Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẢM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TRUNG HẠN TẠI BIDV CHI NHÁNH THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.83 KB, 7 trang )

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẢM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
VAY VỐN TRUNG HẠN TẠI BIDV CHI NHÁNH THĂNG LONG.
2.1. Định hướng phát triển của chi nhánh
Phát huy thành tích và kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua, trên
cơ sở các chỉ tiêu kinh tế của HSC BIDV giao, BIDV Thăng Long đã đề ra phương
hướng nhiệm vụ thi đua trong thời gian tới và nhiệm vụ cụ thể cho năm 2008. Các
phòng ban căn cứ vào những phương hướng, chỉ tiêu đó để cụ thể hoá nhiệm vụ
của mình và triển khai cho có kết quả :
- Về công tác huy động vốn: Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, chú trọng
huy động vốn của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, huy động cả nội tệ và
ngoại tệ, thiết lập một cơ cấu vốn tối ưu với phương châm huy động được nhiều
nguồn với giá hợp lý… từ đó tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân
hàng.
- Về công tác sử dụng vốn: Thực hiện cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, tập
trung vào kinh tế quốc doanh, mở rộng cho vay bằng cả nội và ngoại tệ, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giải
ngân kịp thời, đúng tiến độ với các dự án đang hoạt động;
- Về công tác thẩm định :hoàn thành nghiệp vụ thẩm định để chủ động trong việc
ngăn chặn những dự án không khả thi và tai trợ cho những dự án có hiệu quả cao.
Xem xét, thẩm định cho vay các dự án đầu tư mới; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đặc biệt là vốn đầu tư trung và dài hạn đạt tỷ trọng 35% tổng dư nợ cho vay nền
kinh tế, chú ý tăng cường cho vay cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất có thời hạn
dưới 5 năm, thu hồi nợ tăng để đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh tiền tệ.
- Về công tác thanh toán quốc tế: Mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại để có thêm
các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao được khối lượng và chất lượng công tác thanh
toán xuất nhập khẩu, thu hút được các khách hàng lớn là khách hàng xuất khẩu;
đảm bảo cung ứng nguồn ngoại tệ cho khách hàng thanh toán hàng nhập khẩu và
trả nợ nước ngoài.
- Về công tác kế toán: Phòng kế toán tiếp tục phối hợp với các phòng liên quan
trong việc thu hồi nợ trong đó chú trọng tới thu hồi nợ vay từ những năm trước;
hạch toán đúng đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.


- Về dịch vụ Ngân hàng: Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng như các dịch
vụ chuyển tiền nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
- Về công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ: Tiếp tục thực hiện chủ trương chấn chỉnh
hoạt động ngân hàng, lành mạnh hoá hoạt động ngân hàng của NHNN Việt Nam;
kịp thời phát hiện các biểu hiện vi phạm của khách hàng, của đội ngũ cán bộ, nhân
viên Ngân hàng.
- Về công tác tổ chức cán bộ: Ngân hàng chú trọng vào công tác đào tạo trình độ
nghiệp vụ của cán bộ nhân viên; tiếp tục đào tạo và quy hoạch đội ngũ cán bộ hàng
năm nhằm bố trí cán bộ phù hợp với khả năng làm việc của họ.
2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung hạn
tại BIDV chi nhánh Thăng long
2.2.1. Tăng cường thông tin phục vụ cho công tác thẩm định
Thông tin là căn cứ quan trọng để thẩm định dự án. Do đó việc nâng cao
chất lượng thu thập và xử lý thông tin sẽ góp phần vào việc hoàn thiện nghiệp vụ
thẩm định. Nguồn thông tin chính xác, phong phú thì kết quả thẩm định có độ
chính xác cao. Do đó, BIDV Chi nhánh Thăng Long một mặt phải gia tăng nguồn
cung cấp thông tin, mặt khác phải tìm cách xử lý, lưu trữ thông tin một cách có
hiệu quả.
Để nguồn thông tin phải đa dạng hơn nữa, ngoài việc yêu cầu doanh nghiệp
phải nộp các tài liệu liên quan đến dự án, cán bộ thẩm định phải phỏng vấn trực
tiếp người giao dịch của doanh nghiệp để chất vấn các thông tin không chính xác.
Đồng thời, kết hợp với việc thăm quan cơ sở sản xuất, văn phòng làm việc để điều
tra năng lực sản xuất, quản lý. Để đảm bảo các thông tin sử dụng là chính xác thì
ngoài những thông tin có được do doanh nghiệp cung cấp, cán bộ thẩm định còn có
thể thu thập các thông tin cần thiết từ nguồn bên ngoài như thông tin từ trung tâm
phòng ngừa rủi ro thuộc NHNN, từ các NHTM mà doanh nghiệp có quan hệ tín
dụng, từ các cơ quan quản lý kinh tế, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật, các thông tin
từ bạn hàng của doanh nghiệp, từ sách báo, tài liệu có liên quan.… Ngoài ra, cán
bộ thẩm định phải tự điều tra, thu thập thông tin trên thị trường.
Tuy nhiên, vấn đề thu thập thông tin nói trên là vấn đề hết sức khó khăn do

