Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN: Ứng dụng công nghệ thực tế ảo AR-VR trong việc tạo kho tư liệu Địa lý 12.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 20 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT DTNT C2-3 VĨNH PHÚC
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Ứng dụng công nghệ thực tế ảo AR-VR trong việc tạo kho tư
liệu Địa lý 12.
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Mỹ Hằng
Mã sáng kiến: 04.58.02

Vĩnh Phúc, năm 2020
1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Ứng dụng công nghệ thực tế ảo AR-VR trong việc tạo
kho tư liệu địa lý 12

Vĩnh Phúc, năm 2020
2


MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu …………………………………………………………….………. 4
2. Tên sáng kiến: ………………………………………………………….………... 5
3. Tác giả sáng kiến: ………………………………….……………………………. 5
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:…………………………………………….….……5


5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:………………………………………………..……5
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ……………….……5
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:…………………………………………………. 5
7.1. Về nội dung của sáng kiến: ………………………………………….…. 5
7.1.1. Công nghệ thực tế ảo AR-VR là gì? ……………………………….….. 5
7.1.2. Phần mềm HP Reveal …………………………………………….….... 7
7.1.3. Nội dung kho tư liệu Địa lý 12 được gắn vào HP Reveal……………...13
7.1.4. Điều kiện cần để thực hiện sáng kiến ………………………………….14
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: …………………………………. 16
8. Những thông tin cần được bảo mật: ………………………………………….. 16
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: …………………………….… 16
10. Đánh giá lợi ích thu được ……………………………………………….…….16
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến
theo
ý
kiến
của
tác
giả:.............................................................................................. 16
10.1.1 Học sinh thu được ……………………………………………………………16
10.1.2. Đối với giáo viên …………...……………………………………………….18
10.1.3. Về mặt xã hội ………………………………………………………………..18
10.1.4. Giá trị kinh tế từ sáng kiến ………………………..……………………….. 18
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến
theo
ý
kiến
của

tổ
chức,

nhân……………………………………………………….. 19
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu (nếu có):……………………………………………………… ..19
3


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Trong cuốn sách “ Tôi, tương lai và thế giới” (Nguyễn Phi Vân), giáo sư
Trương Nguyệt Thành của Đại học Utah (Hoa Kỳ) đã nói về cuộc cách mạng 4.0 như
sau: “Môi trường sống của chúng ta kể cả ở Việt Nam đang thay đổi với tốc độ
chưa từng có do Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại. Trong sự thay đổi ấy, luật
tiến hóa của vạn vật sẽ là tấm lưới chọn lọc những ai tồn tại. Đó không phải là
người thông minh nhất, cũng không phải là người mạnh nhất hay nhanh nhất mà
là người có khả năng thích nghi cao nhất”. Và khả năng thích nghi đó chính là kỹ
năng tự học – kỹ năng quan trọng nhất của cả đời người để còn có thể sống còn cùng
với máy. Trong cuộc cách mạng số hiện nay, học sinh có thể hoàn toàn tự học nhờ các
ứng dụng công nghệ hoặc nhờ các website trực tuyến, vậy thì vai trò của giáo viên
chúng ta ở đâu? Vai trò của giáo viên chính là người dẫn dắt học sinh cách sử dụng
các công cụ đó làm sao để đạt được hiệu quả học tập cao nhất. Hướng dẫn học sinh
học bằng công nghệ thực tế ảo là một trong những công cụ mà giáo viên có thể
hướng dẫn học sinh học tập một cách sinh động và hiệu quả.
Ở các nước trên thế giới, việc đưa công cụ thực tế ảo vào dạy học không còn là
điều xa lạ nhưng ở Việt Nam còn khá mới mẻ và đang nhận được nhiều sự quan tâm
của cộng đồng giáo viên trong thời gian gần đây. Nếu tra cứu cụm từ “AR, VR in
education” sẽ cho ra khoảng 59 triệu kết quả trong vòng 43 giây, còn tra cứu bằng

