Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.52 KB, 26 trang )

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI VIỆT
2.1 Khái quát về tình hình sử dụng vốn lưu động trong Công ty cổ phần
Đại Việt
2.1.1 Tổng quan về công ty cổ phần Đại Việt
Công ty Cổ Phần Đại Việt ra đời theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số: 0103002976 ngày 8 tháng 10 năm 2001 của phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Đại Việt
Tên giao dịch: DAI VIET JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: DVC., JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Số 13 ngõ 174, phố Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng,
Thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ Phần Đại Việt được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, tổ
chức và hoạt động theo Luật Công ty trên cơ sở các thành viên tự nguyện tham gia
góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu rủi ro và lỗ tương ứng với phần vốn
góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty theo tỷ lệ cổ phần của công
ty mình sở hữu hoặc đại diện của các chủ sở hữu..
P. Kế toán P. Kỹ thuật
Kế toán kho Kế toán thanh toán
Đại hội đồng cổ đông
Ban Giám đốc
Hội đồng quả trị Ban kiểm soát
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY
+ Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm
tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết.
P. Kinh doanh
+ Quản trị công ty:
+ Hội đồng quản trị: do đại hội đồng bầu, là cơ quan thường trực của Đại Hội
Đồng, thay mặt Đại Hội Đồng quản trị công ty giữa các kỳ Đại Hội đồng và có
toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,


quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có những quyền hạn và trách nhiệm như
sau: Quản trị công ty theo pháp luật, kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần
được quyền chào bán cho từng loại, quyết định việc chào bán cổ phần mới, trình
Đại Hội đồng cổ đông việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty, đề xuất việc đề cử và
bãi miễn thành viên Hội đồng quản trị và ban kiểm soát, trình báo cáo quyết toán
hàng năm lên Đại Hội đồng, kiến nghị mức trả cổ tức, quyết định thời hạn và thủ
tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh; thông
qua qui chế lao động, tiền lương phụ cấp, thưởng phạt.
+ Ban kiểm soát: Ban kiểm soát gồm 3 thành viên do Đại Hội đồng bầu và bãi
nhiễm với đa số phiếu bằng hình thức trực tiếp bỏ phiếu kín. Các kiểm soát viên
chịu trách nhiệm trước Đại Hội đồng về những sai phạm của mình gây thiệt hại
cho công ty trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ban kiểm soát có quyền hạn và trách nhiệm chính như sau: thông báo định kì
tài chính, kết quả kiểm soát cho hội đồng quản trị, tham gia ý kiến cho hội đồng
quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại Hội đồng ; thành
viên ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu báo cáo
cũng như bí mật của công ty. Không được cung cấp bất kì thông tin nào của công
ty mà theo quyết định của công ty được coi là bảo mật.
+ Ban giám đốc: giám đốc điều hành là người đại diện theo Pháp luật của
công ty, là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày, chịu trách nhiệm cá
nhân trước Hội Đồng quản trị về việc tiến hành các quyền và nghĩa vụ được giao.
Giám đốc có quyền hạn và trách nhiệm như sau: Đại diện cho công ty trong
các giao dịch với các cơ quan nhà nước, các tổ chức và các nhân về các vấn đề liên
quan đến các hoạt động của công ty; thay mặt Đại Hội đồng quản ly toàn bộ tái sản
của công ty, xây dựng cơ cấu ,tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt
động kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật; quyết định tuyển dụng sa thải,
bổ nhiệm , miễn nhiệm ,cách chức khen thưởng, kỷ luật nhân viên và các chức
danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Đại Hội đồng bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức; báo cáo Hội đồng quản trị và các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

+ Các phòng nghiệp vụ:
+ Phòng kế toán: Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh không chỉ cho công ty
mà còn cho các khách hàng của công ty. Quản lý lượng hàng hoá nhập bán. Đây là
phòng có chức năng rất quan trọng của công ty trong quá trình kinh doanh, bám sát
quá trình đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác ,kịp thời phục vụ cho GĐ
ra quyết định đúng đắn .
+ Phòng kinh doanh: phụ trách việc kinh doanh, mua bán, Marketing, trao đổi
hàng hoá, linh kiện máy tính, máy văn phòng và các sản phẩm dịch vụ khác mà
công ty cung cấp.
Phòng kinh doanh làm nhiệm vụ bán hàng, tạo ra doanh thu và lợi nhuận
chính cho công ty. Mục tiêu của phòng kinh doanh là làm tốt khâu bán hàng, mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tổ chức quảng bá hình ảnh, sản phẩm của công
ty trên thị trường.
Bên cạnh đó , theo xu hướng chung của thị trường, phòng kinh doanh có
nhiệm vụ theo sát những biến động của thị trường về giá cả, nhu cầu để tư vấn đa
dạng hoá sản phẩm, mặt hàng kinh doanh đáp ứng nhu cầu khách hàng trong lĩnh
vực chủ yếu về thiết bị công nghệ thông tin.
+ Phòng kỹ thuật: phụ trách công viêc lắp đặt, cài đặt hệ thống, bảo hành, bảo
trì các sản phẩm dịch vụ do công ty cung cấp.
+ Phòng kế toán: gồm có kế toán kho và kế toán thanh toán. Kế toán thanh
toán quản lý chi tiêu chung trong công ty, các phát sinh chi tiêu hàng ngày, từ đó
tập hợp đến cuối kì, đối chiếu nguồn thu, các khoản phải thu, các khoản phải trả,
các khoản chi phí phát sinh trong kì do hoạt động kinh doanh. Báo cáo tổng hợp, tổ
chức ghi chép phản ánh một cách chính xác, kịp thời về hiện trạng bán hàng,
nguồn thu từ hoạt động bán hàng. Trong công viêc của kế toán thanh toán có
nhiệm vụ của kế toán công nợ: Theo dõi hợp đồng kinh doanh, để chốt thời điểm
thanh toán tiền hàng của khách hàng, đồng thời theo dõi hoạt động bán hàng, tiêu
thụ sản phẩm, tổng hợp doanh thu, và báo cáo thường xuyên tình hình tiêu thụ,
công nợ của khách hàng. Từ đó hối thúc nhân phiên phòng kinh doanh thu tiền
theo đúng hạn với khách hàng.

