Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

THỰC TRẠNG QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP SXTM VIỆT PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.47 KB, 32 trang )

THỰC TRẠNG QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CP SXTM VIỆT PHÁT
I. Khái quát chung về Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát được thành lập theo giấy đăng ký kinh
doanh số 0103004479 ngày 24/6/2000. Lấy tên công ty là: Công ty CP Sản xuất và
thương mại Việt Phát.
Tên giao dịch: VIET PHAT PRODUCTION AND TRADING JOINT STOOK
COMPANY
Tên viết tắt: VIET PHAT PT.,JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Số 10 ngõ 219 Nguyễn Ngọc Nại, phường Khương Mai,
quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: (84).04.5657748 Fax: (84).04.5650280
Công ty hoạt động với mục tiêu: Hoạt động và sử dụng vốn có hiệu quả trong
việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực nhằm đem lại lợi
nhuận tối đa cho các cổ đông, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho
ngân sách nhà nước và phát triển Công ty thành một Công ty hàng đầu trong lĩnh vực
thiết bị nâng hạ và kết cấu thép hàng đầu tại Việt Nam.
Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát trong quá trình hình thành và
phát triển trải qua 02 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Từ khi thành lập đến tháng 9/2003:
Thời kỳ công ty mới được thành lập nên Công ty gặp phải nhiều khó khăn về nguồn
vốn, tài sản, con người, nề nếp, trật tự trong hoạt động của Công ty. Nhiệm vụ sản
xuất của công ty trong thời kỳ này chủ yếu là sản xuất các loại khung nhà thép tiền
chế, kết cầu thép cho các loại nhà công nghiệp và dân dụng với các khẩu độ khác
nhau theo yêu cầu của khách hàng. Tuy vậy trong thời kỳ này Công ty hoạt động vẫn
đạt lợi nhuận, lợi nhuân tăng lên hàng năm và đảm bảo đời sống cho người lao động.
Qua quá trình hoạt động của Công ty thì Ban lãnh đạo Công ty càng thấy rõ hơn định
mục tiêu và hướng phát triển của Công ty.
Giai đoạn 2: Từ tháng 9/2003 đến 2007:
Trong giai đoạn trước do Ban lãnh đạo Công ty đã xác định rõ mục tiêu và định


hướng phát triển của Công ty và nhìn nhận rõ nét hơn về nhu cầu của khách hàng về
sản phẩm của Công ty, nhu cầu của thị trường về một số sản phẩm khách mà Công ty
có thể sản xuất được. Do đó công ty mở rộng quy mô sản xuất và sản xuất thêm một
số sản phẩm mới như: Các loại bồn chứa, các loại thiết bị và kết cấu phi tiêu chuẩn,
các loại sản phẩm cơ khí khác. Trong giai đoạn này lợi nhuận của Công ty đã tăng
hơn giai đoạn trước, việc điều hành, hoạt động của Công ty đã đi vào nề nếp, trật tự,
số lượng Cán bộ công nhân viên Công ty cũng ngày càng tăng lên (theo thống kê
ngày 31/12/2007 Công ty có tất cả là 115 Cán bộ công nhân viên) và mức lương bình
quân của người lao động năm 2007 là 1.782.000 đồng.
2.Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Công ty.
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức:
- Giám đốc.
- Phó giám đốc
- Các phòng ban quản lý:
+ Phòng Hành chính - nhân sự.
+ Phòng Kế toán
+ Phòng Vật tư.
+ Phòng Quản lý dự án.
+ Phòng Thiết kế
- Xưởng sản xuất của Công ty
Bảng số 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Hội đồng
quản trị
Giám đốc
Ban kiểm soát
Phó giám đốc 1
Phó giám đốc 2
Xưởng
sản xuất

Phòng Thiết kế
Phòng Hành
chính – nhân sự
Phòng Kế toánPhòng Quản lý
dự án
Phòng Vật

