Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Phân tích những ảnh hưởng gây ra sự đi xuống của thị trường chứng khoán Việt Nam đầu năm 2008 dựa trên phân tích nền kinh tế.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.3 KB, 47 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán là một hệ thống huy động vốn nhanh, mạnh phục vụ cực
tốt cho tái đầu tư sản xuất, cũng là một trong những nền tảng quan trọng để đưa VN hội
nhập sâu, rộng với thế giới. Sự phát triển của TTCK một cách ổn định là tác nhân quan
trọng không chỉ cho sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng mà đối với cả nền
kinh tế nói chung.
Thị trường chứng khoán ngày càng phát huy vai trò trọng yếu trong nền kinh tế,
ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, thời gian vừa qua (cuối năm
2006 và đầu năm 2007) đã có lúc ồn ào sôi động thông tin từ thị trường chứng khoán,
nhưng từ giữa năm 2007 đến nay TTCK Việt Nam đã trải qua một đợt suy giảm rất


mạnh. Trong khi đó Việt Nam đã trở thành thành viên tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), điều này đặt TTCK Việt Nam trước những khó khăn và thách thức lớn đòi hỏi
một thị trường lớn mạnh để có thể đứng vững trước những biến động của thế giới.
3 tháng đầu năm 2008 này là đợt giảm sút kéo dài nhất trong 2 năm 2006 và 2007,
do vậy tháng 3 vừa rồi Chính phủ đã họp bàn với UBCKNN đề ra mục tiêu ổn định tình
hình TTCK trong thời gian trước mắt. Để có thể tìm ra phương hướng vực thị trường
dậy trong bối cảnh hiện nay, theo em, trước hết phải thấy được những nguyên nhân gây
ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam từ đó xây dựng biện pháp chính sách “giải cứu” thị
trường. Song do kiến thức còn hạn hẹp nên phạm vi nghiên cứu của em chỉ bó hẹp trong
việc phân tích các nhân tố tác động của nền kinh tế tới TTCK. Do vậy em chọn đề tài “
Phân tích những ảnh hưởng gây ra sự đi xuống của thị trường chứng khoán Việt
Nam đầu năm 2008 dựa trên phân tích nền kinh tế ”

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Phương Luyến cùng các anh
chị hướng dẫn của công ty chứng khoán VNDirect đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành
bài báo cáo này.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, nhận thức còn hạn chế, vì thế bài
chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự
giúp đỡ, hướng dẫn của các thầy, cô để em có thể hoàn thiện hơn nữa chuyên đề này.
1
Lê Mỹ Hạnh L p: CKB - K7ớ
1
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng nền kinh tế trong nước, nền kinh tế thế giới cũng như TTCK
thế giới hiện nay trong mối quan hệ với TTCK trong nước, từ đó rút ra các nguyên nhân
gây nên sự sụt giảm của thị trường.
Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đó ta có thể đề xuất những giải pháp, kiến
nghị cho TTCK, cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và nền kinh tế nhằm tháo gỡ
cho tình hình thị trường hiện nay cũng như lâu dài.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề tập trung tìm hiểu phân tích các nhân tố trong nền kinh tế trong và ngoài
nước ảnh hưởng đến sự suy giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm
2008 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề có sử dụng một số phương pháp như:

Phương pháp biện chứng, phương pháp thống kê, phương pháp logic, phương pháp so
sánh, ...
Kết cấu
Chuyên đề nghiên cứu gồm các nội dung chính và được trình bày như sau:
Chương I : Những vấn đề cơ bản về Phân tích thị trường chứng khoán
Chương II : Phân tích các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt
Nam hiện nay
Chương III : Giải pháp khắc phục tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
2
Lê Mỹ Hạnh L p: CKB - K7ớ
2
3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I
Những vấn đề cơ bản về Phân tích
thị trường chứng khoán
1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán
1.1.1. Khái niệm
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm
là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua
bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần
đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại
các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt

động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể
nắm giữ chứng khoán.
1.1.2. Chức năng cơ bản của TTCK
Thị trường chứng khoán có những chức năng cơ bản sau:
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô
1.1.3. Các chủ thể tham gia TTCK
• Nhà phát hành
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK. Nhà phát hành là

người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thị trường chứng khoán.
- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính
phủ và trái phiếu địa phương.
- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu,
chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ.
• Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK
3
Lê Mỹ Hạnh L p: CKB - K7ớ
3
4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Các nhà đầu tư cá nhân
- Các nhà đầu tư có tổ chức
• Các tổ chức kinh doanh trên TTCK
- Công ty chứng khoán
- Quỹ đầu tư chứng khoán
- Các trung gian tài chính
• Các tổ chức có liên quan đến TTCK
- Cơ quan quản lý Nhà nước
- Sở giao dịch chứng khoán
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán

- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán
- Các tổ chức tài trợ chứng khoán
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm...
1.1.4. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTCK
- Nguyên tắc công khai
- Nguyên tắc trung gian
- Nguyên tắc đấu giá
1.1.5. Cấu trúc và phân loại cơ bản của TTCK
• Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn
- Thị trường sơ cấp: Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán
mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát
hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.

- Thị trường thứ cấp: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã
được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán
đã phát hành.
• Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường
Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng
khoán) và phi tập trung (thị trường OTC).
• Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường
- Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các
loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
- Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán
các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái
phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.

4
Lê Mỹ Hạnh L p: CKB - K7ớ
4
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: Thị trường các chứng khoán
phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như:
quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn...
1.2. Phân tích thị trường
Việc phân tích kinh tế hay phân tích thị trường cho phép dự đoán xu hướng biến
động của các dòng tiền, lãi suất, và tính toán mức bù rủi ro trong tương lai. Thực tế cho
thấy diễn biến tình hình kinh tế ( tình hình thị trường) là nhân tố có tác động lớn nhất tới

thu nhập các chứng khoán riêng lẻ cũng như của các danh mục đầu tư. Việc phân tích
nền kinh tế bao gồm phân tích tình hình kinh tế thế giới và trong nước.
1.2.1. Phân tích tình hình kinh tế trên thế giới
Trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, diễn biến hoạt động kinh tế chính
trị, xã hội trên thế giới có tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh tế trong nước, qua đó
ảnh hưởng tới TTCK. Để đánh giá sự tác động của các yếu tố của nền kinh tế thế giới tới
TTCK nhà phân tích thường căn cứ vào một số chỉ tiêu sau :
- Môi trường kinh tế: Đầu tư vào nền kinh tế mở rộng có khả năng thu lợi nhuận cao hơn
so với đầu tư vào nền kinh tế đang thi hẹp.
- Điều kiện chính trị, pháp lý: Những biến động về chính trị, sự thay đổi về thể chế chính
sách cũng có tác động tới khả năng sinh lời khi đầu tư vào các quốc gia.
- Tỷ giá hối đoái: Sự thay đổi về tỷ giá có thể tác động tới thu nhập tính theo đồng nội tệ

của các khoản đầu tư quốc tế.
- Tỷ lệ lạm phát: được phản ánh bởi sự tăng lên của mức giá chung (bình quân). Những
biến động của tỷ lệ lạm phát sẽ ảnh hưởng tới thu nhập thực tế của nhà đầu tư.
- Lãi suất: Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn cay trong một thời gian nhất
định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. Giá cả của các chứng khoán thay đổi
một cách nhạy cảm trước sự thay đổi của lãi suất trên thị trường.Do vậy sự biến động
của lãi suất có thể tác động đến thu nhập của người đầu tư chứng khoán.
1.2.2. Phân tích tình hình kinh tế trong nước
Hoạt động của nền kinh tế trong nước có liên quan tới khả năng sinh lời của các
ngành và các doanh nghiệp trong quốc gia đó. Trạng thái của nền kinh tế vĩ mô được
biểu hiện thông qua một số biến số sau :
- Tổng sản phẩm quốc nôi (GDP): phản ánh tổng sản lượng hàng hoá, dịch vụ mà

