Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TÀI LIỆU MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP QUI TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC VƯỜN NHÃN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.01 MB, 29 trang )

Mẫu TLNN
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VA PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
***

TÀI LIỆU MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP

QUI TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
VƯỜN NHÃN

Năm
Năm

Đồng Nai, tháng 5 năm 2019
1


I. Giới thiệu tổng quan
1. Phạm vi áp dụng
Tài liệu kỹ thuật này áp dụng cho địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các
địa phương có điều kiện tự nhiên tương tự.
2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân trồng nhãn.
3. Đặc điểm, đặc tính
Nhãn là loại cây trồng chủ lực ở nước ta và đã được cấp phép nhập khẩu
vào thị trường Mỹ. Đây là loại cây dễ trồng, ăn ngon và giá trị kinh tế. Nhãn
được trồng ở các tỉnh thành trong cả nước.
Các giống nhãn được trồng phổ biến ở phía Nam là: nhãn xuồng (xuồng
cơm vàng, xuồng cơm ráo), nhãn tiêu, nhãn long, nhãn Idor (Edor). Tuy nhiên
những năm từ 2007-2012, dịch bệnh chỗi rồng đã gây thiệt hại lớn cho nhà
vườn trồng nhãn tiêu, do đó diện tích nhãn tiêu giảm đáng kể, thay vào đó nhà
vườn thay thể bằng giống nhãn xuồng, nhãn Idor,..


Qui trình trồng và chăm sóc cây nhãn được áp dụng cho tất cả các giống
nhãn, tuy nhiên liều lượng phân bón và thời điểm bón sẽ thay đổi tùy thuộc
vào giống, độ tuổi, dinh dưỡng của cây và dinh dưỡng đất trồng, mức độ đầu
tư thâm canh của nhà vườn.
Các biện pháp kỹ thuật được trình bày cụ thể trong qui trình từ khâu:
chọn giống, thiết kế vườn trồng, đào hố, bón phân, trồng và chăm sóc, xử lý
ra hoa, phòng trừ sâu bệnh hại đều được trình bày đầy đủ, chi tiết, dễ hiểu và
dễ áp dụng đối với điều kiện đất đai, khí hậu và tập quán canh tác của người
dân ở huyện Cần Giờ và các huyện có điều kiện tương tự ở TP Hồ Chí Minh.
4. Các yêu cầu của mô hình:
Tài liệu kỹ thuật này áp dụng cho việc trồng và chăm sóc nhãn ở thành
phố Hồ Chí Minh và các địa phương có điều kiện tương tự.
Nhãn là cây trồng cả ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiệt độ tối ưu
có cây nhãn ra hoa và đậu quả là 20-250C. Vào thời kỳ ra hoa nhiệt độ tích
hợp nhất là 15-220C, trên 400C trái sẽ bị rụng.
Lượng mưa tối thiểu khoảng 1.200-1.500 mm/năm. Nhãn là cây chịu hạn
khá tốt, nhưng ở vùng đất có tưới thường cho năng suất cao hơn và dễ làm trái
hơn.
Nhãn ưa đất cát pha, đất thịt và đất xám. Tránh đất thấp, đất sét, chân đất
cần sâu và thoát nước tốt. Độ pH thích hợp 5,5 - 6,5. Tại Cần giờ nhãn được
trồng ở trên đất cát ven biển.
Nhãn chịu úng kém nên cần phải làm mương thoát nước (Mục II. 1.
Chuẩn bị, xây dựng mô hình).

2


Địa điểm thực hiện mô hình phải có điện để vận hành hệ thống tưới phun
mưa.
Nhãn không cần nhiều công lao động và nước tưới như các cây trồng

khác. Lao động đơn giản chỉ cần 60 công/ha/năm.
5. Tổng quan về mô hình trên thế giới, ở Việt Nam
Nhãn có nguồn gốc từ Bắc Myanmar tới phía nam Trung Quốc. Trung
Quốc là nước có lịch sử trồng nhãn hàng ngàn năm và có diện tích và sản
lượng trồng nhãn lớn nhất thế giới, sản lượng năm 2016 đạt 283,2 triệu tấn.
Tuy nhiên vẫn không đủ tiêu thụ trong nước. Tiếp đến là Thái Lan 706.000
tấn/năm, đây là nước dẫn đầu về xuất khẩu trái nhãn.
Ở Việt Nam, cả nước năm 2016 có 73.344 ha sản lượng đạt 504.079
tấn/năm, diện tích trồng nhãn ở miền Nam và miền Bắc tương đương nhau.
Thị trường tiêu thụ nhãn ngoài nội địa còn xuất khẩu chủ yếu sang 1 số
nước như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Canada,…
Phân bón cho nhãn xuồng cơm vàng
Theo tập quán nông dân trồng nhãn thì rất ít vườn nhãn được bón phân
hữu cơ. Một số vườn cá biệt được bón phân bò hoặc phân heo cho thấy tình
hình sinh trưởng và năng suất có cải thiện đáng kể so với không bón. Phân đa
lượng bón cho nhãn trên đất xám hầu như chưa có khuyến cáo cụ thể, chỉ có
một số khuyến cáo về phân bón áp dụng chung cho nhãn. Thí nghiệm trên đất
cát pha, Singh (1965) ghi nhận thiếu N cây sẽ cằn cỗi, ít cành, lá dựng đứng,
nhỏ và có màu hơi vàng; thiếu Kali làm giảm chiều cao cây và kích cỡ lá, gây
cháy ở mép và đỉnh lá; việc trổ hoa và đậu quả rất kém trong điều kiện thiếu
cả N và K. Ghost và ctv (1986) đề nghị liều lượng N-P 2O5-K2O (g/cây/năm)
từ 400-200-400 đến 600-300-600 đối với cây 6 năm tuổi. Theo Vũ Công Hậu
(1999) nên bón hàng năm với liều lượng 500-1.000g Urê, 300-500g Super
lân, 500-1000g KCl cho nhãn (giai đoạn cho trái năm thứ 10) và 10-15 kg
phân chuồng. Theo Tôn Thất Trình (1995), thiếu lân thì năng suất chỉ bằng
1/2 hay 1/5 vườn có bón phân đầy đủ, trái nhỏ và tỷ lệ cơm ít đi; cây 5 tuổi
trở lên nên bón khoảng 600gN, 150gP 2O5 và 800gK2O, sau đó tăng dần mỗi
năm 20-30% cho đến gấp đôi vào năm thứ 10.
Theo Bùi Xuân Khôi, 2011, lượng phân bón cho cây nhãn 8 năm tuổi ở
vùng đất cát pha BR-VT là 800g N-600gP 2O -1.200gK2O, theo Nguyễn Văn

Kế, 2014, lượng phân bón cho đất cát ở miền Đông Nam bộ: 800g N600gP2O -1.000gK2O
Nhãn chủ yếu được trồng trên vùng đất cát giồng ở Bà Rịa Vũng Tàu
và TP Hồ Chí Minh và một số vùng đất xám phù sa cổ. Các nghiên cứu của
Công Doãn Sắt và Đỗ Trung Bình (1997) về thành phần khoáng sét của một
số loại đất chính ở miền Nam cho thấy sự biến động của hàm lượng Kali
trong các loại đất rất lớn, đất cát ven biển và đất xám phù sa cổ đã bị cạn kiệt
3


Kali, đây cũng là loại đất có thành phần khoáng 1:1 (Kaolinit) không những
có nguồn Kali dự trữ gần cạn kiệt mà khả năng cố định Kali cũng rất kém. Do
đó nhãn xuồng trồng trên các vùng đất này cần chú ý được bón tăng cường
Kali. Theo Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, lượng bón cho nhãn năm
thứ 4 (g/cây/năm) là 300gN + 100gP 2O5 + 200gK2O (tỷ lệ 3:1:2). Theo Trần
Thế Tục (2000): phân tích trong 1000kg quả tươi thì cây lấy đi của đất 4,01 –
4,80kgN; 1,46 – 1,58kg P2O5 và 7,54 – 8,96kgK2O và đề nghị bón phân cho
vườn nhãn cao sản là 2,7kgUrê + 3,5kg Super lân+ 3kgKCl tương đương
1242gN + 560gP2O5 + 1800gK2O (tỷ lệ 2:1:3). Tại Thái Lan, lượng phân bón
cho nhãn chia làm 4 lần như sau: lần 1 sau thu hoạch bón khoảng 1kg/cây
phân NPK có tỷ lệ 20-10-10 kết hợp 6-10kg phân hữu cơ; lần 2 bón đón hoa
khoảng 1 kg/cây NPK 16-11-14 hoặc 15-15-15; lần 3 bón sau đậu trái 2 tuần
với lượng bón như lần 2; lần 4 bón làm nhiều lần nuôi trái với lượng phân 23kg/cây NPK 14-14-21.
Về tỷ lệ bón và mức bón phân cho nhãn xuồng giúp đạt năng suất cao
nhìn chung đã có nhiều khuyến cáo tuy nhiên với những công thức bón nêu
trên có ảnh hưởng đến dư lượng nitrate trong trái hay không vẫn chưa được
báo cáo do đó vấn đề này rất cần được nghiên cứu.
Xử lý ra hoa cho nhãn
Nhãn Xuồng là cây trồng của vùng nhiệt đới có đặc điểm ra hoa đầu
cành. Tổng đơn vị nhiệt mà cây hấp thu đóng vai trò quan trọng trong quá
trình thuần thục phân hóa mầm hoa và ra hoa. Từ đó cho thấy thời tiết là một

trong những yếu tố quan trọng giúp cho nhãn xuồng ra hoa thuận lợi.
Manochai và cộng sự (2005) cho biết khi gặp điều kiện mưa nhiều, ít nắng thì
nhãn xuồng rất khó ra hoa và cần có biện pháp kỹ thuật kích thích ra hoa.
Biện pháp khoanh cành đã được áp dụng xử lý ra hoa thành công trên
nhãn Tiêu Da bò tuy nhiên áp dụng trên nhãn xuồng thì không mang lại hiệu
quả. Bắt đầu từ năm 1999, việc sử dụng chlorat kali (KClO 3) kích thích ra hoa
có hiệu quả trên cây nhãn DO (giống nhãn nổi tiếng của Thái Lan) trồng ở
Đồng Nai và những kết quả từ Thái Lan cho biết việc sử dụng chlorate kali để
kích thích cho nhãn ra hoa có hiệu quả tốt hơn so với biện pháp khoanh cành
thường không ổn định trước đây. Do đó, việc tìm ra một hóa chất kích thích ra
hoa có hiệu quả và ổn định rất có ý nghĩa về mặt khoa học cũng như sản xuất.
Manochai và cộng sự (2005) cho biết có thể tưới chlorat kali vào đất với liều
lượng 4-8g/m2 tùy theo giống, phun lên lá ở nồng độ 1000ppm hoặc tiêm vào
thân với liều lượng 0,25 g/cm đường kính nhánh. Thời điểm xử lý là khi lá
40-45 ngày tuổi. Trong mùa khô xử lý có tỷ lệ ra hoa cao hơn so với mùa
mưa. Theo Lê Văn Bé và cộng sự (2008) nhận thấy xử lý chlorat kali bằng
cách phun lên lá ở nồng độ 2000 – 4000 ppm giúp cây nhãn tiêu da bò ra hoa
100% sau khi xử lý 30 ngày. Theo Wong (2000) nồng độ KClO3 tùy thuộc vào
một số yếu tố sau: tán cây, loại đất, nguồn nước, sức khỏe của cây, cách quản
lý vườn và giống. Khảo sát tác động của chlorate kali lên sự biến đổi hàm
4


lượng các chất dinh dưỡng trong đất, Lê Văn Bé và cộng sự (2003) nhận thấy
7 ngày sau khi xử lý hàm lượng kali trao đổi trong đất tăng lên so với đối
chứng.
Trong số các hóa chất xử lý ra hoa thì Paclobutrazol được coi là chất ức
chế tăng trưởng (Plant Growth Retardants) giúp cây hạn chế sinh trưởng sinh
dưỡng, thuần thục và chuyển sang sinh trưởng sinh thực phân hóa mầm hoa,
đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra hoa (Trần Văn Hâu và ctv., 2002).