tiếng Việt “AR, VR trong giáo dục” sẽ 142 000 kết quả trong vòng 43 giây, “công
nghệ thực tế ảo trong giáo dục” cho khoảng 12 triệu kết quả trong vòng 36 giây. Ứng
dụng thực tế ảo trong ngành giáo dục đã đem đến phương thức đào tạo hoàn toàn mới
mẻ, trực quan, sinh động, việc học trở nên thú vị hơn rất nhiều; giúp cải thiện môi
trường giáo dục, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng học tập của học sinh, sinh
viên. Vì là vấn đề khá mới ở Việt Nam, lại đòi hỏi sự nhạy bén với công nghệ nên các
4


bạn giáo viên trẻ, hệ thống trường tư thục như FPT, Tây Úc (Hà Nội) … thường đi
tiên phong trong lĩnh vực này. Trên các diễn đàn như MIE Exper Việt Nam, Lớp học
sáng tạo kết hợp với cục công nghệ thông tin của Bộ giáo dục … cũng có những
hướng dẫn giáo viên thực hiện công cụ online. Trên điện thoại, mỗi giáo viên cũng có
thể tra cứu những ứng dụng thực tế ảo có sẵn và sử dụng cho bộ môn của mình.
Tại trường THPT DTNT C2-3 Vĩnh Phúc nơi tôi đang công tác, công nghệ
thực tế ảo là điều gì đó còn rất xa lạ với cả giáo viên và học sinh. Với mong muốn
giúp các em có những kiến thức một cách hệ thống để phục vụ cho việc tự học và
cũng để biến cuốn sách giáo khoa khô khan thành cuốn sách đa phương tiện, sinh
động, hấp dẫn hơn, tôi xin viết lại những kinh nghiệm khi sử dụng công nghệ thực tế
ảo là phần mềm HP Reveal để tạo kho tư liệu là bài giảng Địa lý 12 phục vụ cho việc
tự học của học sinh.
2. Tên sáng kiến:
“Ứng dụng công nghệ thực tế ảo AR-VR trong việc tạo kho tư liệu Địa lý 12”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Hằng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường DTNT C2-3 Vĩnh Phúc – Ngõ 11, phường Đồng
Tâm, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0914360799.
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Sáng kiến là kết quả của tinh thần tự học và học hỏi

đồng nghiệp trong Dự án công nghệ thực tế ảo AR-VR (AR-VR IN BIOLOGY&
GEOGRAPHY LEARNING) của cô giáo Hoàng Thị Hiền
( kết hợp với cục
CNTT hè 2019. Trên cơ sở kiến kiến thức và kinh nghiệm thu được, tác giả đã áp
dụng vào quá trình giảng dạy tại địa phương của mình.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
5


Trong dạy học địa lý nói riêng và các môn học trong nhà trường nói chung.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/9/2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
7.1.1. Khái quát về công nghệ thực tế ảo AR-VR
Một vài năm trở lại đây, công nghệ thực tế ảo được sử dụng rộng rãi trong đời
sống, trong giáo dục cũng đã và đang có những bước chuyển biến mới.
Công nghệ thực tế ảo (Vertual Realyti - VR) là môi trường con người có thể
mô phỏng chân thực thế giới thực người xem có thể thực hiện các thao tác tiến, lùi,
xoay trái, xoay phải…và phải có kính, hiển thị qua màn hình máy tính để có những
góc nhìn chân thực nhất, đem lại những trải nghiệm thực tế và ấn tượng. Đối với
người học, việc trải nghiệm qua thực tế giúp họ hiểu và ghi nhớ kiến thức sâu hơn,
đồng thời cũng khơi gợi trí tò mò, sự hứng thú đối với quá trình học tập.

Hình 1. Thực tế ảo trong môn sinh
( />
Thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality – AR) là công nghệ phát triển đi
sâu hơn VR, tập trung vào thế giới thật với thông tin ảo, không phải tách ra một
không gian riêng như AR. Thực tế ảo tăng cường cho phép người dùng có thể tương
6



