Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi và thương phiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.05 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
ĐỀ TÀI: TÍN PHIẾU KHO BẠC, CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI VÀ THƯƠNG
PHIẾU
GIẢNG VIÊN: HOÀNG THỌ PHÚ
NHÓM: TIỀN LÀ TỆ
1. BÙI DIỄM DIỄM
2. NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
3. TRẦN VŨ ĐỨC
4. TRẦN BẢO KHUYÊN
5. VŨ NGỌC LAN
6. LÊ Ý NHI
Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi và thương phiếu
Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 2 năm 2011
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC
1 Bùi Diễm Diễm K094020130
- Tìm kiếm tài liệu phần
Chứng chỉ tiền gửi
- Chỉnh sửa file word và
powerpoint.
- Thuyết trình phần Chứng
chỉ tiền gửi
2 Nguyễn Thị Thùy Dung K094020131
- Tìm kiếm tài liệu phần
Thương phiếu.
- Tổng hợp file word, làm
powerpoint.
- Thuyết trình phần Thương
phiếu.


3 Trần Vũ Đức K094020137
- Tìm kiếm phần tài liệu
Thương phiếu
- Thuyết trình phần Thương
phiếu
4 Trần Bảo Khuyên K094020166
- Tìm kiếm tài liệu phần Tín
phiếu kho bạc.
- Thuyết trình phần Tín phiếu
kho bạc.
5 Vũ Ngọc Lan K094020183
- Tìm kiếm tài liệu phần Tín
phiếu kho bạc
- Thuyết trình phần Tín phiếu
kho bạc.
6 Lê Ý Nhi K094020202
- Tìm kiếm tài liệu phần
Chứng chỉ tiền gửi.
- Thuyết trình phần Chứng
chỉ tiền gửi.
2
Nhóm: Tiền là tệ
Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi và thương phiếu
MỤC LỤC
1. Định nghĩa ................................................................................................................................................ 3
2. Đặc điểm của tín phiếu kho bạc: .............................................................................................................. 4
3. Quá trình phát hành tín phiếu .................................................................................................................. 5
4. Định giá tín phiếu kho bạc khi phát hành trên thị trường sơ cấp ............................................................ 5
5. Định giá tín phiếu kho bạc mua bán trên thị trường thứ cấp ................................................................... 6
1.Định nghĩa chứng chỉ tiền gửi ................................................................................................................... 9

2. Các tổ chức phát hành: ............................................................................................................................ 9
3. Người mua: ............................................................................................................................................... 9
4. Kì hạn: ....................................................................................................................................................... 9
5. Cách tính lãi: ........................................................................................................................................... 10
6. Các qui định khi mua – bán: ................................................................................................................... 10
7. Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi ngân hành .......................................................................... 10
a. Ưu điểm: ............................................................................................................................................. 10
b. Nhược điểm: ....................................................................................................................................... 11
8. Các hình thức chứng chỉ tiền gửi: .......................................................................................................... 11
III. Thương phiếu ............................................................................................................................................ 12
1. Định nghĩa thương phiếu (Commercial paper) ...................................................................................... 12
2. Phân loại thương phiếu .......................................................................................................................... 12
3. Tính chất của thương phiếu ................................................................................................................... 12
4. Ích lợi và nhược điểm của thương phiếu ............................................................................................... 13
a. Ích lợi chủ yếu của thương phiếu ...................................................................................................... 13
b. Nhược điểm của thương phiếu .......................................................................................................... 14
5. Hoạt động chiết khấu thương phiếu trên thị trường .............................................................................. 14
6. Tình hình thương phiếu tại Việt Nam ..................................................................................................... 16
7. Giải pháp cho hoạt động của thương phiếu tại Việt Nam ..................................................................... 16
I. TÍN PHIẾU KHO BẠC
1. Định nghĩa
3
Nhóm: Tiền là tệ
Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi và thương phiếu
Tín phiếu kho bạc là loại giấy nợ do chính phủ phát hành có kỳ hạn dưới một năm để bù
đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước và là một công cụ trong những công cụ quan
trọng để Ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ (tại Việt Nam, tín phiếu kho bạc
do Bộ Tài chính phát hành). Tín phiếu kho bạc thường có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng
hay 9 tháng với một hay nhiều mức mệnh giá. Tín phiếu kho bạc thường được coi là không có
rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản).