Thiourea được coi là chất phá vỡ miên trạng ngủ nghỉ, kích thích cây ra hoa
(đối với những chồi đã phân hóa mầm hoa) hoặc đâm tượt non (đối với những
chồi chưa phân hóa mầm hoa), chất này có khả năng kích thích được 80,9%
mầm hoa và giúp cây măng cụt ra hoa sớm hơn so với sự ra hoa tự nhiên
(Poonnachit et. al., 1990). Charnvichit and Tongumpal (1991) ghi nhận rằng
phun Thiourea lúc 90 ngày sau khi xử lý Paclobutrazol giúp xoài NamdokMai
ra hoa 100%, ngoài ra đạm dưới dạng NH 4NO3 (2% và 4%) thúc đẩy xoài
Manila và Antaulfo ra hoa sớm hơn 37 và 22 ngày. Biện pháp phun Thiourea
sau khi xử lý Paclobutrazol cũng thúc đẩy các đỉnh sinh trưởng của xoài Cát
Hòa Lộc phân hóa mầm hoa đồng loạt (Võ Thế Truyền và Nguyễn Thành
Hiếu, 2004). Ngoài ra KNO3 cũng được xem là chất ức chế sự ra đọt non giúp
cho quá trình ra hoa thuận lợi (Trần Văn Hâu và ctv., 2002).
Tỉa cành cũng được xem là biện pháp giúp hổ trợ cho cây ra hoa. Đối
với đa số cây ăn quả lâu năm, tỉa cành giúp cho cây quang hợp, sinh trưởng
phát triển tốt, đọt non ra đồng loạt nên dễ kiểm soát sâu bệnh, dễ xử lý ra hoa
đồng loạt, tăng năng suất và chất lượng quả.
Với những kết quả trên cho thấy rằng việc thử nghiệm tìm ra biện pháp
phù hợp để xử lý ra hoa cho nhãn xuồng là cần thiết. Ngoài việc tỉa cành,
cung cấp dinh dưỡng và chế độ tưới phù hợp thì một số hóa chất hổ trợ ra hoa
cũng cần được quan tâm.
Sâu đục trái gây hại trên nhãn Xuồng cơm vàng
Sâu đục trái được xem là loài côn trùng gây hại quan trọng nhất. Theo
Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), trên nhãn có 2 loài sâu đục trái phổ biến là:
Sâu đục trái Conopomorpha sinensis Bradley, thành trùng phần trán ở
đầu có túm lông màu trắng. C. sinensis có chiều dài sải cánh khoảng 10,5-11
mm; chiều dài thân 6-7 mm, cơ thể màu trắng hơi trong, các đốt bụng đều có
kích thước tương tự nhau. Nhộng dài khoảng 1 cm, lúc đầu có màu vàng lợt,
khi sắp vũ hóa chuyển sang màu nâu, thời gian nhộng: 7-8 ngày. Sâu gây hại
trên trái bằng cách đục vào trái làm trái dễ bị thối và rụng sớm. Gây hại chủ
yếu từ giai đoạn trái lớn và sắp thu hoạch. Sâu đục vào trái nhãn nơi gần

cuống trái, ăn xung quanh phần cuống trái làm trái dễ bị rụng, sâu thường tấn
công và làm trái rụng rất nặng vào giai đoạn trái lớn (khi trái đã có cơm) và
trái bị thiệt hại nhiều nhất vào giai đoạn trái gần thu hoạch, vào mùa nhãn
tháng 6-7 dương lịch. Khi đến tuổi trưởng thành, sâu thường đục lỗ nhỏ gần
cuống trái bò lên trên phần lá gần chùm trái, kéo một lớp màng mỏng màu
trắng, hóa nhộng trong đó. Loài này đã được ghi nhận hiện diện phổ biến trên

5


nhãn và vải tại Thái Lan. Tương tự như loài sâu đục gân lá nhãn, loài này
cũng chỉ mới bộc phát mạnh trong những năm gần đây.
Sâu đục trái Conogethes punctiferalis có trứng hình bầu dục, dài
khoảng 2-2,5 mm. Trứng mới nở có màu trắng sữa sau đó trở nên vàng nhạt.
Ấu trùng phát triển đầy đủ dài khoảng 22 mm, đầu nâu, thân mình sâu có màu
trắng ửng hồng, hai đốt ngực (trước và giữa) và hai đốt thân ở cuối đuôi
thường có màu trắng hơi hồng, các đốt còn lại có màu hồng. Trong mỗi đốt ở
sống lưng cơ thể có 4 đốm nâu nhạt, 2 đốm trên to, hai đốm dưới dài và hẹp,
trên mỗi đốm đều có lông cứng nhỏ, mỗi đốt cơ thể cũng có một đốm nhỏ
màu nâu ở bên hông cơ thể, kế bên khí khổng màu đen. Cả phần mặt bụng của
cơ thể cũng có những đốm nâu nhạt với lông nhỏ. Thành trùng hoạt động chủ
yếu vào ban đêm, chiều dài sải cánh: 2,5 mm, chiều dài thân: 12 mm. Toàn
thân và cánh màu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen. Nhộng lúc đầu màu
vàng hơi nâu, dần dần chuyển sang màu nâu khi sắp vũ hóa, dài khoảng 13
mm, chiều ngang 4 mm. Kích thước thành trùng (ấu trùng, nhộng) và số
lượng chấm đen cũng như cách phân bố của chấm đen trên cánh tùy thuộc vào
thức ăn và các cây ký chủ. Thường C. punctiferalis có kích thước lớn nhất khi
gây hại trên ổi và nhỏ nhất khi gây hại trên mãng cầu Xiêm. Thành trùng hoạt
động về đêm, trong khoảng từ 20-22 giờ cho đến 5 giờ sáng, ban ngày ẩn
trong các tán lá. Cả thành trùng đực và cái thường sinh sống trên mật hoa của

cây ký chủ và những cây khác trong vườn. Sau khi vũ hóa, con cái thường tiết
pheromone để hấp dẫn con đực. Hai cho đến 3 ngày sau khi bắt cặp, thành
trùng đẻ trứng, trứng được đẻ trên trái, mỗi con cái đẻ khoảng 20-30 trứng.
Trứng thường nở vào lúc sáng sớm, thời gian ủ trứng từ 4-6 ngày. Ấu trùng
tuổi 1 bò rất nhanh và sau đó đục vào trong trái. Sâu có thể tấn công từ khi
trái còn rất non cho đến khi sắp thu hoạch, gây hại bằng cách đục phá vào
trong trái và ăn rỗng cả phần hột của trái non. Sâu thường nhả tơ kết dính các
trái non và ăn phá bên trong trái. Giai đoạn trái lớn, sâu đục trái làm trái bị hư
và mất phẩm chất. Hóa nhộng bằng cách nhả tơ cùng với phân của chúng kết
thành một lớp kén mỏng và hóa nhộng trong kén trên cuống trái hoặc bên
trong phần hột đã đục. Giai đoạn ấu trùng gồm 5 ngày tuổi, kéo dài khoảng
14-16 ngày. Giai đoạn nhộng 7 ngày. Thời gian sống của thành trùng biến
động từ 10-18 ngày. Toàn bộ chu kỳ sinh trưởng biến động trong khoảng 2932 ngày. Sâu hiện diện và gây hại đều khắp trên các vùng trồng nhãn, và gây
hại nặng vào mùa nhãn tháng 12-1 dương lịch.
Để phòng trị sâu đục trái nhãn cần thu gom những trái bị nhiễm, chôn
sâu dưới đất để diệt sâu còn hiện diện trong trái. Sau khi thu hoạch, cắt tỉa
cành cho vườn thông thoáng để dễ phát hiện thành trùng trong vườn nhằm có
biện pháp xử lý kịp thời. Sử dụng thuốc hóa học khi 1% số trái trong vườn bị
tấn công. Ở những vùng thường xuyên bị nhiễm nặng, xử lý thuốc trừ sâu
(gốc lân hoặc cúc tổng hợp) khi trái vừa mới tượng, nếu sau lần áp dụng thứ
nhất, mật số sâu vẫn còn cao, phun lần thứ hai khoảng 7-10 ngày sau đó
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).

6


Biện pháp phòng trừ sâu đục trái đã có nhiều khuyến cáo, tuy nhiên
biện pháp phòng trừ áp dụng cho qui trình GAP cần chú trọng về dư lượng
thuốc hóa học trong trái và mức độ an toàn sản phẩm, người sử dụng và môi
trường nên những vấn đề này cần được nghiên cứu.

