Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.68 KB, 25 trang )

THùC TR¹NG §¤LA HãA ë VIÖT NAM
2.1. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Đại hội Đảng VI (12/1986) được coi là bước ngoặt lịch sử trong tiến trình
phát triển kinh tế của xã hội nước ta. Từ sau đại hội Đảng VI, nền kinh tế chuyển từ
vận hành theo cơ chế chỉ huy, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 20 năm đổi mới, có thể nói nền kinh tế VN đã có
những bước tiến khởi sắc, đang vươn mình ra thế giới và hội nhập kinh tế toàn cầu.
Trong một thời kỳ dài trước năm 1986, nền kinh tế nước ta nằm trong tình
trạng lạc hậu, tự cấp, tự túc, sức mua rất thấp. Nhà nước can thiệp vào mọi mặt đời
sống xã hội, quyết định các chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô theo một kế hoạch
quy mô tập trung toàn quốc. Hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa áp dụng một
chiến lược phát triển kinh tế hướng nội, đóng cửa, các mối quan hệ với bên ngoài
đều thông qua hệ thống độc quyền của nhà nước về ngoại thương và ngoại hối.
Chính sự can thiệp này đã ngăn cản khả năng phát huy tác dụng của quy luật cung
cầu trên thị trường, nếu có thì cũng bị bóp méo, sai lệch, kìm hãm sự phát triển của
nền kinh tế.
Các cuộc cải cách kinh tế bộ phận ở Việt Nam đã diễn ra từ đầu những năm
1980. Tuy nhiên mãi tới Đại hội lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam thì chiến lược
đổi mới mới chính thức, toàn diện và sâu sắc. Đổi mới chính sách kinh tế, nhất
quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Đổi mới hệ thống tài chính –
ngân hàng, đổi mới chính sách phát triển nông nghiệp, đặc biệt thực hiện hội nhập
khu vực và quốc tế, VN đã thực hiện nhất quán chính sách đa phương hóa, đa dạng
hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại: từ năm 1990 bình thường hóa quan hệ với Trung
Quốc, Hoa Kỳ, với các tổ chức IMF, WB, gia nhập ASEAN và thực hiện cam kết
AFTA, ký kết hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, là thành viên của APEC và WTO;
hệ thống luật pháp được hình thành thích hợp với kinh tế thị trường và ngày càng
hoàn thiện. Với công cuộc cải cách toàn diện và sâu sắc như vậy, nền kinh tế VN đã
đạt được những thành tựu đáng kể. Trong con mắt của các quốc gia, VN hiện lên là
một nền kinh tế mới nổi, trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước
ngoài. Tuy nhiên đây cũng chính là cơ hội để USD xâm nhập vào nền kinh tế VN,
và đã có những thời kỳ VN được nhìn nhận là “xã hội của những đồng đôla”.


2.1. MỨC ĐỘ VÀ CÁC BIỂU HIỆN ĐÔLA HÓA Ở VIỆT NAM
2.1.1. Mức độ đôla hóa ở Việt Nam
Việt Nam là một trong số những nền kinh tế bị đôla hóa không chính thức.
Đồng nội tệ là VND vẫn là tiền tệ chính thức, hợp pháp trong nền kinh tế tuy nhiên
ngoại tệ mà ở đây là USD được sử dụng rộng rãi trong thanh toán, tích lũy, thậm
chí ở một số nơi với những hàng hóa có giá trị lớn, USD được sử dụng trong niêm
yết và thông báo giá. Như vậy tuy không có được sự chính thức, hợp pháp như
VND song USD vẫn thay thế một phần VND để thực hiện chức năng của tiền tệ.
Đôla hóa ở Việt Nam xảy ra dưới cả hai dạng: thay thế tài sản và thay thế tiền tệ, có
nghĩa là công chúng nắm giữ USD dưới cả dạng tiền mặt và tài khoản tiền gửi tại
các NHTM.
Một chỉ tiêu để phản ánh mức độ đôla hóa ở Việt Nam là tỷ lệ FCD/M2
trong đó FCD (foreign currency deposit) là tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại hệ thống
NHTM; còn M2 là tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế bao gồm: toàn bộ
tiền mặt đang lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn ở các
NHTM, tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM. Tỷ lệ này cho biết so với tổng phương
tiện thanh toán trong nền kinh tế bao gồm cả nội và ngoại tệ thì lượng tiền gửi
ngoại tệ tại hệ thống NHTM chiếm bao nhiêu phần trăm. Năm 1988 Ngân hàng nhà
nước Việt Nam (NHNN VN) bắt đầu cho phép các NHTM được nhận tiền gửi bằng
USD, từ đó có thể đưa ra thống kê về tỷ lệ FCD/M2 để đánh giá mức độ đôla hóa ở
Việt Nam.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ FCD/M2 ở VN từ năm 1997 đến năm 2006.
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-2006)
Theo đánh giá của IMF với tỷ lệ FCD/M2 ở mức từ 22% đến 24% thì hiện
tượng đôla hóa là có thể chấp nhận được, còn ở mức từ 30% trở lên thì hiện tượng
đôla hóa là đáng lo ngại. Quan sát biểu đồ ta thấy: năm 1992 tỷ lệ này lên tới 41%
một con số đáng lo ngại về tình hình đôla hóa ở VN, đến năm 1997, tỷ lệ này giảm
xuống còn 20%. Trong giai đoạn 1998-2001 tỷ lệ FCD/M2 tăng dần qua các năm
và ở mức 30% vào năm 2001. Trong giai đoạn 2001-2006 FCD/M2 có xu hướng
giảm và trong năm vừa qua, tỷ lệ FCD/M2 ở mức 25%. Tuy nhiên chỉ tiêu trên chỉ