Văn phòng
Xưởng
Tổ
Gá định hình
Tổ Sơn
– Làm sạch
Tổ Hàn
– hoàn thiện
Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát có cơ cấu tổ chức theo kiểu trực
tuyến chức năng. Với cơ cấu này đã tạo điều kiện khuyến kích nhân viên Công ty phát
huy theo đúng trình độ chuyên môm (công việc chỉ tập trung vào chuyên môn) đồng
thờ mối quan hệ giữa Giám đốc và Phó giám đốc theo kiểu trực tuyến giúp cho việc
giải quyết vấn đề giữa các lãnh đạo được nhanh chóng và chế độ thủ trưởng cũng
được đảm bảo.
Với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu Trực tuyến chức năng với quy
mô, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là tương đối phù hợp, tiết
kiệm chi phí quản lý. Công ty có tổng số 115 lao động (tại thời điểm ngày
31/12/2007) trong đó có 33 lao động quản lý (chiếm tỷ trọng 28,67 % tổng số lao
động) và 82 công nhân sản xuất (chiếm tỷ trọng 71,33%) như vậy tỷ lệ lao động quản
lý vẫn còn cao, theo xu hướng hiện đại thì tỷ trọng lao động quản lý chỉ chiếm từ 5
đến 10%. Do đó Công ty cần thực hiện các biện pháp quản lý đồng bộ, phối hợp giữa
các khâu công việc nhịp nhàng, nâng cao trình độ chuyên môn cho CBCNV và hơn
nữa tạo ra kỹ luật và tác phong làm việc công nghiệp trong Công ty.

2.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
Hội đồng quản trị: Gồm 7 thành viên, thay mặt cổ đông công ty có trách nhiệm
quản lý các vấn đề chiến lược của Công ty.
Ban kiểm soát: Gồm 03 thành viên chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt
động của Ban giám đốc Công ty cũng như các bộ phận, phòng ban trong Công ty.
Ban Giám đốc công ty: Gồm 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc.
- Giám đốc là người điều hành cao nhất Công ty, chịu trách nhiệm về mọi vấn
đề đối nội đối ngoại của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi nguồn lực của Công ty.
- Phó giám đốc thứ nhất: Trực tiếp quản lý Phòng Quản lý dự án, Phong thiết
kế. Chịu trách nhiệm về các vấn đề ngoại giao, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến
lược phát triển thị trường, đổi mới và phát triển sản phẩm, ký kết các hợp đồng kinh
tế.
- Phó giám đốc thứ 2 trực tiếp phụ trách Xưởng sản xuất, Phòng Vật tư. Chịu
trách nhiệm về chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, chất lượng và tiến độ của sản
phẩm, nghiên cứu sản phẩn, cải tiến chất lượng sản phẩm.
Phòng Quản lý dự án: Quản lý các hợp động, dự án của Công ty, chịu trách
nhiệm về tiến độ, chất lượng của sản phẩm, lên kế hoạch về vật tư cho các hợp đồng,
các dự án, hợp đồng, thu hồi công nợ, đảm bảo thi công theo đúng kế hoạch, nghiệm
thu sản phẩm thi công
Phòng Thiết kế:
- Giao dịch, tư vấn khách hàng, chuẩn bị hợp đồng, thiết kế sản phẩm theo yêu
cầu của khách hàng, phối hợp cùng với Xưởng sản xuất để đảm bảo chất lượng sản
phẩm, đáp ứng tiến độ của sản phẩm.
- Xây dựng các chiến lược kinh doanh của Công ty ngắn hạn, dài hạn, nghiên
cứu và nắm bắt sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
- Thực hiện công tác đàm phán với các đối tác kinh doanh, thiết lập mối
quan hệ hợp tác với bạn hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
Phòng Kế toán:
- Quản lý nghiệp vụ hệ thống kế toán từ văn phòng Công ty đến Xưởng sản
xuất, quản lý tài sản, tài chính, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tài chính lành

