Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 78 trang )

i

TÓM TẮT
Nghiên cứu sử dụng mô hình đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số vectơ
để khám phá tác động của các biến vĩ mô đến cán cân thương mại Việt Nam gồm
tổng sản phẩm quốc nội, tỷ giá thực đa phương và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
giai đoạn từ quý 1/2000 đến quý 4/2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong dài hạn
tăng trưởng kinh tế và tỷ giá thực đa phương tác động cùng chiều đến cán cân thương
mại Việt Nam. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế tăng 1% thì cán cân thương mại tăng
6,139%, tỷ giá thực đa phương tăng 1% thì cán cân thương mại tăng 0,920%. Tuy
nhiên, bài nghiên cứu cũng cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài lại tác động ngược
lên CCTM. Cụ thể, khi đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 1% thì cán cân thương mại
giảm 0,626%. Trong ngắn hạn, bằng phương pháp kiểm định nhân quả Granger, phân
tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai, bài nghiên cứu cho thấy sự tác động của
tăng trưởng kinh tế, tỷ giá thực đa phương và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở mức ý
nghĩa 1% với mức điều chỉnh về cân bằng là 18,6%. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế và
đầu tư trực tiếp nước làm CCTM xấu đi, tỷ giá thực đa phương có hiệu ứng tuyến J
rõ nét.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ
tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của
tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được
công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn
được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tác giả

Đinh Trung Nhựt




iii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi chân thành cảm ơn ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt những năm qua. Đặc biệt tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Tuyết Trinh, người đã tâm huyết, tận tình
chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Ngoài ra, trong quá trình học tập và đặc biệt trong thời gian thực hiện nghiên
cứu viết luận văn, tôi đã nhận được sự cảm thông, chia sẻ và hỗ trợ rất nhiều về mặt
chi phí, thời gian từ ban lãnh đạo công ty cổ phần phần mềm SS4U. Tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành nhất đến ban lãnh đạo, các đồng nghiệp của tôi trong công ty. Đặc
biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến anh Thẩm Văn Hương (Tổng giám đốc)
và anh Thẩm Minh Văn (cấp trên trực tiếp của tôi) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi hoàn thành luận văn của mình.
Cuối cùng, nhân dịp này tôi đặc biệt xúc động gửi lời cảm ơn và tình cảm sâu
sâu nặng nhất đến gia đình tôi. Tuy rằng ba, má và các anh chị không hiểu hết được
chuyên ngành của tôi nhưng chính họ là hậu phương, ủng hộ tinh thần và vật chất vô
điều kiện đối với tôi trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường cho đến những năm
trên giảng đường đại học và đặc biệt là thời gian học cao học của tôi.
Chân thành cảm ơn!
Tác giả

Đinh Trung Nhựt


iv

MỤC LỤC

TÓM TẮT ....................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................2
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2
1.6. Đóng góp của đề tài..........................................................................................3
1.7. Bố cục nghiên cứu ............................................................................................3
CHƯƠNG 2. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI .........................4
2.1. Cán cân thương mại .........................................................................................4
2.2. Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ............................................................5
2.3. Tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại ....................................................8
2.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và cán cân thương mại ......................................10
2.5. Khảo lược nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến CCTM ..12
2.5.1. Nghiên cứu tại các nước phát triển .........................................................12
2.5.2. Nghiên cứu tại các nước đang phát triển.................................................13
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................19
3.1. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................19
3.2. Biến số và dữ liệu nghiên cứu ........................................................................20
3.3. Yếu tố mùa của dữ liệu ..................................................................................21
3.4. Tính dừng của dữ liệu ....................................................................................23



v

3.5. Phương pháp ước lượng .................................................................................24
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................26
4.1. Phân tích thống kê mô tả ................................................................................26
4.1.1. Diễn biến cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015. ..........26
4.1.2. Diễn biến tăng trưởng kinh tế .................................................................27
4.1.3. Diễn biến tỷ giá thực đa phương .............................................................29
4.1.4. Diễn biến đầu tư trực tiếp nước ngoài .....................................................35
4.1.5. Đặc điểm thống kê và tương quan của biến số .......................................36
4.2. Kết quả kiểm định quan hệ đồng liên kết.......................................................38
4.3. Phân tích tác động trong dài hạn ....................................................................39
4.4. Kết quả ước lượng tác động ngắn hạn bằng VECM ......................................41
4.5. Kết quả kiểm định nhân quả Granger ............................................................44
4.6. Phân tích phản ứng đẩy ..................................................................................45
4.7. Phân tích phân rã phương sai .........................................................................47
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................49
5.1. Kết luận ..........................................................................................................49
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................49
5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu và hướng phát triển ...........................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................52
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng việt ................................................................52
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng anh .................................................................53
PHỤ LỤC ..................................................................................................................59


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Diễn giải

BOP (Balance Of Payment)

Cán cân thanh toán quốc tế

CCTM (Trade Balance)

Cán cân thương mại

CCVL (Current Account)

Cán cân vãng lai

CPI (Consumer Price Index)

Chỉ số giá tiêu dùng

ECM (Error Correction Model)

Mô hình hiệu chỉnh sai số

FDI (Foreign Direct Investment)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP (Gross Domestic Product)


Tổng sản phẩm quốc nội

GNP (Gross National Product)

Tổng sản phẩm quốc dân

IFS (International Financial Statisitics)

Thống kê tài chính quốc tế

IMF (International Monetary Fund)
NEER (Nominal Effective Exchange
Rate)
NER (Nominal Exchange Rate)

Quỹ tiền tệ quốc tế
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa
phương
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTW
OECD (Organization for Economic Cooperation and Development)

Ngân hàng Trung Ương
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế


REER (Real Effective Exchange Rate)

Phương pháp bình phương nhỏ nhất
thông thường
Tỷ giá hối đoái thực đa phương

RER (Real Exchange Rate)

