Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Những vấn đề chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.83 KB, 12 trang )

Những vấn đề chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại các
ngân hàng thương mại
1.1. Thanh toán quốc tế.
1.1.1. Khái niệm.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi
về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức,
cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ
chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Thanh toán quốc tế phục vụ cho hai lĩnh vực là kinh tế và phi kinh tế. Tuy
nhiên, trong thực tế hai lĩnh vực này giao thoa với nhau, không có một gianh giới
rõ rệt. Hơn nữa, do hoạt động thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở hoạt
động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương, chính vì vậy
trong các quy chế về thanh toán và thực tế tại các
NHTM, người ta thường phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực, đó
là : Thanh toán trong ngoại thương và Thanh toán phi ngoại thương.
Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên cơ
sở hàng hoá xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài
theo giá theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở các bên tiến hành mua bán và thanh
toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương.
Thanh toán phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán không liên quan
đến hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngoài, nghĩa là
thanh toán các hoạt động không mang tính thương mại.
1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế.
1.1.2.1. Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế.
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, các quốc gia đang
ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập; trong bối cảnh đó,
thanh toán quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần
kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài
chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng
định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói


riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối
ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong
chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước.
Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá,
dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có
hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát
triển được. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được nhanh chóng, an toàn, chính
xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hoá - tiền tệ giữa người mua và
người bán một cách trôi chảy và hiệu quả. Về giác độ kinh doanh, người mua thanh
toán, người bán giao hàng thể hiện chất lượng của một chu kỳ kinh doanh, phản
ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp.
1.1.2.2. Thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng thương mại.
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng
có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua ngân
hàng thương mại với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp
toàn cầu. Khi thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, các ngân
hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán.
Với vai trò thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của
khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư vấn,
hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế
nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua
bán với nước ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, khách
hàng không đủ năng lực về vốn sẽ cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ
thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng một cách chủ động và tích cực.
Nhìn chung, ngân hàng là người cung cấp hoàn hảo các loại dịch vụ kỹ thuật và tài
chính nhằm hỗ trợ cho các khách hàng thực hiện hoạt động thương mại quốc tế.
Ngân hàng cung cấp các phương án lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế, tài
trợ xuất nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên mua bán, thông qua đó thúc
đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới.
1.1.3. Các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế.

Phương tiện thanh toán quốc tế thể hiện bằng các chứng từ tài chính được sử
dụng trong việc chi trả tiền lẫn cho nhau. Hiện nay, các phương tiện thanh toán
đang được sử dụng chủ yếu bao gồm: Tiền mặt, hối phiếu, kỳ phiếu, séc và thẻ
ngân hàng. Trong thanh toán quốc tế, các phương tiện được sử dụng chủ yếu bao
gồm: hối phiếu, kỳ phiếu và séc. Tuy nhiên việc sử dụng công cụ nào còn phụ
thuộc vào đặc điểm của giao dịch thương mại, phương thức thanh toán, thảo thuận
giữa người mua, người bán và pháp luật của từng nước.
1.1.3.1. Hối phiếu.
Là tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người ký phát để đòi tiền người khác
bằng việc yêu cầu người này, khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày nhất định
hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả số tiền nhất định cho
người hưởng lợi quy định trên hối phiếu, hoặc theo lệnh của người này trả cho
người khác; hoặc trả cho người cầm phiếu.
1.1.3.2. Kỳ phiếu.
Kỳ phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu ký phát hứa
trả một số tiền nhất định cho một người khác, hoặc trả theo lệnh của người này
hoặc trả cho người cầm phiếu.
Về quy tắc lưu thông thì hối phiếu và kỳ phiếu là giống nhau. Ta có thể coi
kỳ phiếu như là một hối phiếu đã được chấp nhận bởi người trả tiền. Các điều mà
luật dùng để điều chỉnh hối phiếu cũng được áp dụng tương tự cho một kỳ phiếu.
1.1.3.3. Séc – Cheque
Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản), ra lệnh
cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người
được chỉ định trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc trả cho người cầm
séc.
Séc ra đời từ chức năng làm phương tiện thanh toán và được sử dụng rộng
rãi trong những nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Hiện nay séc là phương
tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong giao dịch nội địa của tất cả các nước.
Séc cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế về hàng hoá, cung ứng
lao vụ, du lịch và về các chi trả phi mậu dịch khác.

1.1.3.4. Thẻ ngân hàng.
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ
phương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng
dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thẻ ngân hàng là công
cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán
tiền mua hàng, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình
hoặc hạn mức tín dụng được cấp. Thẻ ngân hàng còn dùng để thực hiện các dịch vụ
thông qua hệ thống giao dịch tự động hay còn gọi là hệ thống tự phục vụ ATM.
1.1.4. Các phương thức dùng trong thanh toán quốc tế.
Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền
hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất
khẩu. Hiện nay trong quan hệ ngoại thương có rất nhiều phương thức thanh toán
khác nhau như: Chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ, ghi sổ. Mỗi phương thức
thanh toán đều có ưu điểm và nhược điểm. Do đó các bên cần phải bàn bạc thống
nhất và ghi vào hợp đồng mua bán ngoại thương phương thức thanh toán được áp
dụng.
1.1.4.1. Phương thức ghi sổ.
Là phương thức thanh toán mà trong đó người xuất khẩu khi xuất khẩu hàng
hoá, cung ứng dịch vụ thì ghi nợ cho người nhập khẩu, theo dõi vào một cuốn sổ
ghi riêng và việc thanh toán các khoản nợ này sẽ được thực hiện sau một thời kỳ
nhất định.
Phương thức ghi sổ có các đặc điểm:
- Không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản
và thực hiện thanh toán.
- Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
- Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người nhập
khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, không có hiệu
lực thanh quyết toán.
- Hai bên mua bán phải thực sự tin tưởng lẫn nhau.
- Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng thay cho một loạt các chuyến

hàng thường xuyên, định kỳ trong một thời gian nhất định.
- Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán trả tiền
ngay.
Hiện nay, có khoảng 60% kim ngạch buôn bán giữa nước Anh và các nước
EU sử dụng phương thức thanh toán ghi sổ; bởi vì giữa các nước này có sự tương
đồng về văn hoá, tập quán kinh doanh, luật lệ, các khách hàng có mối quan hệ kinh
doanh truyền thống, thường xuyên, lâu dài và tin tưởng lẫn nhau.
Ý nghĩa của phương thức ghi sổ:
- Đối với nhà nhập khẩu:
+ Chưa phải trả tiền cho đến khi nhận được hàng hoá và chấp nhận hàng
hoá.

×