mạnh, công khai hoạt động tài chính cho Cổ đông cũng như đối tác một cách thường
xuyên. Trưởng phòng kế toán chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi hoạt
động tài chính của Công ty
- Kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh, bám sát tình hình tài
chính giúp Ban lãnh đạo đề ra những biện pháp quay vòng vốn nhằm quản lý và sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn.
- Đảm bảo cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác, trung thực khi có yêu
cầu của Ban lãnh đạo hoặc cơ quan kiểm tra tài chính có thẩm quyền.
Phòng Hành chính – nhân sự: giúp việc cho Giám đốc trong các hoạt động
quản lý chung của Công ty, các văn bản giấy tờ về quản lý, tổ chức của Công ty.
Tham mưu cho Giám đốc Công ty về tổ chức bộ máy, xây dựng chính sách, quản lý
nhân lực, đào tạo, bổ nhiệm, sắp xếp, thuyên chuyển các bộ, nâng lương, nâng bậc
cho Cán bộ công nhân viên (CBCNV). Thay mặt Công ty thực hiện việc trang bị bảo
hộ cho CBCNV, tổ chức học an toàn, vệ sinh trong lao động, thực hiện các chế độ như
đã cam kết đối với người lao động cũng như giải quyết các chế độ khi người lao động
rời khỏi Công ty. Tuyển dụng lao động theo yêu cầu của sản xuất và khi có vị trí công
việc còn trống. Đánh giá quá trình thực hiện công việc của người lao động, xây dựng
quy chế trả lương, trả thưởng có tính khuyến khích người lao động… thực hiện các
chế độ phúc lơi cho người lao động …
Phòng Vật tư:
- Tham mưu cho Phó giám đốc 1 về công tác quản lý tìm kiếm nguồn cung cấp
vật tư đảm bảo chât lượng, giá thành phải chăng. Lo đầu vào vật tư cho sản xuất, thực
hiện các hợp đồng, dự án của Công ty. Chịu trách nhiệm về vật tư đầu vào cũng như
tiến độ cung cấp vật tư. Tìm kiếm các nguồn cung vật tư thay thế.
- Quản lý quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện công tác liên quan đến kỹ
thuật: Kiểm tra, giám sát quá trình tạo ra sản phẩm nhằm đảm bảo đúng tiêu chuẩn
chất lượng. Nghiên cứu, nắm bắt công nghệ sản xuất hiện đại để không ngừng nâng
cao khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm.
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.1. Đặc điểm về các yếu tố đầu vào

3.1.1. Đặc điểm về vốn:
- Vốn điều lệ: 4 tỷ đồng
- Vốn vay Ngân hàng ngắn hạn: 2 tỷ đồng.
- Vốn huy động nội bộ. 3 tỷ đồng
- Vốn vay khách hàng cung ứng vật tư. 10 tỷ đồng
- Vốn ứng trước của người mua 15 tỷ đồng
3.1.2. Đặc điểm về máy móc, thiết bị
Với loại sản phẩm chính hiện nay Công ty đang sản suất là: kết cấu thép, thiết
bị nâng hạ, kim khí mua vào. Do yêu cầu của sản xuất cũng như sản phẩm kết cấu
thép hiện nay đang được tiêu thụ rất lớn trên thị trường Việt Nam.Nên trong những
năm gần đây trong sản xuất Công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc dây chuyền trong
sản xuất. Các loại máy móc, dây chuyền sản xuất trong Công ty là:
- Các loại thiết bị gia công kim loại : máy cắt gọt kim loại, máy cắt,máy khoan,
máy cưa sắt, máy đột dập, máy hàn khí, máy hàn hồ quang, hàn bằng Co2, máy hàn
bằng tay, máy làm sạch bằng phun bi, máy căt song phẳng.
- Các loại thiết bị :cấu trục, máy phun sơn …
- Thiết bị văn phòng: hệ thống máy vi tính, máy in, điện thoại, máy fax, máy
photocopy.
- Phương tiện vận chuyển bốc rỡ: xe con, cầu trục.
- Thiết bị đo đường kiểm tra thiết bị phục vụ đo đạc, kiểm tra chất lượng công
trình, sản phẩm …
Với hệ thống máy móc như đã nêu cho thấy hệ thống máy móc thiết bị của
Công ty có yêu cầu riêng về qui trình vận hành máy móc, yêu cầu an toàn về điện, yêu
cầu về quy trình, quy phạm khi vận hành máy móc, trang bi bảo hộ cho người lao
đông. người lao động. Chính vì vậy đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ chuyên
môn, tay nghề để sử dụng vận hành máy móc, người lao động phải am hiểu về nguyên
lý hoạt động của thiết bị, cho thấy công tác bảo hộ lao động là rất quan trọng đối
Công ty.
3.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ.
Loại sản phẩm chính là sản phẩm kết cấu thép. Công nghệ sản xuất thép được

