Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Trưng Vương (Đề số 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.05 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
Môn Ngữ Văn
Thời gian: 90 phút

PHẦN I (6,5 điểm) 
Cho đoạn trích sau
“Ông nằm vật lên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về  cái làng  
của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm với anh em. Ô, sao mà độ   ấy vui thế. Ông thấy  
mình như  trẻ  ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong  
lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào  
đường đắp  ụ, xẻ  hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác  ở  đầu làng đã dựng xong chưa?  
Những đường hầm bí mật chắc là còn khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ  làng, nhớ  cái làng  
quá.”
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
1. Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn 
này?
2. Xét về mục đích nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa” thuộc 
kiểu câu gì? Vì sao nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó lại là một biểu hiện của tình cảm 
công dân?
3. Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ, cụm từ 
nào trong đoạn trích? Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy có những kỉ niệm nào của ông với làng 
kháng chiến?
4. Với hiểu biết của em về truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, có 
sử dụng câu ghép và câu thế (gạch dưới câu ghép và từ ngữ được dùng làm phép thế) để 
khẳng định: Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng 
chiến. 

PHẦN II (3,5 điểm) 
Cho đoạn trích sau


“Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận. Chính là do tài thông minh của Tạo Hoá biết dùng 
đúng chất liệu hay nhất cho cuộc sáng tạo của mình: Nước. Chính Nước làm cho đá sống 
dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có 
tri giác, có tâm hồn.”
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?


2. Vì sao các danh từ chung “Đá”, “Nước” lại được viết hoa thành tên riêng. Kể ra một 
biện pháp tu từ tác giả đã sử dụng trong đoạn trích trên.
3. Giống như Đá và Nước ở Hạ Long, thiên nhiên quanh ta cũng có tâm hồn, có tiếng nói. 
Nhưng liệu chúng ta có thể nghe thấy “Tiếng gọi của nhiên nhiên”. Em hãy viết một 
đoạn văn nghị luận xã hội trình bày ý hiểu của mình vể những giá trị tốt đẹp mà con 
người nhận được khi sống hoà mình với thiên nhiên.
­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­
Phần 1: 1 điểm + 1 điểm + 1 điểm + 3.5 điểm
Phần 2: 0.5 điểm + 1 điểm + 2 điểm



×