Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐINH HOÀNG MINH

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐINH HOÀNG MINH

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÝ HOÀNG ÁNH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Đinh Hoàng Minh
Mã số học viên: 020 119 170 082
Lớp: CH19A, thuộc Khoa Đào tạo Sau đại học, chuyên ngành Tài chính Ngân
hàng, trường Đại học Ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh, niên khóa 2017 – 2019.
Cam đoan đề tài luận văn cao học:
“CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN
DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM PHÍA NAM”
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Lý Hoàng Ánh.
Luận văn tốt nghiệp này do tôi thực hiện dựa trên những kiến thức nền tảng tích
lũy được trong suốt quả trình học tập tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, là kết
quả nghiên cứu độc lập kết hợp với những nghiên cứu trước đây. Mọi số liệu, và các
trích dẫn trong luận văn đều được chú thích nguồn gốc rõ ràng, thống nhất. Tôi xin
chịu trách nhiệm toàn bộ về lời cam đoan của mình.
TP.HCM, ngày 04 tháng 09 năm 2019
Tác giả

Đinh Hoàng Minh



ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn và lòng tri ân sâu sắc đối với các thầy cô
Khoa Đào tạo Sau đại học nói riêng và các thầy cô tại Đại học Ngân Hàng TP.HCM nói
chung, các thầy cô đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được thực hiện đề tài luận văn này.
Những tri thức tôi đạt được hôm nay chính nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ cùng với sự
truyền đạt tri thức với tấm lòng nhiệt thành, bền bỉ của các thầy cô.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giảng viên hướng dẫn của
mình, PGS TS. Lý Hoàng Ánh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn và tri ân đến các anh/chị, các thầy/cô, các
chuyên gia đang công tác và làm việc trong ngành Tài chính Ngân hàng và những bạn
bè/đồng nghiệp đã không ngần ngại đưa ra ý kiến góp ý, giúp đỡ, và hướng dẫn cho tôi
trong quá trình nghiên cứu đề tài, mỗi sự đóng góp là một viên gạch giúp tôi tiến xa hơn
trong lĩnh vực mình nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đơn vị/tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp,
các chi nhánh Ngân hàng đã giúp đỡ tôi rất nhiều về mặt khảo sát nghiên cứu để từ đó
làm căn cứ thực tiễn tốt nhất cho đề tài của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè tôi, cảm ơn những
đồng nghiệp và lãnh đạo tại cơ quan tôi công tác, những người đã luôn bên cạnh động
viên, khích lệ tôi trong những lúc khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa
luận cao học này.


iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................... viii
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ xi
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ ................................................. xiii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ..................................................................1
1.1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài ..................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.5 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.6 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.7 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 5
1.8 Tổng quan các nghiên cứu về tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ
và vừa........................................................................................................................... 5
1.8.1

Các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến khả năng tiếp cận nguồn


iv

vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .........................................................6
1.8.2

Các công trình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến khả

năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................7

1.9 Đóng góp của nghiên cứu .................................................................................. 10
1.10 Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP
CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ............................................................12
2.1 Những lý thuyết chung về tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ............. 12
2.1.1

Khái niệm .....................................................................................................12

2.1.2

Đặc điểm ......................................................................................................12

2.2 Vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................. 14
2.3 Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ....... 15
2.3.1

Khái niệm .....................................................................................................15

2.3.2

Các hình thức tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và

vừa

16

2.3.3


Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của

doanh nghiệp nhỏ và vừa. ........................................................................................17
2.4 Một số kinh nghiệm và bài học về nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân
hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................ 24
2.4.1

Kinh nghiệm về xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng tại một số quốc gia trên thế giới........25
2.4.2

Kinh nghiệm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng doanh nghiệp nhỏ và

vừa ở một số ngân hàng thương mại trên thế giới. ..................................................26
2.4.3

Kinh nghiệm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh

nghiệp nhỏ và vừa thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng tại Việt Nam.........................28


v

2.5 Thực trạng nguồn vốn tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam .................................................................................................................... 29
2.5.1

Tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa Vùng kinh tế trọng


điểm phía Nam .........................................................................................................29
2.5.2

Thực trạng hoạt động tín dụng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn

Vùng KTTĐ phía Nam.............................................................................................30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA
NAM .....................................................................................................................34
3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 34
3.2 Xây dựng thang đo chính thức .......................................................................... 34
3.2.1

Nhóm nhân tố thuộc về năng lực của doanh nghiệp ....................................35

3.2.2

Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại ...........................................35

3.2.3

Nhóm nhân tố thuộc về chính sách của nhà nước .......................................36

3.2.4

Nhóm nhân tố thuộc về thông tin bất cân xứng ...........................................36

3.2.5


Thang đo khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức cho doanh

nghiệp nhỏ và vừa ....................................................................................................37
3.3 Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................ 37
3.4 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 38
3.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 39
3.5.1

Nghiên cứu định lượng sơ bộ ......................................................................39

3.5.2

Nghiên cứu định lượng chính thức ..............................................................40

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................44
4.1 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 44
4.1.1

Tổng quát về tình hình các doanh nghiệp được khảo sát.............................44


vi

4.1.2

Đánh giá sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha các nhân tố tác động đến khả năng

tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa. ...............................................45
4.1.3


Đánh giá sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha khả năng tiếp cận vốn tín dụng của

doanh nghiệp nhỏ và vừa. ........................................................................................47
4.1.4

Kiểm định thang đo các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín

dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng phân tích nhân tố (EFA). ........................48
4.1.5

Kiểm định thang đo khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh

nghiệp nhỏ và vừa bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...................................51
4.2 Mô hình và giả thuyết được hiệu chỉnh ............................................................. 52
4.3 Phân tích hồi quy các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của
doanh nghiệp nhỏ và vừa. .......................................................................................... 53
4.4 Đánh giá kết quả nghiên cứu hồi quy ................................................................ 54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI MỞ CHÍNH SÁCH ................................60
5.1 Kết luận.............................................................................................................. 60
5.2 Gợi mở một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân
hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. ............ 61
5.2.1

Nhân tố năng lực doanh nghiệp ...................................................................61

5.2.2

Nhân tố thông tin bất cân xứng giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngân hàng

thương mại ...............................................................................................................64

5.2.3

Nhân tố rào cản từ ngân hàng thương mại ...................................................67

5.2.4

Nhân tố khả năng tiếp cận thông tin của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............69

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai .................................. 70
KẾT LUẬN TOÀN LUẬN VĂN ................................................................... lxxii
PHỤ LỤC ........................................................................................................ lxxiii
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................xcvii


vii


viii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại vùng KTTĐ phía Nam, từ đó đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV. Đề tài sử
dụng dàn bài thảo luận kết hợp với cơ sở lý luận để xác định 04 nhóm nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV, từ đó làm cơ sở cho mô hình
nghiên cứu định lượng.
Với dữ liệu khảo sát từ 346 DNNVV trên địa bàn vùng KTTĐ phía Nam, thông
qua phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA... bài nghiên cứu đã
góp phần bổ sung cho các nghiên cứu trước đây theo hướng lượng hóa một số biến định
tính như: tính minh bạch của báo cáo tài chính, hóa đơn chứng từ hợp lệ, thiện chí trả nợ

của doanh nghiệp... nhằm đo lường tác động của các nhân tố này tác động như thế nào
đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn vùng
KTTĐ phía Nam .
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 04 nhóm nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận
vốn tín dụng của DNNVV là năng lực của DNNVV, bất cân xứng thông tin giữa NHTM
và DN, rào cản từ NHTM, khả năng tiếp cận thông tin của doanh nghiệp còn hạn chế,
trong đó năng lực của DNNVV được xem là nhân tố tác động mạnh nhất đến khả năng
tiếp cận vốn của DNNVV.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã đóng góp một số hiểu biết nhất định về khả năng
tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV vùng KTTĐ phía Nam hiện nay và gợi mở một số
giải pháp cho các nhà quản lý DNNVV, các ngân hàng thương mại cũng như các nhà
hoạch định chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV trên
địa bàn vùng KTTĐ phía Nam .