nền kinh tế tạo ra trong một thời kì(1 năm). GDP tăng nhanh thể hiện nền kinh tế đang
mở rộng, các công ty có cơ hội tăng doanh số của mình và ngược lại.
5
Lê Mỹ Hạnh L p: CKB - K7ớ
5
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Tỷ lệ thất nghiệp: được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tổng lực lượng lao động
chưa tìm được việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp xác định mức toàn dụng nguồn nhân công nền
kinh tế.
- Tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ lạm phát cao thường đi liền với nên kinh tế “quá nóng”. Tỷ
lệ lạm phát cao sẽ không có lợi khi tham gia đầu tư vì nó làm xói mòn thu nhập thực tế

của nhà đầu tư.
- Lãi suất: Như trên, lãi suất liên quan đến chi phí cơ hội của hoạt động đầu tư. Do
vay lãi suất xác định tính hấp dẫn của các cuộc đầu tư.
- Thâm hụt ngân sách: Để bù đắp thâm hụt NSNN,Chính phủ sử dụng nhiều biện
pháp khác nhau như: phát hành tiền, sử dụng dữ trữ ngoại tệ, vay trong nước thông qua
phát hành tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Chính phủ, vay nước ngoài... Các giải pháp này
đều có những tác động nhất định đối với nền kinh tế.
- Chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ
+ Các chính sách tác động tới cầu:
Chính sách tài khoá: bao gồm các hoạt động về thuế và chi tiêu của Chính phủ, nó
tác động trực tiếp tới nền kinh tế nhưng không chính xác và ngay lập tức như dự đoán.
Chính sách tiền tệ: NHTƯ thông qua các công cụ của mình như nghiệp vụ thị

trường mở, lãi suất chiết khấu, dự trữ bắt buộc để thực hiện việc kiểm soát và điều tiết
khối lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu về giá cả, sản lượng và công ăn
việc làm. Nó tác động trực tiếp tới nền kinh tế một cách nhanh chóng, dễ dàng.
+ Các chính sách tác động tới cung, các chính sách này giải quyết vấn đề nhằm
nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế:
Nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị kỹ thuật nhằm tăng
năng lực sản xuất.
Chính sách đối với người lao động, đào tạo đội ngũ người lao động.
Chính sách thuế: áp dụng các biểu thuế suất khác nhau nhằm khuyến khích đầu
tư, khuyến khích người lao động.
Phát triển cơ sở hạ tầng. ......
Nói tóm lại việc phân tích tình hình thị trường chứng khoán dựa trên phân tích

nền kinh tế cần sự tổng hợp mối tương quan giữa các yếu tố tác động của nền kinh tế
trong, ngoài nước và cả các yếu tố nội tại của chính TTCK.
CHƯƠNG II
6
Lê Mỹ Hạnh L p: CKB - K7ớ
6
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phân tích các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới
thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
2.1. Thực trạng TTCK Việt Nam
2.1.1. Tổng hợp thị trường niêm yết

Bảng 1 : Tổng quan thị trường chứng khoán
2006 2007
HaSTC HOSE Tổng số HaSTC HOSE Tổng số
Số lượng CP
87 106 193 96 125 221
Tổng giá trị thị trường (tỷ USD)
4.6 9.2 13.7 7.4 21.3 28.7
Tổng giá trị thị trường / GDP (%)
7.5 15.0 22.5 10.4 30.0 40.4
Chỉ số P/E (gia quyền)
26.0 28.7 27.1 29.4 25.2 26.2
Sở hữu nước ngoài ( % trên tổng số)

14.2 26.9 22.7 16.0 24.9 24.9
Giá trị giao dịch trung bình (triệu
USD)
1.2 8.9 10.1 15.1 50.2 65.3
Nguồn : HOSE và HaSTC
TTCK Việt Nam đã phát triển nhanh trong 2 năm qua. Vào cuối năm 2005, mới chỉ
có 41 công ty được niêm yết với tổng giá trị thị trường dưới 1 tỷ đôla, hay khoảng 1,2%
GDP. Đến hết ngày 20/11/2007, số lượng các công ty niêm yết đã tăng lên 221 công ty,
trong đó có 125 công ty niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán tp HCM (HOSE)
và 96 công ty niem yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán HN (HaSTC). Tổng giá trị
cả ở hai thị trường đạt gần 29 tỷ đôla hay trên 40% GDP ước tính cho năm 2007. Tuy
nhiên phần lớn mức tăng tổng giá trị thị trường đó là nhờ các công ty mới lớn phát hành