Kế toán kho: Bộ phận này có trách nhiệm theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ
phát sinh trong vấn đề nhập , xuất , tồn sản phẩm. Đồng thời có trách nhiệm tập
hợp số liệu cho kế toán thanh toán, phòng kinh doanh và báo cáo trực tiếp ban
giám đốc
2.1.2 Tình hình sử dụng vốn lưu động
2.1.2.1 Cơ cấu vốn kinh doanh
Việc phân bổ tài sản thế nào cho hợp lý để phát huy hiệu quả, đó là vấn đề
của mọi doanh nghiệp. Để nắm được điều này chúng ta hãy xem xét kết cấu tài sản
của công ty trong 3 năm gần đây qua bảng số 01
Bảng số 01: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Đại Việt
(năm 2005 - 2007)
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng %
Vốn kinh doanh 628,5 100 956 100 1317,75 100
Vốn lưu động 523,5 83,29 811 84,83 1130,85 85,81
Vốn cố định 105 16,71 145 15,17 186,9 14,19
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006, 2007 của Công ty cổ phần Đại Việt)
Qua bảng số 01 chúng ta nhận thấy vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu
động nói riêng của công ty có sự tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng:
- Vốn kinh doanh: năm 2007 tăng 1,38% so với năm 2006 và tăng 2,09%
so với năm 2005
- Vốn lưu động: năm 2007 tăng 1,39% so với năm 2006 và tăng 2,16% so
với năm 2005
Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn cố định lại có xu hướng giảm trong 3 năm vừa
qua. Cụ thể năm 2005 chiếm 16,71% vốn kinh doanh, sang đến năm 2006 và 2007
chỉ còn 15,17% và 14,19%
Trong cơ cấu vốn kinh doanh, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn 80% đến
90% . Điều này đã phần nào nói lên được đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh

thương mại như Công ty cổ phần Đại Việt.
2.1.2.2 Cơ cấu nguồn vốn
Bảng số 02: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Đại Việt
(năm 2005 - 2007)
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng %
Nguồn vốn 628,5 100 956 100 1317,75 100
Nợ phải trả 328,5 52,27 641 67,05 952,75 72,3
Nợ ngắn hạn 228,5 36,35 541 56,59 802,75 60,92
Nợ dài hạn 100 15,91 100 10,46 150 11,38
Vốn chủ sở hữu 300 47,73 315 32,95 365 27,7
Lợi nhuận không
chia
15 1,57 50 3,79
Vốn góp 300 47,73 300 31,38 315 23,9
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006, 2007 của Công ty cổ phần Đại Việt)
Ta thấy trong năm 2005, vốn chủ sở hữu chiếm 47,73% nguồn vốn kinh
doanh, nợ phải trả chiêm 52,27%. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả là gần ngang
bằng nhau, điều đó cho thấy phần nào về sự chủ động nguồn vốn kinh doanh của
doanh nghiệp, không quá phụ thuộc vào nguồn vốn đi vay.
Nhưng đến năm 2007, do nhu cầu mở rộng thị trường, công ty đã tăng số
vốn kinh doanh lên 1.317.750.000đ và các khảon nợ của công ty cũng theo đó tăng
lên. Năm 2007 nợ phải trả của công ty là 952.750.000đ chiếm 72,3% tổng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Với
tình hình kinh doanh hiện nay, việc tăng các khoản nợ ngắn hạn sẽ ảnh hưởng
không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty do phải trả lãi vay lớn. Ngoài ra
việc kinh doanh phụ thuộc vào vốn vay cũng làm cho vai trò tự chủ của công ty bị
hạn chế và khả năng rủi ro về tài chính cao, công ty cần phải tăng nguồn vốn chủ
sở hữu và giảm nguồn vốn vay.

