nước với thị
trường khu vực và thế giới thông qua việc thực hiện mở cửa và thúc đẩy
tự do hóa nền kinh tế, cùng với việc gia nhập và góp phần xây dựng các
thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong hội nhập quốc tế sâu rộng sẽ
góp phần phát triển du lịch đây là vấn đề tất yếu và mang tính khách
quan. Du lịch là cầu nối giao lưu văn hóa giữa các nước, tạo sự thân
thiện, hợp tác giữa các nước, củng cố, mở rộng các mối quan hệ kinh tế
quốc tế. Du lịch là “hộ chiếu đi đến hòa bình”, làm tăng uy tín và vị thế
của quốc gia trên thị trường thế giới, đồng thời tham gia sâu rộng vào thị
trường quốc tế (Tuyên bố Manila về Du lịch). Hội nhập quốc tế đòi hỏi
du lịch phải từng bước hiện đại hóa, hệ thống hóa và nâng cao chất
lượng dịch vụ du lịch. Đến lượt nó, du lịch phát triển làm cho hội nhập
quốc tế của các quốc gia càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thu hẹp
khoảng cách phát triển giữa các nước.
2.4.2 Khó khăn và thách thức
Tuy nhiên việc hội nhập bên cạnh những mặt thuận lợi còn có nhiều

khó khăn, thách thức. Trước hết là thách thức trong năng lực cạnh tranh
đặc biệt ở các nước đang phát triển. Vấn đề lớn nhất trong hội nhập
chính là việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bởi lẽ hội
nhập là nơi giao thoa của các nền văn hóa khác nhau, tạo điều kiện thuận
lợi để các nước trao đổi và làm giàu thêm các giá trị văn hóa quốc gia,
tuy nhiên nếu không có nền tảng vững chắc sẽ làm phai nhạt bản sắc văn
hóa của dân tộc.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang trên con đường hội nhập
quốc tế thông qua việc nỗ lực chủ động gắn kết nền kinh tế thị trường
với nền kinh tế của khu vực và thế giới bằng các hiệp định song phương
và đa phương trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh
quốc phòng,…Việc hội nhập được thực hiện cả bên trong và bên ngoài


13
thông qua ký kết và tuân thủ các định chế, để đảm bảo các luật chơi
chung với các thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế, đồng thời
từng bước thay đổi để phù hợp với các yêu cầu hội nhập quốc tế thông
qua việc cải cách, điều chỉnh các chính sách, quy định về kinh tế, các thể
chế kinh tế - xã hội. Sự phát triển của du lịch trong tiến trình hội nhập
quốc tế của Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội trong nước.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN
TÍCH CỦA LUẬN ÁN
3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án thuộc chuyên ngành Kinh tế
chính trị, vì vậy tác giả đã sử dụng các phương pháp tiếp cận nghiên cứu
như: phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương
pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp nghiên cứu liên ngành.
3.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Bên cạnh các phương pháp tiếp cận nghiên cứu, tác giả đã sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp nghiên cứu tại
bàn: thông qua việc tập hợp tất cả các thông tin dữ liệu, số liệu… liên
quan đến đề tài luận án, từ đó phân tích, đánh giá, chọn lọc các dữ liệu
liên quan đến phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế; Phương
pháp nghiên cứu thống kê, mô tả: dùng để thu thập thông tin về các công
trình nghiên cứu liên quan đến luận án, thu thập số liệu thứ cấp đáng tin
cậy từ đó lựa chọn những thông tin và tài liệu phù hợp làm cơ sở cho
việc nghiên cứu luận án; Phương pháp phân tích – tổng hợp; So sánh và
đối chiếu; Phương pháp mô hình hóa; Đặc biệt là phương pháp khảo sát,
điều tra hiện trường: để thực hiện phương pháp này, tác giả đã tiến hành
điều tra bảng câu hỏi, thu thập thông tin của một bộ phận khách du lịch
đến ĐBSCL nhằm tăng tính khách quan của đề tài nghiên cứu. Sau khi
thu thập số liệu, tiến hành các phân tích tác giả đã xác định được mô
hình nghiên cứu về sự hài lòng của du khách khi đến ĐBSCL.


