Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

NGUỒN VỐN TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG CỦA NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.89 KB, 19 trang )

NGUỒN VỐN TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG CỦA
NGÂN HÀNG.
I. Một số vấn đề cơ bản về nguồn vốn tín dụng và khách hàng của ngân hàng.
1. Một số vấn đề cơ bản về nguồn vốn tín dụng.
1.1. Khái niệm nguồn vốn tín dụng.
Vốn của ngân hàng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản của
ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có thể là vốn tự có hoặc
huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh
khác.
Nguồn vốn tín dụng là nguồn vốn các ngân hàng thương mại cho các cá
nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân vay theo những hình thức
thích hợp để bổ sung vào nguồn vốn sản xuất kinh doanh của họ hoặc để thỏa
mãn các nhu cầu tiêu dùng.
1.2.Vai trò nguồn vốn tín dụng.
Nguồn vốn tín dụng có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế- xã
hội. Đây là nguồn vốn lớn của nền kinh tế, nguồn vốn tín dụng đã góp phần ổn
định, duy trì và mở rộng sản xuất đối với doanh nghiệp, nâng cao đời sống của
các cá nhân, hộ gia đình, nói cách khác nguồn vốn tín dụng là cơ sở cho một
nền kinh tế ổn định và phát triển. Nguồn vốn tín dụng có vai trò quan trọng với
nền kinh tế nói chung, đối với các doanh nghiệp, các hộ gia đình nói riêng và
ngay đối với chính bản thân các ngân hàng.
1.2.1.Đối với Ngân hàng.
Trước hết, nguồn vốn tín dụng là cơ sở cần thiết cho sự tồn tại và hoạt
động của ngân hàng. Bất kì một ngân hàng nào muốn tiến hành các hoạt động
cho vay hay cung cấp các dịch vụ tài chính đều phải có một số lượng vốn đủ lớn
đảm bảo. Nguồn vốn đó giúp ngân hàng thực hiện và mở rộng quan hệ tín
dụng, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, thoả mãn nhu cầu vốn của khách hàng
….
Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng được huy động từ nhiều nguồn khác
nhau: từ dân cư, từ các doanh nghiệp hay trên thị trường vốn. Quy mô vốn tín


dụng của một ngân hàng càng lớn thì càng khẳng định được sức mạnh và uy tín
của ngân hàng trên thị trường tài chính, tạo ra điều kiện tốt cho hoạt động và
phát triển của nó.
1.2.2. Đối với khách hàng.
Đối với khách hàng cá nhân
Trong những năm qua nguồn vốn tín dụng của ngân hàng đã thực sự đem
lại lợi ích cho các khách hàng của ngân hàng, nhất là các khách hàng là cá nhân
– các hộ sản xuất kinh doanh.
Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều hộ có khả năng sản xuất kinh doanh,
có lao động, biết cách làm và tính toán hiệu quả, trong đó có nhiều hộ muốn mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh… Nhưng hầu hết các hộ này đều thiếu vốn
hay nguồn vốn không đủ, cho nên họ phải đi vay các tổ chức tín dụng. Bởi vậy
nguồn vốn tín dụng của ngân hàng đã giúp cho các hộ này giải quyết được
những khó khăn do thiếu vốn gây nên. Khi có vốn họ có thể mua sắm trang thiết
bị máy móc, có chi phí để mở rộng sản xuất- kinh doanh, nếu quy mô càng lớn
thì sản lượng càng cao, tỷ trọng hàng hoá càng nhiều giúp họ có nhiều ưu thế
trong các cuộc cạnh tranh.
Ngày nay kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng
được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân trong xã hội cũng không
ngừng tăng lên. Các cá nhân có xu hướng tăng tiêu dùng nhằm nâng cao mức
sống của mình, tuy nhiên không phải lúc nào các họ cũng có đủ khả năng về tài
chính để chi trả ngay cho các nhu cầu đó. Do đó nguồn vốn tín dụng ngân hàng
có thể giúp họ giải quyết được những nhu cầu về tiêu dùng của mình.
Đối với doanh nghiệp
Nguồn vốn tín dụng là nguồn bổ sung kịp thời cho các nhu cầu về vốn
của doanh nghiệp . Nguồn vốn này giúp các doanh nghiệp tiếp tục quá trình sản
xuất kinh doanh hoặc giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn tạm thời về tài
chính. Trong nhiều trường hợp, vay vốn ngân hàng còn là giải pháp tiết kiệm
chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bắt kịp các cơ hội
kinh doanh, tận dụng được thời cơ phát triển sản xuất.