Tỷ giá hối đoái thực

TCTK

Tổng cục thống kê

USD (United State Dollar)

Đô la Mỹ

VECM (Vector Error Correction Model)

Mô hình hiệu chỉnh sai số véc tơ

VND (Vietnam Dong)

Đồng Việt Nam

WTO (World Trade Organization)

Tổ chức thương mại thế giới


OLS (Ordinary Least Quares)


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu khảo lược. ...............................................16
Bảng 3.1: Bảng trình bày tóm lược các biến .............................................................21
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến số ..............................................................37
Bảng 4.2: Bảng hệ số tương quan giữa các biến số ..................................................38
Bảng 4.3: Kết quả lựa chọn bậc trễ ...........................................................................38
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định đồng liên kết...............................................................39
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng phương trình dài hạn ..................................................39
Bảng 4.6: Bảng hệ số tương quan giữa FDI, X và M ...............................................40
Bảng 4.7: Tóm tắt kết quả ước lượng VECM ...........................................................42
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Portmanteau ...............................................................43
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định nhân tử Lagrange (LM) ..............................................44
Bảng 4.10: Kiểm định nhân quả Granger dựa trên kết quả ước lượng mô hình
VECM .......................................................................................................................45
Bảng 4.11: Kết quả phân rã phương sai của biến D(TB) ..........................................47


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Hiệu ứng tuyến J .........................................................................................8
Hình 3.1: Diễn biến của các biến số ..........................................................................22
Hình 3.2: Kết quả loại bỏ yếu tố mùa vụ ..................................................................23
Hình 4.1: Diễn biến CCTM Việt Nam từ năm 2000 – 2015 .....................................26
Hình 4.2: Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 ..............28

Hình 4.3: Tỷ giá danh nghĩa VND/USD giai đoạn 2000 – 2007 và 2012 - 2015 ....30
Hình 4.4: Diễn biến tỷ giá danh nghĩa VND/USD giai đoạn 2008 – 2011...............31
Hình 4.5: Diễn biến tỷ giá thực VND/USD giai đoạn 2000 – 2015 .........................33
Hình 4.6: Diễn biến tỷ giá thực đa phương giai đoạn 2000 – 2015 ..........................34
Hình 4.7: Diễn biến FDI giai đoạn 2000 – 2015 .......................................................36
Hình 4.8: Tốc độ tăng của FDI, xuất khẩu và nhập khẩu giai đoạn 2000 – 2015.....41
Hình 4.9: Kết quả kiểm định nghiệm đặc trưng tự hồi quy ......................................43
Hình 4.10: Phản ứng của CCTM với các biến số .....................................................46


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cán cân thương mại (CCTM) là một cán cân bộ phận quan trọng trong tài
khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế (BOP). Tầm quan trọng của CCTM
đối với nền kinh tế rất to lớn. CCTM chiếm tỷ trọng rất lớn trong cán cân vãng lai
(CCVL), nếu CCTM thâm hụt thì khả năng rất lớn kéo theo CCVL cũng sẽ thâm hụt
và ảnh hưởng rất lớn đến BOP.
Từ khi mở cửa nền kinh tế năm 1986 đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu kinh tế nổi bật nhưng cũng nổi lên không ít vấn đề, trong đó, có diễn diến
biến chưa ổn định của CCTM. Bên cạnh đó năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập
WTO tham gia chuỗi thương mại tự do toàn cầu. Mặc dù Việt Nam đã gia nhập tổ
chức thương mại quốc tế (World Trade Organization – WTO) nhưng thâm hụt thương
mại ngày càng xu hướng tăng cao, đặc biệt trong giai đoạn 2006-2010, thâm hụt
thương mại của Việt Nam cao gấp 4 lần giai đoạn 2000-2005. Đối với một nền kinh
tế đang phát triển như Việt Nam thì thâm hụt thương mại cao là điều tất yếu phải trải
qua, tuy nhiên khi càng phát triển thì thâm hụt thương mại càng phải giảm do khả
năng sản xuất của quốc gia tăng cao (Đỗ Hạnh Nguyên 2014). Điều đáng nói hơn là
CCTM vừa mới thặng dư trong 03 năm liền từ 2012 đến 2014 thì năm 2015 lại tiếp

tục thâm hụt. Điều đó cho thấy rằng CCTM chưa được cải thiện một cách bền vững.
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
cán cân thương mại và nghiên cứu thực nghiệm cho từng quốc gia. Tuy nhiên cũng
tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà sẽ có các nhân tố ảnh hưởng cùng chiều hay ngược
chiều lên cán cân thương mại của nước đó. Cụ thể, nghiên cứu của Orr (1991) về các
nhân tố ảnh hưởng đến CCTM Hoa Kỳ hay Wilamoski và Tinklers (1999) nghiên cứu
về CCTM giữa Mỹ và Mexico đã chỉ ra rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tác
động làm cải thiện CCTM. Nhưng ngược lại, Hossein Varamini và Svetlana Kalash
(2010) khi nghiên cứu về các nước có nền kinh tế tăng trưởng cao của EU lại cho
thấy FDI có tác động ngược chiều đối với CCTM.