14
3.3 Khung phân tích sự phát triển của du lịch ĐBSCL trong hội
nhập quốc tế
Từ việc phân tích tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương
pháp nghiên cứu, tác giả đã xác định các căn cứ để xây dựng mô hình
nghiên cứu về các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ĐBSCL trong
hội nhập quốc tế, bao gồm các yếu tố: Phát triển sản phẩm du lịch; Phát
triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch; Đầu tư cho
phát triển du lịch, Phát triển nguồn nhân lực du lịch; Hợp tác quốc tế về
du lịch; Đảm bảo môi trường sinh thái; Đảm bảo an ninh, an toàn trong
phát triển du lịch; Quản lí nhà nước về du lịch.
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của du lịch Đồng
bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế

Sản phẩm du lịch
Thị trường, công tác xúc tiến
và quảng bá thương hiệu du
Đầu tư cho phát triển du lịch
Nguồn nhân lực du lịch
Hợp tác quốc tế về du lịch
Môi trường sinh thái
An ninh, an toàn trong phát
triển du lịch
Quản lý nhà nước về du lịch

Phát triển
du lịch
ĐBSCL
trong hội
nhập quốc tế


15
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
4.1. Tổng quan du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội ảnh hưởng
đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
ĐBSCL được xác định là một trong bảy vùng kinh tế quan trọng
nằm ở cực Nam của lãnh thổ Việt Nam với vị trí địa lí thuận lợi, ĐBSCL
là cầu nối giao thương giữa các nước trong khu vực. ĐBSCL là nơi được
thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa, hệ thống sông ngòi chằng chịt, hệ
sinh thái đa dạng,… Sự phát triển không ngừng của ĐBSCL trong
những năm qua luôn hàm chứa những giá trị văn hóa tinh thần lớn lao,

đó là sự kết tinh từ bao công sức của những người đi khai hoang, mở
mang vùng đất mới và của biết bao thế hệ đã góp sức dựng nên. Theo
thời gian các giá trị văn hóa của mảnh đất này ngày càng được khẳng
định và phát triển một cách mạnh mẽ, bền vững. Những ưu thế này giúp
ĐBSCL có khả năng đa dạng hóa các loại hình du lịch, từ tham quan,
nghỉ mát điều dưỡng, tắm biển, thể thao, leo núi đến nghiên cứu khoa
học,…có thể trở thành điểm đến lí tưởng cho du khách trong và ngoài
nước khi muốn khám phá đời sống vùng sông nước. Trong thời gian qua
hệ thống cơ sở vật chất của vùng ĐBSCL không ngừng được nâng cấp
và hoàn thiện, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch của Vùng.
4.1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển du lịch của vùng ĐBSCL
giai đoạn 2000-2015
Lượng khách du lịch quốc nội và quốc tế đến Vùng tăng đều qua
các năm, vì vậy thu nhập từ du lịch cũng có sự tăng trưởng góp phần cải
thiện cuộc sống của người dân trong Vùng.


16
Bảng 4.1: Thu nhập từ hoạt động du lịch các tỉnh vùng ĐBSCL
giai đoạn 2000 – 2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tỉnh
thành

