Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỊ XÃ HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.43 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG Ở NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỊ XÃ HÀ TĨNH.
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN THỊ XÃ HÀ TĨNH
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thị xã Hà Tĩnh.
Căn cứ vào tình hình phát triển của kinh tế địa phương, vào sự phát triển của
các Ngân hàng trên địa bàn và chiến lược mở rộng thị trường của Ngân hàng No &
PTNT Việt Nam, ngày 1/9/1998 Tổng giám đốc Ngân hàng No & PTNT Việt Nam
đã ký quyết định số 593/NHNo 02 về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng No &
PTNT thị xã Hà Tĩnh là Ngân hàng cấp II trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng No &
PTNT Hà Tĩnh. Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT thị xã Hà Tĩnh chính thực đi
vào hoạt động ngày 1/1/2001.
Khi mới thành lập chi nhánh có trụ sở đặt tại Số 1 Phan Đình Phùng Thị xã Hà
Tĩnh. Nay chi nhánh được chuyển về Số 73 đường Đặng Dung, thị xã Hà Tĩnh. Và
đây là địa chỉ khá quen thuộc đối với người dân thị xã.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Ban giám đốc
Phòng kinh doanh- tín dụng
Phòng kế toán và ngân quỹ
Điểm giao dịch Bắc Hà
Điểm giao dịch Trần Phú
Điểm giao dịch Đại Nài
Điểm giao dịch Thạch Trung TrunguTrung TRTrung
2.1.3.Tổ chức nhân sự:
Bảng 2.1. Tình hình nhân sự tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn thị xã Hà Tĩnh.
STT Giới tính Chức vụ
Phòng ban
nhân sự
Tổng số


nhân sự
Nam Nữ GĐ PGĐ TP PP NV
1
Ban giám
đốc
2 1 1 1 1
2
Phòng kinh
doanh – tín
dụng
8 4 4 1 1 6
3
Phòng kế
toán và ngân
quỹ
10 1 9 1 1 8
4
Các điểm
giao dịch
31
Tổng số cán bộ công nhân viên: 51 người; trong đó:
+ Nam: 11 người, + Nữ 40 người
- Trình độ chuyên môn:
+ Thạc sỹ: 1 người, tỷ lệ 2,0%
+ Đại học, cao đẳng 26 người, tỷ lệ 51%
+ Trung cấp: 24 người, tỷ lệ: 47%
Trong đó đang học đại học: 4 người, tỷ lệ 8%.
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ và các nghiệp vụ cơ bản.
- Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng
VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định.

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức,
cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay thông qua
nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng; cho vay đồng tài trợ; cho vay theo
hạn mức thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; và cho vay theo các hình thức khác
mà pháp luật không cấm bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi
và thủ tục đơn giản.
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa: thẻ ghi nợ nội địa Success, thẻ
tín dụng nội địa Credit Card…
- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi
ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (Phát hành thư bảo lãnh, xác
nhận bảo lãnh thông qua mạng truyền tin có ký hiệu mật; Ký xác nhận bảo lãnh
trên các hối phiếu, lệnh phiếu; Các hình thức khác theo quy định của pháp luật).
- Thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu chứng từ: Chiết khấu chứng từ có giá: Chi
nhánh mua đứt những chứng từ như: Kỳ phiếu, Sổ tiết kiệm do chi nhánh phát
hành và Chiết khấu hối phiếu thương mại.
- Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và
thực hiện chuyển tiền, thanh toán L/C, dịch vụ nhờ thu, dịch vụ kiều hối, dịch vụ
chi trả Western Union.
- Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ưu đãi, cho vay đầu tư xây dựng theo kế
hoạch nhà nước, cho vay theo uỷ thác của các tổ chức kinh tế và phi kinh tế trên
thế giới.
- Tiếp nhận vốn tài trợ, tín thác, ủy thác đầu tư từ chính phủ, các tổ chức quốc
tế, quốc gia và các cá nhân ở trong nước, nước ngoài đầu tư cho các chương trình
kinh tế - chính trị - xã hội tại Việt Nam có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và
nông thôn.
- Cho vay theo chương trình dự án và kế hoạch của chính phủ.
- Cho vay tài trợ các chương trình, dự án vì mục tiêu nhân đạo, văn hóa xã hội.
- Thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở thư tín dụng cho khách hàng, bảo