Bệnh thối nâu trái gây hại trên nhãn xuồng cơm vàng
Tác nhân gây bệnh thối trái nhãn lần đầu tiên được quan sát thấy tại
huyện Mae Suai, tỉnh Chiang Rai, Thái Lan trong thời gian 1998-2000. Loài
Phytophthora sp. đã được phân lập từ vỏ của các trái có triệu chứng bệnh
bằng phương pháp nuôi cấy mô (Kooariyakul & Bhavakul, 2005). Các nghiên
cứu khác tại Việt Nam cũng cho thấy bệnh thối trái do nấm Phytophthora sp.
(Nguyễn Văn Huỳnh và Võ Thanh Hoàng, 1997). Theo Drenth & Guest
(2004) thì bệnh thối trái do Phytophthora gây hại phổ biến trên nhiều loại cây
trồng khác nhau, bao gồm cây có múi, sầu riêng, cacao, đu đủ, nhãn và ớt.
Triệu chứng bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng trên trái nhãn lúc
sắp già, chín và đặc biệt là trong mùa mưa, nơi có độ ẩm cao thì bệnh phát
triển và lây lan rất nhanh chóng. Do nấm Phytophthora thường lưu tồn trong
đất nên các chùm trái gần mặt đất dễ bị nhiễm bệnh hơn trong mùa mưa, từ
đây sẽ là nguồn lây lan cho các chùm trái phía trên và lây lan sang cây khác
trong cả vườn. Trái bị bệnh thường xuất hiện những đốm nâu đen, sau đó lớn
dần và ăn sâu vào trong thịt trái làm thối nhũn có mùi chua, trái bị thối nâu,
lan dần từ vùng cuống trái trở xuống, làm trái nứt, thịt trái thối nhũn, chảy
nước có mùi hôi chua và có thể thấy tơ nấm trắng phát triển trên vết bệnh.
Quả thối có thể vẫn treo trên cây, nếu bị nặng và vết bệnh gần cuống thì trái
dễ bị rụng.
Giai đoạn phát triển bệnh thối trái do nấm Phytophthora là trái nhãn
sắp chín. Bệnh lan truyền rộng rãi tại các vùng trồng nhãn lớn ở nước ta. Thiệt
hại nghiêm trọng trên trái đã được ghi nhận vào những tháng mùa mưa. Điều
kiện đất ẩm và nhiệt độ ấm, mưa nhiều thường xuyên hoặc theo mùa cũng
như độ ẩm không khí cao thường xảy ra tại các vùng đồng bằng nhiệt đới là
điều kiện hoạt động tốt của Phytophthora. Vùng đồi và cao nguyên nhiệt đới
còn có nhiều sương và sương mù nặng vào buổi sáng và cuối buổi chiều, sản
sinh nhiều nước tự do vào ban đêm và tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho bào
tử nang hình thành, di chuyển và phát triển. Bào tử động nhỏ và dễ lây nhiễm
do vườn cây rậm rạp, cành mang trái tiếp giáp mặt đất. Sau khi lây nhiễm,

Phytophthora phát triển và sản xuất bào tử động tại các túi nang, đặc biệt là
khi đất ẩm và thời tiết ấm áp, bào tử được sản sinh vào đất. Do vậy số bào tử
động có thể phát triển lên khá nhanh chóng. Bào tử động di chuyển trong
nước và có thể lây nhiễm những trái lân cận. Các bào tử có thể dễ dàng lan
truyền qua nước mưa, đất dính trên giày dép và các loại xe. Hai loại bào tử
được sản sinh là hậu bào tử và bào tử noãn, ngừng sản sinh bào tử khi điều
kiện sống trở nên bất lợi như nguồn thức ăn cạn kiệt, vào thời kỳ nhiệt độ thấp
hoặc khô hạn. Các bào tử có khả năng sống sót trong một khoảng thời gian
dài, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng nảy mầm và tiếp tục chu kỳ cuộc sống.
7


Điều này cho phép Phytophthora tồn tại trong tế bào thực vật chết và trong
đất một thời gian dài.
Chu kỳ sống của Phytophthora có thể bao gồm 3 dạng sinh sản vô tính
- bào tử nang, bào tử động, hậu bào tử và bào tử noãn với dạng sinh sản hữu
tính mà có thể nảy mầm trực tiếp hoặc có thể phân chia để sản sinh ra 8-12
bào tử động, mỗi bào tử động trải qua một quá trình lan truyền và bơi vào
nang trước khi nảy mầm. Một số loài như P. cinnamoni cũng sản sinh số
lượng lớn hậu bào tử từ sợi nấm. Tái sinh lưỡng tính là kết quả của việc sản
sinh bào tử noãn. Tất cả các kiểu bào tử đều có khả năng nhiễm bệnh, bào tử
hậu và bào tử noãn đều có thể tồn tại qua đông và ở trạng thái nghỉ. Tất cả các
loài Phytophthora đều có giai đoạn truyền qua đất và hơn nữa một số loài như
P. palmivora còn truyền qua không khí (Drenth & Guest, 2004).
Biện pháp hóa học phòng trừ bệnh thối nâu: sử dụng nhóm hóa chất
Phenylamides (acylanilides) gồm có Furalaxyl (fongarid), chất metalaxyl
(Ridomil) và benalaxyl (Galben). Tất cả 3 chất hóa học này đều có phản ứng
với Peronsporales, tuy nhiên chất metalaxyl được sử dụng phổ biến nhất
(Erwin & Ribeiro, 1996). Metalaxyl có thể hòa tan được trong nước, có tác
dụng đối với tất cả các loài Phytophthora trong phòng thí nghiệm chỉ với một

liều lượng thuốc thấp hơn nhiều so với việc sử dụng thuốc trừ nấm bảo vệ. Nó
có tác dụng ức chế cao đối với việc hình thành các túi bào tử, và cũng góp
phần làm giảm sự hình thành các hậu bào tử và noãn bào tử (Cohen & Coffey,
1986). Metalaxyl cũng tồn tại rất lâu trong cây trồng nên có thể giúp ngăn
chặn sự xâm nhập của sợi nấm vào mô cây, bởi vì thuốc này có tác dụng ức
chế sự lây lan của thể sợi nấm (Erwin & Ribeiro, 1996). Sử dụng thuốc trừ
nấm bệnh Metalaxyl có tác động nội hấp, khả năng lưu dẫn mạnh, phổ tác
dụng rộng, đặc biệt có hiệu quả với các nấm Phytophthora. Có thể sử dụng
Metalaxyl phòng trừ các bệnh thối quả trên nho, nhãn, vải.
Một thử nghiệm đánh giá về hiệu quả của các loại thuốc diệt nấm chỉ ra
rằng Benomyl, Carbendazim, Procymidone, Tebuconazole, Difenoconazole
và Carbendazim + Benomyl đã có hiệu quả để chấm dứt sự tăng trưởng của 5
khuẩn ty sợi nấm, mặt khác chỉ Procymidone và Tebuconazole đã làm ngừng
tăng trưởng của nấm bệnh (Sittigul và ctv, 2005). Lê Độ và ctv (2003) đã tiến
hành thử nghiệm 6 loại thuốc hóa học (Ridomil, Aliette, Carbendazim,
Mancozeb, Dithane, metalaxyl) trên bệnh thối trái nhãn do Phytophthora sp.
gây ra. Kết quả cho thấy ở điều kiện ngoài đồng phun các loại thuốc Ridomil
(2,72 ga.i), Aliette (8 ga.i), Carbendazim (10 ga.i), Dithane-M-45 (32 ga.i),
Metalaxyl (2,5 ga.i) có khả năng làm giảm bệnh thối trái nhãn Phytophthora
sp. Tuy nhiên nên sử dụng thuốc Ridomil (2,72 ga.i), Aliette (8 ga.i),
Metalaxyl (2,5 ga.i) phun vào giai đoạn trái sớm hơn một tháng trước thu
hoạch và Carbendazim (10 ga.i), Dithane-M-45 (32 ga.i) có thể phun vào thời
điểm một tháng trước thu hoạch. Nguyễn Khánh Ngọc và ctv (2003) đã tiến
hành điều tra thành phần bệnh hại chính trên nhãn năm 2003. Kết quả cho
thấy bệnh bệnh thối trái (Phytophthora sp.) chiếm 14,81%. Nấm gây thối trái
nhãn Phytophthora sp. phát triển nhanh nhất vào khoảng thời gian 3-4 ngày
8


sau cấy. Trong điều kiện thí nghiệm: sử dụng thuốc Ridomil (0,34 ga.i),

Aliette (0,2 ga.i), Dithane (0,4 ga.i), Metalaxyl (0,03 ga.i) có khả năng khống
chế nấm gây thối trái nhãn Phytophthora sp. cao (100%). Sau đó khi liều
lượng giảm xuống Ridomil (0,68 mg a.i), Dithane-M-45 (0,8 mg a.i),
Metalaxyl (0,25 mg a.i) vẫn cho hiệu quả hạn chế sự phát triển của nấm gây
thối trái nhãn Phytophthora sp. và tốt hơn Aliette (0,8 mg a.i).
Những hoạt chất phòng trừ có hiệu quả bệnh thối nâu trái cần được
nghiên cứu thêm về dư lượng thuốc tồn dư trong trái khi thu hoạch và những
ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe người lao động và môi trường để áp dụng
theo GAP nhằm sản xuất bền vững hơn.
Độ chín thu hoạch của nhãn
Đối với trái cây, từ khi trái non hình thành đến lúc thu hoạch, cấu trúc
trái không ngừng thay đổi thể hiện sự gia tăng kích thước khối lượng, trọng
lượng và thành phần sinh hóa.
Biến đổi kích thước khối lượng và trọng lượng của trái: Trái lớn lên
nhờ sự phát triển của vỏ trái, phôi và nội nhũ. Lúc này tế bào phân chia rất
mạnh đồng thời kích thước tế bào cũng tăng lên. Tiếp đó, sự sinh trưởng của
trái chậm lại và trong mô xảy ra những biến đổi rất quan trọng về chất làm
cho trái chín khác hẳn trái còn xanh. Nhìn chung trong quá trình chín kích
thước của trái biến đổi rất ít mà chủ yếu tăng trọng lượng và thể tích. Nguyên
nhân tăng trọng lượng của trái trong những giai đoạn cuối của sự chín là sự
tăng hàm lượng các chất hữu cơ mà chủ yếu là đường. Nhờ đó mà trọng
lượng của trái tăng.
Những biến đổi thành phần hóa học: Trái cây sau khi đậu trái sẽ không
ngừng biến đổi tích tụ dần dần các chất dinh dưỡng. Quá trình này là sự biến
đổi các thành phần hóa học khác nhau xảy ra dưới sự điều khiển của các chất
kích thích và các hệ men làm cho trái có thành phần hóa học, hình dạng, kích
thước, màu sắc, hương vị thơm ngon đặc trưng cho từng loại. Sự thay đổi này
rất phức tạp, phụ thuộc tùy vào từng loại cây. Trong các chất hợp phần thì
glucid, acid hữu cơ, chất chát, chất thơm và chất màu là biến đổi nhiều hơn cả
và trong đó sự thay đổi của đường và acid hữu cơ là chủ yếu.

