Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

VN-Index và những đặc thù của thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.2 KB, 8 trang )

VN-Index và những đặc thù của thị trường chứng khoán Việt Nam
Tháng 8, cùng với tình hình ảm đạm của thị trường chứng khoán
nhiều nước trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam có xu
hướng hạ nhiệt, chỉ số VN-Index đi xuống. Dưới giác độ của các nhà
quan sát, phân tích, điều này được nhìn nhận như thế nào?
Là xu hướng chung, “phản ứng dây chuyền” hay thị trường chứng khoán
Việt Nam còn có những đặc thù khác? Từ nay đến cuối năm, thị trường
chứng khoán sẽ tăng trưởng khởi sắc hay ảm đạm? Các chuyên viên kinh tế đã cùng nhau lý giải
trong cuộc tọa đàm tháng 8 “thị trường chứng khoán Việt Nam những tháng cuối năm 2007”.
Có tính được VN-Index và VN-Index có là hàn thử biểu của nền kinh tế?
Thật lý thú khi người có chức danh cao nhất, ông Nguyễn Hữu Nam, Tổng giám đốc Công ty
Chứng khoán Gia Quyền, lại là người trẻ tuổi nhất và vừa vào phòng họp đã vòng tay “thưa thầy”
với Luật sư Nguyễn Ngọc Bích và ông Huỳnh Bửu Sơn, Giám đốc đối ngoại của PepsiCo
Vietnam, trước khi vào cuộc “anh, tôi”.
Có lẽ vì “vai vế” này, nên khi thấy mọi người nhường nhau “khai cuộc”, hai ông Sơn và Bích đã
mời đích danh ông Nam, ông Bích còn nói thêm: “Anh Nam, giờ anh là “ông Tổng”, công ty
chứng khoán (chứng khoán) của anh như con thuyền trên biển lớn thị trường chứng khoán, vậy
anh có thể cho biết cảm giác của anh như thế nào, say sóng ra làm sao, đã thấy hụt nước hay
chưa…”.
Ông Nam - dù nói đi nói lại “dự đoán là việc rất khó” - vẫn phải lẩm bẩm: “Thầy lại ra đề bài nữa
rồi” và tìm ra một giải pháp an toàn là… mượn ý người khác:
- Xin lấy một công trình thống kê từ năm 1956 đến 2006 của Tiến sĩ Robert Thibadeau, giáo sư
Đại học Harvard (Mỹ) về những biến động của các đồ thị, để nói vài điều. Thống kê đó đã rút ra
được một số quy luật. Chẳng hạn đồ thị lạm phát ngược chiều với đồ thị chỉ số chứng khoán, đồ
thị giá vàng và đồ thị lạm phát gần trùng nhau nhưng đồ thị giá vàng chậm hơn một nhịp.
Năm 2006, tôi được xem công trình nghiên cứu của một chuyên viên người Mỹ thống kê trong ba
năm thì đồ thị của VN-Index trùng với đồ thị giá các chỉ số chứng khoán bình quân của thị trường
chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản).
Tuy nhiên, đồ thị của chỉ số FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) và thị trường chứng khoán
Việt Nam không giống nhau (hiện FDI của Việt Nam đi lên, trong khi VN-Index đang đi xuống
hoặc đi ngang) lại là sự khác biệt so với các nước…


Nhập đề mang đầy tính thống kê này không ngờ có tính khơi gợi cao. Ông Nguyễn Ngọc Bích
cho rằng các dữ liệu thống kê của nước ngoài (tiêu biểu là Mỹ) có tính ổn định và bền vững, khác
với thị trường chứng khoán Việt Nam đang còn ở buổi ban đầu và đặc biệt còn phụ thuộc vào
yếu tố tâm lý.
Những con số thống kê kia chỉ “xem để biết” thôi chứ không thể dùng để dự báo thị trường
chứng khoán Việt Nam từ nay đến cuối năm. Muốn dự báo, phải nhìn sâu vào hoạt động của các
công ty, nhu cầu cần tiền của họ như thế nào, khả năng sinh lợi ra sao…
Ông Hữu Nam tiếp tục đưa một thống kê khác: “Thêm một điều rất lạ là theo thống kê của Robert
Thibadeau, đồ thị giá cổ phiếu ngân hàng và đồ thị lạm phát tương đồng, cũng giống như đồ thị
giá vàng, điều này rất khác với ở Việt Nam. VN-Index xuống thì giá chứng khoán ngân hàng cũng
xuống luôn. Tôi chưa lý giải được điều này. Có thể anh Bích nói đúng, đó là đặc thù của Việt
Nam...”.
