Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Ôn Truyền Thống Nhà Giáo 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.68 KB, 3 trang )

ÔN TRUYỀN THỐNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM LẦN THỨ 29
(20/11/1982 – 20/11/2010)
“Rất bình thường
Và rất đổi thân quen
Không tượng đài, bia đá
Ơn thầy cô vẫn bát ngát hương sen”.
Nói thế nào, để bày tỏ hết lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân đối với thầy cô giáo
nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/ 11. Ngày mmà Liên Hiệp Quốc tế các Công đoàn giáo
dục được thành lập vào tháng 7/1946, đến nay đã có trên 100 quốc gia tham gia với trên 20
tiệu đoàn viên. Năm 1949 tại Vac-sa-va, tổ chức này đã xây dựng “Bản hiến chương các
Nhà Giáo”
Bản hiến chương khẳng định sự đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh
nghề dạy học của bọn thống trị, phản động, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của Nhà
Giáo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao địa vị xã hội và nghề nghiệp cho Nhà
gaío, để xứng đáng với những đóng góp của Nhà Giáo trong việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ
trẻ trở thành những người lao động toàn diện, góp phần xây dựng một xã hội ấm no, hạnh
phúc.
Tháng 8/1945, tổ chức công đoàn các Nhà Giáo tiến bộ, và Cách mạng trên thế giới,
nồng cốt là các Nhà Giáo các nước XHCN đã nhất trí thông qua bản “Hiến chương các
Nhà Giáo” để thực hiện thống nhất và mạnh mẽ cuộc đấu tranh của các Nhà Giáo. Hội
nghị Quốc tế các tổ chức Nhà Giáo họp lần thứ hai vào tháng 8/1957 tại Vac-sa-va với 57
nước, đại diện có hơn 7 triệu Nhà Giáo các nước tham dự, và quyết định hàng năm lấy
ngày 20/11 làm ngày kỷ niệm và tuyên truyền rộng rãi bản “Hiến chương các Nhà Giáo”.
Nhằmbiểu dương nghề dạy học và người dạy học, làm cho tất cả mọi người biết ơn các
Nhà Giáo. Đây, còn là thể hiện tinh thần hữu nghị giữa các Nhà Giáo yêu nước.
Ở Việt Nam, nội dung và ý nghĩa Quốc tế 20/11 nhưu trên đã được hưởng ứng nồng
nhiệt bởi vì nó phù hợp với truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Và ngày
28/9/1982, Hội đồng bộ trưởng đã ra quyết định số 167/HĐBT, lấy ngày 20/11 hằng năm
làm “Ngày Nhà Giáo Việt Nam” và năm nay ta tổ chức kỷ niệm lần thứ 29 “Ngày Nhà
Giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2010).
Bởi! Dân tộc ta có truyền thống hiếu học,trọng nghĩa nhân, yêu kính thầy, cô giáo,


quý trọng người dạy mình học. Tổ tiên có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Mà nagy
trong thời phong kiến cũng có câu: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”, Một chữ cũng thầy nửa
chữ cũng thầy.
Nhân dân ta đã hiểu một cách sâu sắc rằng muốn trở thành người có ích cho nước,
có lợi cho dân thì phải học.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã khẳng định và tôn vinh nhiều thầy, cô giáo đã có công
trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đã tự ngàn xưa, có biết bao tấm gương của người thầy, luôn được nhân dân ta yêu kính, tri
ân và ghi tạc.
Người thầy Việt Nam, không chỉ bằng lòng với kiến thức đã có, mà còn luôn vươn
tới những đỉnh cao của kiến thức, của trí tuệ để xứng đáng là người thầy.
Đỉnh cao của truyền thống này, là người thầy lỗi lạc Chu Văn An đời Trần. Ông đỗ tiến sỹ,
nhưng không chịu ra làm quan, mà lại về làng mở trường dạy học. Ông có đến 3 000 học
trò. Trong đó, có những người đỗ tiến sỹ và làm quan to như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát.
Ttruyền thống này, còn được thầy Lê Quý Đôn thắp sáng một cách tuyệt vời. Bên
cạnh cuộc đời làm quan thanh liêm, chính trực. Lê Quý Đôn còn là thầy giáo giỏi, một nhà
Bác học uyên bác về mọi lĩnh vực như sử học, triết học, kinh tế học, văn học, địa dư,...
Ông còn là người Việt Nam đầu tiên chấp nhận lý thuyết quả đất tròn và cũng là người
Việt Nam đầu tiên biết đến trên thế giới có 4 châu: Á, Âu, Phi, Mỹ.
Các thầy như thầy Lương Thế Vinh là người Việt Nam Đầu tiên tìm ra phát minh
khoa học về đo lường, tính diện tích các hình từ thời Lê – Trịnh.
Thầy Võ Trường Toãn đã đào tạo nhiều học trò giỏi: Phan Đăng Hưng, Ngô Tùng
Châu.
Cả gia đình đỗ tiến sỹ và nghề dạy học như gia đình của thầy Phan Huy Ích.
Đặc biệt hơn nữa, là thầy Nguyễn Đình Chiểu cũng tham gia đấu tranh bằng ngòi bút điêu
luyện của ông thể hiện qua câu:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẵm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Và thầy giáo trường Dục Thanh – Phan Thiết năm nào là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt
Nam. Người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống pháp thắng lợi. Hơn thế nữa, ông là