Biến đổi độ Brix: Trong quá trình chín của trái, glucid biến đổi rõ rệt.
Điều này được chứng minh qua sự giảm hàm lượng tinh bột và sự tăng lượng
đường đơn do tinh bột bị thủy phân dưới tác dụng của men cũng như sự
chuyển đường từ lá về trái. Khi nghiên cứu quá trình quang hợp có thể thấy
rằng sản phẩm đầu tiên của quá trình đó là acid phosphoglicetinic. Chất này
tiếp tục được chuyển hóa để tạo nên các loại monosaccharic như glucose,
fructose, hoặc các sản phẩm đồng phân của chúng như manose, galactose. Sau
đó tới giai đoạn tạo saccarose và tinh bột từ các monosaccharic nhờ các hệ
men tương ứng. Khi cung cấp thêm các loại đường glucose fructose và các
loại khác như manose, galactose, lactose, mantose cũng như aldehyd
glicerinic đều nhận thấy tăng sự tích lũy saccarose ở thực vật. Tuy nhiên cung
9


cấp đường pentose như arabinose lại không tạo được saccarose (Lê Ngọc Tú
và ctv, 1997).
Độ chín của trái: Do phẩm chất và hương vị cũng như hình dáng bề
ngoài của trái phụ thuộc vào độ chín của trái nên trong từng trường hợp cụ thể
việc xác định độ chín của chúng rất quan trọng. Người ta phân biệt bốn mức
độ chín cho trái: độ chín thu hoạch, độ chín ăn được, độ chín kỹ thuật và độ
chín sinh lý (Lê Văn Tú, 1977). Đối với sản xuất nhãn xuồng ngoài đồng
ruộng độ chín thu hoạch được quan tâm hơn cả.
Những biến đổi về màu sắc: Hiện tượng thay đổi của các chất màu mà
chúng ta có thể quan sát bằng mắt rõ nhất là sự thay đổi màu sắc bên trong và
bên ngoài khi trái chín. Sự thay đổi này được được giải thích bởi 2 hiện
tượng. Trước hết là sự mất màu xanh do sự biến mất của chloprophyl, thông
thường hàm lượng chloprophyl a giảm nhanh hơn hàm lượng chloprophyl b,
điều này được giải thích bởi sự giảm tỉ lệ nồng độ chloprophyl a/chloprophyl
b. Sự biến mất chloprophyl có 2 tác dụng: làm mất màu xanh và để lộ ra
những chất màu khác, đặc biệt là các carotenonic. Hiện tượng thứ hai là sự

tổng hợp những chất màu mới: carotenonic (vàng, cam hay đỏ) được tích tụ
trong thể hạt (như trong trường hợp đối với cà chua) và anthocyane (đỏ, xanh
hay tím) hòa tan trong không bào (như trong trường hợp đối với trái anh đào
hay các giống táo đỏ) (Hartmann, 1992; Salunkhe và ctv, 1991). Đối với trái
nhãn đó là sự mất màu xanh và khi chín nhãn có màu vàng (phụ thuộc vào
giống cùng với sự tổng hợp chất màu mới trong quá trình chín).
Những thay đổi của thành phần hóa học: Những trái chứa tinh bột phải
trải qua sự giảm hàm lượng tinh bột và sự tăng lượng đường đơn sau thu
hoạch, mặt khác lượng acid cũng giảm trong quá trình này. Sự chuyển hóa các
glucid là một trong những đặc tính quan trọng của quá trình chín. Một mặt
hiện tượng chín là sự thủy phân tinh bột, mặt khác sự tăng lượng đường. Các
hợp chất pectin ở thành tế bào cũng bị phân hủy tạo thành những hợp chất tan,
điều này được giải thích bởi sự mềm nhanh của thịt trái khi chín. Các hợp
chất bay hơi cấu thành hương thơm đặc trưng của trái được hình thành
(Hartmann, 1992). Tuy nhiên trái được thu hoạch quá sớm hay ở giai đoạn
xanh để vận chuyển cho thị trường xa thì trái không thể có được hương thơm
đặc trưng của nó như trường hợp đối với trái đào (Salunkhe và ctv, 1991).
Những thay đổi về cấu trúc: Phần lớn trái mềm đi trong quá trình chín.
Quá trình này có thể là kết quả của 1 trong 3 cơ chế sau: Sự mất trọng lượng
trái, sự phân hủy tinh bột, sự phân hủy các pectin -cellulose ở thành tế bào. Sự
mất trọng lượng trái là một tiến trình không thuộc về sinh lý, gây nên bởi sự
mất nước của trái. Sự mất nước này khoảng 5-10% so với trọng lượng tươi
của trái, mặc dù chúng có ảnh hưởng rất nhỏ đối với thành phần sinh hóa của
trái nhưng chúng có thể dẫn đến sự giảm đáng kể về chất lượng thương mại
của trái. Sự phân hủy tinh bột có thể được xem như là sự thay đổi về cấu trúc,
đặc biệt đối với những trái như chuối có chứa hàm lượng tinh bột quan trọng
so với trọng lượng tươi của trái. Tuy nhiên đối với phần lớn trái sự thay đổi về
10



cấu trúc trong quá trình chín thường là do kết quả của sự phân hủy các hợp
chất pectin-cellulose của thành tế bào. Các polyosid chiếm từ 90-95% trong
thành tế bào, chúng bao gồm: cellulose, hemicellulose và pectin (Turker,
1993).
Bảo quản nhãn xuồng sau thu hoạch
Nếu không có điều kiện bảo quản tốt thì thiệt hại trong quá trình tồn trữ
nhãn xuồng sau thu hoạch là rất lớn. Những biểu hiện thường thấy sau thu
hoạch đối với nhãn xuồng là hiện tượng trái rụng khỏi chùm, màu vỏ thay đổi
bị thối nâu và cuối cùng là trái bị nhũn nước và bị thối.
Các quá trình xảy ra sau thu hoạch bao gồm sự thoát hơi nước, sự hô
hấp, hiện tượng hóa nâu của vỏ trái sau thu hoạch, sự giảm khối lượng tự
nhiên, sự sinh nhiệt. Bốc hơi nước là hiện tượng mất nước tự nhiên do bay
hơi, phụ thuộc vào cấu trúc của biểu bì và bề mặt tiếp xúc với không khí. Mặt
khác còn phụ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí và sản phẩm,
phụ thuộc vào ẩm độ và hỗn hợp không khí trong phòng. Sự mất nước tích tụ
dần trong suốt thời gian bảo quản và là nguyên nhân chính dẫn đến hao hụt
trọng lượng. Ngoài ra, mất nước còn dẫn đến mất chất lượng nghiêm trọng
như héo, nhũn, hình thức xấu đi (Trần Kim Đồng và ctv., 1991). Hô hấp là
một chu trình phản ứng hóa học phức tạp, thể hiện chủ yếu bằng việc mất chất
nền (đường, acid) cần cho quá trình tạo ra năng lượng cho các mô. Quá trình
này tiêu hao O2, thải khí CO2 và tỏa nhiệt. Lượng nhiệt này cần được giải tỏa
bằng cách làm lạnh để giảm hô hấp thì chúng ta sẽ kéo dài được thời gian bảo
quản (Trịnh Xuân Vũ và Nguyễn Đình Huệ, 1976). Theo trích dẫn của báo
cáo hàng năm của Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (2000), người ta
phân biệt trái cây thành hai loại: trái tăng đột phát hô hấp và trái không tăng
đột phát hô hấp (Hartmann, 1992; Salunkhe và ctv, 1991; Laville, 1994). Tuy
nhãn là loại trái cây không tăng đột phát hô hấp, nhưng nhãn cũng không có
khả năng tổng hợp etylen ở mức độ rất thấp ngay sau khi thu hoạch. Thông
thường lượng etylen này không thể phân tích được. Do đó cường độ hô hấp
của nhãn sẽ giảm dần cho đến khi ngừng hoàn toàn ở cuối giai đoạn thoái hóa.

Sự hóa nâu của nhãn được giải thích là sự mất màu vàng đặc trưng làm lộ ra
màu nâu. Sự hóa nâu này cũng là một phần xảy ra trong quá trình hô hấp của
trái cây (trong quá trình bảo quản trái cây tiếp tục hô hấp, lấy oxy của không
khí xung quanh và năng lượng của chính mình) làm cho các tế bào của trái
cây tiêu hao năng lượng và tế bào sẽ già đi (tế bào chết và phân hủy) dẫn đến
màu của sản phẩm bị hóa nâu (Wills & ctv, 1998). Sự giảm khối lượng tự
nhiên của trái cây là do sự mất nước và tiêu tốn các chất hữu cơ trong khi hô
hấp. Sự giảm khối lượng này không thể tránh khỏi trong bất kỳ điều kiện tồn
trữ nào, nhưng có thể làm giảm đến tối thiểu khi tạo được điều kiện tồn trữ tối
ưu như bao gói, bảo quản lạnh. Tất cả nhiệt sinh ra trong trái tươi khi tồn trữ
là do quá trình hô hấp. Khoảng 2/3 lượng nhiệt sinh ra được tỏa ra môi trường
xung quanh. Lượng nhiệt còn lại được dùng vào các quá trình trao đổi chất
bên trong tế bào, tạo ra sự bốc hơi và một phần dự trữ ở dạng năng lượng hóa
học: adenozintriphotphat (ATP).
11


Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến thời hạn bảo quản như là nhiệt
độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển bảo quản, và vi sinh vật. Nhiệt độ
là yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sống của trái cây khi bảo
quản. Nhiệt độ cao đến một mức nào đó thường làm tăng cường độ hô hấp,
làm giảm khối lượng của quả. Để bảo quản trái cây được lâu cần hạ thấp nhiệt
độ, tuy nhiên nhiệt độ đó không dưới điểm đóng băng để không gây ra các tác
động cơ học do phá vỡ cấu trúc tế bào bởi các tinh thể nước. Ngoài việc duy
trì nhiệt độ thích hợp cần phải ổn định nhiệt độ trong suốt quá trình bảo quản.
Độ ẩm tương đối của không khí trong bảo quản có ảnh hưởng mạnh đến sự
thoát hơi nước, gây nên hiện tượng giảm khối lượng tự nhiên và làm héo quả.
Thành phần của khí quyển bảo quản ảnh hưởng lớn đến quá trình hô hấp của
nhãn khi bảo quản. Khi tăng nồng độ của CO 2 và giảm nồng độ O2 sẽ làm
giảm cường độ hô hấp, kéo dài thời gian bảo quản. Vi sinh vật là một trong

những nguyên nhân gây thối hỏng quả, làm giảm chất lượng, giảm hiệu quả
của quá trình bảo quản.
Trong điều kiện thông thường chỉ bảo quản quả trong thời gian ngắn.
Người ta thường dùng hệ thống thông gió cho kiểu bảo quản này. Có 3 hình
thức thông gió là thông gió tự nhiên, thông gió cưỡng bức và thông gió tích
cực. Nông dân ở các vùng nông thôn Việt Nam không có điều kiện xây dựng
các kho chứa hiện đại như nước ngoài mà thông thường bảo quản các loại rau
quả ở những nơi thoáng mát (có không khí lưu thông) trong nhà hay kho chứa
xây dựng thô sơ (Quách Đỉnh & ctv, 1996; Trần Minh Tâm, 1996).
Phương pháp bảo quản lạnh đã được ứng dụng rộng rãi để bảo quản trái
cây tại các nước tiên tiến trên thế giới. Nhưng ở nước ta tại các vùng trực tiếp
sản xuất thì việc áp dụng phương pháp này còn gặp nhiều khó khăn vì không
có hoặc có thiết bị nhưng ở qui mô nhỏ. Đối với sản xuất lớn thường sử dụng
kho lạnh để bảo quản, ở qui mô nhỏ có thể sử dụng tủ mát. Nhiệt độ bên trong
các kho bảo quản được điều chỉnh từ -5oC đến 15oC tùy theo đặc tính của từng
loại cây ở vùng nhiệt đới hay ôn đới mà có mức nhiệt độ thích hợp, có thể có
hoặc không có hệ thống kiểm soát khí quyển (Controled Atmosphere). Nhiệt
độ trong quá trình bảo quản lạnh được hạ xuống nhằm giảm cường độ hô hấp
cũng như sự mất dinh dưỡng, hạn chế vi sinh vật phát triển và giảm sự bốc
hơi nước. (Nguyễn Văn Thoa, 1982 và Trần Đức Ba, 1989). Vấn đề quan tâm
trong bảo quản lạnh là hiện tượng tổn thương lạnh xuất hiện hầu hết ở những
trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới khi đưa vào bảo quản ở nhiệt độ 12 – 14 oC
hoặc thấp hơn, ở chuối hiện tượng này xảy ra khi tồn trữ trái dưới 12oC. Tổn
thương lạnh có thể xảy ra ở trái chín hoặc chưa chín. Sự tổn thương lạnh trên
nhãn làm cho vỏ trái bị hóa nâu đen. Lạnh quá mức cũng ảnh hưởng sinh lý
trái chín qua biểu hiện giảm đỉnh hô hấp và sinh ra nhiều phân đoạn hô hấp,
mặt khác còn ảnh hưởng giảm hương vị. Tổn thương lạnh còn làm cho trái
chín không đều hoặc không chín.
Bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh CA (Controllled Atmosphere)
thường được sử dụng kết hợp với tồn trữ lạnh. Phương pháp này đòi hỏi một