phản ánh lượng ngoại tệ được gửi tại các NHTM mà chưa phản ánh được lượng
ngoại tệ trôi nổi trên thị trường và lượng ngoại tệ được cất trữ ở các hộ gia đình.
Trong đó lượng ngoại tệ trôi nổi trên thị trường rất khó kiểm soát, còn đối với
ngoại tệ tiền mặt, các hộ gia đình vẫn nắm giữ với số lượng lớn. Nguyên nhân là do
tâm lý sử dụng tiền mặt trong thanh toán và cất trữ đối với một số đông dân cư vẫn
còn diễn ra phổ biến. Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước (2002) lượng ngoại tệ
các hộ gia đình nắm giữ tăng từ 2,1 tỷ USD vào năm 1996 lên 8,5 tỷ USD năm
2001 trong đó 3,6 tỷ được gửi tại các NHTM. Tuy nhiên thống kê trên chưa thật sự
đầy đủ do đó chưa phản ánh chính xác tình trạng đôla hóa ở VN.
2.1.2. Các biểu hiện đôla hóa ở Việt Nam.
Thứ nhất là đôla hóa trong quảng cáo, niêm yết, thông báo giá hàng hóa,
dịch vụ. Hiện nay tình trạng quảng cáo, niêm yết, thông báo giá cả hàng hóa, dịch
vụ bằng ngoại tệ diễn ra phổ biến nhất là đối với những lĩnh vực kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ có giá trị lớn. Những nơi bị kiểm soát gắt gao, chủ hộ kinh doanh lách
bằng cách không ghi giá song vẫn bán bằng USD. Ở những nơi tập trung nhiều
khách nước ngoài tới thăm quan mua sắm, những người bán hàng dù không niêm
yết giá bằng USD nhưng khi khách ngoại quốc hỏi họ vẫn phải nói giá bằng USD
bởi vì theo họ những người khách ngoại quốc không biết đúng giá trị của VND nên
khi xem hàng không biết đắt hay rẻ. Các công ty kinh doanh máy tính và linh kiện
máy tính cũng là một trong số những “đối tượng” vi phạm quy định niêm yết giá
nhiều nhất. Theo họ máy tính chủ yếu được nhập về từ nước ngoài bằng USD nên
bán ra bằng ngoại tệ thì tiện hơn. Hơn nữa niêm yết bằng ngoại tệ con số trên bảng
giá ít hơn, nếu ghi giá bằng VND khách hàng rất dễ bị ngợp trước các con số quá
nhiều. Ngoài ra các khách sạn vẫn niêm yết giá phòng và thực đơn bằng USD.
Thứ hai là đôla hóa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay trong các NHTM.
Mức độ đôla hóa này được đo lường bằng tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng tiền gửi
và tỷ lệ tín dụng bằng ngoại tệ trên tổng tín dụng trong hệ thống NHTM. Nhìn vào
thực tế quá trình đôla hóa ở VN, ta thấy từ năm 2001 trở về trước, đồng USD liên
tục tăng giá so với VND, đồng thời lãi suất USD trên thị trường tiền tệ quốc tế tăng
rất cao, giữa năm 2000 lên tới 6.5%/năm dẫn tới sự tăng lãi suất huy động USD của