phạm vi thu thập thông tin rộng, đòi hỏi tốn khá nhều thời gian và chi phí, các kênh
cung cấp thông tin không đầy đủ và khó tiếp cận, trong khi cán bộ thẩm định bị
giới hạn về thời gian. Do vậy, cán bộ thẩm định phải thường xuyên lưu ý vấn đề
thu thập thông tin và lưu trữ thông tin một cách khoa học. Mặt khác, để thông tin
doanh nghiệp cung cấp đảm bảo tính khách quan, BIDV cần yêu cầu những thông
tin đó phải có xác nhận của cơ quan kiểm toán độc lập.
2.2.2. Hoàn thiện nội dung và quy trình thẩm định
NHĐT&PT VN có văn bản hướng dẫn thẩm định, song đó là văn bản hướng
dẫn chung cho toàn ngành và cho mỗi loại dự án. Hiện tại, công tác thẩm định tại
Chi nhánh Thăng Long chưa được thực hiện thống nhất bởi chưa có các chuẩn mực
chung bám sát tại các dự án. BIDV Chi nhánh Thăng Long cần phải xem xét việc
xây dựng một văn bản hướng dẫn về quy trình, nội dung thẩm định làm tiêu chuẩn
để có sự thống nhất các cán bộ thẩm định. Mặt khác, đối với mỗi loại dự án cần đề
ra những yêu cầu về nội dung thẩm định cho phù hợp với thực tế tại Chi nhánh.
Trong quy định mới về quy trình thẩm định có đưa ra hai phương pháp tính
là NPV, IRR và độ nhạy của dự án để phân tích tài chính. BIDV chi nhánh Thăng
Long có thể xem xét về những ưu điểm, nhược điểm của hai phương pháp này để
có thể áp dụng tính toán chỉ tiêu tài chính cho phù hợp với từng loại dự án.
Việc xác định thời hạn trả nợ, mức thu nợ, cách thức thu nợ gốc và lãi cũng
cần được tính toán sao cho phù hợp với năng lực sản xuất, tiến độ thực hiện dự án.
Thực tế NH thường tiến hành thu đều từng kỳ hay thu luỹ thoái với ý muốn thu hồi
công nợ càng nhanh càng tốt. Thực tế thì thời gian đầu, máy móc mới đưa vào vận
hành chưa chạy hết công suất, sản phẩm sản xuất ra ở giai đoạn thăm dò thị
trường.... Nếu ngân hàng yêu cầu mức trả nợ cao ngay thì doanh nghiệp chưa đủ
khả năng, do vậy ảnh hưởng tới sản xuất. Vì vậy, ngân hàng không nên chia đều
khoản thu gốc cho các kỳ luỹ thoái mà cần căn cứ vào dòng thu của dự án, đồng
thời tiến hành thu nợ gốc tăng dần theo thời gian, điều này phù hợp với quá trình
vận hành kết quả đầu tư. Việc thu lãi cần tính toán và thu cùng với việc thu lãi gốc
để phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tránh tình
trạng các doanh nghiệp phải vay ngắn hạn để trả lãi vì khó khăn tài chính do chưa