phòng lạnh với một van mở để theo dõi nồng độ CO 2 và O2, một bộ phận lọc
12


khí CO2 hoặc O2. Phòng bảo quản giống như phòng lạnh và kín để giữ cho
thành phần các chất khí bên trong phòng đúng như yêu cầu. Có thể tạo được
điều kiện CA bằng cách lọc khí N 2 từ N2 lỏng hoặc từ thiết bị tách N 2. Có
nhiều phương pháp loại bỏ CO2 đã được áp dụng như cho khí CO2 qua nước
hoặc nước vôi, dùng than hoạt tính. Có thể làm tăng nồng độ CO 2 bằng cách
thêm nước đá khô. Gần đây, một số chất khí được tạo thêm vào đã được thử
nghiệm như dùng khí CO để làm giảm sự biến màu và hiện tượng thối trái.
(Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình, 2000).
Bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh MA (Modified Atmosphere) là hệ
thống bảo quản rẻ, đơn giản hơn CA và thích hợp với khối lượng sản phẩm
nhỏ. Có thể áp dụng phương pháp MA trong quá trình tồn trữ, vận chuyển và
trưng bày ở siêu thị với mục đích tiêu thụ tươi hay chế biến. Trong phương
pháp này quả được giữ bên trong màng mỏng (plastic film). Tuy nhiên, phổ
biến nhất là đóng gói sản phẩm bằng kỹ thuật MAP (Modified Atmosphere
Packaging). Việc áp dụng phương pháp MA có lợi hay hại phụ thuộc vào loại
quả, giống, độ chín sinh lý, thành phần khí, nhiệt độ và thời gian muốn tồn
trữ.
Phương pháp bảo quản bằng hóa chất người ta thường dùng các loại
thuốc diệt vi sinh vật như thuốc diệt nấm (Benomyl, Topsin –M,
Carbendazim, Thiabendazim, SO2, H2SO4…), thuốc diệt khuẩn (Flumequine),
thuốc diệt côn trùng (Bromur Methyl), chất kiềm hãm sự chín (2,4D, GA 3).
Theo trích dẫn của Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình (2000); Trần Minh
Tâm (1996), để bảo quản nhãn tươi người ta thường áp dụng các phương pháp
tương tự như đối với việc bảo quản vải tươi. Etienne Laville (1994) cho rằng
nhãn và vải rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp, thường xuất hiện hiện tượng tổn
thương lạnh (vỏ trái bị hóa nâu). Nhãn có thể được bảo quản vài tuần ở 4 oC,

ẩm độ tương đối là 90% và vải có thể bảo quản được 4-5 tuần trong túi PE 610oC, độ ẩm tương đối là 95%.
Phương pháp bảo quản bằng chiếu xạ ứng dụng bức xạ các chất đồng vị
phóng xạ trong công nghiệp thực phẩm, đặc biệt là để bảo quản đã có từ lâu
nhưng không được triển khai trong thương mại do đắt tiền, hiếm và do người
tiêu dùng còn ngại (Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình, 2000; Trần Minh
Tâm, 1996).
Bảo quản bằng phương pháp sinh học được thiết lập trên việc ứng dụng
các mối quan hệ đối kháng giữa hai hay nhiều quần thể vi sinh vật. Phương
pháp này ít được ứng dụng vì chưa hoàn thiện nhưng có nhiều triển vọng
trong tương lai (Nguyễn Văn Thoa, 1982).
Nhìn chung theo xu hướng phát triển sản xuất theo GAP, sản phẩm
nhãn thường phải vận chuyển xa bằng xe lạnh, sau đó được bán ở các siêu thị
hoặc tại các cửa hàng trái cây có thiết bị làm lạnh nên phương pháp bảo quản
lạnh cần được quan tâm và nghiên cứu.

13


6. Nguồn gốc, xuất xứ của mô hình từ các đề tài/dự án đã được
nhóm nghiên cứu thực hiện và những kết quả nghiên cứu của các Viện,
Trường.
Nguyễn Văn Kế, 2014. Cây ăn quả nhiệt đới, giống – kỹ thuật trồng và chăm
sóc một số cây đặc sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp
Bùi Xuân Khôi, Nguyễn An Đệ , Vũ Mạnh Hà và Lê Thị Chung 2011.
Nghiên cứu quy trình canh tác nhãn xuồng hàng hóa theo Eurep GAP
ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Nguyễn Ngọc Mỹ, 2018. Tuyển chọn giống và kỹ thuật thâm canh nhãn năng
suất cao chất lượng ngon ở huyện Hòa Thành, Tây Ninh.
Bùi Thị Mỹ Hồng, Trần Minh Trí và Nguyễn Minh Châu, 2002. Ảnh hưởng
của NAA và GA3 đến sự rụng trái, năng suất và phẩm chất nhãn

xuồng cơm vàng. Kết quả NCKHCN cây ăn quả. Viện nghiên cứu cây
ăn quả miền Nam. Nhà XB Nông Nghiệp TPHCM, 2002. Trang 250259.
Dương Minh, Lê Thị Xua và Nguyễn Thị Xuân Thu, 1996. Kết quả bước đầu
điều tra bình tuyển giống cây ăn trái (xoài, nhãn, măng cụt) tại Cần Thơ
và Sóc Trăng. Trường Đại học Cần Thơ.
Huỳnh Ngọc Tư, Võ Văn Sang, Mai Văn Trị và Bùi Xuân Khôi, 2003. Ảnh
hưởng của lượng nước tưới nhỏ giọt đến năng suất, thành phần năng
suất và phẩm chất của cây nhãn trên đất xám tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Trong Kỷ yếu Hội thảo BVTV phục vụ chủ trương chuyển đổi cơ cấu
cây trồng ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Tổ chức tại Vũng Tàu
24-25/6/2003. Trang 192-195.
Khoi B. X. and Tri M. V., 2003. Fertilizer recommendations for sustainable
production of orchard fruit in the South of Vietnam. Extension Bulletin
535 – Food and Fertilizer Technology Center.
Lê Độ, Huỳnh Văn Thành và Nguyễn Văn Hòa, 2003. Kết quả điều tra bệnh
hại trên nhãn tiêu da bò và đánh giá khả năng kháng thuốc của nấm
Phytophthora sp. Trong điều kiện phòng Lab. Kết quả NCKHCN cây
ăn quả. Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam. Nhà XB Nông Nghiệp
TPHCM, 2003. Trang 369-376.
Phạm Ngọc Liễu và Nguyễn Văn Hùng, 1999. Chọn giống nhãn ở các tỉnh
Nam bộ. Báo cáo hội nghị khoa học năm 1999 – Trung tâm cây ăn quả
Long Định.
Trần Thế Tục, 2001. Cây nhãn và kỹ thuật trồng. Nhà xuất bản lao động – xã
hội, Hà Nội

14


Phần II. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc
I. Chuẩn bị, xây dựng mô hình:

Chuẩn bị đất trồng, cây giống nhãn tốt, phân hữu cơ hoai mục đã qua xử
lý (phân bò, già, dê,..), phân vi sinh hữu cơ, phân vô cơ (NPK, DAP), vôi,
thuốc xử lý đất, máy móc làm đất, đào hố, làm mương, công lao động và một
số dụng cụ lao động đơn giản (cuốc, xe rùa, , đồ bảo hộ lao động (ủng, gang
tay, kính, quần áo, mũ/nón), kéo cắt cành, dao, thước,...)
II. Quy trình hoạt động của mô hình:
A. Kỹ thuật trồng:
1. Giống trồng
Các giống trồng phổ biến ở miền Đông Nam bộ
- Giống nhãn xuồng: Trái to, đường kính thường > 3cm, có nguồn gốc
từ Bà Rịa – Vũng Tàu, trái có phần gần cuống lõm sâu, vỏ màu vàng da bò,
nặng 16-25 g, hột nhỡ, thịt ráo, dòn, ngọt, thơm. Có 2 loại xuồng cơm ráo,
xuồng cơm vàng. Giống xuồng cơm vàng có thể kháng bệnh chỗi rồng.
- Nhãn Idor (Edor): Có nguồn gốc từ Thái Lan. Kháng bệnh chổi rồng.
Trái to, nặng từ 10-12 g, hột vừa, thịt nhiều (tỷ lệ ăn được 71-73%), độ Brix:
16,5-17,5, thịt ráo, ngọt, giòn, ngon. Năng suất cao và ổn định, giá tốt nên
hiệu quả kinh tế cao và có thể xuất khẩu.
- Nhãn tiêu da bò: Kích thước trải nhỏ đến trung bình, cơm dày, vỏ màu
vàng sậm, ráo, chùm lớn, năng suất cao. Giống này mẫn cảm với bệnh chổi
giồng. Nên không khuyến cáo trồng mới.
Chuẩn bị cây giống: Thân cây thẳng, vững chắc. Chiều cao cây giống từ
60cm trở lên (đối với cây chiết). Đường kính cành giống từ 1-1,2cm (đo cách
vết ghép khoảng 2cm về phía trên đối với cây ghép), từ 0,8cm trở lên (đo cách
mặt giá thể bầu ươm 10cm đối với cây chiết). Có hơn 2 cành đối với cây
chiết. Có 1-2 đợt lộc mới sinh ra sau chiết. Số lá trên thân chính hiện diện đầy
đủ từ vị trí chiều cao cây đến ngọn. Lá đã trưởng thành, xanh tốt và có hình
dạng đặc trưng của giống.
2. Thời vụ trồng
Có thể trồng quanh năm nếu chủ động được nước tưới. Thường bắt đầu
trồng khi mùa mưa ổn định từ tháng 6-7 hàng năm.