lãnh hoặc tái bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh dự thầu và nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo
lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính – tín dụng trong và ngoài nước hoạt
động tại Việt Nam.
- Đầu tư dưới các hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, mua tài sản và
các hình thức đầu tư khác với các tổ chức kinh tế và tổ chức tài chính tín dụng
khác.
- Thực hiện nghiệp vụ cầm cố tài sản.
- Kinh doanh ngoại hối: mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, kim khí quí, đá
quí.
- Kinh doanh bảo hiểm, tư vấn về kinh doanh tiền tệ, thông tin tín dụng và
phòng ngừa rủi ro, thực hiện dịch vụ về két sắt, cất giữ bảo quản và quản lý các
chứng khoán, giấy tờ có giá và các tài sản quý cho khách hàng.
- Kinh doanh chứng khoán và làm môi giới phát hành chứng khoán cho khách
hàng.
2.1.4. Tình hình hoạt động của chi nhánh trong thời gian qua.
Bảng 2.2. Thành tựu đạt được của chi nhánh từ 2004 đến 2006.
Đơn vị tính: tỷ đồng, %.
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Kết
quả
% so
với năm
trước
Kết
quả
% so với
năm
trước

Kết
quả
% so với
năm
trước
1 Tổng nguồn vốn
huy động
138 +35,3 181 +31,2 268 +38,5
2 Tổng dư nợ 290 +86 333 +15 437 +31
3 Tỷ lệ nợ xấu 0,33 +0,1 0,66 +0,33 0,5 -0,16
(nhóm 3,4,5/tổng
dư nợ)
4 Quỹ thu nhập 6162 +27 9043 +47 9558 +6
5 Tỷ lệ thu nhập
dịch vụ/ tổng thu
nhập
0,9 -10 0,8 -12 1 +25
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2004, 2005, 2006).
2.1.4.1.Kết quả huy động vốn:
Trong những năm qua tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng liên tục và
tăng nhanh. Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 35,3%; năm 2005 so với năm 2004
là 31,2%; Năm 2006 tăng so với 2005 là 47%. Năm 2006 tổng nguồn vốn huy
động đạt 268 tỷ đồng
Trong năm 2006, mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt, song tổng nguồn vốn huy
động đến 31/12/2006 đạt: 268 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 74,4 tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng: 38,5%, trong đó:
+ Nguồn vốn nội tệ: đạt 148 tỷ đồng, so với đầu năm tăng: 67 tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng: 37%; đạt 101% và tăng 3,7 tỷ đồng so với kế hoạch;
+ Tiết kiệm gửi góp đạt: 8,456 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 0,4 tỷ đồng, so với
kế hoạch đạt: 104,6%, tăng:0,4 tỷ đồng.

+ Nguồn vốn ngoại tệ: đạt số dư 1.219.000 USD, tăng so với đầu năm: 451.000
USD, tốc độ tăng trưởng: 59%; so với kế hoạch đạt 105,6%, tăng so với kế hoạch:
65000 USD;
Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động từ năm 2004 đến 2006
Đơn vị: Tỷ đồng
268
181
138
Tổng số khách hàng quan hệ tiền gửi: 11.590, tăng so với năm 2005 (10.940):
1.010 khách hàng. Trong đó, khách hàng gửi tiết kiệm: 11.476; khách hàng mở tài
khoản tiền gửi: 474..
Ngoài ra, trong năm 2006, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị
xã đã nhận nhân nguồn vốn uỷ thác đầu tư của các tổ chức tài chính, Ngân hàng
nước ngoài như : WB, ADB, KFW, AFD… để cho vay đến các thành phần kinh tế
trên địa bàn với tổng số vốn là 26,4 tỷ đồng.
Như vậy, dù có sự cạnh tranh, song tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng
nông nghiệp thị tăng trưởng so với đầu năm 38,5%, trong đó tiết kiệm nội tệ tăng
trưởng 37%, tiết kiệm gửi góp tăng 4,1%, tiết kiệm ngoại tệ tăng 59%, thể hiện sự
hoạt động ổn định về huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp thị. Có được sự
tăng trưởng đó,chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp chỉ đạo sâu sát và
phù hợp thị trường của Ngân hàng nông nghiệp tỉnh như tăng cường quảng cáo
trên truyền hình, loa truyền thanh các xã phường, băng rôn, báo Hà Tĩnh; thực
hiện có hiệu quả các đợt tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi, lãi suất huy động vốn cả
Việt Nam đồng và ngoại tệ luôn cao nhất trên địa bàn tỉnh, giao khoán chỉ tiêu huy
động vốn cho từng cán bộ và từng đơn vị, phát động thưởng thi đua; cán bộ công
nhân viên Ngân hàng nông nghiệp thị làm việc không kể giờ, nhiệt tình chu đáo,
tận tuỵ với khách hàng … Bên cạnh đó, Chi nhánh đã thường xuyên nắm bắt kịp
thời thông tin về đền bù giải phóng mặt bằng các dự án, bố trí cán bộ trực tiếp đến
các phường xã; lập bàn huy động hợp lý nên đã vận động được người dân dùng
tiền đền bù gửi tiết kiệm tại Ngân hàng nông nghiệp thị xã Hà Tĩnh.