áp dụng theo dây chuyền: “ nước chảy” và kết dây chuyền ngang.
Nguyên liệu sản xuất sản phẩm kêt cấu thép chủ yếu là các loại thép cacbon
CT3, CT5 ở dạng thép tấm, thép hình chiếm 90% - 95%, còn lại 5% - 10% là các
loại thép tròn, vuông cà ống. Phần lớn các loại thép này trong nước có thể sản xuất
được, trừ loại thép tấm , thép đẳng chủng hoặc một vài loại khác phải nhập
khẩu.Các loại nguyên liệu khách như: que hàn, sơn, vậ Tliệu làm sạch thép do
trong nước cung cấp thoả mãn yêu cầu do vậy không phải dự trữ nhiều.
Bảng số 2.2. Quy trình công nghệ và sản xuất sản phẩm kết cấu
Nghiệm thu, nhập khoNguyên liệu đầu vào
Nghiệm thu, nhập khoLàm sạch nguyên vật liệu
Sơn
Nghiệm thu sản xuất
Gá tổ hợp, định hình
Xử lý cuối, gia công cơ khí
Hàn tay, tự động, CO2
Đo đạc, lấy dấu
Cắt khoan
3.3. Các ngành nghề sản xuất kinh doanh, sản phẩm chủ yếu:
3.3.1. Các ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu:
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm kết cấu thép và cơ khí: nhà thép, tiền
chế, dầm thép tổ hợp, kết cấu thép phi tiêu chuẩn, cột điện cao-hạ thế, cột vi ba
truyền hình, các thiết bị xây dựng, các loại cầu trục phục vụ công trình công nghiệp
và vận dụng.
- Xây dựng, lắp đặt các công trình công nghiệp, dân dụng, cơ sở hạ tầng, xây
lắp đường dây va trạm biến áp.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu kim khí vật tư tổng hợp.
- Tư vấn xây dựng: Lập dự án đầu tư, thiết kế, lập tổng dự án và dự án các
công trình công nghiệp và dân dụng, thiêt kế thiết bị nâng hạ, thiết bị phi tiêu
chuẩn, tư vấn giám sát xây dựng công trình, tư vấn đầu tư xây dựng, chuyển giao
công nghệ sản xuất kết cấu thép, cơ khí.

- Kinh doanh các ngành nghề theo quy định của pháp luật.
3.3.2. Sản phẩm chủ yếu của Công ty.
Sản phẩm chủ yếu của Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát trong
những năm qua chủ yếu là các loại sản phẩm:
- Các loại khung nhà thép tiền chế, kết cấu thép cho các loại nhà công
nghiệp và dân dụng với mọi khẩu độ theo yêu cầu của khách hàng.
- Các loại bồn chứa có dung tích đến 2.000 m3
- Các loại thiết bị và kết cấu phi tiêu chuẩn: Vỏ lò, khung lò nung, lò luyện
thép, các thiết bị lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi Xyclon, lọc bụi túi vải, lọc bụi tĩnh điện
ẩm cốt pha cho thi công cầu theo phương án đúc hẫng.
- Các loại sản phẩm cơ khí đồng bộ cho bao che vào trang trí công trình xây
dựng như: tấm lợp kim loại, xà gồ cán nguội chữ C, chữ Z, các loại cửa đi, cửa sổ
thép phi tiêu chuẩn, máng nước, úp nước, úp nóc, diềm mái, cửa trời, cửa chớp
thông gió, …
Sản phẩm kết cấu thép của Công ty chiếm khoản 70% tổng sản phẩm của
Công ty và luôn được đầu tư mới, mở rộng năng lực sản xuất để đáp ứng yêu cầu
của khách hàng và nhu cầu mở rộng thị trường.
4. Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động
4.1. Đặc điểm nguồn nhân lực
Do sản phẩm chủ yếu của công ty là sản phẩm của kết cấu thép và thiết bị nâng
hạ là loại sản phẩm mà hiện nay nền kinh kế nước ta đang trong giai đạn đầu phát
triển do đó rất nhiều khu công nghiêp đang hình thành và xây dựng cơ bản rất phát
triển nên đó là một lợi thế để quảng bá và phát triển sản phẩm chính của Công ty. Qua
các năm sản lượng, danh thu cũng như số lượng lao động của Công ty đều tăng lên
qua các năm. Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát mới thành lập mới gần
được chục năm nên đội ngũ lao động của công ty đa số là lao động trẻ và làm đúng
chuyên môn, tay nghề đó là một lợi thế rất lớn để Công ty thực hiện các mục tiêu,
chiến lược của công ty, tạo ra sự hăng hái trong công việc, làm việc có trách nhiệm,
làm việc hăng say, tinh thần đoàn kết trong CBCNV Công ty, mối quan hệ giữa lãnh
đạo và nhân viên rất gần gũi. Số lượng CBCNV Công ty đều tăng lên qua các năm,