tác với không gian ảo ngay trong đời thực, có thể sờ, chạm vào mọi thứ trong không
gian đó. Không cần kính như thực tế ảo, giáo viên và học sinh chỉ cần máy tính bảng
hoặc điện thoại là có thể du lịch đến bất cứ đâu, khám phá bất cứ điều gì mình muốn.
Thực tế ảo tăng cường giúp đưa nội dung học lý thuyết vào thực hành, cho
phép học sinh trải nghiệm kiến thức thông qua tương tác một cách sinh động. Khác
với thực tế ảo (Virtual Reality - VR), vốn được thiết kế cho người sử dụng tương tác
hoàn toàn trong không gian mô phỏng, AR giúp người dùng tương tác với nội dung
ảo trong môi trường thật. Sự tương tác của đồ họa, âm thanh và các cảm giác cải tiến
khác trong môi trường thực tế - tất cả đều được hiển thị trong thời gian và không gian
thực. Với đặc điểm này, AR có thể là tương lai của giáo dục 4.0. Với những tính năng
thiết thực, AR sẽ góp phần hỗ trợ các mục tiêu học tập cá nhân của học sinh bằng
cách đưa nội dung học lý thuyết vào thực hành, trải nghiệm trực tiếp thông qua tương
tác một cách sinh động và tiết kiệm chi phí. AR không chỉ góp phần đưa nội dung học
tập tới học sinh một cách hấp dẫn, mà thông qua đó, học sinh còn đạt được hiểu biết
tốt hơn về các khái niệm mà giáo viên đã giải thích trong bài giảng trên lớp hoặc đọc trong sách
giáo khoa truyền thống.

Hình 2: Công nghệ thực tế ảo tăng cường trong bài học Địa lý
7.1.2. Giới thiệu về phần mềm HP Reveal.
7


HP Reveal là một ứng dụng miễn phí thuộc nhóm thực tế tăng cường dành cho
thiết bị di động dựa trên iOS và Android. Với phần mềm này, chúng ta có thể tạo một
lớp phủ là hình ảnh động lên hình ảnh tĩnh trong sách giáo khoa để học sinh theo dõi,
nghiên cứu và hiểu rõ hơn về bài học. Để có được kho tư liệu này, giáo viên cần
chuẩn bị các hình ảnh, có thể là sơ đồ tư duy, có thể là tranh ảnh trực quan cho bài
học. Cũng có thể là những video định dạng .mp4 là nội dung bài giảng thêm phần
thuyết minh của giáo viên hoặc âm nhạc để tạo hứng thú cho học sinh.

7.1.2.1. Cách cài đặt phần mềm HP Reveal như sau:
Bước 1: Tải phần mềm HP Reveal (dùng được cho cả điện thoại IOS và
Androi).

Hình 3: Cài đặt phần mềm HP Reveal
Bước 2: Cài đặt chương trình và tạo một tài khoản

8


Hình 4,5: Tạo tài khoản trên phần mềm HP Reveal
Như vậy là công việc cài đặt phần mềm đã hoàn thành.
7.1.2.2. Cách sử dụng phần mềm HP Reveal
- Cách tạo một lớp phủ là hình ảnh động trên các trang sách: Điều kiện là mình
đã có sẵn các file .mp4 kích thước không quá 30M, khoảng trên dưới 10 phút. Các
file .mp4 này có thể tạo ra từ các file .gif, .pptx… có sẵn trong máy, phù hợp với bài
học mà giáo viên định cho học sinh tìm hiểu. Ví dụ, giáo viên muốn đưa tư liệu là
video về ý nghĩa của việc phát triển cơ sở hạ tầng Duyên hải Nam Trung Bộ thì chuẩn
bị sẵn video đúng định dạng trong máy điện thoại rồi làm như sau:
Bước 1: Sau khi tạo tài khoản, ấn vào dấu cộng ở góc trên cùng bên phải

9


Hình 6: Tạo lớp phủ cho phần mềm HP Reveal.
Bước 2: Chụp vào ảnh mà giáo viên định cài đặt video, thông tin vào trang
sách tương ứng. Dấu chấm báo ở khu vực màu xanh thì hình ảnh mới đảm bảo dùng
được.