2

Khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CCTM Việt Nam thì có khá
nhiều công trình nghiên cứu. Chẳng hạn, Trần Thị Minh Uyên (2012) đã sử dụng sáu
biến gồm: giá dầu mỏ, FDI, chi tiêu chính phủ, giá cả nội địa, tăng trưởng sản xuất
và tăng trưởng nông nghiệp. Kết quả hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ
nhất thông thường (OLS) đã chỉ ra rằng chỉ có biến giá cả nội địa là có tác động ngược
chiều đến CCTM Việt Nam, những biến còn lại không có sự tác động nào đến CCTM
Việt Nam. Ngoài ra còn có nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến CCTM Việt Nam như Phạm Thị Tuyết Trinh (2014), Khiếu Văn Hoàng
(2014). Tuy nhiên hầu hết các công trình chủ yếu tập trung vào nhân tố tỷ giá mà hầu
như bỏ qua các nhân tố khác. Vì lý do đó tác giả quyết định chọn đề tài là Các nhân
tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại Việt Nam.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến CCTM Việt Nam và tầm quan trọng
của các nhân tố đối với diễn biến CCTM Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn có câu hỏi nghiên cứu là: Những nhân tố nào quyết định chủ yếu

diễn biến của CCTM Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là CCTM Việt Nam và các nhân tố vĩ mô ảnh
hưởng đến CCTM Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2015. Nghiên cứu lựa chọn giai
đoạn 2000 - 2015 là vì đây là giai đoạn Việt Nam đẩy mạnh quá trình hội nhập với
nền kinh tế thế giới qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương được
ký kết. Ngoài ra, việc thu thập số liệu GDP Việt Nam từ Reuters chỉ có từ năm 2000.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên mô hình nghiên cứu của Ray (2012), nghiên cứu xây dựng mô hình
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CCTM Việt Nam gồm biến phụ thuộc là CCTM


3

Việt Nam và các biến độc lập gồm tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài
và tỷ giá thực đa phương.
Để ước lượng mô hình, nghiên cứu sử dụng phương pháp đồng liên kết và mô
hình hiệu chỉnh sai số véc tơ (VECM) theo Johansen (1990). Dữ liệu dùng cho nghiên
cứu được lấy từ các nguồn gồm thống kê tài chính quốc tế (IFS), tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD) và Reuters.
1.6. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về những nhân tố chính
ảnh hưởng đến CCTM Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2015.
1.7. Bố cục nghiên cứu
Luận văn được chia thành 05 chương, trong đó chương 01 giới thiệu sơ lược
về đề tài nghiên cứu, chương 02 trình bày những lý luận cơ bản về CCTM và các
nhân tố ảnh hưởng đến CCTM, chương 03 trình bày về phương pháp nghiên cứu, sau
đó chương 04 sẽ phân tích kết quả ước lượng và chương 05 tác giả sẽ kết luận và kiến
nghị các biện pháp.



4

CHƯƠNG 2. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁN
CÂN THƯƠNG MẠI
2.1. Cán cân thương mại
CCTM là một cán cân bộ phận trong tài khoản vãng lai của BOP. CCTM ghi
lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng
thời gian nhất định (quý hoặc năm). Tình trạng của CCTM được tính là chênh lệch
của xuất khẩu và nhập khẩu. Khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì CCTM có thặng
dư hay nền kinh tế xuất siêu. Ngược lại, khi xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu thì CCTM
thâm hụt hay nền kinh tế nhập siêu. Khi xuất khẩu bằng nhập khẩu, CCTM ở trạng
thái cân bằng.
Thông thường, tình trạng của CCTM sẽ quyết định tình trạng của CCVL. Khi
CCTM thâm hụt làm cho CCVL cũng sẽ thâm hụt và có thể làm cho BOP thâm hụt
nếu cán cân vốn và tài chính không đủ bù đắp. Trong trường hợp ngân hàng trung ương
(NHTW) áp dụng chế độ tỷ giá cố định thì việc thâm hụt BOP cho thấy cầu ngoại tệ
lớn hơn cung ngoại tệ trong nền kinh tế và gây áp lực cho tỷ giá tăng, khi đó NHTW
buộc phải giảm giá đồng nội tệ hoặc can thiệp thị trường bằng cách bán ra ngoại tệ làm
giảm dự trữ ngoại hối. Ngược lại, khi CCTM thặng dư sẽ làm cho CCVL thặng dư và
từ đó làm cho BOP thặng dư. Lúc này, nền kinh tế dư cung ngoại tệ và gây áp lực cho
tỷ giá giảm. Khi đó, NHTW buộc phải nâng giá đồng nội tê hoặc là thu mua ngoại tệ
để ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, nếu NHTW áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi cho nền kinh tế
thì khi BOP thặng dư sẽ làm cho đồng nội tệ tăng giá trị và tỷ giá giảm. Ngược lại nếu
BOP thâm hụt thì sẽ làm cho đồng nội tệ mất giá và tỷ giá sẽ tăng. Khi đó sẽ việc thâm
hụt hoặc thặng dư BOP sẽ tác động đến nhiều yếu tố vĩ mô khác như thị trường hối
đoái chao đảo, dễ gây ra lạm phát,…
Ngoài ra, tình trạng CCTM cũng đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề nợ quốc
gia. Khi CCTM thặng dư thì quốc gia ở vị thế con nợ sẽ có nguồn ngoại tệ để trả nợ.



5

Ngược lại khi CCTM thâm hụt thì quốc gia đó sẽ không có nguồn thu ngoại tệ để trả
nợ mà phải đi vay để trả nợ. Khi đó nền kinh tế dễ rơi vào khủng hoảng nợ công. Đối
với những quốc gia có vị thế là chủ nợ thì khi CCTM thặng dư, nền kinh tế sẽ có nguồn
ngoại tệ dồi dào để ổn định nền kinh tế quốc gia và còn có thể cho các nước khác vay
(Nguyễn Thị Hiền 2010).
Mặt khác, CCTM cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất quan trọng đến tăng trưởng
của một nền kinh tế. CCTM hay giá trị hàng xuất khẩu (X) trừ đi giá trị hàng nhập khẩu
(M) cùng với tiêu dùng (C), đầu tư (I) và chi tiêu chính phủ (G) là những bộ phận cấu
thành trong sản lượng của nền kinh tế mở (Y):
Y = C + I + G + (X – M)

(2.1)