ix

DANH MỤC VIẾT TẮT
Danh mục các chữ viết tắt
Giải nghĩa

Chữ viết tắt
Agribank
BCX
BCXTT

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Bất cân xứng
Bất cân xứng thông tin


BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CSNN

Chính sách nhà nước

DN
DNNVV

Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DoE

Khoa Kinh tế của Trường Đại học Copenhagen

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

EU

Liên minh Châu Âu

HCTT
ILSSA

Hạn chế thông tin

Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội)

KMO

Kaiser – Meyer – Olkin

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

MB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

NLDN

Năng lực doanh nghiệp

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế


Sig.

Mức ý nghĩa quan sát

SPSS

Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội

TCTD

Tổ chức tín dụng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

UNU-WIDER

Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới của Trường Đại học


x

Liên Hợp Quốc
VCCI


Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam

Vietcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam


xi

DANH MỤC BẢNG
Danh mục bảng
Tên bảng
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa vùng KTTĐ phía
Nam
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại vùng
KTTĐ phía Nam
Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận
vốn tín dụng ngân hàng

Trang số
30
31
32

Bảng 3.1: Thang đo năng lực doanh nghiệp


35

Bảng 3.2: Thang đo thuộc về NHTM

35

Bảng 3.3: Thang đo thuộc về chính sách nhà nước

36

Bảng 3.4: Thang đo thuộc về thông tin bất cân xứng

36

Bảng 3.5: Thang đo khả năng tiếp cận vốn của DNNVV

37

Bảng 4.1: Mô tả mẫu nghiên cứu

44

Bảng 4.2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với biến
độc lập
Bảng 4.3: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với biến
phụ thuộc

46
48


Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA các biến độc lập

48

Bảng 4.5: Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc

51

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến khả năng
tiếp cận tín dụng của DNNVV Vùng kinh tế trọng điểm phía

53

Nam
Bảng 4.7: Bảng thứ tự tác động của các nhân tố

55

Bảng 5.1: Thống kê mô tả đối với nhóm nhân tố thuộc về năng

61


xii

lực doanh nghiệp
Bảng 5.2: Thống kê mô tả đối với nhóm nhân tố thuộc về
thông tin bất cân xứng giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngân


64

hàng thương mại
Bảng 5.3: Thống kê mô tả đối với nhóm nhân tố rào cản ngân
hàng thương mại
Bảng 5.4: Thống kê mô tả đối với nhóm nhân tố khả năng tiếp
cận thông tin của doanh nghiệp nhỏ và vừa

68
69


xiii

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Danh mục hình vẽ
Tên hình vẽ

Trang số

Hình 2.1: Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn

17

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu đề tài

34

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh


52


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được xem là một trong những vùng kinh
tế phát triển nhất và là vùng kinh tế động lực hàng đầu của Việt Nam. Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam (gọi tắt là Vùng KTTĐ phía Nam) bao gồm 8 tỉnh, thành phố:
thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa–
Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. Đây là vùng kinh tế có hệ thống cảng và hậu
phương công nghiệp tốt nhất, hình thành mạng lưới đô thị vệ tinh trong không gian
mở thông thoáng, liên kết với nhau thông qua các tuyến trục và vành đai đang được
xây dựng, đặc biệt có Cảng biển trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải, Sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sẽ được xây dựng).
Tính đến nay, vùng chiếm khoảng 60% số dự án và gần 50% vốn FDI của cả nước.
Mặt khác, theo kết quả điều tra củaTổng cục Thống kê năm 2017, trong tổng
số 517.900 DN đăng ký trên cả nước thì số DNNVV chiếm tới 98,1% về số lượng.
Xét về cơ cấu DN, DN vừa có gần 8,5 nghìn DN; DN nhỏ là 114,1 nghìn và DN siêu
nhỏ là 385,3 nghìn. Bình quân năm giai đoạn 2012 - 2017, số DNVVN tăng 8,8% cao
hơn mức tăng bình quân của DN lớn là 5,4%. Cũng theo kết quả điều tra trên, có đến
216.200 DNNVV trong tổng số DNNVV của cả nước tập trung nhiều nhất ở vùng
Đông Nam bộ thuộc vùng KTTĐ phía Nam. Trong đó, tập trung nhiều nhất là ở TP.
Hồ Chí Minh với 172.600 DN, chiếm tới 33,3% tổng số DN của cả nước.
Các DNNVV tại vùng KTTĐ phía Nam có quy mô vốn nhỏ, nhưng đa dạng
về ngành nghề, lĩnh vực, đã giải quyết tốt vấn đề việc làm, thu nhập cho người lao
động, đặc biệt là người lao động địa phương; khai thác và phát huy các nguồn lực sẵn
có của địa phương, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của vùng, và góp phần
không nhỏ vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh của mình, các DNNVV vùng KTTĐ phía
Nam cũng đã và đang bộc lộ nhiều yếu điểm, trong đó nhiều DNNVV thiếu vốn, khó
tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Đặc biệt, hiện nay với sự thông thoáng của các quy