các NHTM trong nước, điều này thúc đẩy tâm lý muốn nắm giữ USD của người
dân. Do đó, tiền gửi bằng USD tăng lên trong khi các khoản cho vay bằng USD lại
thấp, chủ yếu chỉ là các doanh nghiệp nhập khẩu vay để phục vụ thanh toán, còn lại
các doanh nghiệp trong nước vay bằng VND. Giai đoạn này xảy ra hiện tượng đôla
hóa tiền gửi.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tiền gửi USD trên tổng tiền gửi qua các năm
Bảng 2.1: Tỷ trọng sử dụng vốn ngoại tệ so với huy động ngoại tệ
của hệ thống ngân hàng (1994-2000)
Năm
1995 1996 1997 1998 1999 2000
Tỷ
trọng
(%)
1.48 1.41 1.04 0.73 0.47 0.33
(Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 1+3, 2000)
Từ bảng số liệu ta thấy có sự mất cân đối trong việc huy động và cho vay
ngoại tệ đối với các NHTM, tỷ lệ cho vay ngoại tệ/ huy động quá thấp. Điều này
gây rủi ro rất lớn cho các ngân hàng khi không cho vay được trong khi hàng kỳ vẫn
phải trả lãi cho khách hàng, và một giải pháp đã được lựa chọn là đem số ngoại tệ
dư thừa này gửi tại các ngân hàng nước ngoài. Như vậy trong giai đoạn này mặc dù
lượng ngoại tệ khá dồi dào nhưng số lượng được sử dụng cho đầu tư và bổ sung dự
trữ ngoại hối của NHNN vẫn còn rất hạn chế.
Ngược lại trong giai đoạn 2001 đến 2005, người dân gửi VND vào ngân
hàng tăng lên, trong khi các doanh nghiệp đi vay lại muốn lựa chọn vay bằng USD
do chênh lệch lãi suất tiền vay bằng USD và VND khá lớn (khoảng 5-7%). Tổng tài
sản ngoại tệ thuần của hệ thống NHTM tăng liên tục từ 6.6 tỷ USD năm 2000 lên
10 tỷ USD năm 2005. Tỷ trọng tín dụng ngoại tệ trên tổng tín dụng trong các
NHTM tăng từ 20.7% năm 2000 lên 24.5% năm 2004 đạt gần 103 tỷ (theo báo cáo
của IMF năm 2006). Trong giai đoạn này mặc dù tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng
tiền gửi có giảm xuống mức 30% song số tuyệt đối vẫn liên tục tăng từ 4.85 tỷ

USD năm 2000 lên 8.85 tỷ USD năm 2005. Số liệu mới nhất của Thời báo Sài
Gòn: tính đến hết năm 2006, tổng nguồn vốn huy động của NHTM và tổ chức tín
dụng khác trên địa bàn thành phố HCM đạt 259,705 tỷ tăng 37.5% so với cuối năm
2005 trong đó vốn huy động ngoại tệ đạt 85,675 tỷ chiếm 32.99% tăng 43% so với
năm 2005 và vốn huy động nội tệ đạt 174.030 tỷ chiếm 67.01% tăng 35% so với
năm 2005. Như vậy có thể nói mức độ đôla hóa nguồn vốn huy động và dư nợ cho
vay trong hệ thống NHTM ở VN hiện đang ở mức khá cao.
Thứ ba, hoạt động mua bán, trao đổi ngoại tệ diễn ra một cách tự do và công
khai trên thị trường ngầm (thị trường phi chính thức, thị trường chợ đen).
Trong Thông tư số 33/NH-TT ngày 15/3/1989 về hướng dẫn thi hành Điều lệ
quản lý ngoại hối đã nêu rõ: “Việc lưu thông ngoại tệ trong nước chỉ được thực hiện
thông qua ngân hàng và các tổ chức kinh doanh, dịch vụ được phép thu ngoại tệ.
Nghiêm cấm việc mua, bán, trao đổi ngoại tệ trên thị trường ngầm”. Như vậy thị
trường ngầm là thị trường diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán ngoại tệ không được
pháp luật công nhận. Sở dĩ sự tồn tại của thị trường ngầm làm tăng tình trạng đôla
hóa ở VN vì: NHNN luôn khuyến khích người dân bán ngoại tệ cho NHTM đồng
thời pháp luật VN có một số quy định hạn chế đối với những đối tượng được mua
ngoại tệ tại các NHTM nhằm hạn chế việc sử dụng rộng rãi ngoại tệ trên lãnh thổ
VN, nhưng do tỷ giá ở các NHTM luôn thấp hơn tỷ giá trên thị trường ngầm nên để
có lợi người dân đem ngoại tệ bán trên thị trường ngầm, bên cạnh đó những đối
tượng không đáp ứng được yêu cầu của các NHTM thì tiến hành giao dịch trên thị
trường ngầm, từ đó ngoại tệ được cung ra công chúng nằm ngoài sự kiểm soát của
NHNN. Ở VN, thị trường chính thức là các điểm giao dịch của hệ thống ngân hàng,
cửa hàng vàng bạc của các Doanh nghiệp Nhà nước. Còn thị trường ngầm tồn tại
dưới những hình thức sau: các cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý đồng thời
kinh doanh mua bán ngoại tệ tiền mặt; Chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền qua biên
giới không thông qua hệ thống ngân hàng dưới nhiều hình thức khác nhau; Các sạp
đổi tiền dọc biên giới nơi các hoạt động buôn lậu diễn ra; Các hoạt động mua bán
khác trong dân cư. Phương thức giao dịch mua bán chủ yếu trên thị trường ngầm là
phương thức trao tay. Đồng tiền giao dịch chủ yếu là USD, ngoài ra còn một số