Do đó, CCTM thặng dư hay thâm hụt đều có tác động trực tiếp đến tổng sản
lượng. Khi CCTM thâm hụt (tức xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu), đặc biệt là thâm hụt
kéo dài thì sẽ làm cho sản lượng Y của nền kinh tế giảm. Ngược lại, khi CCTM thặng
dư hay xuất khẩu ròng tăng sẽ làm cho sản lượng của nền kinh tế tăng. Ngoài ra, CCTM
còn tác động đến cả số nhân nền kinh tế thông qua việc nhập khẩu. Số nhân tổng cầu
được tính theo công thức sau:
k=

1
1 − Cm (1 − Tm ) − Im + Mm

(2.2)


Trong đó, k là số nhân nền kinh tế, Cm là xu hướng tiêu dùng biên, Tm là thuế
khả dụng, Im là xu hướng đầu tư biên và Mm là xu hướng nhập khẩu biên. Do đó, khi
Mm tăng sẽ làm cho số nhân nền kinh tế giảm và kéo theo tổng sản lượng nền kinh tế
giảm. Và ngược lại, khi Mm giảm sẽ làm cho số nhân nền kinh tế tăng lên và khi đó
tổng sản lượng nền kinh tế sẽ tăng lên.
2.2. Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại
Tỷ giá hối đoái là một nhân tố hết sức quan trọng đối với nền kinh tế nói chung
và đối với CCTM nói riêng. Tùy theo cách phân loại mà có nhiều loại tỷ giá hối đoái
khác nhau. Khi phân tích tỷ giá ảnh hưởng đến CCTM, loại tỷ giá thường được sử
dụng gồm tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá thực.


6

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương (NER) là giá cả của một đồng tiền
được biểu hiện bằng một đồng tiền khác mà chưa tính đến tương quan sức mua hàng
hóa, dịch vụ giữa hai quốc gia của hai đồng tiền đó. Trong nghiên cứu này tỷ giá được
niêm yết theo phương pháp trực tiếp. Theo đó, khi NER tăng, ngoại tệ lên giá so với
nội tệ, hay nội tệ giảm giá so với ngoại tệ và ngược lại.Chính vì vậy, NER không
phản ánh được khả năng cạnh tranh thương mại hay giá tương đối của hai hàng hóa.
Để khắc phục tình trạng này tỷ giá thực song phương được sử dụng.
Tỷ giá hối đoái thực song phương (RER) là NER sau khi đã được điều chỉnh
yếu tố lạm phát giữa hai nước có quan hệ thương mại với nhau. Vì vậy RER phản
ánh được tương quan giá cả của hai quốc gia đó.
𝑹𝑬𝑹 =

𝑵𝑬𝑹 ×𝑪𝑷𝑰∗
𝑪𝑷𝑰

(2.3)


Với CPI*, CPI lần lượt là chỉ số giá nước ngoài và chỉ số giá trong nước; NER
là tỷ giá danh nghĩa song phương ở dạng chỉ số và được xác định cùng kỳ gốc so với
CPI và CPI*. Như vậy, khi RER bằng 1 thì hai đồng tiền ngang giá sức mua giá cả
hàng hóa ở hai nền kinh tế tương đương nhau và không làm cho CCTM giữa hai nước
thay đổi. Khi RER lớn hơn 1 thì giá cả hàng hóa trong nước rẻ hơn nước ngoài làm
cải thiện CCTM giữa nền kinh tế với đối tác thương mại và ngược lại khi RER nhỏ
hơn 1 thì thì giá cả hàng hóa trong nước đắt hơn nước ngoài không làm cải thiện
CCTM giữa nền kinh tế với đối tác thương mại .
Tuy nhiên, RER chỉ mới phản ánh khả năng cạnh tranh của nền kinh tế với
một nền kinh tế khác trong khi một nền kinh tế lại có quan hệ thương mại với rất
nhiều nền kinh tế khác. Vì vậy, để thấy được sự tác động của tỷ giá đến CCTM của
nền kinh tế với tất cả đối tác thương mại thì phải xét đến tỷ giá hối đoái thực đa
phương.
Tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER) là trung bình có trọng số của các RER
giữa một quốc gia với các quốc gia khác có quan hệ thương mại (Đinh Xuân Trình
2006) theo công thức (2.4):


7

𝑹𝑬𝑬𝑹 = ∑𝒏𝒊=𝟏 𝒘𝒊 × 𝑹𝑬𝑹𝒊

(2.4)

Trong đó, wi là trọng số thương mại và thường được tính dựa trên giá trị xuất
khẩu song phương giữa nền kinh tế với đối tác thương mại thứ i, còn RER là tỷ giá
thực song phương của nội tệ so với đồng nước i, n là số lượng nước có quan hệ thương
mại với nền kinh tế. Khi REER tăng thì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế được cải
thiện so với tất cả các nước có quan hệ thương mại và có tác dụng khuyến khích xuất

