Trường : Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Ngân hàng – Tài chính
Bài thảo luận môn: Tài chính quốc tế
Đề tài: Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay.
Thực hiện: Nhóm 3-Ngân hàng 49A
1.Trần Kiều Oanh
2. Nguyễn Thị Minh Ngân
3. Đặng Thị Ngà
4. Trần Thị Đài Trang
5. Đoàn Thị Nguyệt
6. Dương Thị Hải Ngọc
7. Nguyễn Thị Thanh Hương
8. Hoàng Việt Anh
9. Vũ Mạnh Hùng
10. Trần Văn Chung
11.Vũ Thị Hồng Nhung
Lời mở đầu
Như các bạn đã biết, trong những năm gần đây, Việt Nam đã không
ngừng nỗ lực thu hút các nguồn ngoại tệ, đặc biệt là USD. Đây là
nguồn lực quan trọng giúp chúng ta giải quyết được phần lớn các
nhu cầu về vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng v.v... Nhưng điều gì cũng
có hai mặt của nó. Chính lượng USD ồ ạt đổ vào Việt Nam nếu
không được kiểm soát tốt cũng sẽ gây ra hậu quả to lớn, đó là tình
trạng đô la hóa nền kinh tế. Vậy đô la hóa kinh tế là gi`? Nguồn gốc
của nó xuất phát từ đâu? Hiện nay tình hình đô la hóa ở Việt Nam
như thế nào, nó có những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực gì đến
nền kinh tế của chúng ta? Và cần phải đưa ra những biện pháp gì để
khắc phục đô la hóa mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh
tế. Tất cả những vấn đề này sẽ được chúng tôi trình bày trong bài
thảo luận “ Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay”.
Vì sự hạn chế về mặt thời gian, sự hiểu biết, và những yếu tố
khách quan về nguồn thông tin nên bài thảo luận chúng tôi có thể
chưa đầy đủ, chính xác, số liệu chưa sát thực tế. Mong các bạn góp
ý, bổ sung để vấn đề của chúng ta được hiểu một cách trọn vẹn, giải
quyết được thấu đáo hơn. Xin chân thành cám ơn!
Những Nội Dung Chính:
1. Khái niệm đô la hóa.
1.1. Khái niệm đô la hóa.
1.2. Các loại đô la hóa.
2.Nguồn gốc của đô la hóa.
3.Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam.
3.1. Thực trạng đô la hóa Việt Nam trong những giai
đoạn trước đây.
3.2 Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay.
4. Nguyên nhân tình trạng đô la hóa ở Việt Nam.
5. Những tác động của đô la hóa.
5.1 Những tác động tích cực.
5.2 Những tác động tiêu cực.
6.Giải pháp khắc phục tác động tiêu cực của đô la
hóa.
6.1 Nâng cao vị thế của VND.
6.2. Tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng
hấp thụ được số vốn ngoại tệ hiện có trong dân.
6.3. Các giải pháp khác.
1. Khái niệm đô la hóa:
1.1. Khái niệm đô la hóa:
- Đô la hoá có thể hiểu là trong một nền kinh tế khi ngoại tệ được sử dụng
một cách rộng rãi thay thế cho đồng bản tệ trong toàn bộ hoặc một số chức
năng tiền tệ, nền kinh tế đó bị coi là đô la hoá toàn bộ hoặc một phần.
- Theo tiêu chí của IMF, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la
hoá cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong
tổng khối tiền tệ mở rộng (M2); bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, và tiền gửi ngoại tệ.
- Một báo cáo của IMF cho thấy, trong số các nền kinh tế bị đôla hoá, có
đến bảy quốc gia có số lượng USD trong khối tiền tệ vượt mức 50%, 12
quốc gia khác có số lượng USD chiếm từ 30% đến 50% khối tiền tệ quốc gia
và phần lớn các nước còn lại có tỷ lệ từ 15 - 20% lượng USD trong khối tiền
tệ của họ. ( Việt Nam nằm trong số này).
Một số trường hợp cụ thể như sau: Thổ Nhĩ Kỳ (46%), Argentina (44%),
Nga, Hy Lạp, Ba Lan, Philippines (20%), Bolivia (82%)
1.2. Các loại đô la hóa:
- Đô la hoá được phân ra làm 3 loại: đô la hoá không chính thức (unofficial
Dollarization), đô la hoá bán chính thức (semiofficial dollarization), và đô la
hoá chính thức (official dollarization)
- Đô la hoá không chính thức là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng
rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận.