2

định pháp lý về điều kiện thành lập doanh nghiệp cũng như chính sách khuyến khích
hộ kinh doanh chuyển lên hoạt động ở loại hình DNNVV đã giúp gia tăng nhanh
chóng số lượng DNNVV trong thời gian ngắn, nhưng điều này cũng làm số DNNVV
không tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng tăng lên do các DNNVV mới thành lập
này khó đáp ứng được các điều kiện cấp tín dụng của NHTM. Do đó, nếu không có
các giải pháp kịp thời để cải thiện thì đây sẽ trở thành thách thức lớn đối với sự tồn
tại và phát triển của khối doanh nghiệp này.
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam – VCCI (2018) cho thấy, có đến 74,47% DN được điều tra cho rằng, NHTM
vẫn là kênh huy động vốn chủ yếu của họ. Theo Nguyễn Thị Minh Phượng (2011),
cũng khẳng định, nguồn vốn vay chủ yếu của các DN của Việt Nam vẫn tập trung ở
nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Tuy nhiên, theo Báo cáo khảo sát thường niên về DNNVV của Viện Nghiên
cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - CIEM (2018) cho biết, chỉ có khoảng 1/3 số
DNNVV tiếp cận được với vốn ngân hàng. Trong số các DNNVV có nhu cầu vay
vốn ngân hàng được hỏi, chỉ có 10,5% DN được vay vốn theo đúng yêu cầu vay, đa
số DN chỉ được ngân hàng cho vay khoảng 25 – 50% số tiền mà DN đề xuất vay.
Điều này cho thấy, nút thắt nhu cầu về vốn của các DNNVV tại Việt Nam nói
chung và vùng KTTĐ phía Nam nói riêng là hết sức quan trọng, đặc biệt trong bối
cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng cùng với những thách thức của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Điều này đòi hỏi Chính phủ, các địa phương,
ngành ngân hàng và các DNNVV,… cần phải có những giải pháp để thúc đẩy quan
hệ tín dụng giữa NHTM với DNNVV, giải quyết triệt để những khó khăn, trở ngại

trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM” sẽ làm rõ các nguyên nhân
khiến cho các DNNVV vùng KTTĐ phía Nam khó khăn trong việc tiếp cận nguồn
vốn tín dụng ngân hàng, mức độ tác động của các nhân tố, để từ đó đưa ra các giải