năm 2005 bình quân là 98 lao động tăng lên 106 lao động vào năm 2006 và đến 2007
đã tăng lên 115 lao động.
Tỷ trong lao động trực tiếp sản xuất đều tăng lên quan các năm 2005 ( 68,37%), năm
2006 (69.81%) năm 2007 (71,30%) đó là một dấu hiệu tốt của Công ty để tăng năng
suất, tăng doanh thu, lợi nhuận cũng như nâng cao đời sống cho CBCNV.
Bảng số 2.3. Số lượng đội ngũ lao động của Công ty (Theo số liệu tổng hợp ngày
31/12 các năm 2005, 2006, 2007)
Stt Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
1 Tổng số lao động 98 100 106 100 115 100
2 Lao động trực tiếp 67 68,37 74 69,81 82 71,30
3 Lao động gián tiếp 31 31,63 32 30,12 33 28,70
Về chất lượng lao động: Chất lượng lao động khá cao, đa số CBCNV Công ty
đều qua đào tạo, chỉ có một số vị tri không đòi hỏi phải qua đào tạo như bảo vệ là
không qua đào tạo, cán bộ chuyên môn chủ yếu là tốt nghiệp cao đẳng, đại học, công
nhân sản xuất chủ yếu là công nhân bậc 3, bận 4 một số ít làm qua đào tạo sơ cấp 3

tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Với đội ngũ lao động như vậy Công ty CP Sản xuất
và thương mại Việt Phát càng thêm tự tin để thực hiên kế hoạch, sản xuất thêm một số
mặt hàng mới.
4.2 Cơ cấu lao động theo chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo
Bảng số 4.2: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
( theo số liệu ngày 31/12/2007)
Phòng
ban
Chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo
Kinh
tế lao
động
Tài
chính
kế toán
Kỹ


khí
Kiến
trúc

Kỹ sư
xây
dựng
Kinh
tế
kỹ sư
chế
tạo

máy
Lái
xe
Công
nhân
kỹ
thuật
Chưa
qua
đào tạo
Ban giám
đốc
1 1 1
Phòng
HCNS
1 1 1 1
Phòng Kế
toán
4
Phòng
Thiết kế
1 3 1 1
Phòng
Quản lý
dự án
1 1 1 2 1
Phòng
Vật tư
1 1
Xưởng

sản xuất
1 1 1 73 7
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho thấy phân công và bố trí lao động trong
Công ty là tương đối đúng với chuyên môn được đào tạo. Như là Phòng kế toán có
tổng số 100% làm việc đúng chuyên môn, đều tốt nghiệp chuyên ngành kê toán.
Tuy nhiên ở Công ty vẫn còn một số vị trí là chưa làm đúng với chuyên môn
được đào tạo cụ thể:
Phòng Thiết kế yêu cầu về nhiệm vụ của Phòng thì yêu cầu cần phải tốt
nghiệp kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư nhưng vẫn có 01kỹ sư chế tạo máy và 01 kỹ sư
cơ khí, nhưng với hai vị trí này vẫn có thể đảm trách được công việc vì kiến thức
được đào tạo có tính tương tự như vị trí công việc yêu cầu.
Nhưng tại Phòng Quản lý dụ án theo yêu cầu của công việc thì đòi hỏi phải
qua đào tạo về chuyên ngành thiết kế, xây dựng nhưng thực tế thì trong tổng số lao
động hiện tại của phòng là 6 người thì có đế 3 vị trí là làm chư đúng chuyên ngành,
như vậy tỷ lệ lao động Phòng Quản lý dự án làm việc đúng chuyên ngành được đào
tạo mới chỉ chiếm 50%.
Như vậy trong cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn được đào tạo,
Công ty vẫn còn bố trí một số người chưa đúng với trình độ chuyên môn, đã làm
giản đi tính năng động, chủ động trong công việc, làm ảnh hưởng đến sự phát triển
của Công ty. Để người lao động làm việc đúng với chuyên môn được được đào tạo
hay giúp người lao động thực hiện tốt hơn nữa công việc được giao thì Công ty nên
bố trí, sắp xếp lại lao động, đào tạo, hướng dẫn một cách hệ thống cho người lao
động trong thực hiện công việc. Như vậy người lao động sẽ làm việc đạt hiệu quả
hơn.

×