Hình 7: Tạo lớp phủ cho phần mềm HP Reveal – chụp ảnh vị trí cần phủ


10


Bước 3: Chọn đường link tới video đã chuẩn bị trước có trong điện thoại.
Trong trường hợp này ta sẽ link đến video về cơ sở hạ tầng Duyên hải Nam Trung Bộ
đã chuẩn bị sẵn trong điện thoại.
Bước 4: Định vị lớp phủ để đạt được kích thước, vị trí mong muốn. Sau khi
hoàn thành bấm Next.
Bước 5: Đặt tên cho lớp phủ rồi ấn Submit. Chú ý, khi đặt tên lớp phủ thì cần
đặt tên có hệ thống, ví dụ Trang – mục – nội dung cho dễ tìm.
Bước 6: Quay trở lại trang chủ. Hãy thử bằng cách quét ảnh đã chụp. Trong
trường hợp này, để cần xem video về cơ sở hạ tầng của Duyên hải Nam Trung Bộ đã
được phủ như thế nào thì ta quét lại vị trí đã chụp sách ban đầu.

Hình 8,9: các lớp phủ có trong kênh chia sẻ
- Cách tạo một kênh HP Reveal để chia sẻ: Khi ta đưa các lớp phủ vào phần
mềm với các thao tác như trên thì các lớp phủ này đều nằm trong một kênh có tên là
My Auras. Vậy thì làm thế nào để có thể chia sẻ các kênh này tới học sinh?

11


Bước 1: Đưa lớp phủ mới lên, thao tác như bước 1 đến 5 ở phần trên. Sau khi
đặt tên cho lớp phủ thì chọn “Create a new chanel”, phần mềm sẽ hiển thị ra một
trang mới để chúng ta cài đặt cho trang định chia sẻ. Nếu chúng ta chọn chế độ Public
có nghĩa là ai biết đến tên trang đều có thể xem được, nếu chọn chế độ Private thì chỉ
những người nhận được link chia sẻ mới có thể xem được. Sau khi lựa chọn xong ta
ấn Done.


Hình 10, 11: tạo kênh để chia sẻ
Bước 2: Sau khi chọn Done ở bước trên thì phần mềm mở ra trang mới để ta có
thể chia sẻ được. Có thể chia sẻ bằng đường link tới phần mềm khác, hoặc chia sẻ
bằng mã QR code. Bất kỳ ai có link QR code này đều có thể theo dõi kênh mà ta đã
chia sẻ.

12


Hình 12,13: Chia sẻ bằng đường link tới các phần mềm khác

Hình 14: Mã QR code của kênh được tạo ra.
- Điều kiện để học sinh hoặc bất kỳ ai đó có thể theo dõi kênh mà ta chia sẻ:
Học sinh phải có điện thoại, cài phần mềm HP Reveal và có link hoặc mã QR được
chia sẻ. Để đọc được mã QR trên, các em có thể sử dụng phần mềm đọc mã QR hoặc
ứng dụng đọc được mã QR như Zalo…

13


Hình 15: Hướng dẫn học sinh dùng HP Reveal
7.1.3. Nội dung kho tư liệu Địa lý 12 được gắn vào HP Reveal.
Những nội dung sau đã và đang được tác giả sử dụng trong quá trình
thực hiện dự án. Dự án mới được đánh giá sơ bộ nên còn tiếp tục thêm
các nội dung khác.

Bài
1

Tên bài


Tên lớp phủ

Việt Nam trên đường đổi

- Sơ đồ kiến thức bài 1.

mới và hội nhập

- Video nước ta thời kỳ bao cấp.
- Video bài giảng

2

Vị trí địa lý, phạm vi lãnh

- Sơ đồ kiến thức bài 2.

thổ

- Video vị trí địa lý Việt Nam
- Sơ đồ vùng biển Việt Nam.
- Vì sao nước ta không có khí hậu nhiệt
đới khô hạn như các nước có cùng vĩ
độ?
14


- Video bài giảng
6+7


Đất nước nhiều đồi núi

- Sơ đồ kiến thức các vùng núi.
- Sơ đồ kiến thức đất nước nhiều đồi
núi.
- Video về các vùng núi, đồng bằng.
- Video bài giảng

8

Thiên nhiên chịu ảnh hưởng

- Sơ đồ kiến thức bài 8.

sâu sắc của biển

- Video các dạng địa hình ven biển, các
hệ sinh thái ven biển.
- Video bài giảng

9+10

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió

- Sơ đồ kiến thức bài 9 +10

mùa

- Video bài giảng.

- Video kiến thức tham khảo.

