Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tim ngừng đập (cardiac arrest)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.17 KB, 2 trang )

Tim ngừng đập (cardiac arrest)
Bác sĩ Vũ Văn Dzi, Chuyên Khoa Nội Thương
Theo thống kê của Y sĩ đoàn Mỹ AMA thì mỗi năm tổng số người chết vì tim ngừng đập
còn cao hơn cả ung thư vú, ung thư phổi, AIDS cộng lại và một khi xảy ra thì chỉ trong
vài phút thì nạn nhân qua đời. BS Leslie Saxon, trưởng bộ môn tim mạch của Đại Học
University of Southern California cho biết là “chứng tim ngừng đập" xảy ra khi tâm thất
bị rung (ventricular fibrillation) khiến làm cho cơ tim (myocardium) ngưng hoạt động và
nếu không được chữa trị ngay tức thì bằng máy khử rung (defibrillator) thì sẽ khó thoát
chết.
Khi tâm thất bị rung thì phát ra những làn sóng điện hỗn loạn làm cho tim ngưng đập và
máy khử rung sẽ phóng ra một cú sốc điện hòng xóa đi những làn sóng kể trên khiến cơ
tim có thể hoạt động trở lại bình thường. Nhưng điều kiện dùng máy khử rung cần phải
được làm thật sớm mới công hiệu. Thủ thuật cấp cứu CPR chỉ có tính cách tạm thời giúp
đem máu lên não bộ trong khi chờ đợi được chữa bằng máy khử rung vì thế hiện nay tại
các phi trường , các nơi công cộng cho đến các sòng bài, rạp hát..đều có máy khử rung để
dùng khi cần đến.
Trung bình tỷ lệ tử vong những trường hợp tim ngừng đập mà không được cấp cứu bằng
máy khử rung kịp thời có thể lên tới 98 % vì não bộ chỉ có thể chịu đựng được tối đa là 5
phút sau khi tim ngừng đập. Một số người được cấp cứu quá trễ thì đôi khi não bộ có
những tổn thương vĩnh viễn khiến trở nên một người vô tri, vô giác có khi kéo dài hàng
chục năm trên giường bệnh, một nếp sống thực vật (vegetative state).
Ngày nay Y học đã sáng chế ra những loại máy khử rung tự động gọi là AICD (automatic
implantable cardioversion device) gắn ở trong lồng ngực khiến mỗi khi một cơn rung tâm
thất xảy ra thì máy sẽ phát hiện sớm tự động phát ra một cú sốc và cứu thoát kịp thời
bệnh nhân. Cựu Tt Mỹ Dick Cheney đã được gắn một máy AICD nên đã thoát khỏi nhiều
cơn rung tâm thất.
Tim ngừng đập và một cơn đau tim khác nhau thế nào?
Hiện tượng tim ngừng đập (sudden cardiac arrest) có nhiều nguyên nhân trong đó một
cơn đau tim (heart attack) chỉ là một trong nhiều nguyên nhân khác nhau. Một cơn đau
tim xảy ra khi một nhánh của động mạch vành bị tắc nghẽn làm cho cơ tim bị hủy hoại
(ischemia) rồi tạo nên tình trạng tim bị loạn nhịp (arrhythmias) vì hiện tượng rung tâm


thất (ventricular fibrillation) rồi ngưng đập. Ngoài chứng bệnh kể trên còn những nguyên
nhân khác làm cho tim ngừng đập như bị điện giựt, sét đánh, chết đuối, chấn thương, bị
bóp cổ vì nghẹt thở vì bệnh phổi và nhất là nhiễm độc vì các loại thuốc trấn thống, ma
túy. Ngoài ra còn một số trường hợp mà nguyên nhân không rõ. Tại một vài nơi vẫn còn
án tử hình thì các tử tù có thể bị chết vì tim ngừng đập sau khi được tiêm thuốc độc hoặc
hóa chất potassium (Mỹ) làm cho cơ tim ngừng đập hoặc bị treo cổ (Ba Tư và một số
quốc gia Hồi Giáo).
Gần đây chứng bệnh ngủ ngáy (obstructive sleep apnea) cũng là một trong những nguyên
nhân làm cho bệnh nhân bị ngừng thở hay tim ngừng đập trong giấc ngủ do hiện tượng
tim loạn nhịp làm rung tâm thất (ventricular fibrillation) khiến bệnh nhân chết trong giấc
ngủ sau khi lên giường đi ngủ thì bỗng nhiên ra đi luôn mà gia đình không hay biết gì cả!
Vì chứng bệnh ngủ ngáy khá phổ biến nên trong tương lai có lẽ sẽ còn nhiếu trường hợp
chết tạm gọi là “ bất đắc kỳ tử “ sẽ xảy ra. Thực ra theo Y học thì chẳng có cái chết nào
có thể gọi là bất đắc kỳ tử hay “chết tại số mệnh“ mà chỉ là vì trước đây không có giảo
nghiệm tử thi nên không tìm ra nguyên nhân mà thôi và đáng tiếc là một số những
nguyên nhân này có thể tránh được bằng môn Y học phòng ngừa.
Một vài trường hợp tim ngừng đập bất ngờ như trong chuyến máy bay từ Brussels đi New
York viên phi công Craig Lennel bỗng nhiên bị tim ngừng đập rồi chết bất tử khiến viên
phi công phụ phải lái thay thế và đáp máy bay hạ cánh an toàn.
Demerol và ma túy
Demerol là một loại thuốc trấn thống rất mạnh nhưng cùng một lúc có nhiều phản ứng
phụ như làm cho tim bị loạn nhịp, hệ thống hô hấp tê liệt (respiratory depression). Nếu
Demerol được pha lẫn với một số thuốc chấn thống khác như pentothal hoặc dùng thêm
với thuốc uống Oxycontin thì tác hại còn cao hơn nữa.
Demerol là một loại thuốc chấn thống tương tự như morphine, có trong thuốc phiện và
thuốc này đã có từ lâu và thường được dùng trong khi gây mê. Trở ngại chính của
Demerol là rất dễ làm cho người dùng bị ghiền và một khi bị ghiền thì phải tăng thêm
liều thuốc với thời gian và sau cùng là khi liều lượng thuốc lên quá cao thì có thể làm cho
người dùng bị chết vì ngừng thở hay tim ngừng đập.
Bác sĩ Vũ văn Dzi, MD., Chuyên khoa Nội Thương

Copyright, 2009. Muốn phổ biến bài viết này, cần xin phép tác giả và xin ghi rõ nguồn Y
Dược Ngày Nay,
www.yduocngaynay.com

×