có nguồn thu từ dự án.
2.2.3. Xây dựng hệ thống khoa họa thông tin, ứng dụng khoa học công nghệ
hiện đại, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định dự án
đầu tư.
Công tác thẩm định diễn ra rất phức tạp, khối lượng công việc rất lớn, tốn nhiều
thời gian và công sức của cán bộ thẩm định. Cho nên, việc ứng dụng khoa học - kỹ
thuật - công nghệ hiện đại trong công tác thẩm định là rất cần thiết bởi cán bộ thẩm
định có thể tiết kiệm được thời gian, sức lực. Đồng thời cũng để tạo điều kiện, đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế hiện đại.
Bên cạnh đó, Chi nhánh Thăng Long nên tăng cường đổi mới, đầu tư trang
thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định dự án sao cho mỗi cán bộ thẩm định được
trang bị một máy vi tính và có mạng internet để phục vụ cho cán bộ trong việc tìm
hiểu thông tin phục vụ cho công việc.
2.2.4. Nâng cao trình đọ nghiệp vụ của cán bộ thẩm định
Trên thực tế, các cán bộ thẩm định đều có xu hướng coi trọng một số
phương diện này hơn các phương diện khác trong quá trình thẩm định. Mà từng
khía cạnh, từng vấn đề liên quan đến dự án đều rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp
tới doanh nghiệp, ngân hàng và xã hội. Cho nên việc hoàn thiện hơn nữa tính toàn
diện trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư hiện đang là một yêu cầu cấp bách,
đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa từ phía cán bộ thẩm định.
- Thông thường các cán bộ mới chỉ thẩm định về mặt tài chính của dự án, còn việc
nghiên cứu thị trường, đánh giá hiệu quả của dự án đối với toàn xã hội và đặc biệt
là các vấn đề liên quan đến kỹ thuật thì rất ít được đề cập đến. Sẽ rất khó nếu đòi
hỏi cán bộ thẩm định phải có ngay các trình độ trên. Bởi vậy, để đảm bảo nâng cao
chất lượng thẩm định dự án, Chi nhánh phải dần dần từng bước nâng cao trình độ
của cán bộ thẩm định bằng cách mở các lớp đào tạo, tổ chức các buổi hội thảo, mời
chuyên gia về nói chuyện, giao lưu trao đồi kinh nghiệm với ngân hàng bạn, tìm
các nguồn tài liệu trong nước và ngoài nước cho cán bộ thẩm định tham khảo....
2.3 Kiến nghị
2.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước

Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế, trong đó hệ thống chính sách của Chính
phủ là công cụ quản lý và điều tiết hầu hết các mối quan hệ trong nền kinh tế. Do
đó, bất cứ một sự thay đổi nào đều ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới các hoạt
động kinh tế đang diễn ra. Đồng thời, Nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng để
thực hiện chính sách tài chính tiền tệ. Trước mắt, ngân hàng vẫn là kênh cung cấp
vốn quan trọng nhất cho nền kinh tế nên Nhà nước cần tạo điều kiện cho ngân hàng
hoạt động, nhất là trong lĩnh vực đầu tư tín dụng.
Đẩy mạnh hoạt động kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập trong nền
kinh tế, đặc biệt là các công ty kiểm toán độc lập vì đây là nơi cung cấp thông tin
cho công tác thẩm định tương đối chính xác. Để nâng cao hiệu quả của công tác
kiểm toán, trước mắt, cần có sự thống nhất giữa các Công ty kiểm toán Việt Nam,
cụ thể hoá các chuẩn mực kiểm toán sao cho phù hợp với hoạt động kiểm toán
quôc tế. Quốc hội cần quy định các báo cáo tài chính cần phải có sự xác nhận của
công ty kiểm toán.
Hiện nay, tài sản tại các Doanh nghiệp nhà nước do Tổng cục quản lý vốn và
tài sản quản lý. Để hoạt động cho vay của ngân hàng được đảm bảo, Chính phủ cần

×