Đô la hoá không chính thức có thể bao gồm các loại sau:
• Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài.
• Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
• Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước.
• Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trong túi.
- Đô la hoá bán chính thức là những nước có hệ thống lưu hành chính thức
hai đồng tiền. Ở những nước này, đồng ngoại tệ là đồng tiền lưu hành hợp
pháp, và thậm chí có thể chiếm ưu thế trong các khoản tiền gửi ngân hàng,
nhưng đóng vai trò thứ cấp trong việc trả lương, thuế và những chi tiêu hàng
ngày. Các nước này vẫn duy trì một ngân hàng trung ương để thực hiện
chính sách tiền tệ của họ.
- Đô la hoá chính thức (hay còn gọi là đô la hoá hoàn toàn) xẩy ra khi đồng
ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành. Nghĩa là đồng ngoại
tệ không chỉ được sử dụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa các bên tư
nhân, mà còn hợp pháp trong các khoản thanh toán của Chính phủ. Nếu
đồng nội tệ còn tồn tại thì nó chỉ có vai trò thứ yếu và thường chỉ là những
đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhỏ. Thông thường các nước chỉ áp
dụng đô la hoá chính thức sau khi đã thất bại trong việc thực thi các chương
trình ổn định kinh tế.
Đô la hoá chính thức không có nghĩa là chỉ có một hoặc hai đồng ngoại tệ
được lưu hành hợp pháp. Tuy nhiên, các nước đô la hoá chính thức thường
chỉ chọn một đồng ngoại tệ làm đồng tiền hợp pháp.
Theo nghiên cứu của Hệ thống dự trữ Liên bang Mỹ, hiện tại người nước
ngoài nắm giữ từ 55 đến 70% tổng số đô la Mỹ đang lưu hành trên thế giới.
2. Nguồn gốc của đô la hóa:
- Đô la hoá là hiện tượng phổ biến xẩy ra ở nhiều nước, đặc biệt là ở các
nước chậm phát triển. Đô la hoá thường gặp khi một nền kinh tế có tỷ lệ
lạm phát cao, sức mua của đồng bản tệ giảm sút thì người dân phải tìm
các công cụ dự trữ giá trị khác, trong đó có các đồng ngoại tệ có uy tín.
Song song với chức năng làm phương tiện cất giữ giá trị, dần dần đồng
ngoại tệ sẽ cạnh tranh với đồng nội tệ trong chức năng làm phương tiện
thanh toán hay làm thước đo giá trị.
Tình trạng đô la hoá bao gồm cả ba chức năng thuộc tính của tiền tệ, đó
là:
• Chức năng làm phương tiện thước đo giá trị.
• Chức năng làm phương tiện cất giữ.
• Chức năng làm phương tiện thanh toán.
- Hiện tượng đô la hoá bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong
đó tiền tệ của một số quốc gia phát triển, đặc biệt là đô la Mỹ, được sử
dụng trong giao lưu quốc tế làm vai trò của "tiền tệ thế giới". Nói cách
khác, đô la Mỹ là một loại tiền mạnh, ổn định, được tự do chuyển đổi đã
được lứu hành khắp thế giới và từ đầu thế kỷ XX đã dần thay thế vàng,
thực hiện vai trò tiền tệ thế giới.
Ngoài đồng đô la Mỹ, còn có một số đồng tiền của các quốc gia khác
cũng được quốc tế hoá như: bảng Anh, mác Đức, yên Nhật, Franc Thuỵ
Sỹ, euro của EU... nhưng vị thế của các đồng tiền này trong giao lưu
quốc tế không lớn; chỉ có đô la Mỹ là chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng
70% kim ngạch giao dịch thương mại thế giới). Cho nên người ta
thường gọi hiện tượng ngoại tệ hoá là "đô la hoá".
- Trong điều kiện của thế giới ngày nay, hầu hết các nước đều thực thi
cơ chế kinh tế thị trường mở cửa; quá trình quốc tế hoá giao lưu thương
mại, đầu tư và hợp tác kinh tế ngày càng tác động trực tiếp vào nền kinh
tế và tiền tệ của mỗi nước, nên trong từng nước xuất hiện nhu cầu khách
quan sử dụng đơn vị tiền tệ thế giới để thực hiện một số chức năng của
tiền tệ. Đô la hoá ở đây có khi là nhu cầu, trở thành thói quen thông lệ ở
các nước.