2000

2005

2010


2011

2012

2013

2014

2015

Kiên Giang

42,900

168,700

248,245

334,908

410,832

490,427

491,346

515,913

Tiền Giang


49,790

78,680

64,922

93,989

109,390

108,765

108,897

114,342

Vĩnh Long

26,870

40,000

66,629

80,368

101,947

116,550


117,658

123,541

Trà Vinh

6,700

25,720

45,748

48,301

68,024

64,833

65,125

68,381

Long An

4,410

24,100

53,494


73,530

105,035

111,083

112,231

117,823

Cần Thơ

79,740

231,260

304,929

435,970

467,428

539,685

537,579

564,458

Bến Tre


32,030

83,270

134,400

151,600

172,700

202,000

201,879

211,973

Sóc Trăng

14,010

37,120

60,746

114,574

155,492

262,953


263,869

277,062

Bạc Liêu

33,900

83,850

109,070

132,765

159,98

192,776

232,295

243,910

Cà Mau

42,000

73,500

192,000


203,500

215,000

230,000

243,342

255,510

Đồng Tháp

15,560

28,930

170,330

147,721

169,582

154,443

115,356

121,124

An Giang


30,550

84,650

163,213

188,594

310,666

255,101

308,776

324,215

Hậu Giang

000

9,780

47,410

67,860

56,250

67,790


64,080

67,284

1.661,136

2,073,680

2,342,603

2,796,406

2,862,433

3,005,536

Tổng

378,460

969,560

% so với
cả nước

3.30

3.23

1,73


1.60

1,46

1.39

1,24

0.89

Cả nước

11.479,3

30.000

96.000

130.000

160.000

200.000

230.000

337.830

Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng cục du lịch, Hiệp hội du lịch ĐBSCL, 2016

Hệ thống cơ sở vật chất đã và đang được chú trọng đầu tư tại các địa
phương, cơ sở lưu trú ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Kèm
theo đó các điểm vui chơi giải trí, cơ sở ăn uống cũng phát triển đáp ứng
được nhu cầu của du khách. Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy,
đường hàng không đã và đang được nâng cấp để đáp ứng sự phát triển
du lịch của Vùng. Vì vậy, số lượng khách du lịch đến Đồng bằng Sông
Cửu Long nhờ vậy cũng đã tăng trưởng và hiện (2015) đạt gần 20 triệu
lượt khách/ năm, trong đó có gần 1,5 triệu khách quốc tế, điều này đã tạo
tiền đề để du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long phát triển mạnh hơn trong
tương lai khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.


17
Bảng 4.2: Lượng khách du lịch quốc tế đến các địa phương vùng ĐBSCL
giai đoạn 2000-2015
Đơn vị tính: nghìn lượt người
Tỉnh
thành

2000

2005

2010

2011

2012

2013


2014

2015

Kiên Giang

20,000

60,000

83,000

151,000

163,000

153,000

153,000

161,000

Tiền Giang

144,000

319,000

402,000


414,000

479,000

458,000

459,000

482,000

Vĩnh Long

34,000

85,000

66,000

62,000

61,000

57,000

81,000

86,000

Trà Vinh


0,950

2,480

5,276

3,314

5,970

6,077

6,260

6,573

Long An

0,740

1,120

4,592

5,010

5,556

6,705


7,020

7,371

Cần Thơ

60,580

104,840

163,835

189,150

190,116

210,000

220,021

231,022

Bến Tre

57,060

126,050

86,070


103,602

116,034

130,130

131,500

138,075

Sóc Trăng

2,470

4,380

5,945

7,015

10,890

17,559

17,470

18,344

Bạc Liêu


3,370

6,000

10,714

12,093

15,290

16,231

17,340

18,207

Cà Mau

4,000

9,360

14,600

16,000

17,060

18,150


18,910

19,907

Đồng Tháp

21,730

10,360

3,129

5,814

6,908

6,675

14,729

15,465

An Giang

14,000

30,000

47,400


44,500

51,534

56,885

60,195

63,205

Hậu Giang

0

0

0

0,352

0,530

0,700

0,960

1,320

362,900


758,590

892,561

1.013,850

1.122,888

1.137,112

1.187,405

1.248,489

16.95

21.81

17.67

16.86

16.40

15.01

15.08

15.72


2.140,100

3.477,500

5.049,855

6.014,032

6.847,678

7.572,352

7.874,312

7.943,651

Tổng

% so với cả
nước
Cả nước

Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng cục du lịch, Hiệp hội du lịch ĐBSCL 2016
4.2. Đánh giá thực trạng các nhân tố tác động đến phát triển du lịch
ĐBSCL trong hội nhập quốc tế
4.2.1 Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch của Vùng
Nghiên cứu cho thấy ĐBSCL có thể phát triển các sản phẩm du lịch
đặc trưng như: Du lịch sinh thái; Du lịch khai thác các giá trị văn hóa
sông nước miệt vườn; Du lịch khám phá; Du lịch nghỉ dưỡng; Du lịch

sinh thái biển đảo; Du lịch MICE. Trong thời gian qua, các tuyến điểm
du lịch đã được các doanh nghiệp du lịch vùng ĐBSCL tổ chức khai