3

pháp tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng
với mục đích phát huy đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng
như tiềm năng của loại hình kinh tế này, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế vùng
KTTĐ phía Nam nói riêng cũng như cả nước nói chung.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và
thực tiễn về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV, từ đó đề xuất
các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng
của các DNNVV tại vùng KTTĐ phía Nam.
Mục tiêu cụ thể:
 Khái quát về thực trạng tiếp cận tín dụng và đặc thù, đặc điểm riêng biệt về
khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV tại vùng KTTĐ phía Nam.
 Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của
DNNVV vùng KTTĐ phía Nam.
 Đề xuất giải pháp & gợi mở chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn
tín dụng DNNVV vùng KTTĐ phía Nam.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ các mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu sẽ tập trung vào các câu
hỏi nghiên cứu sau:
 DNNVV, vốn tín dụng ngân hàng, khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

của DNNVV là gì? Những bài học kinh nghiệm nào về nâng cao khả năng tiếp
cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV ?
 Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại vùng KTTĐ phía
Nam hiện nay như thế nào? Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của
DNNVV tại địa bàn vùng KTTĐ phía Nam chịu tác động của những nhân tố
nào từ phía các nhân tố. Mức độ và chiều hướng tác động của những nhân tố
này ra sao đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại
vùng KTTĐ phía Nam ?


4

 Giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV
vùng KTTĐ phía Nam là gì ?
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố tác động đến đến khả năng tiếp cận vốn
tín dụng của các DNNVV thuộc vùng KTTĐ phía Nam.
Đề tài giới hạn từ năm 2015 cho đến năm 2018.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung
Về tiêu chí xác định và phân loại DNNVV, tác giả sử dụng cách xác định và
phân loại DNNVV của Luật hỗ trợ DNNVV số 04/2017/QH14, Nghị định
39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/20198 và các văn bản hướng dẫn thi hành..
Về thuật ngữ “tín dụng ngân hàng”, luận văn chỉ đề cập trên khía cạnh hoạt
động cho vay của NHTM đối với DNNVV. Các ngân hàng mà DNNVV tiếp cận vốn
tín dụng được giới hạn ở các NHTM.
Về các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của
DNNVV, luận văn chỉ tập trung phân tích các nhân tố thuộc về DNNVV, các nhân tố
thuộc về NHTM, nhân tố thuộc về Chính phủ và nhân tố về thông tin bất cân xứng.
Phạm vi về không gian

Tác giả thực hiện nghiên cứu khảo sát, thu thập số liệu tại các DNNVV thuộc
khu vực vùng KTTĐ phía Nam, với sự tham gia của 346 DNNVV tại các tỉnh, thành
phố trực thuộc khu vực (Phụ lục 1).
Về thời gian: tác giả triển khai thực hiện khảo sát mẫu nghiên cứu trong vòng
04 tháng, từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 03 năm 2019. Số liệu phân tích của nghiên
cứu tập trung trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2018, các định hướng và các giải
pháp, kiến nghị, đề xuất định hướng đến năm 2025.
1.6 Phương pháp nghiên cứu


5

Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này sử dụng các nguồn dữ liệu, số
liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp này sử dụng dữ liệu thứ cấp từ
các số liệu thống kê của các Sở, Ban, Ngành, Hiệp hội, các tạp chí khoa học, tài liệu,
sách báo liên quan đến đề tài để phân tích về thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của các
DNNVV vùng KTTĐ phía Nam.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp này sử dụng dữ liệu sơ
cấp được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi, đối tượng khảo sát là các
chủ DNNVV trên địa bàn các tỉnh/thành phố thuộc vùng KTTĐ phía Nam. Sau khi
tiến hành khảo sát sẽ đưa vào phần mềm SPSS 20 để xử lý dữ liệu (Phân tích
Cronback’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy) để đánh
giá mức độ tác động của các nhân tố trên tới khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân
hàng của DNNVV vùng KTTĐ phía Nam.
1.7 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào 4 nội dung nghiên cứu sau:
Thứ nhất: Tổng quan lý thuyết về DNNVV và khả năng tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng của DNNVV.

Thứ hai: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các DNNVV vùng KTTĐ phía
Nam.
Thứ ba: Thực hiện khảo sát và lập mô hình của các nhân tố, đánh giá mức độ
tác động của các nhân tố trên đối với khả năng tiếp cận vốn của DNNVV vùng KTTĐ
phía Nam .
Thứ tư: Đề xuất và gợi mở một số chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp
cận vốn của DNNVV vùng KTTĐ phía Nam..
1.8

Tổng quan các nghiên cứu về tín dụng ngân hàng đối với các doanh

nghiệp nhỏ và vừa.