Ông Trần Sĩ Chương, một chuyên gia kinh tế từng sống và làm việc nhiều năm tại Mỹ, hiện là
Giám đốc Tư vấn chiến lược doanh nghiệp Công ty Le & Associations, không cho rằng chuyện
VN-Index tăng giảm đột biến hay ngược với thống kê của Mỹ là điều đáng ngạc nhiên:
“Muốn bàn về VN-Index, trước tiên ta phải xác định rõ VN-Index là gì. Hình dung VN-Index là
phương trình của một số biến số (x, y, z…) thì dù ở nước phát triển hay đang phát triển, số biến
số này phải giống nhau.
Tuy nhiên, lại có nhiều điểm khác biệt. Một ví dụ về cái khác đó là trong khi hệ thống pháp lý các
nước phát triển ổn định, biến số về mức độ ổn định của hệ thống pháp lý gần như là một hằng
số, không tác động đến phương trình, thì ở Việt Nam đó lại là một phương trình của những biến
số khác nữa.
Chuyện anh Hữu Nam nói về thống kê các biểu đồ bên Mỹ thật sự chỉ thể hiện cái cơ bản nhất
của kinh tế học. Lạm phát lên thì chỉ số chứng khoán xuống, vì chỉ số này thể hiện sức khỏe của
nền kinh tế.
Thêm nữa, ở Việt Nam có những chuyện mà một nước phát triển như Mỹ không có. Ví dụ kiến
thức của nhà đầu tư (nhà đầu tư) - xương sống của thị trường chứng khoán - ở Việt Nam cũng
là một biến số có thể xem như một phương trình con...
Chính những điều này giải thích luôn vì sao biểu đồ FDI bên Mỹ và các nước phát triển ổn định
khác song hành cùng thị trường chứng khoán, vì nguồn vốn FDI và nguồn vốn trên thị trường

chứng khoán cùng thể hiện lòng tin của nhà đầu tư về mặt trung và dài hạn vào nền kinh tế một
nước. Trong khi ở Việt Nam, chỉ FDI là nguồn vốn trung và dài hạn, còn nguồn vốn đầu tư vào thị
trường chứng khoán lại có phần… ngắn hạn! Vì vậy mới có sự ngược chiều”.
Ông Chương còn đưa ra nhận xét là chỉ số VN-Index vừa là nguyên nhân, lại vừa là hệ quả
của… VN-Index, bởi VN-Index hôm nay chịu ảnh hưởng của VN-Index hôm qua và lại tác động
đến VN-Index ngày mai, về mặt tâm lý. Hôm qua VN-Index là 1.000, ngày nay xuống 980, thì xác
suất ngày mai VN-Index xuống 960 cao hơn là xác xuất lên lại 1.000, nghĩa là yếu tố tâm lý có
trọng số lớn trong phương trình tính VN-Index.
Cũng chính vì vậy, vẫn có thể tính được VN-Index, nhưng khó hơn tính chỉ số ở Mỹ, vì có nhiều
biến số biến đổi nhanh hơn. Nói cách khác, các biến số ở Việt Nam đều đang thay đổi theo thời
gian và muốn dự đoán VN-Index ngày mai thế nào, phải xem những biến số này nhạy cảm với
những chuyện gì.
Lời lý giải đầy tính thuyết phục nên mọi người đều tán đồng. Ông Bích bổ sung sự “thiếu thuyết
phục” của VN-Index so với Nasdaq của Mỹ hay Nikkei của Nhật:
“Trong khi ở Mỹ, người ta tính Index dựa trên những công ty tiêu biểu, ổn định, có tính bền vững
cao, thì Việt Nam khi thiết lập VN-Index đã lấy toàn bộ các công ty đang niêm yết ở thời điểm đó
(chỉ có... hai công ty, mã chứng khoán là SAM và REE, với VN-Index thời điểm 28/7/2000 là 100
điểm), là điều rất khiên cưỡng. Bởi thế, chỉ nên xem VN-Index là một dấu hiệu, nếu muốn phân
tích sâu hơn ta phải tìm hiểu cả nền kinh tế…”.