11+12

Thiên nhiên phân hóa đa

- Sơ đồ kiến thức bài 11 +12

dạng

- Video bài giảng.
- Video kiến thức tham khảo.

14

15

Sử dụng và bảo vệ tài

- Sơ đồ kiến thức bài 14.

nguyên thiên nhiên

- Video tham khảo.

Bảo vệ môi trường và phòng

- Sơ đồ kiến thức bài 14.

chống thiên tai


- Video tham khảo.

7.1.4. Điều kiện cần để thực hiện sáng kiến
- Đối với cả giáo viên và học sinh: có điện thoại và cài đặt phần mềm HP
Reveal. Đây là phần mềm hoàn toàn miễn phí.
- Đối với giáo viên: có kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản như cắt, chỉnh sửa
hình ảnh, video, chuyển file .gif; .pptx sang video dạng .mp4… Nếu chưa biết thì
những kỹ năng này chúng ta hoàn toàn có thể tra cứu được ở trên mạng. Bên cạnh đó,
15


điều cần nhất là giáo viên phải có chuyên môn sắp xếp tư liệu phù hợp với mục đích,
nhu cầu của học sinh.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Trong điều kiện hiện nay, mỗi gia đình đều có thể trang bị cho em mình điện
thoại martphone để liên lạc với gia đình và HP Reveal là phần mềm hoàn toàn miễn
phí nên khả năng ứng dụng sáng kiến vào thực tiễn một cách dễ dàng. Tuy nhiên, khó
khăn cần được giải quyết là mỗi giáo viên cần tự nâng cao kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin như sử dụng các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, video cho phù hợp với
từng bài học. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để mỗi cá nhân giáo viên trau
dồi, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao vốn hiểu bết cho bản thân.
8. Những thông tin cần được bảo mật:
Với mong muốn các em học sinh và giáo viên có thể được tiếp cận những
thông tin hữu ích trong quá trình dạy học nên sáng kiến không có thông tin cần bảo
mật. Tuy nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng tư liệu, rất cần yếu tố bản quyền
tác giả.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giáo viên cầu thị, mong muốn tìm hiểu và khám phá những điều mới mẻ bởi
để tạo được những video như ý muốn và gắn vào trang sách không chỉ cần đến kiến

thức chuyên môn mà cần có cả khả năng học hỏi và sử dụng các phần mềm hỗ trợ.
- Học sinh có điện thoại thông minh và cài phần mềm HP Reveal.
10. Đánh giá lợi ích thu được
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả.
10.1.1. Kết quả học sinh thu được
Sử dụng công nghệ thực tế ảo, cụ thể là sử dụng phần mềm HP Reveal trong
dạy học tại lớp 12B và 12A tại trường THPT A đã mang lại những lợi ích thiết thực.
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc sở hữu một chiếc điện thoại thông
16


minh đối với mỗi em học sinh không còn là điều quá khó khăn. Việc sử dụng công
nghệ thực tế ảo như trên vào quá trình dạy học có ý nghĩa lớn:
Giúp các em học sinh được tiếp cận với nguồn thông tin bài học một cách có
hệ thống, từ đó các em có hứng thú học tập hơn, hiểu bài hơn, chất lượng dạy học
được cải thiện. Kết quả điểm thi khảo sát chuyên đề lần 1 được thể hiện thông qua
bảng 1:
Bảng 1: Điểm trung bình thi khảo sát chuyên đề lần 1 và học kỳ
Lớp

12A

12B

12C

12D

12E


Lớp

Đối

Thực

Thực

Đối

Đối

chứng

nghiệm

nghiệm

chứng

chứng

Đầu vào

5,8

5,0

4,8


5,5

6,0

Điểm

5,73

6,56

6,24

5,80

6,43

Điểm học 6,66

7,01

6,5

6,0

6,55

CĐL1
kỳ I
Qua bảng 1, tôi nhận thấy kết quả của lớp đối chứng thấp hơn hẳn so với