ngoại tệ khác nhưng khối lượng giao dịch rất nhỏ bé. Tất nhiên ở quốc gia nào
cũng tồn tại thị trường ngầm vì trên thực tế không thể có sự ăn khớp hoàn toàn giữa
tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do, tuy nhiên, ở VN thị trường ngầm không những tồn
tại mà còn phát triển mạnh mẽ.
Bảng 2.2: Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do USD/VND.
Năm Tỷ giá chính thức Tỷ giá thị trường tự do
1985 15 115
1986 80 425
1987 368 1270
1988 3000 5000
1989 3900 4750
1989 3900 4750
1990 5133 5610
1991 9274 9546
1992 11179 11334
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị
trường tự do vì trong thời gian qua tỷ giá vẫn được xác định một cách chủ quan
theo ý chí của NHNN, chưa phải là tỷ giá phản ánh cung cầu trên thị trường. Từ
năm 1999 đến nay NHNN bãi bỏ việc công bố tỷ giá chính thức và thay vào đó là
việc công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng. Các NHTM
được phép xác định tỷ giá mua bán đối với USD không được vượt quá 0.1% so với
tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng của ngày giao dịch trước
đó. Từ ngày 1/7/2002 biên độ này được mở rộng lên ± 0.25% và đến ngày 3/1/2007
biên độ này tiếp tục được mở rộng lên 0.5%. Đây là bước cải cách có ý nghĩa lớn vì
nó chuyển từ cơ chế tỷ giá xác định một cách chủ quan theo ý chí của NHNN sang
cơ chế tỷ giá xác định khách quan hơn trên cơ sở cung cầu thị trường, đó là cơ chế
thả nổi có điều tiết. Tuy nhiên do NHNN vẫn quy định biên độ dao động đối với tỷ
giá mua và bán của các NHTM nên vẫn tồn tại sự chênh lệch giữa thị trường chính
thức và thị trường ngầm. Đặc biệt trong những giai đoạn mà thị trường có xu