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Đại
Việt
2.2.1 Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Đại Việt (2005-2007)
Bảng số 03: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Đại Việt
(năm 2005 - 2007)
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
1. Doanh thu 1785,000 2890,750 4756,600
2. Giá vốn hàng bán 1333.800 2178,15 3665,150
3. Lãi gộp 451,200 712,600 1091,450
4. Chi phí bán hàng và quản lý DN 256,500 342,750 528,250
5. Lợi nhuận trước thuế 194,700 369,850 563,200
6. Thuế thu nhập doanh nghiệp 54,516 103,558 157,696
7. Lợi nhuận sau thuế 140,184 266,292 405,504
8. Trả lãi cổ phần 130,184 251,292 355,504
9. Lợi nhuận không chia 10,000 15,000 50,000
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của Công ty cổ phần Đại Việt)
Sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh của một doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp
càng có điều kiện mở rộng qui mô sản xuất ( tái sản xuất mở rộng), vị thế của
doanh nghiệp càng được củng cố trên thị trường. Ngược lại nếu làm ăn thua lỗ thì
doanh nghiệp dễ dẫn đến tới phá sản.
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Đại Việt trong
3 năm 2005 đến 2007, ta thấy tổng doanh thu trong 3 năm của công ty đã tăng
lên. Năm 2006 tổng doanh thu là 2890,75 triệu đồng tăng 61,95% tương ứng 1785
triệu đồng so với năm 2005, năm 2007 tổng doanh thu là 4756,6 triệu đồng tăng
64,55% tương ứng 2890,75 triệu đồng so với năm 2006. Đồng thời với việc tăng
doanh thu, giá vốn hàng bán cũng tăng. Xem xét giá vốn hàng bán ta thấy năm
năm sau tăng bình quân 65% so với năm trước. Với tốc độ tăng giá vốn như vậy

so sánh với tốc độ tăng doanh thu thì tốc độ tăng giá vốn hàng bán gần ngang
bằng với tốc độ tăng doanh thu , chứng tỏ công ty chưa thực sự đạt hiệu quả cao
trong kinh doanh.
Chi phí năm 2005 khoảng 14% thì sang 2006 và 2007 chi phí chỉ còn
khoảng 11% so với doanh thu.
Ngoài ra, trong hai năm qua các hoạt động kinh doanh của công ty lại đang
có dấu hiệu tăng lên cụ thể là: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2006 tăng
đáng kể so với năm 2005 là 90%, năm 2007 so với 2006 là 59,3%. Điều này cho
thấy công ty kinh doanh có hiệu quả.
Tóm lại, tuy còn nhiều khó khăn nhưng nhờ sự cố gắng của toàn bộ cán bộ
công nhân viên công ty kinh doanh và xây dựng nhà đã khắc phục mọi khó khăn
để kết quả kinh doanh năm 2007 đạt kết quả rất tốt. Và với sự nỗ lực này của công
ty chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng hoạt động kinh doanh của Công ty trong các
năm tiếp theo sẽ đạt kết quả tốt hơn.
2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Đại
Việt
2.2.2.1 Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Đại Việt
Công ty cổ phần Đại Việt là một doanh nghiệp thương mại nên yếu tố vốn
luôn là một vấn đề quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sự cần
thiết của vốn và tính ổn định của nguồn vốn luôn được doanh nghiệp chú trọng
quan tâm. Trong bảng số 2 thể hiện cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh
nghiệp trong 3 năm 2005 dến 2007, trên cơ sở đó ta thấy:
• Nguồn vốn thường xuyên = vay dài hạn + vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn thường xuyên năm 2005 = 100 + 300 = 400 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 63,64% tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn thường xuyên năm 2006 = 100 + 315 = 415 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 43,41% tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn thường xuyên năm 2007 = 150 + 365 = 515 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 39,8% tổng nguồn vốn
• Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn

Năm 2005 nguồn vốn tạm thời là: 228,5 triệu đồng chiếm 36,35% tổng
nguồn vốn.
Năm 2006 nguồn vốn tạm thời là: 541triệu đồng chiếm tỷ trọng 56,59% tổng
nguồn vốn.
Năm 2007 nguồn vốn tạm thời là: 802,75 triệu đồng chiếm tỷ trọng 60,92%
tổng nguồn vốn.
Như vậy xét về tính ổn định của nguồn vốn, từ những tính toán phân tích ở
trên ta có thể đi đến một số nhận xét, đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn kinh
doanh của công ty trong 3 năm từ 2005 và 2007 như sau:
Nguồn vốn kinh doanh có xu hướng tăng, nguồn vốn thường xuyên chủ yếu
đầu tư vào vốn lưu động đây là một điều thuận lợi trong việc huy động vốn lưu
động vào phục vụ cho hoạt động kinh doanh, nó cũng phù hợp với đặc điểm hoạt
động kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại cần nhiều vốn lưu động.
Nhìn chung, hệ số nợ lớn nhưng nguồn vốn thường xuyên cũng chiếm tỷ
trọng nhỏ do đó công ty phải luôn quan tâm tới cách thức sử dụng vốn vay cho hợp
lý và có hiệu quả, cũng như quan tâm tới vấn đề an ninh tài chính của công ty.
2.2.2.2 Nguồn vốn lưu động của Công ty cổ phần Đại Việt

×