Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.22 KB, 18 trang )

HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 Một số vấn đề về tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của tín dụng
- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu
sang người sử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi được một lượng giá trị lớn hơn
lượng giá trị ban đầu
Trong quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung sau:
- Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất
định,giá trị này có thể dưới hình thái tiền hoặc dưới hình thức hiện vật như hàng
hoá, máy móc thiết bị, bất động sản.
- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định,sau khi hết
thời hạn sử dụng theo thoả thuận người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay
- Giá trị được hoàn trả thông thường lớn hơn gía trị lúc cho vay hay nói cách khác
người đi vay phải trả thêm phần lợi tức
Đặc trưng của tín dụng là: lòng tin, tính thời hạn, và tính hoàn trả
1.1.2 Các hình thức tín dụng của Ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp
1.1.2.1 Căn cứ vào mục đích:
Theo căn cứ này tín dụng của ngân hàng thương mại được chia thành:
- Tín dụng bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm bất
động sản nhà ở, bất động sản trong công nghiệp, thương mại và dịch vụ…
- Tín dụng công nghiệp và thương mại: đây là hình thức cho vay ngắn hạn
để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công
nghiệp, thương mại và dịch vụ
- Tín dụng nông nghịêp: đây là hình thức tín dụng cung cấp vốn cho các cá
nhân ,tổ chức ,doanh nghịêp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để mua sắm
phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng ,thức ăn gia súc…
- Tín dụng thuê mua
1.1.2.2 Căn cứ vào thời hạn cho vay:
Được chia thành các loại:
- Tín dụng ngắn hạn: Hình thức tín dụng có thời hạn dưới 1 năm chủ yếu bù


đắp cho sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn
hạn của các cá nhân
- Tín dụng trung hạn: Là hình thức tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm
- Tín dụng dài hạn: Hình thức tín dụng có thời hạn trên 5 năm.Đây là hình
thức tín dụng được sử dụng chủ yếu đối với những dự án xây dựng lớn như : Xây
dựng cầu cảng, đường quốc lộ…
1.1.2.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
- Tín dụng không bảo đảm: Là hình thức tín dụng không có tài sản đảm bảo
thế chấp, cầm cố, hay có sự bảo lãnh của người thứ 3. Trong hình thức này người
đi vay chu yếu dựa vào uy tín và mối quan hệ truyền thống của bản thân mình với
ngân hàng để được cho vay. Những khách hàng của hình thức tín dụng này chủ yếu
là những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh
và đồng thời có năng lực quản lý tốt.
- Tín dụng có bảo đảm: Đây là hình thức tín dụng mà các khoản tiền của
ngân hàng khi cho vay được đảm bảo bằng tài sản thế chấp cầm cố hoặc dứơi sự
bảo lãnh của bên thứ 3. Như trên đã nói tín dụng chủ yếu là căn cưa vào uy tín, tuy
nhiên tài sản đảm bảo là một giải pháp khôn ngoan đối với đối tượng vay chưa đủ
tin cậy nhưng ngân hàng cũng không muôn đánh mất khách hàng này
1.1.2.4 Căn cứ vào hình thái tín dụng của ngân hàng:
- Tín dụng bằng tiền: là hình thức tín dụng mà hình thái giá trị được biểu
hiện dưới dạng tiền
- Tín dụng bằng tài sản: Là hình thức tín dụng hình thái giá trị được biểu
hiện bằng tài sản phổ biến là tài trợ thuê mua.Trong hình thức thuê mua,ngân hàng
cung cấp trực tiếp cho khách hàng và định kỳ khách hàng sẽ trả nợ bao gồm cả gốc
và lãi.
1.1.2.5 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:
- Tín dụng trả góp: Đây là hình thức tín dụng mà khách hàng phải trả gốc và
lãi theo định kỳ
-- Tín dụng phi trả góp: Là loại tín dụng được thanh toán một lần theo thời
hạn ghi trên hợp đồng