Ông Huy Nam, một chuyên viên trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán đồng tình: “Index của Việt
Nam không đại diện cho sức khỏe nền kinh tế, là một hàn thử biểu của nền kinh tế như các
nước, nên chưa thể dùng nó để so sánh với các chỉ số của Mỹ hay các thị trường ổn định khác,
hoặc dự đoán theo kinh nghiệm các nước đi trước”.
Yếu tố tâm lý. Đã lôi kéo được tiền nhàn rỗi trong dân vào thị trường chứng khoán? Kỹ
thuật “mồi”, “nuôi” của các nhà đầu tư nước ngoài
Ông Huy Nam khai triển “yếu tố tâm lý” trong thị trường chứng khoán Việt Nam mà hai ông
Chương và Bích đề cập:
“Ở Việt Nam yếu tố tâm lý rất mạnh, nhà đầu tư không chỉ nhìn nhau, nhìn vào các nhà đầu tư
nước ngoài (nhà đầu tư nước ngoài), vào chính sách,… mà còn nhìn vào cả những lời tuyên bố
để ra quyết định.

Ví dụ khi có tổ chức đưa ra nhận định “VN-Index sẽ giảm đến…” thì chính nhận định này dắt chỉ
số đi, chứ không phải nền kinh tế hay sức khỏe các công ty niêm yết suy giảm.
Ở một thị trường phụ thuộc vào tâm lý sẽ có nhiều dự đoán kiểu đó. Như HSBC khi dự đoán VN-
Index xuống 900 điểm cũng chính là lời dẫn dắt chỉ số đi xuống, đến khi xuống rồi, họ nói: “VN-
Index đã xuống đúng dự đoán của tôi và bây giờ tôi mua vào để đầu tư dài hạn”.
Tôi cho rằng các nhà đầu tư trong nước nên bình tĩnh mua chứng khoán vào, bởi tương lai nền
kinh tế chúng ta rất tốt, GDP tăng trưởng rất lạc quan. Sáu tháng cuối năm kinh tế sẽ tăng
trưởng hơn sáu tháng đầu năm, lạm phát tuy có cao nhưng những quyết định gần đây của Chính
phủ sẽ giúp giảm thiểu…”.
Ông Chương đột nhiên cắt ngang: “Vậy theo anh, trong những năm qua thị trường chứng khoán
Việt Nam đã lôi được bao nhiêu tiền dưới gầm giường của người dân?”. Ông Huy Nam: “Chưa
thống kê được, nhưng theo tôi là chưa nhiều”.
Nhìn nhận căn nguyên giá chứng khoán nhiều công ty cao hơn giá trị thực, ông Bích cho rằng giá
chứng khoán chỉ tăng nhanh sau khi nhiều nhà đầu tư nước ngoài mua vào chứng khoán của
các công ty như FPT, sau đó các nhà đầu tư Việt Nam mua theo, khiến giá leo thang. Giá chứng
khoán có xuống hay không tùy vào các nhà đầu tư nước ngoài có “quăng” ra hay không.
Trên nguyên tắc, các nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm 49% cổ phần, đó chính là lực lượng
khiến giá chứng khoán lên hay xuống, chứ không phải do các công ty niêm yết tác động, bởi các
công ty này chẳng công bố nhiều thông tin đủ để gây tác động.
Ông Chương cười: “Chỉ cần thao túng được 20% thị trường thôi, nói gì đến 49%, đã có thể dẫn
dắt rồi. Giá xuống anh mua, vì anh mua nên giá lên, giá lên anh bán kiếm lời, rồi vì anh bán nhiều
nên giá xuống, giá xuống anh lại mua, rồi lại bán… Chơi kiểu gì cũng có lời! Có thể nói, dưới giác
độ một nhà đầu tư nước ngoài thì Việt Nam là nơi lý tưởng để “chơi” chứng khoán”.
Với kinh nghiệm nhiều năm điều hành các công ty chứng khoán, ông Hữu Nam hoàn toàn đồng
tình:
“Các nhà đầu tư nước ngoài một khi đã trữ một khối lượng lớn chứng khoán thì dĩ nhiên sẽ tác
động để chứng khoán của họ mạnh lên. Ngoài mặt tích cực là hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các
vấn đề liên quan đến quản trị, họ còn vận dụng những kỹ thuật, chiến thuật rất hay trong mua
bán chứng khoán. Giá chứng khoán xuống họ “nuôi”, mua vào một chút, giá lên cũng mua vào
chút chút để “mồi”, kỹ thuật “nuôi, mồi” của họ là số một, các nhà đầu tư Việt Nam chưa thể theo

kịp.