- Mức độ đô la hoá ở mỗi nước khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát
triển nền kinh tế, trình độ dân trí và tâm lý người dân, trình độ phát triển
của hệ thống ngân hàng, chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý ngoại hối,
khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia. Những yếu tố nói trên ở
mức độ càng thấp thì quốc gia đó sẽ có mức độ đô la hoá càng cao
3. Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam:
3.1. Thực trạng đô la hóa Việt Nam trong những giai đoạn trước đây:
• VN là một nền kinh tế đôla hóa một phần trong đó hệ thống tiền tệ
sử dụng song song hai đồng tiền là VND và USD. Tuy nhiên, mức độ
chính xác của đôla hóa rất khó xác định. Hiện tượng nền kinh tế VN
sử dụng rộng rãi đồng USD trong giao dịch, buôn bán... bắt đầu được
chú ý từ năm 1988 khi các ngân hàng được phép nhận tiền gửi bằng
USD
• Đến năm 1992, tình trạng đôla hóa đã tăng mạnh với hơn 41%
lượng tiền gửi vào các ngân hàng là bằng USD (xem biểu đồ). Trước
tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước VN đã cố gắng đảo ngược quá
trình đôla hóa nền kinh tế và đã khá thành công khi giảm mạnh mức
tiền gửi bằng USD vào các ngân hàng xuống 20% đầu năm 1997.
Nhưng cũng trong năm này cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã
khiến đồng VND giảm giá trị và VN lại đứng trước sức ép tiếp tục
chống đôla hóa. Cuối năm 2003, tỉ lệ đồng USD được gửi vào các
ngân hàng trên 23%.
• Kết quả khảo sát trong các giai đoạn từ 1988 đến nay của Ban soạn
thảo đề án cho thấy, tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam vẫn thấp
và hiện tượng đôla hoá chưa được khắc phục một cách cơ bản. Những
năm đầu mới mở cửa, mức độ đôla hoá tăng mạnh, tỷ lệ có lúc lên đến
41,2%. Giai đoạn từ sau khủng hoảng khu vực đến nay, sau một thời
gian ổn định ở mức tương đối thấp khoảng trên 20%, tỷ lệ này lại có
dấu hiệu tăng lên, do đồng USD trên thị trường thế giới có tính hấp
dẫn cao, trong khi chênh lệch lãi suất tiền gửi có lợi cho giữ ngoại tệ.
Đáng chú ý là từ 2004, khi lạm phát ở mức 9,5% và lãi suất USD trên
thế giới tăng, chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ trong nước
giảm thì hiện tượng đôla hoá đang có biểu hiện gia tăng trở lại, đạt
gần 22%.. cuối năm 2005 con số này khoảng 8 tỷ USD, một mặt cho
thấy tiềm lực nguồn vốn nhàn rỗi trong dân mà hệ thống ngân hàng có
thể huy động được cho đầu tư phát triển kinh tế, những mặt khác cũng
đáng quan tâm ở góc độ đô la hóa.
•
Biểu đồ tỉ lệ tiền gửi bằng USD/ tổng lượng tiền gủi(%)
Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- Trái với xu hướng biến đổi của cơ cấu tiền gửi, tỷ trọng dư nợ cho vay
bằng USD so với tổng dư nợ và đầu tư của hệ thống ngân hàng thương mại
lại có xu hướng tăng lên, cao hơn cả tỷ lệ tiền gửi USD. Đặc biệt là tại
Tp.HCM, chỉ chưa đầy 2 năm, dư nợ cho vay bằng USD cuối tháng 9/2004
đã tăng gấp 2 lần số dư cuối năm 2002. Đồng thời cũng tại Tp.HCM số tuyệt
đối dư nợ cho vay bằng USD cao hơn hẳn các ngân hàng thương mại ở Hà
Nội.
3.2 Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay:
- Năm 2008, theo ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư
và phát triển Việt Nam, tình trạng đô la hóa đang tăng , nhưng chưa đến mức
trầm trọng. Tỷ lệ tiền gửi bằng USD trên tổng tiền gửi tại các ngân hàng ở
Việt Nam hiện nay khoảng từ 20 - 25%. Tuy nhiên cho đến ngày 15-5-09,
chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh lên tiếng là Ngân Hàng Nhà Nước Việt
Nam đang ở trong tình thế khó khăn, và nếu tình trạng đô la hóa trở nên trầm
trọng hơn thì các công cụ được sử dụng lâu nay trong chính sách quản lý tiền
tệ sẽ trở nên vô hiệu..
