Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VCB HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.92 KB, 12 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC KIỂM
SOÁT CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
VCB HUẾ
3.1 Đánh giá công tác kiểm soát rủi ro trong HĐTD của ngân hàng
3.1.1 Ưu điểm
 Vị trí:
Phòng Kiểm tra nội bộ của VCB Huế nằm tại trụ sở của Chi nhánh VCB Huế. Phòng
đảm nhiệm công tác Kiểm tra nội bộ tất cả các mảng hoạt động của ngân hàng bao gồm
các nghiệp cụ tại Chi nhánh và các nghiệp vụ diễn ra ở các văn phòng giao dịch trong và
ngoài tỉnh. Như vậy, điều thuận lợi trước tiên là các cán bộ cùng làm việc trong cùng một
địa điểm sẽ dễ hỗ trợ nhau trong quá trình công tác và luôn sẵn sàng xử lý các khó khăn
xảy ra bất thường.
 Trình độ nhân sự:
Tất cả cán bộ của Phòng KTNB đều tốt nghiệp đại học và hầu hết đã có kinh nghiệm
công tác lâu năm ở các bộ phận tín dụng, kế toán… trước khi làm việc ở Phòng KTNB. Do
vậy, một điều thuận lợi nữa là việc cán bộ chuyên trách đã hiểu rõ về đặc thù của các
nghiệp vụ ở những mảng quan trọng của ngân hàng.
 Tập huấn nâng cao nghiệp vụ:
Hàng năm, ngân hàng tạo điều kiện để cán bộ phòng kiểm tra nội bộ tham gia các
khóa tập huấn nghiệp vụ, hội thảo ngành nghề do Trung tâm đào tạo – Hiệp hội ngân hàng
Việt Nam tổ chức với sự giảng dạy và hướng dẫn tận tình của các cán bộ, chuyên gia đầu
ngành đến từ NHNN Việt Nam cũng như các ngân hàng có uy tín trong khu vực ASEAN.
Do đó, cán bộ của phòng luôn luôn được cập nhật kiến thức một cách đầy đủ và kịp thời để
phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát của mình.
 Sự hỗ trợ:
Phòng KTNB không làm việc riêng rẽ mà luôn luôn nhận được sự hỗ trợ của hầu hết
các phòng ban của Chi nhánh mà đứng đầu là Giám đốc Chi nhánh. Do vậy, công tác của
phòng luôn được ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi.
 Ngoại giao:
Phòng KTNB luôn là phòng được làm việc trực tiếp với các công ty kiểm toán độc
lập. Hàng năm, VCB Việt Nam mở chương trình kiểm toán và thuê một hoặc hai công ty


kiểm toán độc lập làm việc với toàn hệ thống VCB trên toàn quốc. Năm 2009, VCB thuê
một công ty kiểm toán độc lập là KPMG. Việc được tiếp xúc thực tế với các Kiểm toán
viên có trình độ cao cũng giúp đỡ nhiều trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ
phòng KTNB của VCB Huế.
3.1.2 Tồn tại
3.1.2.1 Tồn tại khách quan
 Đặc thù của kinh tế thị trường:
Tất yếu của kinh tế thị trường là cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành
nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ và do
đó có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác và đây cũng là một hiện tượng
khách quan. Tuy nhiên, thời gian qua, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn
toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hoá
lao động, sự bất lực trong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của
Nhà nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá mức vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến
khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia.
 Đặc thù nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế:
Còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông
nghiệp (Nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công… vốn rất
nhạy cảm với rủi ro giá cả thế giới và thời tiết.
Ví dụ: Những tai họa và khó khăn liên tiếp sau vụ 11/9 và chiến tranh ở Trung
Đông; Trận lụt lịch sử ở Thừa Thiên Huế năm 1999 đã khiến cho công ty xuất nhập khẩu
thủy sản đông lạnh Sông Hương “mất trắng” sản phẩm và phần lớn tài sản và năm đó VCB
Huế không thu được nợ vay.
 Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế:
Có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến
hầu hết các DN, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ
thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh
tranh của các NHTM trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến
cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ
xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước

ngoài thu hút. Ví dụ: trên địa bàn Thừa Thien Huế có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều
NHTM.
 Định chế pháp luật:
Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ,
NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi
hành luật liên quan đến HĐTD ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc
triển khai vào hoạt động ngân hàng thì hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng
mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ, các thủ tục xử lý tranh chấp
tài sản giữa ngân hàng và khách hàng còn nhiều bất cập, tốn thời gian… do các cơ quan có
chức năng chậm giải quyết các vấn đề này dẫn đến ngân hàng bị yếu thế trong việc thu hồi
nợ.
3.1.2.2 Tồn tại chủ quan
 Cách phân chia phòng ban:
Ở VCB Huế, tuy phòng KTNB đảm trách việc kiểm tra kiểm soát các rủi ro xảy ra tại
Chi nhánh nhưng thực tế là hầu như tất cả các phòng đều làm chung với nhau mà ít phân
định cụ thể. Điều này dễ dẫn đến sự chồng chéo và thiếu khoa học trong việc kiểm soát rủi
ro gây ra tốn kinh phí và nhân sự, bên cạnh đó cũng có thể xảy ra hiện tượng ngại va chạm
trong các mối quan hệ hay bao che lẫn nhau trong các sai phạm của nghiệp vụ.
 Cán bộ ở phòng KTNB:
Số lượng cán bộ là bốn (04) người là khá ít so với khối lượng công việc mà phòng
phải đảm nhiệm. Bên cạnh đó, cán bộ của phòng chỉ được đào tạo qua các bồi dưỡng
nghiệp vụ hàng năm do ngân hàng tổ chức và làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm sẵn có.
Trong bốn (04) cán bộ của phòng, chỉ có một (01) cán bộ có trình độ đại học về ngành
Kiểm toán – kế toán kiểm toán. Còn các chuyên ngành đào tạo đại học của cán bộ chủ yếu
là: Trình độ đại học về kế toán ngân hàng, tài chính ngân hàng…
 Công tác lập dự phòng rủi ro:
Chỉ tiến hành theo từng quý và được lập dự phòng theo từng nhóm nợ mà không lập
theo từng ngành kinh tế. Điều này dẫn đến việc ngân hàng khó nắm bắt thông tin về việc
ngành nào thường có dư nợ lớn để có biện pháp cụ thể nhằm hạn chế rủi ro.
 Chương trình kiểm tra:

Phòng KTNB không có một quy trình chung về công tác kiểm tra. Chương trình
kiểm tra được cán bộ phòng đệ trình lên Giám đốc theo từng quý. Và mỗi lần tiến hành
kiểm tra kiểm soát nội bộ, VCB Huế không kiểm tra hết toàn bộ các hoạt động của Chi
nhánh. Việc làm này nhằm tránh lãng phí thời gian, kinh phí và nhân lực. Tuy nhiên, điều
này lại tạo điều kiện cho rủi ro xảy ra mà không bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Về lâu
dài sẽ dẫn đến những hậu quả lớn hơn. Phần nghiệp vụ được kiểm tra lại có cách chọn
mẫu thiếu tính đại diện dẫn đến kết quả kiểm tra chưa đạt hiệu quả mong đợi.
 Khâu kiểm tra thường xuyên:
Với quan điểm ủng hộ quy luật rủi ro tỉ lệ thuận với lợi nhuận. Phòng KTNB chỉ chú
trọng kiểm tra sau cho vay, còn trước và trong quy trình cho vay hầu hết đều do cán bộ tín
dụng độc lập làm việc theo quy trình và quy định. Việc làm này khiến cho rủi ro kiểm soát
gia tăng khi phòng KTNB không kịp thời phát hiện các sai sót từ những bước đầu của quy
trình tín dụng. Sau khi kiểm tra và phát hiện được thì công việc giải quyết hậu quả cũng sẽ
mang lại hiệu quả không cao.
 Cập nhật công nghệ:
Công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài rất hiện đại và tính tiện ích cao nhưng
hiện nay, cán bộ Chi nhánh chưa khai thác hết tính năng của nó để nâng cao chất lượng
kiểm soát rủi ro.
3.2 Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
Trong cơ chế thị trường, HĐTD ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thực tế HĐTD
của VCB Huế trong thời gian qua cho thấy chất lượng HĐTD chưa thật tốt, hiệu quả kinh
doanh chưa cao, tỷ lệ nợ xấu còn cao. Vì vậy, vấn đề đặt ra là kiểm soát rủi ro như thế nào
để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu mở rộng và phát
triển cho vay. Để đạt mục tiêu đó, yêu cầu được đặt ra là không ngừng nâng cao chất lượng
công tác kiểm soát rủi ro trong HĐTD và phải có những biện pháp phù hợp với VCB Huế,
vừa có tính khả thi, vừa thống nhất với cả hệ thống của VCB Việt Nam.
Mục tiêu HĐTD của VCB Huế trong những năm tới là tăng trưởng tín dụng một cách
thận trọng, bền vững đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, tăng tỷ lệ cho vay có đảm
bảo bằng tài sản. Phấn đấu bằng mọi biện pháp thu hồi các khoản nợ xấu. Riêng các khoản
nợ tồn đọng đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro, cần tích cực tìm mọi biện pháp để tận

thu. Cải thiện danh mục đầu tư, ưu tiên mở rộng cho vay đối với nhóm khách hàng là các
DN vừa và nhỏ; DN ngoài quốc doanh; giảm dần tỷ trọng cho vay đối với những DNNN
đang hoạt động kém hiệu quả. Từng bước mở rộng tín dụng đối với thể nhân trên cơ sở
bám sát chương trình tín dụng như: Cho vay du học, cho vay trả góp mua nhà, mua ôtô, bất
động sản có giá trị, cho vay tiêu dùng đối với cá nhân...
Tiếp tục đa dạng hoá thành phần khách hàng theo hướng tăng tỷ trọng khách hàng có
Tài sản đảm bảo, nhất là đối với khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và
cho vay bán lẻ. Mở rộng cho vay đối với các khách hàng đang SXKD trong các ngành kinh
tế mũi nhọn, kinh doanh mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; cho vay thận trọng đối
với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường giá cả.

×