18
thác tương đối có hiệu quả, phù hợp với tiềm năng du lịch của các tỉnh
trong Vùng, từ đó đã tạo nên một số sản phẩm du lịch độc đáo.
Bảng 4.3: Một số điểm du lịch thu hút du khách tại vùng ĐBSCL
TT

Điểm du lịch

Địa chỉ

Nội dung

LONG AN
1

Bảo tàng Long An

Tân An

Thăm quan, nghiên cứu
lịch sử

2

Trại rắn Mộc Hoá


Huyện Mộc Hoá

Thăm quan, nghiên cứu

4

Khu bảo tồn thiên nhiên
Huyện Tân Hưng
Láng Sen
TIỀN GIANG
Chùa Vĩnh Tràng
Thành phố Mỹ Tho

5

Cù lao Thới Sơn

Huyện Gò Công

6

Trại rắn Đồng Tâm

Huyện Đồng Tâm

Thăm quan, nghiên cứu

7

Chợ nổi Cái Bè, cù lao

Tân Phong

Huyện Cái Bè

Thăm quan sinh thái,
miệt vườn

3

Thăm quan, thắng cảnh
Thăm quan, tâm linh
Thăm quan sinh thái,
miệt vườn

VĨNH LONG
8

Cù lao Bình Hoà Phước

9

Khu du lịch Trường An

Thăm quan miệt vườn
Thành phố Vĩnh
Long

Thăm quan, vui chơi
giải trí


10 Di tích Đồng Khởi

Huyện Mỏ Cày

Thăm quan, nghiên cứu

11 Sân chim Ba Tri

Huyện Ba Tri

Thăm quan, khám phá

12 Làng cây cảnh Cái Mơn

Huyện Chợ Lách

Thăm quan miệt

BẾN TRE

13

Cồn Phụng, Cồn Quy,
Cồn Ốc

Thăm quan sinh thái,
miệt vườn


19

Điểm du lịch
Địa chỉ
ĐỒNG THÁP
14 Mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc Thị xã Sa Đéc

TT

15 Vườn cò Tháp Mười

Huyện Tháp Mười

16 Vườn sếu Tam Nông

Tam Nông

17 Vườn cây cảnh Sa Đéc
CẦN THƠ
18 Bến Ninh Kiều
Chợ nổi Cái Răng,
19
Phong Điền
20 Viện lúa ĐBSCL
21 Đại học Cần Thơ
AN GIANG
22 Khu di tích đồi Tức Dục

Thị xã Sa Đéc

23 Nhà lưu niệm Bác Tôn
24 Đình Châu Phú

25 Làng Chăm
KIÊN GIANG
26 Hòn phụ tử - Chùa Hang
Đình Nguyễn Trung
27
Trực
28 Chùa Sắc Tứ Tam Bảo
29 Thạch Động
30 Mũi Nai
31 Hòn Đất

Thành phố Cần Thơ

Nội dung
Thăm quan, nghiên cứu
Tham quan, nghiên
cứu, khám phá
Thăm quan, nghiên
cứu, khám phá
Thăm quan miệt vườn

Thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ

Thăm quan lịch sử
Thăm quan sinh thái,
miệt vườn
Thăm quan, nghiên cứu
Thăm quan


Huyện Tri Tôn
Thành phố Long
Xuyên
Thị xã Châu Đốc
Thị xã Châu Đốc

Thăm quan lịch sử
Thăm quan di tích lịch
sử
Thăm quan di tích
Thăm quan, nghiên cứu

Huyện Hà Tiên

Thăm quan, lễ hội

Rạch Giá

Thăm quan lịch sử

Thăm quan, tâm linh
Thăm quan, nghiên cứu
Nghỉ dưỡng tắm biển
Thăm quan, khám phá
Nghỉ dưỡng, khám phá,
32 Phú Quốc
Huyện Phú quốc
giải trí
Nguồn: HH Du lịch vùng ĐBSCL và nghiên cứu, khảo sát của tác giả 2015
Rạch Giá

Thị xã Hà Tiên
Thị xã Hà Tiên
Huyện Hòn Đất


×