2.1.4.2. Kết quả sử dụng vốn:
Ngoài khách hàng truyền thống là các hộ nông dân là chính, khách hàng doanh
nghiệp của chi nhánh ngày càng tăng. Thủ tục vay vốn của Ngân hàng cùng điều
kiện vay vốn ngày càng giảm nhẹ là một điều kiện để thu hút các thành phần khách
hàng khác nhau đến với Ngân hàng. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngày
càng cao. Đây là một nguồn thu lãi đáng kể cho chi nhánh. Nhóm khách hàng này
cũng đem đến cho Ngân hàng một khoản thu từ dịch vụ thanh toán đáng kể cho chi
nhánh.
Doanh số cho vay năm 2006 đạt: 682 tỷ đồng, bằng 144,5% so với năm 2005
(472 tỷ); doanh số thu nợ năm 2006 đạt: 578 tỷ đồng, bằng 135% so với năm 2005
(429 tỷ đồng).
Bảng 2.3. Doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế từ 2004 đến 2006.
Đơn vị: Tỷ đồng
Doanh số
cho vay
Nợ trong tiêu
chuẩn
Tỷ lệ nợ xấu
% (Loại 3,4,5)
Năm 2004 289,7 286,8 0,33
Năm 2005 332,8 308,3 0,66
Năm 2006 436,6 408,4 0,5
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2004, 2005, 2006)
Biểu đồ 2.2. Tình hình dư nợ của chi nhánh từ năm 2004 đến 2006.
Đơn vị: tỷ đồng.
Dư nợ của Ngân hàng qua các năm đều tăng nhanh, nhưng kéo theo đó chênh
lệch giữa Tổng dư nợ và nợ trong tiêu chuẩn cũng tăng lên về số tuyệt đối. Tuy
nhiên về số tương đối thì có giảm. Điều đó có nghĩa là các món vay của khách
hàng mà chi nhánh cho vay ngày càng có chất lượng hơn; cần phát huy hơn công
tác tín dụng để ngày càng có nhiều món vay có chất lượng và rút ngắn khoảng cách