Nguồn vốn tín dụng còn là yếu tố kích thích sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Các điều kiện trong cho vay tạo ra áp lực buộc doanh nghiệp
kinh doanh có hiệu quả.
Ngoài ra ngân hàng có thể cung cấp vốn cần thiết cho các doanh nghiệp
giúp cho các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, mở rộng
sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, nâng cao trình độ của công nhân viên.
Vì vậy tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Tóm lại thông qua nguồn vốn tín dụng các ngân hàng đã giúp cho quá
trình sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp được liên tục và ổn định, góp
phần vào sự ổn định của nền kinh tế. Không chỉ có thế nguồn vốn tín dụng còn
nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư và cả cộng đồng. Chính vì thế mà nguồn
vốn tín dụng của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển
kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì nguồn vốn tín dụng ngân hàng
thúc đẩy sự quá trình tăng trưởng và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
và các hộ gia đình, tạo ra sức sống cho nền kinh tế. Hơn nữa thông qua các
khoản cho vay nguồn vốn tín dụng ngân hàng, tạo ra cho các ngân hàng thu
nhập và lợi nhuận giúp cho các ngân hàng có thể tồn tại và phát triển.
1.3. Chức năng nguồn vốn tín dụng.
- Nguồn vốn tín dụng nhằm nâng cao trình độ dân trí, đời sống văn hóa.
Nhờ có nguồn vốn tín dụng đã giúp cho nhiều khách hàng có điều kiện tiếp xúc
với những nguồn thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp họ có
thể nắm bắt được tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trên địa bàn, cũng như
trong nước và quốc tế. Qua đó giúp người dân nâng cao khả năng hiểu biết và
khả năng sản xuất kinh doanh.
- Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đem lại nguồn thu, lợi nhuận chủ yếu
cho các ngân hàng. ngân hàng cũng chính là các doanh nghiệp nhưng có điểm
khác đó là hàng hoá của các ngân hàng đó là nguồn vốn tín dụng, vì vậy càng
nhiều khách hàng sử dụng hàng hoá của ngân hàng thì doanh thu của ngân hàng
càng lớn và lợi nhuận của ngân hàng càng tăng.
- Nguồn vốn tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hoà nguồn vốn

giữa các chủ thể trong nền kinh tế
- Bên cạnh đó nguồn vốn tín dụng ngân hàng còn góp phần giải quyết
công ăn việc làm và đồng thời giải quyết nạn thất nghiệp. Các ngân hàng thực
hiện chức năng này thông qua các khách hàng của mình, bằng cách cho khách
hàng của mình vay vốn tín dụng để họ có thể gia tăng sản xuất kinh doanh và
mở rộng quy mô sản xuất, điều đó giúp người lao động có công ăn việc làm
giảm thất nghiệp cho xã hội.
- Ngoài ra nguồn vốn tín dụng còn tạo điều kiện phát triển các ngành
nghề mới, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào
quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật.
- Nguồn vốn tín dụng con góp phần thúc đẩy sự mở rộng và phát triển
ngành.
1.4. Phân loại nguồn vốn tín dụng.
- Phân loại theo thời hạn khoản vốn vay.
+ Nguồn vốn tín dụng ngắn hạn.
Nguồn vốn tín dụng ngắn hạn là nguồn vốn ngân hàng cho khách hàng
vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, chủ yếu nhằm mục đích tài trợ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của nhà nước,
doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân. Ngân hàng có thể áp dụng cho vay trực tiếp
hoặc cho vay gián tiếp, cho vay theo món hoặc theo hạn mức, có hoặc không có
đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu, thấu chi hoặc luân chuyển.
+ Nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn.
Nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn, nguồn vốn cho vay có thời hạn từ 1
đến 5 năm thì được xếp vào danh mục khoản vay trung hạn và từ 5 năm trở nên
là các khoản cho vay dài hạn. Các khoản này thường chiếm một tỷ trọng rất lớn
trong tổng dư nợ cho vay của các NHTM, chiếm phần lớn lợi nhuận mà hoạt
động cho vay vốn tín dụng đem lại.
- Theo mục đích sử dụng vốn.
+ Cho vay sản xuất kinh doanh.
Đây là nguồn vốn cho khách hàng của ngân hàng vay nhằm mục đích tài