- Tín dụng theo yêu cầu (hình thức thấu chi)
1.1.2.6 Căn cứ vào xuất sứ của tin dụng:
-Tín dụng trực tiếp: Đây là hình thức tín dụng mà trong đó ngân hàng là
người cung cấp trực tiếp cho khách hàng và khách hàng là người hoàn trả trực tiếp
cho ngân hàng
-Tín dụng gián tiếp: Hình thức tín dụng mà người đi vay và người thanh toán
là những người khác nhau
Cho vay gián tiếp bao gồm các loại:
-Chiết khấu thương mại: Người thụ hưởng thương phiếu chưa đáo hạn khi
cần tiền có thể nhượng lại cho ngân hàng và ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một
số tiền bằng mệnh giá trừ đi một khoản gồm lãi chiết khấu và hoa hồng.Khi thương
phiếu đáo hạn người thụ lệnh sẽ phải thanh toán cho ngân hàng
-Mua các khoản nợ của doanh nghiệp: Nghiệp vụ này gần giống với chiết
khấu chỉ có điểm khác biệt như sau:
+Hợp đồng mua nợ là là hợp đồng không được truy đòi
+ Lãi suất ngân hàng được hưởng trong trường hợp này cao hơn so với các
nghiệp vụ khác do rủi ro của hoạt động này thường lớn (do không được truy đòi)
- Nghiệp vụ bảo lãnh : Ngân hàng dùng uy tín của mình để bảo lãnh cho
khách hàng có thể vay vốn . Trong hình thức này ngân hàng không phải trực tiếp
cung cấp tín dụng cho khách hành nhưng nếu khách hàng không thực hiện được
nghĩa vụ trong hợp đồng thì ngân hàng phải thay khách hàng thực hiện nghĩa vụ
thanh toán.
1.1.3 Quy trình cho vay doanh nghiệp
1.1.3.1 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu : Cán bộ tín dụng hướng dẫn
khách hàng cung cấp những thông tin về khách hàng ; Các quy định cuả ngân hàng
mà khách hàng phải đáp ứng về điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ
cần thiết để được ngân hàng cho vay.
- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng : Cán bộ tín dụng hướng dẫn
khách hàng hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu và thiết lập hồ sơ.

1.1.3.2 Thẩm định các điều kiện vay vốn
a,Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn : Cán bộ tín dụng kiểm tra
tính đâỳ đủ, xác thực và hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành
ra chúng hoặc qua các kênh thông tin. Bao gồm các công việc sau:
-Kiểm tra hồ sơ khách hàng
-Kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ đảm bảo tiền vay
-Kiểm tra mục đích vay vốn
b,Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh
doanh/dự án đầu tư
-Về khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu thêm thông tin về:
+ Ban lãnh đạo của khách hàng vay vốn
+Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ
hiện có của khách hàng
+ Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng
+ Đánh giá tài sản nợ vay( nếu có)
- Về phương án sản xuất kinh doanh /dự án đầu tư: Cán bộ tín dụng tìm
hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với các yếu tố đầu vào, đầu ra
cuả sản phẩm mà phương án sản xuất kinh doanh dự án đầu tư tạo ra ;Kinh
nghiệm, năng lực triển khai phương an/dự án ,khả năng quản lý và thực hiện của
chủ dự án….
C,Kiểm tra xác minh thông tin ,qua các nguồn sau:
- Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại ngân hàng
-Thông qua trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước và phòng
thông tin kinh tế-tài chính-ngân hàng-ngân hàng công thương Việt Nam
- Thông qua các bạn hàng, đối tác làm ăn
- Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay
- Các ngân hàng mà khách hàng hiện vay vốn/Trước đó vay vốn
d, Phân tích ngành
Cán bộ tín dụng tiến hành tìm hiểu và phân tích về ngành mà phương án
vay vốn/ dự án đầu tư thực hiện theo

e, Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
*Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực
quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp.
*Phân tich, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính
g, Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt
h, Phân tích thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư
i, Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay
1.1.3.3 Xác định phương thức cho vay
1.1.3.4 Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện vay vốn, điều kiện thanh toán
và xác định lãi suất cho vay
1.1.3.5 Lập tờ trình thẩm định cho vay
1.1.3.6 Tái thẩm định khoản vay
1.1.3.7 Trình duyệt khoản vay
1.1.3.8 Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ
và tài sản đảm bảo
1.1.3.9 Giải ngân
1.1.3.10 Kiểm tra giám sát khoản vay
1.1.3.11 Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh
1.1.3.12 Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay
1.1.3.13 Giải chất tài sản đảm bảo
- Xuất kho giấy tờ và tài sản đảm bảo
- Xoá đăng ký giao dịch bảo đảm
1.1.3.14 Lưu trữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay
1.1.4 Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại
Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở
thành cương lĩnh chung cho các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá
trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm
hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
1.1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng:
- Nhu cầu tín dụng của khách hàng

- Khả năng sinh lời và rủi ro tiềm năng của khách hàng sẽ quyết định tính an
toàn và sinh lợi của hoạt động tín dụng. Do đó chính sách tín dụng của ngân hàng
được xây dựng dựa trên dự đoán tương lai cũng như dự đoán trong quá khứ về rủi
ro tín dụng.
- Chính sách của Chính Phủ và ngân hàng nhà nước như chính sách ưu đãi,
chính sách tỷ giá, chính sách phát triển hệ thống tài chính….ảnh hưởng đến chính
sách tín dụng.
- Quy mô, kết cấu, tính ổn định của các khoản tiền, khả năng vay mượn của
ngân hàng, ….đã ảnh hưởng rất lớn đến chính sách tín dụng
1.1.4.2 Chính sách tín dụng chung của ngân hàng công thương:
Nguyên tắc chung :
- Tự chủ ,và tự chịu trách nhiệm: Cá nhân ,tập thể được phân cấp uỷ quyền
quyết định cấp tín dụng tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; không được
chấp hành bất cứ sự can thiệp trái pháp luật của tổ chức ,cá nhân nào đối với quyền
tự chủ trong quá trình cấp tín dụng và thu hối nợ của ngân hàng công thương Việt
Nam
Trách nhiệm của từng cá nhân trong quy trình tín dụng phải được phân định
rõ ràng. Cán bộ tín dụng ,cán bộ thẩm định, lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín dụng và
cán bộ có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Ngân Hàng Công Thương Việt
Nam Phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân mình trong phần
việc được giao. Mỗi cá nhân phải tự chịu trách nhiệm sai sót chủ quan của bản thân
mình trong quá trình thực hiện quy trình nghiệp vụ và chức năng nhiệm vụ theo
quy định
Người thẩm định tín dụng phải độc quyền với người ra quyết định cấp tín dụng
nhằm đảm bảo tính khách quan, giảm thiểu rủi ro tín dụng.
- Kinh doanh tín dụng theo nguyên tắc thương mại và thị trường:
+Hoạt động cấp tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc kinh doanh : lấy thu để
bù chi ,trích lập đủ dự phòng rủi ro và có lãi.
+ Chỉ cấp tín dụng cho các phương án /dự án vay vốn có hiệu quả kinh tế
đảm bảo tạo ra nguồn để trả nợ vay ngân hàng cả gốc và lãi. Không cấp tín dụng

đối với các phương án/ dự án thuộc loại tín dụng chính sách; hoặc các phương án/
dự án không có hiệu quả ,khả năng trả nợ khó khăn hoặc mức rủi ro lớn.
+ Phát triển các dịch vụ tín dụng của Ngân Hàng Công Thương trên cơ sở
phù hợp với nhu cầu của khách hàng
+ Điều kiện cấp tín dụng không phân biệt đối với các khách hàng có hình
thức sở hữu khác nhau.

×