Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Trưng Vương (Đề số 5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.89 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
Môn Ngữ Văn
Thời gian: 90 phút

PHẦN 1 (6.5 điểm) (THAM KHẢO HÀ NỘI 2010­2011 VÀ 2016­2017)
Bài thơ Bếp lửa được mở đầu bằng câu thơ:
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm”
Và kết thúc bằng câu thơ
“Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...”
1.
2.

3.
4.

(SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Chép thuộc lòng hoàn thiện khổ đầu và khổ cuối bài thơ Bếp Lửa.
Chỉ ra từ láy trong khổ thơ đầu tiên? Phân tích nội dung và tác dụng của các từ láy đó? 
Cũng trong tác phẩm, tác giả đã tách từ “mòn mỏi” thành “đói mòn đói mỏi”. Hãy phân 
tích ý nghĩa của chi tiết đó.
Nêu cảm nhận ngắn gọn của em về câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu 
nặng của cháu đối với bà ở hai khổ thơ trên trong đó có sử dụng quan hệ từ để liên 
kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm quan hệ từ và câu bị động)

PHẦN 2 (3.5 điểm) (THAM KHẢO BA ĐÌNH 2019­2020)
Cho đoạn văn sau:
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được.  


Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời 
chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, 
đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, 
bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho 
xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Ngữ văn 9 , tập 2 , NXB Giáo dục Việt Nam)
1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? Việc lặp lại kiểu câu trong các 
cụm in đậm có ý nghĩa gì?
2. Theo tác giả nếu bỏ phí thời gian sẽ như thế nào?
3. Qua ý nghĩa của đoạn văn trên, kết hợp với những hiểu biết của mình hãy viết một 
đoạn văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc sử 


dụng thời gian một cách hợp lý?
­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­
Phần 1: 0.5 điểm + 1.5 điểm + 1 điểm + 3.5 điểm Phần 2: 0.75 điểm + 0.75 điểm + 2 điểm



×