khẩu làm cải thiện CCTM. Ngược lại, khi REER giảm, khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế bị giảm so với tất cả các nước có quan hệ thương mại và làm cho CCTM xấu
đi. Trong chế độ tỷ giá cố định, phá giá đồng nội tệ với các yếu tố khác không đổi sẽ
làm REER tăng và có tác dụng làm cải thiện CCTM.
Tuy nhiên, theo Marshall - Lerner thì không phải bao giờ việc phá giá nội tệ
giảm giá so với ngoại tệ cũng làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu để cải thiện
CCTM (Boyd và ctg 2001). Điều kiện Marshall – Lerner đã chỉ ra rằng, khi tổng co
giãn với giá của cầu hàng hóa xuất khẩu (nxk) và cầu hàng hóa nhập khẩu (nnk) lớn
hơn 1 (nxk + nnk > 1) thì phá giá mới giúp cải thiện CCTM. Goldstein và Khan (1985)
cho rằng trong dài hạn tổng hệ số co giãn luôn lớn hơn 1, trong khi ngắn hạn thì tổng
hệ số co giãn nhỏ hơn 1 và có xu hướng tiến đến 1. Các nghiên cứu thực nghiệm sau
đó như Ahtiala (1981) hay Onafowora (2003) chứng minh rằng hệ số co giãn xuất
khẩu và nhập khẩu trong ngắn hạn nhỏ hơn trong dài hạn. Nhiều bằng chứng thực
nghiệm cho thấy REER có tác động đến CCTM như nghiên cứu của BahmaniOskooee (1991) cho các nước kém phát triển, Arize (2006) cho các nước Đông Nam
Á.
Krugman (1991) đã phát triển lý thuyết đường cong J mô tả đầy đủ tác động
của phá giá nội tệ đến CCTM trong ngắn và dài hạn. Phá giá nội tệ làm tỷ giá tăng
gây ra hiệu ứng giá và hiệu ứng lượng. Sau phá giá, trong ngắn hạn hiệu ứng giá trội
hơn hiệu ứng lượng. Nguyên nhân là do các hợp đồng đã được ký kết giữa các bên
chưa kết thúc, hàng hóa vẫn chưa được sản xuất nhiều, máy móc thiết bị chưa được
đầu tư hiện đại,...). Xét về mặt giá trị thì giá trị hàng hóa xuất khẩu giảm trong khi


8

giá trị hàng hóa nhập khẩu tăng. Chính điều này làm cho CCTM bị xấu đi trong ngắn
hạn. Nhưng sau đó, hiệu ứng khối lượng dần thay đổi và từ từ trội hơn hiệu ứng giá
cả làm cho CCTM bắt đầu được cải thiện dần. Trong dài hạn thì hiệu ứng khối lượng
trội lấn át hoàn toàn hiệu ứng giá cả sẽ làm cho CCTM được cải thiện. Như vậy sau
khi phá giá, CCTM xấu đi trong ngắn hạn và được cải thiện trong dài hạn (hình 2.1).

Các nghiên cứu thực nghiệm sau này của Rose và Yellen (1989), Hacker và Hatemi
(2003), Musila và Newark (2003) đã chứng minh cho sự tồn tại của hiệu ứng đường
cong J.
Hình 2.1: Hiệu ứng tuyến J

Ghi chú: TB là cán cân thương mại.
Nguồn: Krugman (1991)
2.3. Tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại
Tăng trưởng kinh tế phản ánh mức tăng trưởng thu nhập của nền kinh tế và
thường được đo bằng mức tăng tổng sản lượng của một quốc gia được xác định trong
một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Tổng sản lượng quốc gia thường được đo


9

lường theo GDP hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Ngoài ra tăng trưởng kinh tế
còn được đo lường theo chỉ tiêu tổng thu nhập quốc dân (Gross Nation Income - GNI)
và tổng thu nhập tính theo đầu người (Per Capital Income – PCI).
Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có tác động rất lớn đến CCTM ở mỗi
giai đoạn tăng trưởng của nó. Theo lý thuyết cất cánh của Rostow (1959) thì có 5 giai
đoạn mà một nền kinh tế chuyển từ nền nông nghiệp sang nền công nghiệp phát triển:
Giai đoạn 1 là giai đoạn xã hội truyền thống. Ở giai đoạn này, sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ lệ cao, năng suất thấp, tư liệu lao động lạc hậu, thiếu thốn, mang
nặng tính tự cung tự cấp và nền sản xuất hàng hóa kém phát triển.
Giai đoạn 2 là giai đoạn chuẩn bị cất cánh. Đây còn gọi là giai đoạn quá độ,
nền kinh tế bắt đầu chuyển mình, đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường,
chuyên môn hóa sản xuất, kinh tế đối ngoại bắt đầu phát triển,...tạo điều kiện để nền
kinh tế cất cánh.
Giai đoạn 3 là giai đoạn cất cánh. Đây là giai đoạn nền kinh tế cất cánh thật
sự, vượt qua được các rào cản và nền kinh tế tăng trưởng. Năng suất lao động tăng

cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mạnh mẽ, thu nhập và mức sống người dân được
nâng lên. Thương mại quốc tế diễn ra rất sôi nổi, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài
nhiều và nền kinh tế tăng trưởng ổn định.
Giai đoạn 4 là giai đoạn trưởng thành. Ở giai đoạn này, nền kinh tế tăng trưởng
rất cao và ổn định, các ngành công nghiệp và thương mại quốc tế rất phát triển, xuất
khẩu tăng mạnh và hạn chế nhập khẩu. Đời sống xã hội được nâng cao.
Giai đoạn 5 là giai đoạn tiêu dùng cao. Đây là giai đoạn nền kinh tế phát thịnh
vượng, các nghành khoa học công nghệ chiếm vị trí đứng đầu, sản xuất hàng hóa rất
tinh xảo, dân cư rất giàu có.
Theo lý thuyết này, tại các giai đoạn đầu (giai đoạn 1,2,3) thì các nền kinh tế
kém phát triển và đang phát triển nên phải nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ
hiện đại và cũng là giai đoạn chuyển mình của nền kinh tế nên lúc này sẽ ảnh hưởng