chênh lệch đó cả về số tương đối và số tuyệt đối.
Dư nợ cho vay các thành phần kinh tế đạt: 436,6 tỷ đồng, tăng so với đầu năm
(332,8 tỷ) 104 tỷ đồng, trong đó nợ trong tiêu chuẩn là 408,4 tỷ đồng, chiếm 93,5%
Năm
tổng dư nợ, tốc độ tăng so với đầu năm: 31%; đạt 114% và tăng 55 tỷ đồng so với
kế hoạch Ngân hàng nông nghiệp tỉnh giao đầu năm 2006; năm 2005 nợ trong tiêu
chuẩn là 308,3 tỷ đồng, chiếm 92,6%. Nợ trong tiêu chuẩn của Ngân hàng ngày
càng chiếm tỷ trọng lớn hơn chứng tỏ việc sử dụng vốn của Ngân hàng ngày càng
hiệu quả hơn. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Nợ quá hạn năm 2004 là 0,96 tỷ đồng, chiếm 0,33% trong Tổng dư nợ cả năm;
Năm 2005, Nợ quá hạn là 2,2 tỷ đồng, chiếm 0,66% trong Tổng dư nợ, tăng 1,24 tỷ
đồng, tăng 129% so với năm 2004, nguyên nhân là do việc kiểm tra chuyển loại nợ
của chi nhánh được tiến hành triệt để hơn. Những món nợ quá hạn của năm trước
được chuyển nợ đúng với quy định của Ngân hàng nhà nước. Nợ quá hạn năm
2006 là 2,1 tỷ đồng, tỷ lệ 0,48% tổng dư nợ, giảm 1,02% so với kế hoạch, giảm
16% so với năm 2005. Điều đó chứng tỏ khách hàng của Ngân hàng sử dụng vốn
vay có hiệu quả hơn hay công tác thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng ngày
càng hiệu quả hơn. Nợ tồn động cũ cũng được Chi nhánh tổ chức thu hồi quyết liệt,
trong năm đã thu hồi vượt kế hoạch 130%.
Tổng số khách hàng quan hệ tín dụng : 6.060 (8.931), tăng so với năm 2005:
257 khách hàng; trong đó số lượng doang nghiệp là: 152.
Dư nợ phân theo loại kinh tế như sau:
Dư nợ cho vay doanh nghiệp, HTX: 241,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55,26%; dư
nợ cho vay hộ kinh doanh cá thể: 79,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trong 18,26% nợ
cho vay tiêu dùng: 68 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,6%; dư nợ trên đây cho thấy
Ngân hàng nông nghiệp thị đã đầu tư vốn tín dụng phù hợp với xu hướng phát triển
kinh tế mà Nghị quyết Đại hội đảng bộ thị xã Hà Tĩnh khoá XVIII đề ra.
Cho vay qua tổ chức đoàn thể:
Toàn thị thành lập được 111 tổ vay vốn qua hội nông dân và Hội Phụ Nữ, quản
lý: 27,2 tỷ đồng dư nợ với 2.580 hộ; trong đó, qua Hội nông dân: 91 tổ, 2.237 hộ,

dư nợ: 23,7 tỷ đồng, chiếm 87% lượng vốn vay qua tổ. Hội phụ nữ có 20 tổ, 343
hộ, dư nợ: 3,5 tỷ đồng, chiếm 13% dư nợ cho vay qua tổ.
2.1.4.3. Công tác kế toán – kho quỹ:
Doanh số tiền mặt luân chuyển qua quỹ tại phòng Kế toán – Ngân quỹ (chưa
tính 4 Ngân hàng cấp 3 trực thuộc) trong năm 2006 rất lớn, cụ thể:
- Tổng thu: 1.644 tỷ đồng, tăng so với năm 2005 (1.219 tỷ): 425 tỷ đồng;
- Tổng chi: 1.880 tỷ đồng, tăng so với năm 2005 (1.239 tỷ): 641 tỷ đồng.
Chuyển tiền điện tử qua Ngân hàng Nông nghiệp thị xã: 13.174 món, với
doanh số chuyển tiền đi đến: 1.324 tỷ đồng, trong đó, chuyển đi 7.717 món, số tiền
691,2 tỷ đồng. Thu phí dịch vụ chuyển tiền: 226 triệu đồng;
2.1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Từ khi mới thành lập đến nay, chi nhánh hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận tăng
lên theo hàng năm. Thu nhập từ các dịch vụ ngày càng tăng, thu nhập từ hoạt động
tín dụng là chủ yếu, tuy nhiên tỷ lệ % thu nhập từ các dịch vụ trên tổng thu nhập
ngày càng lớn. Tổng thu nhập năm 1994 là 6,3 tỷ đồng, trong đó thu từ hoạt động
tín dụng là 5,8 tỷ đồng, chiếm 92,7% trong tổng thu nhập; thu từ dịch vụ thanh
toán và ngân quỹ 5,67 triệu đồng, chiếm 0,8% tổng thu nhập. Năm 2005, tổng thu
nhập toàn chi nhánh là 11 tỷ đồng, tăng 75% so với năm 2004, trong đó thu từ hoạt
động tín dụng đạt 10,1 tỷ đồng, chiếm 92% trong tổng thu nhập toàn chi nhánh; thu
từ dịch vụ đạt 9,9 triệu đồng, chiếm 0,9% trong tổng thu nhập. Năm 2006, tổng thu
nhập trong toàn chi nhánh là 7,6 tỷ đồng, giảm 30% so với năm 2005, nguyên nhân
là do chi phí năm 2006 lớn hơn năm 2005, do đó mặc dù tổng dư nợ ngày càng
tăng và tổng thu năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 nhưng thu nhập của chi
nhánh vẫn giảm; năm 2006 chi phí tăng do tăng khấu hao.
Trong năm 2006, Chi nhánh tập trung vào củng cố, nâng cao chất lượng tín
dụng, rà soát lại hồ sơ vay vốn đặc biệt là hồ sơ còn nợ quá hoạn nợ khó đòi.Theo
dõi sát các khoản nợ để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi đúng hạn, hạn chế nợ
quá hạn phát sinh.
Có thể thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng ngày càng cao, đây là kết quả của
chính sách đa dạng hoá khách hàng, đa dạng hoá danh mục cho vay và thực hiện