3.Thiết kế vườn trồng
Thiết kế vườn: Khâu đầu tiên là thiết kế vườn. Nếu vườn có quy mô lớn trên
3 ha, nên thiết kế lô trồng theo kiểu bàn cờ có các trục đường chính và hệ
thống đường lô. Trong vườn phải thiết kế mương thoát nước, có kích thước
ngang 1,5-2 m, sâu 1-,15m, cứ 4-6 hàng nhãn có 1 mương lớn, mỗi hàng nhãn
có 1 rãnh nhỏ kích thước ngang 0,4-0,5m, sâu 40-50m.
15


Đối với vùng đất thấp cần phải lên mô trước khi trồng. mô cao hơn mặt đất từ
50-60cm.
4. Thiết kế hệ thống tưới: Hiện nay hệ thống tưới áp dụng trên vườn nhãn
phổ biến là tưới phun trên tán và dưới tán. Tưới phun bằng hệ thống tưới giúp
điều hoà không khí cho vườn nhãn khắc phục được hiện tượng thời tiết
không thuận lợi (nắng nóng, độ ẩm không khí thấp); tiết kiệm được lượng
nước tưới và công lao động. Khi cây còn nhỏ cứ 1 cây lắp 1 péc tưới để tránh
lãng phí nước. Khi cây lớn thì cứ 4 cây thì lắp đặt 1 péc phun.
5. Khoảng cách và mật độ trồng
Khoảng cách trồng phụ thuộc vào tính chất của đất, đất giàu dinh
dưỡng thì trồng thưa, ngược lại đất nghèo dinh dưỡng thì trồng dày hơn. Cây
nhãn ở miền Đông Nam bộ thường trồng với khoảng cách 5 x 5m, 5x 6m, 6 x
6m, 6 x 8 m tương đương với 208-400 cây/ha.
6. Chuẩn bị hố và cách trồng
Hố có kích thước tối thiểu 60x60x60 m, trộn đều 20-30 kg phân hữu
cơ hoai, 200- 300 g hỗn hợp NPK (16:16:8) và 0,5-1kg vôi với đất mặt rồi gạt
xuống hố.
Khi trồng dùng dao cắt đáy bầu, đặt cây xuống giữa mô và mặt bầu
bằng với mặt mô, sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon lên và
lấp đất lại nén đất xung quanh, cắm cọc giữ chặt cây con. Sau đó dùng rơm
hay cỏ khô đậy kín mô. Tưới nước giữ ẩm cho cây mỗi ngày một lần nếu nắng

khô, nếu có mưa thì ngừng tưới.
B. Kỹ thuật chăm sóc
1. Tủ gốc giữ ẩm
Vào mùa nắng cần phải phủ kín xung quanh tán cây bằng rơm, thân đậu
hay cỏ khô, độ dày tối thiểu là 5 cm. Tủ cách gốc 20-30cm.
2. Quản lý cỏ dại
Cần làm sạch cỏ xung quanh gốc theo đường kính tán cây, thông
thường làm 4-5 đợt/ năm kết hợp mỗi lần bón phân. Có thể trồng xen một số
loại cây khác trong vườn nhãn để lấy ngắn nuôi dài.
3. Bón phân
Liều lượng phân bón cho nhãn cần căn cứ vào độ lớn của cây, sản
lượng quả hàng năm, giống và độ màu mỡ của đất.
a) Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản
Đối với cây 1-3 năm tuổi: Sau khi trồng, cây nhãn bắt đầu ra đợt đọt
non thứ 2 thì bón phân. Năm đầu tiên cây còn nhỏ nên pha phân vào nước để
tưới, phải tưới cách gốc 20-25cm để tránh phân làm cháy rễ. Hàng năm bón
thêm phân hữu cơ hoai mục 20-30kg/cây.
16


BÓN PHÂN: Liều lượng phân bón cho nhãn cần căn cứ vào độ lớn của cây,
sản lượng quả hàng năm, giống và độ màu mỡ của đất để bón phân.
chia làm 2 thời kỳ là: Thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh.


Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản

Đối với cây 1-3 năm tuổi: Sau khi trồng, cây nhãn bắt đầu ra đợt đọt
non thứ 2 thì bón phân. Năm đầu tiên cây còn nhỏ nên pha phân vào nước để
tưới, phải tưới cách gốc 20-25cm để tránh phân làm cháy rễ. Hàng năm bón

thêm phân hữu cơ hoai mục 5-10kg/cây.
Bảng 1: Khuyến cáo bón phân cho cây nhãn
Tuổi cây

Số đợt bón
(đợt/ năm)

Liều lượng (g/cây/năm)
N

P2O5

K2O

1

4-6

100

50

100

2

4-6

200


70

150

3

4-6

300

100

200

4-6

4-5

400-600

300-400

400-800

Khi cây cho
năng suất ổn
định >

4-5


800

600

1000



Bón phân thời kỳ kinh doanh

Đối với cây trên 3 năm tuổi: Số lượng phân bón kể trên tăng dần từ 2030%. Đối với vườn nhãn cơm vàng từ 7-8 năm tuổi trở đi, 800 g N + 600g
P2O5 + 1.000 g K2O + 30kg phân bò hoai/ cây/ năm. Số lần bón chính được
chia ra như sau:
+ Giai đoạn ra cơi đọt: từ khi cắt đến ra cơi đọt thứ 3: giai đọan này cây
cần N nhiều để phục hồi sinh trưởng sau màu nuôi trái vụ trước. lượng phân
cần 50% N + 50% P2O5 + 30% K2O, qui ra 400 g N + 300g P2O5 + 330 g
K2O. Chia làm 2 lần bón: Lần 1 sau khi cắt tỉa cành để lấy cơi đọt 1, lần 2
sau khi cơt đọt 1 già để lấy cơi đọt 2.
+ Giai đoạn trước khi ra hoa 4-5 tuần: 40% P2O5 + 20% K2O. qui ra:
240g P2O5 + 200 g K2O (Bón nhiều lân để hỗ trợ ra hoa).
+ Giai đoạn ra hoa, phát hoa lú ra khoảng 5-10 cm: 10% N + 10% P 2O5
qui ra 80g N + 60 g K2O (giúp phát hóa ra và ít rụng).
+ Giai đoạn trái non (đường kính 0,5-1cm): 40% N + 25% P 2O5 + 25%
K2O qui ra 320 g N + 250 g K2O
(Nếu giống nhãn có thời gian nuôi trái có thể chia thành 2 lần bón).
17


+ Giai đoạn trước khi thu hoạch khoảng 1-1,5 tháng (hột trở màu đen):
25% K2O qui ra 250 g K2O.

Hàng năm cần bón thêm phân hữu cơ khoảng 30-60kg/gốc/năm, 2 kg
vôi hoặc bón phân tro trấu, xác thân đậu, vỏ đậu.
 Phương pháp bón phân
Đào rãnh xung quanh tán cây rộng 20-30cm, sâu 5-10cm Lượng phân
bón được cho vào rãnh, sau đó lấp đất lại và tưới nước. hoặc rãi phân xung
quanh tán cây lấy là khô quanh gốc che phủ lại.
Tốt nhất nên bón phân qua đường ống tưới, sử dụng loại phân bón dễ tan
trong nước, có thể chia thành nhiều lần bón (6-8 lần/năm).
 Phun phân bón qua lá và chất điều hòa sinh trưởng.
Phân bón là cung cấp nhanh và bổ sung tức thời các chất cây cần. Các
loại phân thường dùng là:
- Phân Multi – MKP 0:52:34, dùng ở nồng độ 0,5-1% hay 50g/bình 8 lít
(phun ướt hết toàn bộ cây lớn cần 6-7 lít nước). Phân MKP được dùng khi
muốn cơi đọt mau già đồng loạt để từ đố thúc cây ra một đợt đọt mới tập
trung hơn hoặc để hỗ trợ biện pháp kích thích ra hoa.
- Phân có chứa Canxi như “Urea sữa“, Ca(NO 3)2 hoặc CaCl2 phun nồng
độ 0,1-0,2% tăng độ chắc và thời gian tồn trữ. Phun sau khi đậu trái 45-50
ngày. Phun ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau 15-20 ngày.
- GA3: được phun vào lúc: 1). Sau khi cắt cành, thúc cây ra đọt non đều
hơn và 2) trái được 8 tuần tuổi để cải thiện trọng lượng trái và màu sắc vỏ đẹp
hơn.
4. Tỉa cành tạo tán : Đối với cây ăn trái như cây nhãn, việc cắt tỉa cành tạo
tán là việc làm có ý nghĩa quyết định đến năng suất trái trên cây và cần phải
được thực hiện ngay từ khi trồng chứ không đợi đến 2-3 năm sau mới làm.
Giai đoạn cây con: Cần tỉa tạo hình để có bộ khung vững chắc, tán đều.
Cắt bỏ cành vống, cành đâm vào tán, cành xà, cành sâu bệnh. Khi cây được
1,2m thì bấm ngọn, giữ 3-4 cành chính, mõi cành chính giữa lại 2 cành cấp 2,
mọc cánh nhua và xa thân, trên mỗi cành này giữ lại 2 cành nữa cho tớ khi tán
cây có được 24-32 cành.
Giai đoạn kinh doanh: Sau khi thu hoạch xong cần cắt bỏ những cành

đã mang trái (cắt dưới 2-3 mắt lá) và cả cành không mang trái (thường sâu từ
10-20 cm tính từ ngọn tính từ ngọn) ở vụ trước nhằm tạo ra bộ tán đều và
đồng loạt, cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, cành mọc bên trong tán. Đọt non
đầu tiên ra sẽ tỉa các cành yếu, chỉ giữ lại 1-2 cành khỏe/mập.
5. Xử lý ra hoa: Xử lý ra hoa để làm cho cây ra hoa tập trung hơn, làm cây ra
trái trái vụ để có giá bán tốt hơn.