lớp thực nghiệm. Bên cạnh đó sự tiến bộ của chính bản thân học sinh trong lớp
thực nghiệm cũng tăng từ 1,44 điểm đến 1,56 điểm ở điểm học kỳ và 1,5 đến
1,66 ở điểm học kỳ I. Như vậy, lợi ích thu được là nâng cao chất lượng học tập
của học sinh bước đấu đã có hiệu quả. Kết quả này sẽ được thể hiện rõ hơn qua
thời gian ứng dụng dài hơn là cả năm và ở các môn học khác.
Ngoài ra, tôi nhận thấy khi sử dụng phương pháp này, không chỉ nâng
cao chất lượng mà còn cải thiện rõ năng lực học tập của học sinh như tự học,
sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin, hợp tác nhóm… tạo thêm hứng thú học
tâp cho học sinh khi tìm hiểu môn Địa lý.
10.1.2. Đối với giáo viên
Thực hiện sáng kiến còn giúp giáo viên tự bồi dưỡng kiến thức chuyên
môn, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả vào quá
17


trình giảng dạy để thích nghi với thời đại mới và sớm tiếp cận với chương trình
giáo dục phổ thông mới. Đây là chương trình được xây dựng theo hướng phát
triển năng lực cho học sinh.
10.1.3. Giá trị kinh tế từ sáng kiến
So với các công cụ học tập trên mạng khác: các em phải mua những bài
học trực tuyến với chi phí cao hơn (lên tới hàng triệu đồng một khóa học. Hoặc
không muốn mất tiền thì học sinh chỉ được nghe những bài học không theo
định hướng, rất khó kiểm soát về chất lượng kiến thức.
Khi sử dụng phần mềm HP Reveal, học sinh thu được cả hai lợi ích trên:
không mất phí và có kiến thức một cách hệ thống. Đồng thời giáo viên có thể
kết hợp giữa việc giảng dạy trên lớp với việc giao bài tập về nhà cho các em.
Ví dụ, sau mỗi bài học giáo viên yêu cầu các em vẽ sơ đồ hệ thống lại kiến
thức của bài học, và phản hồi của giáo viên chính là lớp phủ kiến thức được
đính trong phần mềm. Hoặc những thông tin về bài giảng các em muốn nghe
lại, muốn hiểu rộng hơn đều có thể thực hiện được.

10.1.4. Về mặt xã hội
Sáng kiến kinh nghiệm còn có ý nghĩa hướng dẫn các em biết cách sử
dụng công nghệ, điện thoại đúng cách, không chỉ là công cụ để các em chơi
game, lướt facebook mà còn là công cụ học tập có hiệu quả. Điều này góp
phần phát triển kỹ năng công nghệ và kỹ năng tự học cho các em. Đây là
những kỹ năng sống còn trong cuộc cách mạng 4.0.
Như vậy, Những lợi ích có thể thu được từ sáng kiến là:
- Đối với học sinh: hứng thú học tập, chất lượng học tập, phát triển được phẩm chất
và năng lực.
- Đối với giáo viên: tích lũy được kỹ năng công nghệ và trau dồi chuyên môn.

18


- Đối với nhà trường: nâng cao được chất lượng dạy học nhưng tiết kiệm được chi phí
đào tạo. Tạo ra môi trường học tập hứng thú, mới mẻ, góp phần xây dựng trường học
hạnh phúc.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
- Theo đánh giá của tổ chuyên môn:
Sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Địa lý, đồng thời thực hiện
tốt hình thức Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát
triển năng lực học sinh.
- Theo đánh giá của nhóm chuyên môn: Sáng kiến có ý nghĩa thực tiễn, cần mở rộng
phạm vi áp dụng trong toàn trường.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

Số Tên tổ chức/cá
TT


Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực

nhân

áp dụng sáng kiến

1 Nguyễn Thị Mỹ Trường DTNT C2-3 Vĩnh
Hằng

Môn Địa lý

Phúc

......., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)

Vĩnh Yên, ngày 26 tháng 2 năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Mỹ Hằng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách “Tôi, tương lai và thế giới” – Nguyễn Phi Vân – 2018
19



2. Sách “Địa lý 12” – NXB Giáo dục – 2015
3. Website:
Digitech:
/>Toán học bắc – trung – nam:
/>Lớp học sáng tạo:
/>Dự án AR-VR của lớp học sáng tạo kết hợp với cục công nghệ thông tin:
/>
20



×