Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

thị trương chứng khoán đề tài tham khảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.83 KB, 2 trang )

Có 3 phương thức tổ chức đấu giá căn cứ vào giá trị cổ phần bán đấu giá và quyết
định của Ban chỉ đạo cổ phần hóa.
- Tại doanh nghiệp
- Tại tổ chức tài chính trung gian (Công ty chứng khoán)
- Tại Trung tâm giao dịch chứng khoán/Sở giao dịch chứng khoán
Bước 1 - Chuẩn bị đấu giá
- Cơ quan quyết định cổ phần hóa/Ban chỉ đạo cổ phần hóa xác định giá khởi điểm của cổ
phần đấu giá.
- Công bố thông tin về doanh nghiệp chuẩn bị tổ chức đấu giá tối thiểu 20 ngày trước ngày
tổ chức đấu giá.
- Phối hợp với cơ quan tổ chức đấu giá thuyết trình về doanh nghiệp cho nhà đầu tư nếu
cần.
Bước 2 - Thực hiện đấu giá
- Cơ quan tổ chức đấu giá tiến hành nhận đơn đăng ký mua và tiền đặt cọc của nhà đầu tư
theo quy chế đấu giá.
- Nhà đầu tư bỏ phiếu tham dự đấu giá bằng các hình thức: Bỏ phiếu trực tiếp tại doanh
nghiệp (nếu tổ chức đấu giá tại doanh nghiệp); Bỏ phiếu trực tiếp tại tổ chức tài chính trung
gian (nếu tổ chức đấu giá tại tổ chức tài chính trung gian); Bỏ phiếu trực tiếp tại Trung tâm
giao dịch chứng khoán/Sở giao dịch chứng khoán và các đại lý được chỉ định; Bỏ phiếu qua
đường bưu điện do cơ quan tổ chức đấu giá quy định.
Bước 3 - Tổ chức đấu giá và xác định kết quả đấu giá
- Cơ quan tổ chức đấu giá tiến hành các thủ tục bóc phiếu tham dự đấu giá và nhập các
thông tin vào phần mềm đấu giá.
- Xác định kết quả đấu giá theo nguyên tắc lựa chọn giá đặt mua từ cao xuống thấp đến khi
đủ số lượng cổ phần chào bán. Tại mức giá trúng thầu thấp nhất, với trường hợp các nhà
đầu tư cùng đặt mức giá bằng nhau, nhưng tổng số cổ phần còn lại ít hơn tổng số cổ phần
đăng ký mua thì số cổ phần của từng nhà đầu tư được mua xác định như sau:
Số cổ phần nhà đầu tư được mua = Số cổ phần còn lại x (Số cổ phần từng nhà đầu tư
đăng ký mua/Tổng số cổ phần các nhà đầu tư đăng ký mua)
- Lập các biên bản liên quan đến buổi đấu giá gửi cho cơ quan quyết định cổ phần hóa, Ban
chỉ đạo cổ phần hóa, doanh nghiệp và cơ quan tổ chức đấu giá


- Công bố kết quả đấu giá cổ phần và thu tiền mua cổ phần.
Bước 4 - Xử lý các trường hợp vi phạm quy chế đấu giá
- Việc xử lý các trường hợp vi phạm được thực hiện theo quy định của quy chế đấu giá.
- Nhà đầu tư không được nhận tiền đặt cọc nếu vi phạm quy chế đấu giá.
Bước 5: Xử lý đối với số cổ phần không bán hết trong đấu giá nếu có
- Nếu sổ cổ phần nhà đầu tư từ chối mua nhỏ hơn 30% tổng số cổ phần chào bán thì Ban
chỉ đạo cổ phần hóa thực hiện bán tiếp cho các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá theo
phương thức thỏa thuận với giá không thấp hơn giá đấu thành công bình quân của cuộc
đấu giá.
- Nếu số lượng cổ phần nhà đầu tư trúng thầu từ chối mua từ 30% tổng số cổ phần chào
bán trở lên thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa xem xét, quyết định tổ chức bán đấu giá tiếp số cổ
phần từ chối mua (đấu giá lần 2). Giá khởi điểm trong trường hợp đấu giá lần 2 này không
được thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất.
Một số phương pháp xác định giá cổ phiếu dự kiến khi niêm yết trên sàn giao dịch
trong ngày đầu tiên
- Căn cứ theo giá trị sổ sách (book value), chỉ số P/E bình quân của ngành hoặc căn cứ
theo phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF). Thực tế, phần lớn doanh nghiệp áp dụng 2
phương pháp là P/E và DCF.
+ DCF thường được sử dụng trong việc xác định giá khởi điểm của cổ phần khi đấu giá lần
đầu hay chào bán cho các tổ chức. Tuy nhiên, việc định giá này thường được áp dụng với
giả định tĩnh, tức là dự toán mức cổ tức chủ yếu trong một số năm sắp tới (thông thường là
5 năm) và không đề cập đến việc tăng vốn (huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ
phiếu) trong khoảng thời gian đó.
+ P/E là một trong những chỉ số mang tính phổ biến, dễ thuyết phục trên thị trường chứng
khoán Việt Nam hiện nay và được nhiều công ty sử dụng do so sánh được với mức bình
quân ngành hay các công ty cùng ngành đã niêm yết
+ Căn cứ vào giá trị sổ sách của doanh nghiệp để làm cơ sở giá niêm yết lần đầu trên sàn
giao dịch trong nhiều trường hợp là chưa hợp lý vì giá trị sổ sách chỉ phản ánh giá trị của
doanh nghiệp trong quá khứ, trong khi các nhà đầu tư thường quan tâm đến giá trị tương lai
của doanh nghiệp hơn là giá trị quá khứ.

Một số kiểu đấu giá
Đấu giá kiểu Anh : đây là hình thức được nhiều người biết đến nhất. Người tham gia trả giá
công khai với nhau, giá đưa ra sau bao giờ cũng cao hơn giá đưa ra trước đó. Cuộc đấu giá
kết thúc khi không ai đưa ra giá cao hơn hoặc khi đạt tới giá "trần", khi đó người ra giá cao
nhất sẽ được mua món hàng đó với giá mình đã trả. Người bán có thể đặt ra giá sàn,
nếu người điều khiển không thể nâng giá cao hơn mức sàn thì việc đấu giá có thể thất bại.
Đấu giá kiểu Hà Lan: trong một sàn đấu giá kiểu Hà Lan truyền thống, người điều khiển
ban đầu sẽ hô giá cao, rồi thấp dần cho tới khi có người mua chấp nhận mức giá đó hoặc
chạm đến mức giá sàn dự định bán ra. Người mua đó sẽ mua món hàng với mức giá đưa ra
cuối cùng

×