10

xấu đến CCTM. Khi nghiên cứu sự tác động của tăng trưởng kinh tế và tỷ giá thực
đến CCTM của 32 nước công nghiệp, Falk (2008) đã tìm thấy bằng chứng tăng trưởng
kinh tế tác động ngược chiều lên CCTM. Hay Mohamad (2010) cũng tìm thấy kết
quả tương tự khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CCTM của Pakistan. Đến
giai đoạn 4 và 5 thì nền kinh tế đã phát triển vượt bậc, năng suất lao động được tăng
lên đáng kể, hàng hóa sản xuất dư thừa đáp ứng được trong nước đồng thời xuất khẩu
sang các nước khác nên lúc này CCTM sẽ được cải thiện đáng kể (Mankiw 2013).
Như vậy, tác động của tăng trưởng kinh tế đến CCTM có thể là cùng chiều hoặc
ngược chiều tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Các nghiên cứu thực
nghiệm cũng cho thấy kết quả theo hai chiều hướng. Ray(2012) nghiên cứu CCTM
Ấn Độ, Alawin và Al-Maghareez (2013) nghiên cứu CCTM Jordan đều cho thấy tác
động cùng chiều của tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, Mohammad (2010) nghiên
cứu CCTM Pakistan và Singh (2002) nghiên cứu CCTM Ấn Độ cho thấy tác động
ngược chiều của tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, theo phân tích của trường phái Keynes, tác động của GDP lên CCTM
là không rõ ràng bởi vì sản lượng trong nước tăng làm tăng nhập khẩu nhưng cũng
có thể thúc đẩy xuất khẩu và các hiệu ứng ròng của CCTM có thể được cải thiện
nhưng cũng có thể xấu đi. Nó cũng giống như nguồn cung đầu vào làm tăng sản
lượng. Chẳng hạn, năng suất tăng lên làm cải thiện cán cân thương mại (Caves và ctg
2001) như trường hợp trong lịch sử của Đức và Nhật Bản vào những năm 1960s và
1970s cũng như Trung Quốc và những năm 1990s và 2000s. Mặt khác, cầu cũng làm
tăng sản lượng như trường hợp của Mỹ trong những năm 1970s và 2000s và CCTM
xấu đi.
2.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và cán cân thương mại
Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF 1993) thì “FDI là một hoạt động đầu tư được
thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên
lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là
giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”.


11

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO 1996) thì “FDI xảy ra khi một nhà
đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu
hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân
biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư
lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi
là công ty con hay chi nhánh công ty”.
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD 2008) thì “Đầu tư trực tiếp
nước ngoài được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một
doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối
với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở rộng một
doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (ii) Mua

lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; (iii) Tham gia vào một doanh nghiệp mới; (iv) Cấp
tín dụng dài hạn (> 5 năm)”.
Như vậy, các khái niệm trên đều cho thấy: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một
hình thức kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài. Họ bỏ vốn 100% hoặc ít hơn
vào nước sở tại để đầu tư khai thác, tham gia quản lý và chia sẻ lợi nhuận, rủi ro với
nước sở tại.
Việc thu hút vốn FDI trở nên rất quan trọng đối với các quốc gia. Đặc biệt đối
với các nước nghèo, các nước đang phát triển, việc tham gia sân chơi chung của thế
giới là một vấn đề nan giải vì phải đáp ứng yêu cầu của luật chơi đó nên việc xuất
khẩu sang các nước đối tác gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều vấn đề như hàng hóa,
thực phẩm không đảm bảo chất lượng, bán phá giá,... Khi có nguồn vốn đầu tư từ
nước ngoài vào mà đặc biệt là nguồn vốn FDI, việc sản xuất hàng hóa dễ đạt chất
lượng yêu cầu của các đối tác thương mại do khi tiếp nhận vốn FDI thì cũng sẽ tiếp
nhận luôn công nghệ. Như vậy các quốc gia vừa có tiền, vừa có công nghệ sẽ thúc
đẩy được xuất khẩu trong dài hạn và có thể sẽ cải thiện được CCTM. Để minh chứng
cho điều này, bằng cuộc nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của FDI đối với xuất khẩu


12

ở Trung Quốc, Zang và Song (2001) đã cho thấy sự tăng trưởng của xuất khẩu nhờ
nguồn vốn FDI. Blomstrom (1988), Pfaffermayr (1994), Lin (1995) đã nghiên cứu
mối quan hệ giữa FDI với CCTM và kết quả là FDI đã có sự ảnh hưởng tích cực đến
xuất khẩu và từ đó ảnh hưởng đến CCTM. Cũng trong bài nghiên cứu về sự ảnh
hưởng của FDI đến CCTM trong ngành sản xuất của Mỹ, Orr (1991) đã chỉ ra nhiều
kết quả là FDI tác động tích cực đến CCTM.
Tuy nhiên, không phải lúc nào dòng vốn FDI cũng góp phần thúc đẩy xuất
khẩu, cải thiện CCTM mà dòng vốn FDI còn có mục đích để tạo ra những sản phẩm
mới và tiêu thụ tại thị trường nội địa. Các doanh nghiệp FDI có thể chỉ nhập khẩu
máy móc, thiết bị, công nghệ,... sau đó sản xuất ra sản phẩm và cho tiêu thụ nội địa

thay vì đem chúng đi xuất khẩu. Khi đó FDI vào không những không cải thiện được
CCTM mà còn làm cho CCTM xấu đi (Võ Đại Lược 2011). Nhiều nghiên cứu thực
nghiệm cũng đã cho thấy sự tác động ngược chiều của FDI lên CCTM. Chẳng hạn,
khi nghiên cứu sự tác động của FDI lên CCTM của các nước thành viên khối EU,
Varamini và Kalash (2010) đã tìm thấy bằng chứng FDI tác động ngược chiều lên
CCTM của các nước trên. Nguyên nhân mà nghiên cứu đưa ra là các doanh nghiệp
FDI nhập khẩu quá nhiều xuất khẩu lại rất hạn chế. Mặt khác, khi các doanh nghiệp
FDI sản xuất ra sản phẩm lại cho tiêu thụ nội địa với tỷ trọng lớn hơn so với xuất
khẩu. Và chính điều đó làm cho CCTM không được cải thiện. Tóm lại, FDI có thể
tác động cùng chiều nhưng ngược lại cũng có thể tác động ngược chiều lên CCTM.
2.5. Khảo lược nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến CCTM
2.5.1. Nghiên cứu tại các nước phát triển
Falk (2008) sử dụng dữ liệu bảng của 32 nước công nghiệp thời kỳ 1990 –
2007 và mô hình tác động cố định (fixed effects model) nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến CCTM gồm REER, GDP thực, thu nhập nước ngoài và ngân sách nhà
nước. Nghiên cứu chỉ ra rằng GDP thực ảnh hưởng ngược chiều đến CCTM còn tỷ
giá hối đoái thực giảm có tác động làm cải thiện CCTM.