Theo tôi, nếu tính thanh khoản của thị trường chứng khoán tốt và nếu một số doanh nghiệp Việt
Nam có sức khỏe tốt và niêm yết ở thị trường nước ngoài thì sẽ rải đều được rủi ro, chứ không
tập trung như hiện tại.
Có hai điển hình là Đức và Nhật. Người Đức đặt thị trường chứng khoán qua một bên, phát triển
thị trường trái phiếu và đã có một nền kinh tế cực kỳ ổn định, đứng hàng thứ ba thế giới. Nhật thì
hầu hết các doanh nghiệp lớn đều niêm yết ra nước ngoài nên khó gây ra khủng hoảng kinh tế
cho đất nước”.
Vấn đề chính sách. Yếu tố gây sốc của thị trường chứng khoán Việt Nam là… không thể định
lượng. Sẽ còn nhiều “đại gia” kiểu FPT “lâm bệnh”
Ông Huỳnh Bửu Sơn bắt đầu tham gia: “Với tư cách người quan sát, ngoài những yếu tố liên
quan đến thị trường các anh đã đề cập, tôi muốn thêm yếu tố chính sách, quan điểm của Nhà
nước đối với thị trường chứng khoán. Chỉ riêng với nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) cũng đã có
hai quan điểm mà đến giờ chưa biết quan điểm nào sẽ thắng thế.
Một là nên ngăn chặn và kiểm soát FII, không để nguồn vốn này tự do thao túng, gây nguy hiểm
cho nền kinh tế, bởi khi đổ vào thị trường chứng khoán, vốn FII đã tác động làm cho đồng tiền
Việt Nam tăng giá rồi khi thị trường biến động nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra ào ạt sẽ gây rối
loạn, thậm chí sụp đổ thị trường, đồng thời làm hao hụt dự trữ ngoại tệ quốc gia. Thái Lan năm
1997 là một ví dụ. Quan điểm thứ hai là bây giờ đã hội nhập vào WTO, nhưng cánh cửa thị
trường chứng khoán mới hé ra đã vội khép lại sẽ làm mất niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài.
Nên nhớ FII không phải là nguồn tiền đầu tư trực tiếp tạo ra tăng trưởng kinh tế. Nhiều chuyên
gia kinh tế cho rằng nên khơi nguồn từ bên trong, tức là tạo điều kiện để tiền tiết kiệm của người
dân trong nước tham gia thị trường chứng khoán.
Vừa rồi anh Chương có hỏi thị trường chứng khoán đã lôi được từ gầm giường của dân bao
nhiêu tiền rồi, câu trả lời là “không bao nhiêu cả”. Dân đang quan sát thôi! Chỉ có một số ít tham
gia, nhưng phần lớn các nhà đầu tư cá nhân thường vay tiền ngân hàng để đầu cơ chứng khoán
và đang gặp khó khăn do VN-Index đi xuống. Khả năng phục hồi cần nhiều thời gian hoặc một
biến cố tạo hiệu ứng tâm lý tích cực, chẳng hạn giai đoạn cuối 2006, đầu 2007 khi nước ta tổ
chức thành công APEC và chuẩn bị vào WTO”.
Đúng là trong điều kiện kinh tế ổn định, khi nền kinh tế bị tác động bởi một yếu tố mang tính sốc,

người ta có thể tính toán được. Ví dụ một trận bão tuyết gây thiệt hại nặng nề cho một vùng nào
đó ở Mỹ, hay một cuộc đình công lớn xảy ra, thì quý đó tăng trưởng của địa phương này sẽ giảm
đi x% tương ứng.
Còn ở Việt Nam cũng có sốc nhưng là sốc tâm lý, việc hồ hởi khi vào WTO là loại sốc đó, làm
cho nền kinh tế nói chung và một phần của nền kinh tế là thị trường chứng khoán nói riêng cũng
cư xử theo cách “không giống ai”. Hồ hởi quá, buồn quá (tháng 7, tháng 8 trời mưa) đều sốc.