2. Đặc điểm của tín phiếu kho bạc:
- Do kho bạc nhà nước phát hành.
- Mục đích phát hành:
+ Nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước.
+ Là công cụ quan trọng để ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ.
- Lãi suất: cao
- Đặc điểm loại chứng khoán: Chiết khấu hoặc mang mệnh giá.
- Mức độ rủi ro vỡ nợ: thấp nhất trong tất cả các công cụ trên thị trường tiền tệ.
Tín phiếu kho bạc thường được coi là không có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản) vì nó được
Nhà nước bảo đảm thanh toán và thời hạn ngắn nên tác động của sự biến động lãi suất trên
thị trường tiền tệ không đáng kể.
- Tính thanh khoản (tính lỏng): là công cụ có tính thanh khoản cao nhất.
- Thời hạn của tín phiếu kho bạc: thường là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm với một hay
nhiều mức mệnh giá.
- Hình thức phát hành: đấu thẩu, phát hành trực tiếp qua kho bạc, phát hành qua đại lí trên thị
trường thứ cấp.
*Ưu điểm:
- Nhà nước tiết kiệm được nhiều chi phí vay nợ.
- Ngân hàng trung ương thống nhất chỉ đạo chính sách lãi suất, tạo lập thị trường tiền tệ, tạo
điều kiện thị trường mở.
- Sự kết hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng trung ương được thường xuyên, đồng bộ và kịp
thời.
4
Nhóm: Tiền là tệ
Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi và thương phiếu
3. Quá trình phát hành tín phiếu
Tín phiếu kho bạc được phát hành trên thị trường sơ cấp trên cơ sở đấu thầu.
Tại Việt Nam, các tổ chức tham gia đấu thầu thường là các tổ chức tín dụng, công ty bảo
hiểm thỏa mãn một số quy định trong đó quan trọng nhất là phải có vốn pháp định bằng hoặc
cao hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Có hai hình thức đấu thầu là ngang mệnh giá và chiết khấu.
Các phiếu đặt thầu bao gồm thông tin về lãi suất và khối lượng tín phiếu đặt thầu. Việc
xác định khối lượng và lãi suất trúng thầu của tín phiếu kho bạc được dựa vào khối lượng và lãi
suất đặt thầu của các thành viên, và khối lượng tín phiếu kho bạc chính phủ muốn huy động.
Khối lượng tín phiếu kho bạc trúng thầu được tính theo thứ tự tăng lên của lãi suất đặt
thầu.
Tại mức lãi suất đặt thầu cao nhất mà khối lượng tín phiếu đặt thầu vượt quá khối lượng
dự kiến huy động, thì khối lượng tín phiếu trúng thầu sẽ được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu,
tỷ lệ thuận với khối lượng tín phiếu đặt thầu của từng phiếu tại mức lãi suất đó. Lãi suất phát
hành tín phiếu là lãi suất trúng thầu cao nhất được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng
trúng thầu.
Khung 1: Quy chế đấu thầu tín phiếu kho bạc (02 tháng 02 năm 2001)
Các đối tượng được phép tham gia thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc tại Ngân hàng
Nhà nước phải là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định từ 20 tỷ đồng trở lên, có
tài khoản tiền đồng mở tại Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng được chỉ định. Ngoài ra,
Ngân hàng Nhà nước cũng quy định rằng mỗi thành viên tham gia thị trường đấu thầu tín phiếu
kho bạc phải kí quỹ tại Ngân hàng Nhà nước tối thiểu 5% giá trị đăng kí đấu thầu.
4. Định giá tín phiếu kho bạc khi phát hành trên thị trường sơ cấp
Tín phiếu kho bạc là loại tín phiếu chiết khấu. Điều đó có nghĩa là, tín phiếu được bán
thấp hơn mệnh giá và thanh toán theo mệnh giá khi đáo hạn, chứ không trả lãi theo định kỳ. Giá
tín phiếu bán ra khi phát hành được tính theo công thức sau:
5
Nhóm: Tiền là tệ
Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi và thương phiếu
P = (2)
Trong đó,
P là giá tín phiếu kho bạc bán ra
F là mệnh giá tín phiếu kho bạc
r là lãi suất tín phiếu kho bạc trúng thầu (%/năm)
T là kỳ hạn của tín phiếu

365 ngày trong năm
Giải thích: F là mệnh giá của tín phiếu, hay là giá trị người giữ tín phiếu nhận lại khi đáo
hạn.Vì từ khi phát hành đến khi đáo hạn, tín phiếu không trả lãi suất, nên giá tín phiếu khi
phát hành sẽ bằng giá trị hiện tại của F, với tỷ lệ chiết khấu là rT/365, vì r (lãi suất %/năm)
được chuyển về rT/365 là lãi suất %/kỳ hạn của tín phiếu.
Khung 3: Ví dụ định giá tín phiếu kho bạc khi phát hành
Trong ví dụ ở Khung 1, mệnh giá tín phiếu kho bạc là F = 1.000.000đ, kỳ hạn T = 91
ngày (3 tháng), lãi suất trúng thầu r = 4,95%/năm.
P = = = 987, 809 đ
5. Định giá tín phiếu kho bạc mua bán trên thị trường thứ cấp
Về cơ bản, công thức 2 vẫn được áp dụng, nhưng lúc này ta phải chiết khấu bằng lãi suất
không rủi ro hiện hành trên thị trường là i %/năm.
Giá tín phiếu kho bạc mua bán lại trên thị trường thứ cấp được tính theo công thức sau:
6
Nhóm: Tiền là tệ
Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi và thương phiếu
P =
Trong đó:
P là giá tín phiếu kho bạc
F là mệnh giá tín phiếu kho bạc
i là lãi suất không rủi ro hiện hành trên thị trường (%/năm)
t số ngày từ thời điểm tính toán đến khi tín phiếu đáo hạn
365 là số ngày trong năm
Ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước tối thiểu 5% giá trị đăng ký đấu thầu.1 Ở một số quốc
gia (trong đó có Việt Nam), chính phủ đưa ra lãi suất chỉ đạo trong quá trình đấu thầu và lãi
suất trúng thầu không được vượt quá lãi suất chỉ đạo này. Lãi suất chỉ đạo được áp dụng để giới
hạn mức lãi tối đa mà chính phủ phải trả cho tín phiếu kho bạc huy động, nhưng khi áp dụng
biện pháp này thì chính phủ có thể không huy động được đủ khối lượng tín phiếu mong muốn.
Khung 2: Ví dụ về phát hành tín phiếu kho bạc
Trong đợt phát hành 26/06/2000, chính phủ dự kiến huy động 300 tỷ đồng

(300.000 tín phiếu, mỗi tín phiếu có mệnh giá 1 triệu đồng, kỳ hạn 3 tháng).
Số thành viên dự thầu là 4.
Phiếu đặt thầu Lãi suất đặt thầu Khối lượng tín phiếu đặt thầu
Thành viên A 4,50% 100 tỷ đồng
Thành viên B 4,95% 140 tỷ đồng
7
Nhóm: Tiền là tệ

×