13

Varamini và Kalash (2010) đã nghiên cứu về sự tác động của FDI vào tăng
trưởng kinh tế và CCTM của những nước thành viên khối EU và chỉ ra rằng những
nước có tăng trưởng kinh tế cao sẽ thu hút được dòng vốn FDI vào nền kinh tế của
họ nhưng đồng thời chính dòng vốn FDI cũng tác động ngược chiều lên CCTM của
nước đó. Và FDI cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi thành phần
thương mại ở hầu hết các nước có nền kinh tế mới nổi ở EU.
Christensen (2012) nghiên cứu sự ảnh hưởng của tăng trưởng Mexico, Mỹ và
tỷ giá thực song phương Peso/Dollar lên CCTM thương mại của Mỹ với Mexico. Với
dữ liệu theo quý từ năm 1994 đến hết năm 2010, tác giả sử dụng hai mô hình là mô

hình co giãn (Elasticity Model) và mô hình hấp thu (Absorption Model) cho kết quả
là GDP Mexico tác động ngược chiều, GDP Mỹ tác động ngược chiều lên CCTM Mỹ
và tỷ giả thực tác động tác động cùng chiều lên CCTM Mỹ.
Nếu trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều công trình nghiên
cứu thực nghiệm đối với Mỹ thì ở châu Á có một nền kinh tế rất phát triển đó là Nhật
Bản. Bằng nghiên cứu thực nghiệm về sự thay đổi tỷ giá hối đoái và CCTM, Shao
(2008) đã sử dụng dữ liệu bảng theo quý từ năm 1980 đến 2006 và bằng mô hình
VECM. Kết quả là đã không tìm thấy sự tác động của tỷ giá đến CCTM Nhật Bản.
2.5.2. Nghiên cứu tại các nước đang phát triển
Khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CCTM của Malaysia, Duasa (2007)
đã sử dụng dữ liệu năm từ 1974 đến 2013 và dùng các biến giải thích gồm tỷ giá thực
đa phương, thu nhập và cung tiền. Thay vì dùng biến CCTM làm biến được giải thích
thì tác giả này đã dùng biến tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu (X/M) thay thế giống như
trong bài nghiên cứu của Bahmani – Oskooee và Brooks (1999), Lal và Lowinger
(2011) và Onafowora (2003). Với việc sử dụng mô hình tự hồi quy phân phố trễ,
nghiên cứu cho thấy thu nhập và mức cung tiền M3 có tác động mạnh và làm cải thiện
CCTM của Malaysia.
Alawin và Al-Maghareez (2013) cũng đã sử dụng phương pháp đồng liên kết
để kiểm định tác động của các biến GDP thực, RER và FDI trong giai đoạn 1980 –


14

2010 lên CCTM của Jordan và kết luận rằng tất cả các biến này có tác động cùng
chiều đáng kể lên CCTM ngoại trừ biến RER.
Waliullah và ctg (2010) sử dụng dữ liệu hàng năm cho giai đoạn 1970-2005
để phân tích mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa CCTM, tỷ giá thực, thu nhập, và
cung tiền của nền kinh tế Pakistan trong mô hình đồng liên kết và hiệu chỉnh sai số.
Kết quả ước lượng cho thấy tỷ giá tác động cùng chiều lên cán cân thương mại trong
cả dài hạn và ngắn hạn.

Mohammad (2010) đã sử dụng dữ liệu hàng năm cho giai đoạn 1975-2008 và
phân tích các yếu tố quyết định dài hạn và ngắn hạn của thâm hụt thương mại ở
Pakistan, sử dụng mô hình VECM để phân tích ngắn hạn bên cạnh kỹ thuật đồng liên
kết của Johansen để phân tích dài hạn. Các biến kiểm tra là thu nhập nước ngoài, tỷ
giá thực hiệu quả và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết quả cho thấy sự tồn tại của
phương trình đồng liên kết và các biến có ảnh hưởng đáng kể thâm hụt thương mại ở
Pakistan trong dài hạn. Cụ thể, biến thu nhập nước ngoài tác động ngược chiều, biến
tỷ giá thực hiệu quả tác động cùng chiều, biến đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động
cùng chiều lên CCTM của Pakistan. Tuy nhiên, trong ngắn hạn không tìm thấy sự tác
động nào của các biến trên.
Singh (2002) phát hiện ra rằng tỷ giá hối đoái thực và thu nhập trong nước có
tác động cùng chiều lên CCTM của Ấn Độ trong khi thu nhập nước ngoài không tác
động lên CCTM khi nghiên cứu về vai trò của thu nhập, tỷ giá thực lên CCTM và
dùng dữ liệu theo quý từ năm 1960 đến 1995.
Bên cạnh đó, Ray (2012) cũng thực hiện nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng
đến CCTM Ấn Độ. Bằng phương pháp kiểm định đồng liên kết Johansen và VECM,
Ray (2012) đã thu thập dữ liệu từ năm 1972 đến năm 2011 với các biến nghiên cứu
gồm: REER, FDI, tiêu dùng nội địa và thu nhập nước ngoài. Bài nghiên cứu đã cho
thấy sự sự tác động cùng chiều lên CCTM Ấn Độ của các biến FDI và thu nhập nước
ngoài, biến REER và tiêu dùng nội địa tác động ngược chiều lên CCTM Ấn Độ.