18


Biện pháp xử lý ra hoa tùy thuộc vào điều kiện canh tác nơi trồng,
giống trồng. Ở các vùng chủ động được nước tưới tiêu thì dễ hơn.
+ Liều lượng Clorat kali: Tùy giống, giống nhãn Idor dùng liều cao hơn so
với giống nhãn xuồng cơm vàng, tùy theo mùa, tùy theo tình trạng dinh
dưỡng của cây.
+ Nhãn Xuồng cơm vàng ở Bà Rịa – Vũng Tàu: Phương pháp xiết nước:
sau khi thu hoạch tiến hành cắt tải cành, bón phân, tưới nước để cây ra được 2
cơi đọt. Phòng trừ sâu bệnh hại cho bộ lá. Khi cơi đọt thứ 2 già thì ngưng tưới
nước đồng thời phun MKP 0:52:34. Thời gian ngưng nước 3-4 tuần nhằm tạo
stress cho cây. Sau đó tưới đẫm lại hàng ngày trong 5-7 ngày. Nhịp độ tười
thưa dần 3-4 ngày/lần cho tới khi nhú bông. Khi có hoa thì nhịp độ tưới trở lại
bình thường.
Phương pháp tưới clorat kali: Khi cơi đọt thứ 2 già thì ngưng tưới nước đồng
thời phun MKP 0:52:34 cho mau già sau 1 tuần dùng dung dịch clorat kali
(KCLO3), lượng clorat kali dùng 30-40 g nguyên chất cho 1 m đường kính
tán, hòa trong 30-40 lít nước vào đất quanh tán, cách gốc 50 cm. Sau đó trong
tuần đầu tưới nhẹ giúp hóa chất thấm vào rễ. Lưu ý không dùng clorat kali
quá cao gây cháy chóp rễ. 1 tuần sau khi tưới clorat kali thì phun MKP lần 2.
Khoảng 35-40 ngày sau xử lý nhãn sẽ ra hoa.
+ Xử lý ra hoa ở Đồng bằng Sông cửu long: sau khi thu hoạch tiến hành cắt

tỉa cành (7-8 Dl), bón phân, tưới nước cho cây ra đọt. Khi cơi đọt thứ 3 được
khoảng 4 tuần tuổi thì phun phân bón lá MKP 0:52:34 (50g/bình 8 lít) hoặc
loại phân bón lá khác có hàm lượng lân và kali cao cho lá mau già.
Khi cơi đọt thứ 3 được 5 tuần tuổi (có màu xanh nhạt) thì đổ quanh tán, cách
gốc 50 cm dung dịch clorat kali (hòa 30-40 g clorat kali/m đường kính tán),
cần 30-40 lít nước để hòa thuốc. Sau tưới mỗi ngày cần tưới nhẹ để hóa chất
thấm vào rễ.
Đỗ thuốc được 2 -3 ngày thì khoanh cành. Chiều rộng vết khoảng 2-3mm; chú
ý chừa vài cành để nuôi bộ rễ. Khi cơi đọt thứ 3 được 6 tuần, tức sau ki xử lý
ra hoa 1 tuần thì phun thêm 1 lần MKP nồng độ như trên.
Sau xử lý clorat kali độ 35-40 ngày cây sẽ nhú mầm hoa. Tiến hành chăm sóc
cây.
- Nhãn Idor: Nhãn Idor có thời gian dài hơn các giống nhãn khác: thời
gian ra 3 cơi đọt dài hơn 20 ngày (140-145 ngày). Thời gian nuôi trái (từ khi
đậu trái đến thu hoạch 130-135 ngày) so với nhãn xuồng chỉ có 84-86 ngày.
Vì vậy thời điểm xử lý như sau: 1) Thời điểm xử lý clorat kali khi lá của cơi
đọt thứ 3 chuyển từ màu xanh nhạt sang xanh đậm tức khoảng 40-45 ngày
tuổi; 2) lượng clorat kali sử dụng từ 40-60 g/m đường kính tán, 30-40 lít nước
để hòa thuốc/cây.

19


6. Tưới nước
Nhãn là cây chịu hạn tốt, tuy nhiên muốn có năng suất cao cần phải tưới
nước. cây còn nhỏ vào mùa khô tưới 2-3 ngày/lần.Giai doạn kinh doanh cần
nước vào các giai đoạn: sau khi thu hoạch cắt tỉa cành bón phân lần 1 để cây
mau ra đọt, thời kỳ ra hoa, thụ trái, và giai đoạn phát triển trái. Các Giai đoạn
không cần tưới: lá tược đã trưởng thành tới khi cây ra hoa, thướng sau 20
ngày của đợt đón hoa đến khi phát hoa nhú ra và trước thu hoạch từ 2-3 tuần.

4. Tạo tán, tỉa cành
Giai đoạn cây con: Cần tỉa tạo hình để có bộ khung vững chắc, tán đều.
Cắt bỏ cành vống, cành đâm vào tán, cành xà, cành sâu bệnh. Khi cây được
1,2m thì bấm ngọn, giữ 3-4 cành chính, mõi cành chính giữa lại 2 cành cấp 2,
mọc cánh nhua và xa thân, trên mỗi cành này giữ lại 2 cành nữa cho tớ khi tán
cây có được 24-32 cành.
Giai đoạn kinh doanh: Sau khi thu hoạch xong cần cắt bỏ những cành
đã mang trái (cắt dưới 2-3 mắt lá) và cả cành không mang trái (thường sâu từ
10-20 cm tính từ ngọn tính từ ngọn) ở vụ trước nhằm tạo ra bộ tán đều và
đồng loạt, cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, cành mọc bên trong tán. Đọt non
đầu tiên ra sẽ tỉa các cành yếu, chỉ giữ lại 1-2 cành khỏe/mập.
5. Tăng đậu quả, hạn chế rụng quả non
a) Tăng đậu quả
Dùng phân bón lá có chứa GA3 nồng độ 20ppm hoặc H3PO3 1g/10lít
nước, phun vào các thời điểm trước khi cây ra hoa, 30% hoa nở và cây vừa
đậu quả sẽ làm tăng tỷ lệ đậu quả.
b) Khắc phục hiện tượng rụng quả non
Vườn phải trồng cây chắn gió, tưới nước, bón phân đầy đủ, phòng trừ
sâu bệnh và phun các chế phẩm chống rụng quả non như: Chống Rụng Trái,
Thiên Nông... từ khi trái có đường kính 0,3-0,5cm.
6. Tỉa trái trên chùm
Việc tỉa trái giúp gia tăng kích thước, trái to, giảm hiện tượng ra trái
cách năm, chùm trái sẽ có trái đồng đều về độ lớn. Tiến hành tỉa trái khi trái
có kích thước cỡ hạt đậu nành. Tỉa những trái bị sâu bệnh, trái dị hình, trái ở
đầu ngọn của chùm.
7. Bảo vệ quả
Dùng lưới chuyên dùng để bao phần tán cây phòng sự gây hại của dơi
là chính. Thời điểm thực hiện từ khi trái có đường kính 1cm.
IV. Phòng trừ sâu bệnh hại


20


A.

Sâu hại

Bọ xít nhãn (Tessaratoma papillosa Drury)
Cách gây hại:
Bọ xít là đối tượng gây hại quan trọng trên cây nhãn, chủ yếu vào giai đoạn
cây ra đọt non, làm rụng hoa, rụng trái, chết các cành của phát hoa ảnh hưởng
rất lớn đến năng suất và sinh trưởng của cây.
Phòng trị: Nếu mật dố ít dùng vợt bắt, nhiều sử dụng thuốc như Cyrux 25
EC, Reasgant 3.6EC, 5EC. Thiên địch là kiến vàng và ong ký sinh. Vì thế để
giảm mật số thì tạo điều kiện để 2 loài này phát triển.
1. Sâu đục gân lá (Acrocercops hierocosma Meyr)
Cách gây hại:
Cách gây hại: Hiện nay loài này gây hại ngày càng quan trọng trên nhãn.
Bướm cái thường đẻ trứng trên các cành, lá non. Sâu nở ra ăn phá bằng
cách đục vào gân chính của lá, làm đứt nghẽn mạch nhựa của lá, lá không p
hát triển được hoặc bị méo mó. Triệu chứng lá bị cháy khô ở đầu trông rất
giống lá bị bệnh. Khi các đợt lộc bị gây hại nặng ảnh hưởng đến sự phát
triển bộ lá, làm giảm khả năng ra hoa, hoặc trái bị rụng.
Phòng trị:
Tỉa cành để các đợt ra lộc tập trung dễ kiểm soát. Phòng ngừa khi nhãn ra lá
non và khi có 5% lá bị hại. Loại thuốc sử dụng như Cymbush 10EC,
Cyrermap 10 EC, Cyperan 25 EC, Aztron 7.000DBMU. Nồng đồ theo khuyến
cáo, phun 2 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày.
2. Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)
Cách gây hại:

Thành trùng hoạt động vào ban đêm, ban ngày chúng nấp ở nơi tối hoặc
mặt dưới lá cây ký chủ. Cả thành trùng đực và cái đều ăn mật hoa, trưởng
thành cái đẻ trứng trên trái, đặc biệt là nơi tiếp giáp giữa các trái. Sâu có thể
gây hại từ khi trái còn nhỏ đến sắp thu hoạch, nặng nhất là khi trái bắt đầu có
cơm. Trái non bị sâu đục thường biến dạng, khô và rụng, trái lớn nếu bị hại sẽ
ảnh hưởng đến phẩm chất.
Phòng trị:
Vệ sinh vườn bằng cách thu gom những trái bị nhiễm đem tiêu huỷ. Cắt tỉa
cành sau khi thu hoạch cho vườn thông thoáng. Dùng bẫy đèn với ánh sáng
đen để bẫy trưởng thành. Phun thuốc nếu có khoảng 1% số trái trong vườn bị
tấn công, có thể dùng các loại thuốc 3-4 lần như: thuốc nguồn gốc vi sinh
Bacillus thuriensis, thuốc gốc cúc, Cypermethrin (Cypermap 25 EC, Cyrux 25
EC, Sherbush 25EC; SecSaigon 50EC) là 14 ngày trước thu hoạch.
3. Sâu ăn bông (Thalassodes falsaria; Comibaena sp.)

21


Xuất hiện và gây hại khi bông bắt đầu nhú đến khi đậu trái. Chúng ăn
trụi chùm bông làm cho bông không đậu trái và thiệt hại năng suất rất
lớn.
Phòng trừ bằng cách phun thuốc Cymbush 10EC, Applaud, Tungrin 5EC,
10EC, 25EC, Cymbush 10 EC và Karate 2,5EC, luân phiên 3 lần, khi
bông vừa nhú, lần sau cách lần trước 7 ngày.
5. Rệp sáp (Pseudococus sp.), (Aleurodicus dipersus), (Nipaecocus sp.)
Cách gây hại
Rệp sáp gồm rất nhiều loài gây hại trên nhãn. Khả năng sinh sản của
rệp sáp rất cao, con cái có thể đẻ trứng hoặc đẻ trực tiếp ra con. Au trùng tuổi
nhỏ ít có khả năng di chuyển, chúng thường kết hợp các loại kiến để di
chuyển sang nơi khác. Rệp sáp có thể gây hại trên các bộ phận của cây như

cành, lá, hoa, trái. Cả sâu non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây, trong
quá trình phát triển chúng thải ra mật kích thích nấm bồ hóng phát triển trên lá
làm giảm khả năng quang hợp của cây, trên trái làm giảm giá trị thương phẩm.
Ngoài ra vết thương do rệp gây ra giúp các loại nấm bệnh khác dễ dàng xâm
nhập vào cây.
Phòng trị
Phun nước vào tán cây để rửa trôi rệp. Nên tỉa bỏ những trái bị nhiễm ở
giai đoạn đầu để tránh sự gia tăng mật độ rệp sáp. Tìm diệt các loại kiến có
hại để hạn chế sự lây lan. Hạn chế trồng xen với những loại cây dễ nhiễm rệp
sáp như đu đủ, mãng cầu. Phun thuốc khi thấy mật độ rệp sáp cao bằng các
loại thuốc như Pyrinex, Supracide, Admire, DC Tronplus... khi phun có thể
kết hợp các loại chất bám dính để tăng hiệu quả sử dụng thuốc.
B. BỆNH HẠI
1. Bệnh thối trái (do nấm Phytophthora sp.)
Triệu chứng
Triệu chứng: Bệnh này thường xuất hiện và gây hại nặng trên trái nhãn
lúc nhãn sắp già, chín và đặc biệt là trong mùa mưa, nơi có ẩm độ cao thì
bệnh phát triển và lây lan rất nhanh chóng. Do nấm Phytophthora thường lưu
tồn trong đất nên các chùm trái gần mặt đất thường dễ bị nhiễm bệnh hơn
trong mùa mưa, từ đây sẽ là nguồn lây lan cho các chùm trái phía trên và lây
lan sang các cây khác trong cả vườn. Trái bị bệnh thường bị thối nâu, lan dần
từ vùng cuống trái trở xuống, làm trái nứt ra, thịt trái bị thối nhũn, chảy nước
có mùi hôi, chua và thấy tơ nấm trắng phát triển trên vết bệnh.
Phòng trị
Để phòng trị các bệnh này, nên tỉa bỏ các cành gần mặt đất vì khi trái gần
chín sẽ dễ nhiễm bệnh từ đất trong mùa mưa. Cần lưu ý cắt bỏ và thu gom
các bị bệnh rơi rụng trong vườn đem tiêu hủy. Phun luân phiên Mataxyl
22