một chế độ lãi suất tín dụng hợp lý. Nhằm đa dạng hoá danh mục cho vay, bên
cạnh các sản phẩm dịch vụ mới như: tín dụng cầm cố sổ tiết kiệm nhằm khuyến
khích người dân gửi tiền, tín dụng cầm cố sổ tiết kiệm nhằm khuyến khích người
dân gửi tiền, tín dụng tiêu dùng cá nhân nhằm phục vụ các nhu cầu tiêu dùng của
các hộ gia đình có thu nhập ổn định.
Để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm tín dụng, chi nhánh đã áp dụng cơ
chế lãi suất linh hoạt với từng đối tượng khách hàng trên cơ sở phân tích năng lực
tài chính và mức độ rủi ro của họ, cải tiến thủ tục tín dụng theo hướng đơn giản, dễ
thực hiện mà vẫn đảm bảo đúng quy chế tín dụng và bảo lãnh của Ngân hàng Nhà
nước, tăng cường công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng trong hoạt động tín
dụng, cùng khách hàng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong kinh doanh, tư
vấn tài chính cho khách hàng sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất.
2.2.THỰC TRẠNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỊ XÃ HÀ TĨNH.
2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh No & PTNT thị xã Hà
Tĩnh.
Ngân hàng No & PTNT thị xã Hà Tĩnh vận dụng theo quy định cho vay đối với
khách hàng trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam ban hành kèm theo quyết
định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/03/2002 của chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT
Việt Nam. Ngoài những quy định cho vay chung, quy trình cho vay tiêu dùng còn
được quy định thêm những bước, những phần đặc thù nhằm giúp Ngân hàng giảm
bới một số rủi ro do đặc điểm riêng của cho vay tiêu dùng mang lại.
Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách
hàng và được tiến hành theo 4 bước:
• Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng.
• Bước 2: Thẩm định cho vay.
• Bước 3: Nhân viên tín dụng lập hợp đồng tín dụng và giải ngân.
• Bước 4: Theo dõi trả nợ vay và xử lý nợ quá hạn.
2.2.1.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ
vay vốn.

Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách
hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc
thiết lập hồ sơ vay.
Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Cán bộ tín dụng kiểm tra các điều
kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.
Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được cán bộ tín dụng
báo cáo lãnh đạo Ngân hàng cho vay và thông báo lại cho khách hàng.
- Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ về hồ
sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, mục đích vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay.
a. Hồ sơ pháp lý bao gồm:
- Chứng minh thư (đối với khách hàng vay Việt Nam); hộ chiếu (đối với khách
hàng vay nước ngoài). Khách hàng cần xuất trình bản chính để cán bộ tín dụng
xem xét đối chiếu, cán bộ tín dụng sau đó sẽ lưu bản sao.
- Các giấy tờ cần thiết khác theo qui định của pháp luật.
b. Hồ sơ vay vốn bao gồm:
- Giấy đề nghị vay
- Giấy xác nhận là cán bộ nhân viên / Thư cam kết hỗ trợ của cơ quan quản lý
lao động.

×