Nếu cái sốc của nước người có tính rõ ràng, khi “cơ thể” nền kinh tế bị chảy máu, xuất huyết
thật, thì ở nước ta không ai biết thương tổn ấy nằm ở đâu cả.
Ông Chương đề cập một khía cạnh nữa:
- Thực ra, những rủi ro, sự nhạy cảm của thị trường chứng khoán thì nước nào cũng có. Nhưng
có một rủi ro đặc thù ảnh hưởng tương đối lớn đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt
Nam, không phải do sự quản lý vĩ mô của Nhà nước mà từ những cổ phiếu của các “đại gia”.
FPT là điển hình. Cách đây 1-2 năm, kiến thức, kinh nghiệm của các nhà đầu tư chưa cao nên
họ chưa biết đánh giá thiệt hơn, cứ thấy cổ phiếu của đại gia là mua. Khi các công ty này đã nằm
trong một thị trường được yêu cầu những thông tin chuẩn hóa và đặc biệt khi nhà đầu tư có kiến
thức hơn, thì “tình hình sức khỏe” của các công ty - những cái không chuẩn mới dần lộ diện. Mà
chắc chắn sẽ có những cái không chuẩn, vì ý thức chuẩn hóa của công ty thời điểm trước đó là
không có, cam kết về chuẩn hóa hệ thống cũng không, nên khi ra nắng ra gió sẽ bị cảm mạo
thương hàn.
Lúc đó nhà đầu tư mới ngộ ra rằng thì ra “nó” cũng bị bệnh và họ sẽ có phản ứng rất tiêu cực.
Chính điều này là rủi ro lớn nhất, khi không chỉ một mà hàng chục, hàng trăm đại gia trong vòng
một năm tới sẽ bị tác động bởi yêu cầu chuẩn hóa hơn, minh bạch hơn của thị trường và sự
trưởng thành hơn của nhà đầu tư. Chuyện FPT chỉ là bề nổi của tảng băng.
Ông Huy Nam đồng ý và còn gay gắt hơn:
- Theo tôi, thật không đúng khi gọi cổ phiếu những công ty này là “blue chip”. Hiện nhiều người
vẫn lầm tưởng, thậm chí còn tư vấn mua cổ phiếu của những “ông” đó. Ở thị trường Việt Nam
nên dè chừng, dù chúng ta muốn công nhận hay không thì các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đã và
đang dẫn dắt thị trường. Chính họ đang “đánh” trên những “blue chip” đó, để lôi kéo người khác
đánh theo.
Như muốn xoa dịu, ông Sơn cười: “Thì nếu so sánh với những cổ phiếu khác, đó là blue chip

chứ gì nữa! Vấn đề chuẩn hóa như anh Chương nói cũng là một yếu tố, nhưng còn một yếu tố
theo tôi là lớn hơn nữa, đó là thời gian từ khi chúng ta vào WTO đến nay con sóng WTO vẫn
chưa tràn tới.
Sắp tới, làn sóng cạnh tranh ấy mới thực sự tràn vào, tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất
kinh doanh và đe dọa sự tồn tại của các công ty trong nước. Đó mới thực sự là nguy cơ.
Các công ty không nên tự hào về cổ phiếu “blue chip” cao giá của mình mà quên đi việc nâng
cao năng lực và hiệu quả cạnh tranh. Giai đoạn vừa qua có rất nhiều ngân hàng, công ty chơi trò
ảo thuật tăng vốn lên, mục đích để bán cổ phiếu với giá cao mà nhiều nhà đầu tư không nhận ra.
nhà đầu tư không tính được đường dài, tưởng rằng công ty sắp tăng vốn thì phần cổ phiếu tăng
đó sẽ làm gia tăng thị giá của cổ phiếu mình đang nắm do có được quyền mua cổ phiếu mới, mà
quên rằng sau khi tăng vốn, phần lợi nhuận trên mỗi cổ phần sẽ giảm, có nghĩa là về lâu dài, giá
cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm”.
Từ đầu buổi đến giờ ông Lê Trọng Nhi chỉ lắng nghe, đến lúc ông Sơn nhắc hai chữ “ngân hàng”
ông mới lên tiếng. Cũng dễ hiểu, vì ông Nhi là chuyên gia trong lĩnh vực này:
- Trước tiên, tôi trả lời câu hỏi lúc đầu anh Hữu Nam đặt ra, là vì sao ở nước ta khi VN-Index
giảm thì giá chứng khoán ngân hàng lại giảm theo. Trong một bài viết trên DNSGCT gần đây, tôi
đã đặt câu hỏi: “chứng khoán ngân hàng và ngân hàng có gì đặc biệt?”.