người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam, lái con thuyền Tổ quốc đến đài vinh quang
ngày nay.
Và còn rất nhiều tấm gương của các thầy giáo trong thời kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ như các thầy Buìi hữu Nghĩa, Phan Văn Nghị, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn
Đức Cảnh, Châu Văn Liêm, Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh,....đều là những
người thầy. Những đồng chí từng giữ những chức vụ lãnh đạo quan trọng ở Trung Ương
Đảng và Nhà Nước ta, cũng là thầy giáo, như các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên
Giáp. Biết bao thế hệ thầy giáo đã hy sinh cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành
lại độc lập tự do và thống nhất đất nước, thể hiện tấm gương anh dũng, kiên trung tiêu biểu
như các thầy: Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến,... và cón có
rất nhiều các thầy giáo khác nữa.
Trong cuộc chiến đấu giữ nước và dựng nưóc hàng hàng lớp lớp thầy giáo ta tuy ở
nhiều vị trí khác nhau, nhưng tất cả đều giống nhau ở chỗ là dạy học và góp phần làm nên
lịch sử.
Mà trong đó, Bình Dương chúng ta cũng rất xứng đáng có các thầy tiêu biểu như
thầy Nguyễn Văn Tiết người cộng sản đầu tiên của chi bộ Bình Nhâm, từng giữ chức bí
thư tỉnh ủy Thủ Dầu Một trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Thầy Võ Minh Đức: Từng giữ chức vụ Bí thư tỉnh ủy, bí mật thời kháng chiến
chống Pháp. Sau khi đất nước thống nhất thầy là ủy viên thường vụ tỉnh ủy Thủ Dầu Một
và là chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Sông Bé.
Và Thầy giáo Chương: Vừa dạy học vừa nuôi giấu cán bộ kháng chiến, đã chọn cái
chết vinh quang khi hiên ngang ôm lá cờ Tổ quốc trước họng sung quân thù.
Và ngay trên quê hương Bến Cát anh hùng, chúng ta cũng hết sức tự hào có trường
tiểu học kháng chiến Thủ Dầu Một đặt tại ấp 3 xã An Điền, hàng trăm con em các xã Nam
Bến Cát, một số ở Lái Thiêu, Châu Thành, Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh và các chiến sĩ
nhỏ của các lực lượng vũ trang đã từng học tập và rèn luyện ở đây. Các thầy giáo đã dạy ở
đây như thầy Nguyễn NGọc Khuê, Huỳnh Văn NGọn, Nguyễn Văn Đức, Đặng Việt Sơn.
Vượt lên trên những khó khăn thời chiến, dạy không có lương, vừa dạy vừa sản xuất, vừa
chạy càn và dựng lại trường lớp do giặc đốt phá. Các thầy đã đào taọ nên nhiều cán bộ cấp
cao, nhiều sĩ quan quân đội, nhiều nhà khoa học cho đất nước.

Ngày nay trong thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngừoi thầy giáo vẫn
tiếp tục phát huy truyền thống ấy mà Đảng và Bác Hồ tặng tập thể thầy cô giáo là “Những
vô danh anh hùng, không tượng đài, không bia đá, nhưng vẫn rất vẻ vang.
Từ truyền thống quý báo ấy, tập thể thầy cô giáo trường THCS Lê Quý Đôn – TT
Mỹ Phước – huyện Bến Cát xin hứa sẽ phấn đấu, phát huy hơn nữa, để xứng đán truyền
thống nghề dạy học, hết lòng phục vụ ngành giáo dục.
Niềm tự hào về hình ảnh đẹp của các thầy, cô giáo nhân : “Ngày Nhà Giáo Việt
Nam 20/11 lần thứ 29”, tập thể thầy cô giáo trường THCS Lê Quý Đôn xin gửi đến quý vị
đại biểu, quý bậc PHHS lời biết ơn sâu sắc vì những quan tâm, chăm lo đời sống đới với
thầy cô giáo chúng tôi. Và kính chúc quý vị đại biểu, các bậc PHHS, quý thầy cô giáo luôn
dồi dào sức khỏe, tràn đầy hạnh phúc. Chúc các em học sinh học thật tốt, rèn luyện thật tốt
để trở thành con ngoan, trò giỏi. Chúc buổi họp mặt Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2010
thật vui, thật hạnh phúc.
Tôi xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào.
Bến Cát, ngày 20 tháng 11 năm 2010

×