25WP, Dizeb –M45 80WP, Aliette 80 WP theo nồng độ khuyến cáo, khoảng
2-3 lần, cách ly ít nhất 14 ngày trước thu hoạch.
 Bệnh khô cháy hoa (do nấm Phyllostica sp. hoặc Pestalotia sp.)
Triệu chứng: Bệnh khô cháy hoa thường xuất hiện vào lúc hoa nhãn đa
nở rộ, trên cánh hoa có những vết chấm nhỏ bằng đầu kim, có màu nâu đen
làm hoa bị vàng, sau đó khô và rụng đi. Nấm thường tấn công vào lúc có
nhiều sương mù hay mưa nhiều, ẩm độ không khí cao.
Phòng trị: Tỉa thoáng tán cây cho ánh sáng xuyên qua tán cây làm
giảm độ ẩm sẽ hạn chế được bệnh. Phòng trị bằng các loại thuốc Bendazol
50WP, Score 250EC, COC 85WP theo khuyến cáo vào giai đoạn trư ớc khi
hoa nở để phòng bệnh.
 Cháy đầu lá (do nấm Pestalotia mangiferae): Đầu lá bị khô làm gaimr
quang hợp, cây bị nặng gần như toàn bộ bị cháy chóp lá. Nấm tấn công ở đâu
lá do đầu là ẩm hơn các phần khác. Phòng trị: Vệ sinh vườn thông thoáng,
sạch sẽ, bón phân cân đối và đầy đủ. Có thể sử dụng các loại thuốc sau:
Antracol 70WP, Topsin M, Anvil 5SE , Tilt 25EC, Kasuzan, Mancozeb, Thane
– M theo khuyến cáo.
 Bệnh thán thư (nấm Colletotrichum gloeosporiodes): Gây hại ở lá non,
đọt non, hoa và trái. Trên lá gây vết đen tròn và có cạnh, sau đó các vết liene
kết với nhau thành từng mảng, giữa các vết bị bị khô làm thành các lỗ thủng,
bản lá biến dạng. Nấm tấn công trên phát hoa làm đen hoa và rụng. Trái bị
đốm nâu, đốm lan rộng và lõm sâu xuống, thịt trái bị thối và rụng trái.
Phòng trị: Vệ sinh vườn thông thoáng. Sử dụng các loại thuốc Danicol 500
SC, Antracol 70WP, Topsin M, Anvil 5SC, Tilt 25EC, Score 250 EC, Mataxyl
25 WP theo khuyến cáo.
 Bệnh chỗi rồng (đọt chổi) (Witches, broom): cây bệnh có chồi non với
nhiều nhánh nhỏ biến dạng mọc chụm lại, co cụm nhìn như bó chổi. Chồi bị
bệnh phát triển kém và thoái hóa, sau đó dẫn đến khô và chết.
 Phòng trị: Trồng giống kháng bệnh như xuồng cơm vàng, nhãn idor, Cắt
tỉa cành đồng bộ. Vệ sinh vườn, cắt bỏ và tiêu hủy các chồi bị bệnh. Phun

nước với áp lực mạnh để hạn chế mật độ nhện. Bón phân cân đối để ra đọt
đồng loạt và phun thuốc trừ nhện vào giai đoạn chồi non. Các loại thuốc sử
dụng Coníìdor, Ortus, Comite... phun liên tục 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 7
- 10 ngày.Nên luân phiên các loại thuốc hóa học.
3. Khai thác, tiêu thụ sản phẩm
Thu hoạch và sau thu hoạch:
Thời gian thu hoạch nhãn phụ thuộc vào giống, nhãn xuồng: 84-86
ngày, nhãn idor: 130-135 ngày. Trái không chín tiếp sau khi thu hoạch. Do đó
cần phải xác định đúng độ chín mới thu hoạch. Trái khi chín có da láng, màu
sậm, thịt đặc, hột đen, vị ngọt, hương vị thơm đặc trưng.

23


Thời điểm thu hoạch: vào sáng sớm, không thu vào lúc trời mưa vì trái
dễ bị hư do nấm bệnh. Cắt nguyên chùm trái bỏ bớt lá và cho vào sọt có lót lá.
Trong điều kiện thường nhãn (25-300C) có thời gian bảo quản ngắn 3-4
ngày là vỏ đã đổi màu. Bảo quản ở nhiệt độ 180C, ẩm độ môi trường không
khí 90-95% sẽ giữ được màu sắc và độ tươi của quả nhãn lâu hơn. Dùng bao
ni lon có 15-20 lỗ nhỏ/ dm 2 để bảo quản nhãn sẽ hạn chế được cường độ hô
hấp của quả tươi và bảo quản quả nhãn kéo dài hơn 2-4 ngày so với cách bảo
quản thông thường.
Hiện nay thị trường tiêu thụ nhãn chủ yếu trong nước và xuất khẩu chủ
yếu sang Trung Quốc, Mỹ, Úc,…
Kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm
- Kênh 1: Nông dân  Người thu gom  Vựa địa phương  Vựa
phân phối lớn  Cửa hàng bán lẻ ở chợ, siêu thị  Người tiêu dùng
Đây là kênh tiêu thụ chính cho nhãn và cũng là kênh tiêu thụ tiêu biểu
và phổ biến đối với đa số các loại trái cây khác. Kênh tiêu thụ này thông qua
nhiều trung gian nên giá bán tại vườn thấp. Kênh này có ưu điểm là có thể

huy động nguồn hàng lớn tuy nhiên khó kiểm soát nguồn gốc, chất lượng khi
đến tay người tiêu dùng.
- Kênh 2: Nông dân  Người thu gom  Vựa đóng gói địa phương 
Công ty xuất khẩu  Người tiêu dùng (nước ngoài).
Nhãn chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng nhãn tươi hoặc sấy khô. Trái
nhãn thường được những nhà xuất khẩu thu mua trực tiếp từ nhà vườn trồng
nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP (hoặc thông qua người thu gom/vựa địa
phương). Thị trường xuất khẩu trái nhãn ngày càng rộng mở, tiềm năng xuất
khẩu lớn. Tuy sản lượng nhãn dồi dào nhưng mẫu mã, chất lượng trái đạt yêu
cầu xuất khẩu còn thấp do nông dân chưa chú ý áp dụng các tiến bộ Khoa học
công nghệ và quy trình sản xuất trái cây an toàn.
III. Đánh giá chất lượng sản phẩm, chất lượng công nghệ của mô
hình
- Việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong mô hình sản xuất trái nhãn an
toàn sẽ đem đến nhiều lợi thế so với sản xuất truyền thống.
+ Công nghệ kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn trong mô hình có thể áp
dụng để sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tạo niềm tin cho người tiêu dùng
+ Người sản xuất: Việc áp dụng các biện pháp trong mô hình sẽ nâng cao
được năng suất từ 10-20% và tăng chất lượng trái. Do đó sẽ đem lại hiệu quả
kinh tế cao hơn từ 15-20% cho người sản xuất. năng suất, chất lượng trái cao
hơn, phẩm cấp trái đồng đều do đó tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn, bán với
giá tốt hơn, sức khỏe người sản xuất cũng được đảm bảo hơn.
+ Người tiêu dùng: Được sử dụng sản phẩm chất lượng và an toàn.

24


+ Nhà kinh doanh: Sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn từ những sản phẩm
có chất lượng và an toàn.
IV. Những thuận lợi, khó khăn và lưu ý khi triển khai mô hình

1. Thuận lợi
- Các huyện có chân đất cát pha như huyện Cần Giờ của thành phố Hồ
Chí Minh rất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây nhãn.
- Giao thông thuận lợi, gần với trung tâm thành phố có khả năng tiêu thụ
lớn nhất nước.
- Cây nhãn rất dễ tính, chịu hạn tốt và phù hợp với đất nghèo dinh
dưỡng.
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn không phức tạp, không cần nhiều
công lao động.
- Việc phát triển mô hình là phù hợp với xu thế phát triển du lịch sinh
thái hiện nay, mở rộng kênh tiêu thụ và quảng cáo, giới thiệu sản phẩm tới
người tiêu dùng.
2. Khó khăn
- Hiện nay với việc biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng đã ảnh
hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Do đó, nhà vườn cần phải có các
biện pháp để phòng ngừa rủi do trong sản xuất đặc biệt là các thời điểm nhạy
cảm của cây nhãn như giai đoạn xử lý ra hoa, ra hoa, đậu trái, thu hoạch như
nắng nóng, mưa nhiều, ngập úng, gió bảo.
3. Lưu ý
- Nhà vườn muốn xây dựng mô hình phải có nguồn vốn đầu tư ban đầu.
- Khu vực sản xuất phải có điện để chủ động vận hành hệ thống tưới.
- Nông hộ phải có khả năng tiếp thu và vận dụng tiến bộ khoa học công
nghệ mới.
V. Hiệu quả đầu tư mô hình (ước tính)
1. Hiệu quả về kinh tế nhãn xuồng
Stt

Hạng mục thực hiện

Đơn vị tính


Vườn mô hình

I

Tổng chí

1.000đ

75.000

1

Chí phí vật tư (phân bón, thuốc BVTV)

1.000đ

35.000

2

Chí phí lao động

1.000đ

30.000

5

Chi khác


1.000đ

10.000

II

Khoản 2: Tổng thu

1.000đ

350.000

1

Giá bán bình quân

1.000đ

35

2

Năng suất

kg/ha

10.000

25



×