Tôi trả lời là ngân hàng đặc biệt chứ chứng khoán của ngân hàng không có gì đặc biệt, nhưng
riêng ở Việt Nam nó lại thành đặc biệt! Tác động của việc Việt Nam vào WTO cũng có, nhưng
một trong những tác động lớn nhất đến thị trường chứng khoán là việc hàng loạt các ngân hàng
tăng vốn qua phát hành chứng khoán (cổ phiếu - trái phiếu) mà chưa quan tâm hoặc chưa tính
khít khao với những kế hoạch kinh doanh phát triển.
Theo tôi, đến hôm nay, không một ngân hàng nào còn có thể phát hành thêm cổ phiếu với những
con số mà nhà đầu tư quyết tâm (có chết cũng) phải mua cho được như trong giai đoạn 6-12
tháng trước đây, bởi chẳng còn nhiều nhà đầu tư với những khoản vốn “mù” để mua nữa. Cách
đây 4-6 tháng thì có thể còn, chứ thời điểm này thì kể như hết hơi rồi - chu kỳ đó qua rồi! nhà
đầu tư trong nước phải bắt đầu tập sống và làm quen với những con số của thị trường thật”.
Chuyện lũng đoạn trong thị trường chứng khoán. Quản lý FII thế nào? “Cổng thông minh” và
nguồn vốn đầu tư trong nước
Tuy có thái độ gay gắt như vậy, nhưng ông Nhi vẫn cho rằng không nên bi quan quá về thị

trường chứng khoán Việt Nam, vì trong một thị trường còn mới mẻ như nước ta, chuyện lũng
đoạn và lệch lạc là đương nhiên.
Cũng như lịch sử phát triển của nhiều thị trường khác trên thế giới, ở đâu cũng có thể có: từ Ủy
ban chứng khoán, trung tâm giao dịch đến các quỹ đầu tư lớn, nhà đầu tư nhỏ lẻ… Trong chừng
mực nào đó, chúng ta phải chấp nhận và… chịu đựng được.
Tuy nhiên, ông Nhi không “rộng lượng” như thế với một số quỹ đầu tư nước ngoài:
“Tôi đặc biệt dị ứng với một số quỹ đầu tư nước ngoài. Môi trường chưa chuẩn hóa, còn cho
phép sự lũng đoạn như thế, nên họ đã tận dụng để chi phối thị trường. Vấn đề anh Sơn đặt ra:
có nên kiểm soát vốn FII hay không, theo tôi là nên có cơ chế quản lý nguồn FII ngay từ thời gian
đầu - bây giờ thì hơi trễ.
Có thể thấy kinh nghiệm từ Trung Quốc. Vốn FII vào nước này phải đăng ký, được cấp hạn
ngạch, được mua bao nhiêu tiền, tất cả đều được quản lý (kiểm soát) để biết rõ nguồn và kênh.
Các nhà đầu tư Trung Quốc rất ủng hộ việc làm đó. Còn ở Việt Nam, theo tôi mới chỉ có những
nhà đầu tư nước ngoài nhỏ (lớn là so với các nhà đầu tư trong nước thôi), chứ chưa có những
nhà đầu tư nước ngoài thực sự lớn.
Ở nhiều thị trường nước ngoài, nếu thị trường chứng khoán có dấu hiệu suy giảm, những nhà
đầu tư lớn sẽ bơm tiền vào để kìm hãm (như vừa qua, Goldman Sach đã bơm vào một quỹ đầu
của chính họ gần 3 tỉ USD khi thị trường chứng khoán Mỹ tụt dốc), ở Việt Nam không có, thậm
chí còn chưa có cả “quỹ đầu tư lâu dài” cho thị trường”.
Ông Sơn tán thành: “Tôi cũng đồng ý là không nên bi quan về thị trường chứng khoán Việt Nam,
bởi xét dưới góc độ tổng thể, thị trường chứng khoán của chúng ta đang có những công ty có
thực, hoạt động lành mạnh và hiệu quả. Chỉ cần tạo môi trường và cơ hội kinh doanh tốt cho họ

×