trợ cho vốn lưu động của khách hàng, xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết
bị, nguyên nhiên vật liệu. Các khoản vay này tạo ra lợi nhuận cho khách hàng
và cũng đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng cho nên cho vay nguồn vốn
tín dụng để sản xuất kinh doanh yêu cầu trước tiên là khoản vay đó phải mang
lại lợi nhuận.
+ Cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng cho vay đối với người tiêu dùng mua sắm phương tiện đi lại,
các tiện nghi sinh hoạt cần thiết như nhà cửa, xe máy và các tiện nghi sinh hoạt
khác. Khách hàng muốn vay nguồn vốn tín dụng này đòi hỏi phải có thu nhập
đều đặn để trả nợ ngân hàng, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất
cho vay sản xuất kinh doanh do chi phí quản lý các khoản vay này lớn và rủi ro
trong hình thức cho vay này tương đối cao.
- Nguồn vốn tín dụng cho vay phân loại theo đối tượng khách hàng.
Thông qua cách phân loại này các NHTM phân chia khách hàng của
mình thành các đối tượng khác nhau, từ đó lập ra các kế hoạch cũng như các
chiến lược khác nhau phù hợp với đặc điểm riêng của từng loại khách hàng.
+ Nguồn vốn cho vay khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế.
Đây là nguồn vốn tín dụng cho vay của các NHTM mà các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế là đối tượng được phục vụ. Đối tượng khách hàng này thường có
nhu cầu vốn với số lượng lớn, và có thể là rất lớn. Tuy nhiên số lượng khách
hàng loại này của mỗi NHTM thường không lớn, vì vậy các NHTM cần đặc biệt
chú ý quan tâm đến từng khách hàng cụ thể, từ đó xây dựng tốt mối quan hệ tín
dụng lâu dài, đồng thời mở rộng các mối quan hệ với các khách hàng mới.
+ Nguồn vốn cho vay khách hàng cá nhân.
Nhóm đối tượng còn lại là nhóm các khách hàng cá nhân (bao gồm cá
nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác…) được các NHTM áp dụng
phương thức cho vay theo quy trình thủ tục của cho vay khách hàng cá nhân.
Nhóm đối tượng này có số lượng rất lớn và có nhu cầu vay các khoản nhỏ lẻ,
tuy nhiên đây là nhóm khách hàng khá nhạy cảm nên các NHTM cần có phương
thức tiếp cận cung như quản lý hợp lý mới có thể khai thác tốt mảng khách hàng

này.
Tuy nhiên tuỳ vào mỗi mục đích quản lý khác nhau mà mỗi ngân hàng có
thể phân loại các khoản cho vay theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục
đích đó.
- Phân loại theo hình thức đảm bảo.
+ Nguồn vốn tín dụng cho vay không có tài sản đảm bảo.
Là việc ngân hàng cho khách hàng vay vốn mà không cần phải áp dụng
bất cứ một biện pháp bảo đảm tiền vay nào như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh. Cho
vay dưới hình thức này đòi hỏi người vay phải có độ tin cậy cao đối với ngân
hàng. Cấp tín dụng theo hình thức này có độ rủi ro rất cao vì không có nguồn
thu nợ thứ hai. Ngân hàng được quyền lựa chọn khách hàng để cho vay không
có bảo đảm đồng thời cũng luôn chuẩn bị những biện pháp hạn chế rủi ro có thể
xảy ra khi cho vay không có tài sản bảo đảm. Ngân hàng luôn lựa chọn những
khách hàng trung thực trong sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng tài
chính để cho vay không phải áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
+ Nguồn vốn tín dụng có tài sản bảo đảm.
Là việc cho vay của ngân hàng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách
hàng được cam kết đảm bảo thực hiện bằng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
- Phân loại nguồn vốn tín dụng theo tính chất và đăc điểm sủ dụng vốn.
+ Nguồn vốn tín dụng lưu động.
Là nguồn vốn được cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động của các doanh
nghiệp hoặc cá nhân nhằm lưu thông hàng hoá, mở rộng sản xuất kinh doanh.
+ Nguồn vốn tín dụng cố định.
Là nguồn vốn tín dụng cung cấp nhằm hình thành nên vốn cố định của
doanh nghiệp hoặc cá nhân để thực hiện sản xuất kinh doanh.
2. Tổng quan về khách hàng của ngân hàng.
2.1. Quan niệm khách hàng của ngân hàng.
Khách hàng là điều kiện để một ngân hàng tồn tại và phát triển. Nếu
không có khách hàng thì những dịch vụ của ngân hàng không có ai sử dụng,
điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng không thể tồn tại. Vì vậy phải có khách

hàng là phương châm sống còn của mọi ngân hàng. Do đó phải thu hút đuợc
khách hàng và làm thế nào để tạo ra sự thoải mái cho khách hàng trong quá
trình sử dụng các dịch vụ của ngân hàng là câu hỏi đặt ra cho các ngân hàng từ
xưa đến nay.
Có rất nhiều định nghĩa nhưng trên cơ sở đặc điểm cơ bản khách hàng
ngân hàng là tập hợp những cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp…có nhu cầu
sử dụng sản phẩm của ngân hàng và mong muốn thỏa mãn nhu cầu đó của
mình.
2.2. Phân loại khách hàng của ngân hàng.

×