Giữa lúc cơn bão kinh tế chưa lắng, Việt Nam được cảnh báo là mức
độ "đô la hóa" không chính thức ngày càng cao. Theo nhiều nhà kinh tế,
hiện tượng đồng USD được lưu hành nhiều hơn tiền đồng Việt Nam (VND)
ngày càng trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam..
- Một số nguồn tin trong giới ngân hàng ước tính kiều hối chuyển về
của năm 2007 đã đạt con số 8 tỷ USD Nguồn kiêu hối ngày càng có xu
hường tăng mạnh với mức tăng bình quân 10%/năm và tới năm 2010 dự tính
sẽ lên tới 5 tỷ USD, hơn nữa việc Việt Nam miễn thị thực cho Việt kiều về
nước, người Việt Nam ở nước ngoài và Việt kiều về nước bắt đầu gia tăng
và sẽ tăng mạnh, mang theo một số lượng ngoại tệ tiền mặt rất lớn.
Bảng 2.1:
Năm Kiều hối (Triệu USD)
1991 31
1995 285
1999 1.200
2000 1.757
2001 1.820
2002 2.154
2003 2.700
2004 3.200
2005 4.000
Nguồn: Tổng cục thống kê.
- Lượng đô la tồn tại trong các ngân hàng thương mại hiện nay cũng rất
lớn. Hoạt động tiến hành nhận tiền gửi mua bán ngoại tệ ra nước ngoài( dễ
gây rủi ro cho ngân hàng) và nhận tiền gửi cho vay mua bán trong
nước( đầy rủi ro cho doanh nghiệp đi vay) của các ngân hàng này ngày càng
tăng. Hơn nữa một số tập đoàn ngân hàng lớn trên thế giới trở thành cổ đông
chiến lược, với số vốn đầu tư hàng trăm triệu đô la Mỹ vào một số NHTM
cổ phần trong nước, cần chuyển đổi USD sang đồng Việt Nam. Điển hình
như việc Eximbank thu được nguồn vốn 225 triệu USD từ việc tập đoàn
ngân hàng Sumitomo của Nhật Bản mua cổ phần trở thành cổ đông chiến
lược
Các NHTM có kinh nghiệm và truyền thống trong lĩnh vực thu mua kí gửi
ngoại tệ cũng đạt tới con số 1 tỷ USD mỗi ngân hàng. Ngoài ra, tại các ngân
hàng doanh số giao dịch bằng VND kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 35- 40% tổng
doanh số giao dịch, giao dịch bằng ngoại tệ luôn chiếm tỉ trọng lớn.Tháng
9/2009 tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đạt mức
60.720 tỷ VND và 2.167 triệu USD, bình quân đạt 12.143 tỷ VND và 433
triệu USD/ngày (tuần trước đó tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên
ngân hàng đạt xấp xỉ 60.780 tỷ VND và 1.700 triệu USD, bình quân đạt
12.150 tỷ VND và 342 triệu USD/ngày).Trong khi đó lãi suất gửi tiết kiệm
bằng USD l à vào khoảng 2,6% 1 năm( lãi suất gửi VND là 9%).
Diễn biến tỷ giá đồng Việt Nam so với một số loại ngoại tệ chủ chốt ngày
18/9/2009 tại ngân hàng Eximbank
Tỷ giá ngoại tệ
Loại ngoại tệ Mua TM Mua CK Giá bán
Đô-la Mỹ (USD 50-100) 17,835 17,835 17,835
Đô-la Mỹ (USD 5-20) 17,805 17,835 17,835
Đô-la Mỹ (Dưới 5 USD) 17,785 17,835 17,835
Bảng Anh 29,555 29,644 29,888
Đô-la Hồng Kông 2,030 2,337 2,363
Franc Pháp 3,665 - -
Franc Thụy Sĩ 17,513 17,566 17,711
Mác Đức 12,756 - -
Yên Nhật 198.41 199.01 200.64
Ðô-la Úc 15,715 15,762 15,891
Ðô-la Canada 16,837 16,888 17,026
Ðô-la Singapore 12,775 12,813 12,918
Đồng Euro 26,548 26,628 26,847
Ðô-la New Zealand 12,840 12,904 13,256
Sở giao dịch 1: Bảng tỷ giá số 30- hiệu lực từ ngày 9/18/2009 4:31:23 PM