6

1.8.1 Các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến khả năng
tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trên thế giới đã có một số kết quả nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng của DNNVV tại một số quốc gia, có thể kể đến như sau:
Một bài báo nghiên cứu của nhóm tác giả Hasnah Harno, Saniza Binti Said,
K.Jayaraman và Ishak Ismail về đề tài “Factors Influencing Small Medium
Enterprises (SMES) in Obtaining Loan” (2014), trong đó nhóm tác giả đã khảo sát và
phỏng vấn 63 ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp tại vùng Peninsular,
Malaysia, sau đó sử dụng mô hình phân tích hồi quy đã biến và phân tích logit để
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và quy mô vốn vay của các
DNNVV tại vùng Penninsular, Malaysia. Theo kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả kết
luận rằng (1) Tư cách (pháp lý, tính cách, trình độ) của người chủ doanh nghiệp, (2)
Quy mô doanh nghiệp (đo lường bằng tổng tài sản) và (3) Tài sản bảo đảm là nhân tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và quy mô vốn tín dụng có thể tiếp

cận của các DNNVV tại Penninsular, Malaysia.
Selamawit Niguse Kebede, Aregawi Ghebremichael Tirfe và Nigus Abera (2014)
‘Determinants of Micro and Small Enterprises’ Access to Finance’. Nghiên cứu sử
dụng hồi quy Binary Logistic với số lượng mẫu là 138 DNNVV được lựa chọn ngẫu
nhiên từ tổng 538 DNNVV khảo sát. Nghiên cứu đưa ra 10 giả thuyết về khả năng
tiếp cận vốn của DNNVV tại Ethiopia trong đó có 07 giả thuyết được chấp nhận là:
(1) DN được điều hành bởi người chủ lớn tuổi có xu hướng dễ tiếp cận nguồn vốn
hơn DN được điều hành bởi người chủ trẻ tuổi, (2) chủ DN có trình độ học vấn cao
hơn thì dễ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng hơn, (3) DN có TSBĐ dễ tiếp cận nguồn
vốn hơn DN không có, (4) DN có thời gian hoạt động lâu hơn dễ tiếp cận nguồn vốn
hơn, (5) DN có quy mô về lao động lớn hơn thì dễ tiếp cận nguồn vốn hơn, (6) Quy
trình tín dụng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vay vốn của DNNVV, (7) Kỳ hạn
khoản vay ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vay vốn của DNNVV.
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu đánh giá về khả năng tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng của các DNNVV tại một số tỉnh, thành phố khác nhau, điển hình là các


7

nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lý (2013), Đặng Thị Huyền Thương (2014).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lý (2013) trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu khả
năng tiếp cận vốn cho các DNNVV ở tỉnh Thái Bình” đã hệ thống được các vấn đề lý
luận về nguồn vốn và khả năng tiếp cận vốn của DNNVV; nghiên cứu đã đánh giá
tình hình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tỉnh Thái Bình giai đoạn
2004 – 2010 qua việc phân tích theo 09 điều kiện cấp tín dụng của NHTM, qua đó
nghiên cứu nhận định ở tỉnh Thái Bình thì lý do làm cho NHTM không yên tâm khi
cấp tín dụng cho DNNVV là do năng lực của nhà quản lý doanh nghiệp còn hạn chế,
doanh nghiệp chưa xây dựng được dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh khả
thi, tình hình tài chính thiếu lành mạnh, báo cáo tài chính thiếu minh bạch, tài sản
đảm bảo không đủ về mặt giá trị và thiếu tính pháp lý. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất

một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn của DNNVV tỉnh Thái
Bình.
Nghiên cứu của Đặng Thị Huyền Hương (2014) trong luận án tiến sĩ “Các nhân
tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội”
đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nguồn vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến sự
tiếp cận nguồn vốn vay của DNNVV; trên cơ sở phân tích thực trạng nguồn vốn vay
và sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 –
2015, nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố thuộc về DNNVV có ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn Hà Nội, đồng thời nghiên
cứu cũng nhận định rằng DNNVV Hà Nội có xác suất tiếp cận vốn tín dụng ngân
hàng cao hơn DNNVV cả nước nhưng lượng vốn vay được của mỗi doanh nghiệp lại
thấp hơn so với DNNVV ở các địa phương khác. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại
ở mức độ nghiên cứu các nhân tố chưa đo lường mức độ tác động của các nhân tố
trên.
1.8.2 Các công trình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và
vừa
Hiện nay, có 3 nhóm yếu tố được các nhà nghiên cứu tập trung phân tích gồm:


8

Phía DN, phía ngân hàng và chính sách kinh tế vĩ mô. Tùy thuộc vào từng hướng
nghiên cứu mà các tác giả tập trung vào nhóm yếu tố đặc thù.
Theo đó, Wagema (2011), Khalid (2014) cho rằng, các đặc điểm liên quan đến
chủ DN (như: trình độ và kinh nghiệm kinh doanh, giới tính, tình trạng hôn nhân…)
tuy không tác động trực tiếp nhưng sẽ có vai trò hình thành định hướng các chiến
lược vay vốn kinh doanh.
Ajagbe (2013) sau khi tiến hành khảo sát 350 DN quy mô nhỏ tại bốn khu vực
chính của bang Oyo (Nigeria) và sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary

logistic để tiến hành đánh giá sự ảnh hưởng tiếp cận tín dụng của DNNVV cũng đã
đưa ra kết luận tương đồng, đó là, các yếu tố liên quan đến đặc điểm của chủ DN nêu
trên có tác động dương trong việc thúc đẩy hoạt động cho vay của ngân hàng đối với
DN.
Không dừng ở đó, 3 yếu tố: Quy mô DN lớn, thời gian hoạt động DN dài và những
DN có mối quan hệ tốt với ngân hàng luôn dễ dàng hơn trong vấn đề vay vốn (số
lượng vốn vay và thời gian vay) đã được Khalid (2014) nhận định là có tác động đến
tăng trưởng tín dụng ngân hàng thông qua một cuộc khảo sát 364 DNNVV tại Libya
bằng phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic.
Xoáy sâu vào phân tích các yếu tố liên quan đến nội tại DNNVV ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận vốn, các tác giả Khalid (2014), Võ Trí Thành (2011), Ricardo
(2004), Hạ Thị Thiều Dao (2014), Đỗ Thị Thanh Vinh (2014)... sử dụng phương pháp
phân tích hồi quy Binary logistic thu được kết luận: Quy mô DN, doanh thu DN, năng
lực của DN, khả năng quay vòng vốn, mối quan hệ với ngân hàng, sử dụng tín dụng
thấu chi, mức độ thanh khoản, tài sản đảm bảo... có tác động trực tiếp đến khả năng
tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV.
Ngoài tăng trưởng tín dụng ngân hàng, Trần Trung Kiên (2015), Nguyễn Thị Minh
Huệ (2012) cũng cho rằng, những yếu tố từ phía ngân hàng như: lãi suất vay cao, thủ
tục vay vốn phức tạp, yêu cầu về tài sản đảm bảo... cũng có tác động đến khả năng
tiếp cận tín dụng của DNNVV.
Tương tự, Nguyễn Hồng Hà (2013) đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy


9

Binary logistic và phương pháp EFA linh hoạt để nghiên cứu mức độ tác động của
các yếu tố từ phía DN và ngân hàng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Tác giả tiến hành điều tra 120 DN và 10 ngân hàng tại 06
huyện và 01 thành phố của Trà Vinh với 11 yếu tố phân tích. Kết quả chỉ ra rằng, 04
yếu tố từ phía DNNVV gồm: Uy tín của DN, phương án sản xuất kinh doanh, lập báo