hướng cầu lớn hơn cung trong khi tỷ giá mua của các NHTM đã tăng kịch trần và
họ không thể tự động điều chỉnh tăng tỷ giá. Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự tồn
tại của thị trường ngầm là: mặc dù thị trường ngoại hối chính thức đã hình thành
nhưng còn kém phát triển chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về giao dịch, kinh
doanh ngoại tệ của toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là đối với các tầng lớp dân cư, các
doanh nghiệp tư nhân. Chính vì vậy để có ngoại tệ tất yếu họ phải giao dịch trên thị
trường ngầm.
Ngoài ra chừng nào các hoạt động kinh tế ngầm còn phát triển, thì chừng đó
nhu cầu ngoại tệ và các giao dịch về ngoại tệ trên thị trường ngầm còn tồn tại và
phát triển. Hoạt động kinh tế ngầm là các giao dịch bằng tiền mặt và không có hóa
đơn. Những giao dịch này được thực hiện không có sự kiểm soát của Nhà nước và
nhằm trốn thuế hoặc tránh để các cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện. Trong khi
đó theo quy định của Pháp lệnh ngoại hối: “Người cư trú, người không cư trú có
trách nhiệm xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng khi mua,
chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình
cho tổ chức tín dụng được phép”. Theo quy định này những giao dịch liên quan đến
ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động kinh tế ngầm không thể được thực hiện qua các
tổ chức tín dụng. Tất yếu họ phải giao dịch trên thị trường ngầm để tránh sự kiểm
soát của các tổ chức tín dụng.
2.2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐÔLA HÓA Ở VIỆT NAM
Đôla hóa ở VN là hiện tượng USD được sử dụng rộng rãi, được công chúng
nắm giữ trong tích lũy, trong thanh toán thậm chí trong cả việc niêm yết, thông báo
giá cả hàng hóa, dịch vụ. Có thể đưa ra một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng đôla
hóa ở Việt Nam như sau:
Thứ nhất trong một thời gian dài tỷ lệ lạm phát của VND ở mức cao đã dẫn
đến sự mất lòng tin của công chúng đối với VND. Lạm phát là sự gia tăng mức giá
chung trong nền kinh tế. Lạm phát làm xói mòn giá trị thực tế của đồng tiền dẫn tới
chí phí trong việc sử dụng đồng tiền đó trong giao dịch cao, theo thời gian để mua
được cùng một đơn vị hàng hóa, dịch vụ người dân phải bỏ ra một lượng tiền nhiều

hơn. Chính điều này đã kích thích người dân tìm kiếm một sự thay thế, nắm giữ
một đồng tiền có tính ổn định cao hơn.
Bảng 2.3: Tỷ lệ lạm phát ở VN từ năm 1986 đến nay.
Năm Lạm phát (%) Năm Lạm phát (%)
1986 774.7 1998 7.8
1987 223.1 1999 0.1
1988 393.8 2000 -0.6
1989 37.7 2001 0.8
1991 64.6 2002 1.5
1992 17.36 2003 3.0
1996 4.5 2004 9.5
1997 3.6 2005 8.4
1998 7.8 2006 6.6
(Nguồn: Tổng cục thống kê, Ngân hàng Nhà nước và IMF)
Trong giai đoạn 86-90, nền kinh tế VN không chỉ chứng kiến hiện tượng lạm
phát phi mã với mức đỉnh điểm 774.7% năm 1986 mà còn ghi nhận sự thành công
trong việc chống và kiềm chế lạm phát, đến năm 1989 đạt mức 37.7%. Mặc dù chịu
nhiều ảnh hưởng của các nhân tố khác song hiện tượng siêu lạm phát của VN gắn
chặt với sự gia tăng kỷ lục về tốc độ tăng trưởng tiền trong lưu thông (CU). CU
tương ứng là 272.7% năm 1987, 399.5% năm 1988 cũng như sự gia tăng quá mức
của sự tăng trưởng cung tiền mở rộng (M2): 320.5% năm 1987, 445.4% năm 1988
do tiến hành bù đắp thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành tiền. Tốc độ lưu thông
tiền tệ (v) trong nền kinh tế cũng cao kỷ lục đạt mức 6.09 lần và 6 lần trong hai
năm 1987, 1988. Mức tín dụng trong nước cũng trong tình trạng quá nóng với tốc
độ tăng trưởng tín dụng đạt 429% năm 1986, 394.9% năm 1988.
Giai đoạn 90-94: lạm phát cao với tỷ lệ bình quân 34.3% và đạt đỉnh điểm
67.5% năm 1991. Mặc dù tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong giai đoạn này đã được
điều tiết sát hơn với tín hiệu của thị trường nhưng lại tăng vọt vào năm 1991.
Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dẫn tới đổ bể các tổ
chức tín dụng năm 1990 tác động xấu tới tâm lý người dân từ đó dẫn tới tăng giá

chung trong nền kinh tế.
Giai đoạn 95-04: Hiện tượng giảm lạm phát tương ứng 12.7% năm 1995
xuống 0.1% năm 1999 và hiện tượng giảm phát -0.6% năm 2000. Lạm phát tái xuất
0.8% năm 2001 và lên tới 9.5% năm 2004. Có một số nguyên nhân giải thích cho
tỷ lệ lạm phát cao vào năm 2004 là: VN chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, giá
dầu trên thế giới tăng…tạo ra cú sốc về cung, lạm phát ở đây là lạm phát chi phí
đẩy. Tuy nhiên nếu nhìn vào những nước có cùng hoàn cảnh như nước ta: cũng

×