15

Shawa và Shen (2013) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CCTM của
Tanzania với các biến gồm FDI, chỉ số phát triển vốn nhân lực (Human Capital
Development – HCD), chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình (Household Consumption
Expenditure – HCEXP), chi tiêu chính phủ, lạm phát, tỷ giá hối đoái, thu nhập nước
ngoài và tự do hóa thương mại,... Họ thu thập dữ liệu bảng từ 1980 – 2012 và dùng
phương pháp OLS để phân tích thì kết quả cho thấy rằng tất cả những nhân tố trên

ảnh hưởng chính đến CCTM của Tazania.
Tại Việt Nam trong nhiều năm qua cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu
về các nhân tố ảnh hưởng đến CCTM. Trong đó phải kể đến nghiên cứu của Trần Thị
Minh Uyên (2010) khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CCTM Việt Nam.
Với các biến gồm giá dầu mỏ, FDI, chi tiêu chính phủ, giá cả nội địa, tỷ lệ tăng trưởng
sản xuất và tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp, nghiên cứu thu thập dữ liệu theo tháng từ
năm 2002 đến năm 2011 và dùng phương pháp ước lượng OLS cho kết quả là chỉ có
biến giá cả nội địa tác động ngược chiều lên CCTM còn những biến còn lại không tác
động lên CCTM Việt Nam.
Trong khả năng tiếp cận của tác giả ngoài bài nghiên cứu trên thì hầu hết các
bài nghiên cứu khác khi nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến CCTM Việt
Nam thường chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa tỷ giá và CCTM như Khiếu Văn
Hoàng (2014), Phạm Thị Tuyết Trinh (2014), Phan Thanh Hoàn (2015). Chẳng hạn,
nghiên cứu của Phan Thanh Hoàn và Nguyễn Đăng Hào (2007) dùng lý thuyết đồng
liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để kiểm định các hiệu ứng ngắn hạn và
dài hạn của tác động tỷ giá đến CCTM Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2004. Bài
nghiên cứu đã cho kết quả là REER và CCTM có quan hệ cùng chiều với nhau cả
trong ngắn hạn và dài hạn. Khi nghiên cứu về tác động của tỷ giá thực lên xuất khẩu
Việt Nam, Lord (2002) đã thu thập dữ liệu trong giai đoạn 1998 – 2000 của Việt Nam
và các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Sử dụng mô hình ECM để tính
hệ số co giãn xuất khẩu mặt hàng giày dép của tỷ giá thực trong ngắn hạn và dài hạn,
nghiên cứu cho thấy tác động cùng chiều của tỷ giá thực lên xuất khẩu giầy dép trên
thị trường toàn cầu và trên một số thị trường khu vực.


16
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu khảo lược.
Nghiên cứu
Falk (2008)
Varamini và

Kalash (2010)

Quốc gia
32 nước công
nghiệp
Các nước
khối EU

Thời gian
1990 - 2007
1990 - 2008

Phương pháp ước
Mô hình sử dụng
lượng
Mô hình tác động
TB = f(GDP,REER)
cố định
Kiểm định nhân
TB = f(FDI,GDP)
quả Granger

Kết quả
GDP tác động ngược chiều,
REER tác động cùng chiều
FDI tác động ngược chiều
GDP tác động ngược chiều
và RER tác động cùng
chiều
Không có sự tác động

GDP, M3, REER tác động
cùng chiều

Christensen
(2012)

Mỹ

1994 - 2010

Mô hình co giãn và
TB = f(GDP, RER)
hấp thụ

Ziwei (2008)

Nhật bản

1980 - 2006

VECM

TB = f(REER)

Duasa (2007)

Malaysia

1974 - 2013


ARDL

TB = f(REER, GDP, M3)

Jordan

1980 - 2010

Đồng liên kết

TB = f(GDP, RER)

GDP, RER tác động cùng
chiều

Pakistan

1970 - 2005

Đồng liên kết và
ECM

TB = f(RER, GDP, M3)

RER tác động cùng chiều

TB = f(GDP nước ngoài,
REER, FDI)

Alawin và AlMaghareez

(2013)
Waliullah và ctg
(2010)
Mohammad
(2010)

Pakistan

1975 - 2008

Đồng liên kết và
VECM

Singh (2002)

Ấn Độ

1960 - 1995

Đồng liên kết và
ECM

TB = f(GDP, RER)

Ray (2012)

Ấn Độ

1972 - 2011


Đồng liên kết và
VECM

TB = f(REER, FDI, C,
GDP nước ngoài)

REER,FDI tác động cùng
chiều, GDP nước ngoài tác
động ngược chiều
RER tác động cùng chiều,
GDP không tác động.
REER, C tác động ngược
chiều, FDI và GDP nước
ngoài tác động cùng chiều


17
Shawa và Shen,
Y. (2013)

Tanzania

1980 - 2012

OLS

Trần Thị Minh
Uyên (2010)

Việt Nam


2002 - 2011

OLS

Phan Thanh
Hoàn và Nguyễn
Việt Nam
Đăng Hào
(2007)

1995 - 2004

Đồng liên kết và
VECM

TB = f(FDI, HCD, C, G,
CPI, NER, GDP nước
ngoài)
TB = f(giá dầu, FDI, G,
giá cả nội địa, tăng trưởng
sản xuất, tăng trưởng
nông nghiệp)

Tất cả các biến đều tác
động

TB = f(REER)

REER tác động cùng chiều


Giá cả nội địa tác động
ngược chiều, các biến khác
không tác động.

Ghi chú:GDP là tăng trưởng kinh tế, RER là tỷ giá thực song phương, REER là tỷ giá thực đa phương, FDI là đầu tư
trực tiếp nước ngoài, M3 là mức cung tiền, C là tiêu dùng nội địa, G là chi tiêu chính phủ, HCD là chỉ số phát triển vốn nhân
lực.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả.


×