cáo tài chính và tài sản đảm bảo đều tác động cùng chiều đến khả năng vay vốn của
DNNVV, trong đó biến uy tín của DN có tác động mạnh nhất do có hệ số điểm nhân
tố lớn nhất (0,301).
Nguyễn Hồng Hà (2013) nhận định, nếu thời gian cho vay phù hợp với mục đích
vay vốn, quy trình xem xét nhanh chóng, thủ tục vay vốn tín dụng càng rõ ràng, kết
hợp lãi suất giảm thì khả năng tiếp cận và vay được vốn của DN càng được nâng cao.
Đề tài có những tiến bộ rõ rệt về phương pháp và số lượng biến nghiên cứu với
hai nhóm yếu tố ảnh hưởng: Ngân hàng và DN, từ đó đưa ra một số giải pháp phù
hợp nhằm khắc phục hạn chế trong vấn đề vay vốn cho DNNVV tại tỉnh Trà Vinh.
Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic cùng bảng câu hỏi bán
cấu trúc Hạ Thị Thiều Dao (2014) phản ánh tình trạng kinh tế vĩ mô khó khăn khiến
thị trường đi xuống chính là một trong nhiều nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiếp
cận tín dụng giữa ngân hàng và DN nhỏ tại tỉnh Bến Tre.
Hơn nữa, môi trường kinh tế và chính sách vĩ mô của Nhà nước; đặc điểm kinh
doanh của các tổ chức tín dụng được Đặng Thị Huyền Thương (2014) nhận định là
có ảnh hưởng lên đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV.
Như vậy, có thể thấy, các nghiên cứu được thực hiện ở các quốc gia khác nhau,
vào những thời điểm khác nhau với bộ dữ liệu khác nhau sẽ cho ra các kết quả khác
nhau. Hay nói cách khác, các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng
của các DNNVV là chưa rõ ràng, nó tùy thuộc đặc điểm của từng quốc gia, từng vùng
miền cũng như tùy thời điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ
ra rằng các yếu tố như: giá trị TSBĐ, lãi suất ngân hàng, kỳ hạn khoản vay, giá trị
vốn đối ứng... có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của DNNVV.
Nhưng đối với một số nhân tố như: chính sách về tín dụng của nhà nước, các thông


10

tin bất cân xứng giữa DN và NHTM,...ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tiếp cận
vốn tín dụng của DNNVV thì các đề tài trên chưa giải quyết được. Do vậy, trong một

chừng mực nhất định, kết quả nghiên cứu của những công trình trước đó có thể được
vận dụng và phát triển khi nghiên cứu tại vùng KTTĐ phía Nam nhưng cần phải tính
đến sự khác biệt về đối tượng, thời gian và không gian nghiên cứu.
1.9 Đóng góp của nghiên cứu
Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có thể thấy
rằng, các tác giả chủ yếu tập trung đánh giá tình hình vay vốn tín dụng của DNNVV
từ một phía (bên cầu tiền tệ hoặc bên cung tiền tệ). Ít tài liệu có sự tổng hợp các yếu
tố từ các phía tác động đến khả năng vay vốn tín dụng của DNNVV, đặc biệt là các
yếu tố từ chính sách kinh tế vĩ mô và thông bất bất cân xứng. Đồng thời, do đặc
điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội ở các quốc gia và các tỉnh tại
Việt Nam khác nhau, nên các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến khả năng
tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV là khác nhau.
Nhằm lấp đầy các khoảng trống tri thức cũng như bổ sung những vấn đề chưa
được các nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập tới, trong nghiên cứu này, tác
giả tiếp tục tiếp cận chủ đề khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đối với các
DNNVV vùng KTTĐ phía Nam, trong đó bổ sung những vấn đề chưa được các nhà
khoa học trong và ngoài nước đề cập tới.
Thông qua mô hình, nghiên cứu xác định ảnh hưởng của các nhân tố từ nhiều
phía bao gồm doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, chính sách nhà nước và các
thông tin bất cân xứng nhằm làm rõ sự tác dộng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng
của các DNVVN vùng KTTĐ phía Nam.
1.10

Cấu trúc của đề tài

Khóa luận gồm 05 (năm) chương với những cấu trúc như sau:
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP



×