cổ phiếu lần đầu vào tháng 10-11 năm 2007, chứ không phải do tăng giá cổ phiếu.
Bảng 2 : Top 10 công ty niêm yết tại HOSE (Ghi theo tên cổ phiếu)
KL CP đang lưu Cổ phần nhà Cổ phần nước Giá trị thị EPS (000
7
Lê Mỹ Hạnh L p: CKB - K7ớ
7
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hành (triệu) nước (%) ngoài (%) trường
(tỷ USD)
VND) P/E
DPM 380 60.1 8.3 2.0 N/A N/A

VNM 175.3 47.6 44.7 1.9 5.3 32.5
STB 444.9 0.0 30.0 1.8 2.4 26.6
FPT 91.9 7.3 21.7 1.4 7.5 32.7
SSI 79.9 0.0 28.1 1.3 1.3 19.6
PPC 326.2 67.8 13.0 1.2 3.0 20.6
PVD 110.1 36.5 22.1 1.1 4.5 34.6
HPG 132 0.0 10.8 1.0 N/A N/A
VIC 80 0.0 3.8 0.8 8.1 19.2
ITA 79.9 0.0 34.1 0.7 4.9 27.5
Một điều cần ghi nhận là tổng giá trị TTCK bị chi phối bởi một số công ty blue-
chip.Chỉ mười công ty lớn nhất nắm giữu chiếm gần ¼ tổng giá trị thị trường của HOSE.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) là công ty có số vốn thị trường lớn nhất

trong các công ty niêm yết hiện nay ở VN. Với số vốn gần 2,6 tỷ đôla, ACB nắm giữ
22% tổng số cổ phiếu đang lưu hành và 36% tổng giá trị thị trường của HaSTC. Biến
động về khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu của các công ty blue-chip này thường gây
ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số thị trường nói chung.
Sau một giai đoạn phát triển sôi động, từ tháng 3 năm 2007 thị trường bình lặng
hơn, mặc dù vẫn có những lúc lên xuống thất thường.
8
Lê Mỹ Hạnh L p: CKB - K7ớ
8
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hình 1: Chỉ số VNIndex từ đầu năm 2007 đến nay

Đến quý IV năm 2007, TTCK Việt Nam bắt đầu quá trình đi xuống. Thời điểm này
được cho là giai đoạn cuối cùng để các NHTM đáp ứng yêu cầu của Chỉ Thị 03 nên xuất
hiện tâm lý lo ngại việc cung hàng nhằm giảm tỷ lệ dư nợ xuống. Hơn nữa, 6 tháng trước
đó là thời điểm thị trường “nóng”, các hợp đồng cầm cố chứng khoán cũng “nóng” theo
và QIV/2007 là thời hạn phải thanh toán . Cùng với sự nóng lên của thị trường bất động
sản và thị trường vàng, VNINDEX đã giảm từ 1.106,6 ngày 3/10/2007 xuống chỉ còn
927,02 vào ngày giao dịch cuối cùng của năm 2007.
Nếu như giai đoạn Quý IV/2007, VNINDEX dao động ở mức 900 - 1100 điểm thì
bước sang QI/2008 VNINDEX lần lượt hình thành những mức đáy mới sâu hơn, khoảng
thời gian hình thành mức đáy mới ngày càng nhanh. Chỉ trong một quý, các mức đáy
808,8 điểm (15/1); 764,5 điểm (24/1); 643,8 điểm (5/3); 496,6 điểm (25/ 3) đã được xác
lập. Thị trường những ngày cuối QI/2008 vẫn trong quá trình đi xuống, mặc cho một

nguồn vốn rút ra từ thị trường bất động sản có nhu cầu tìm kiếm cơ hội đầu tư do các
chính sách điều chỉnh thị trường của Chính phủ. Nguồn cung tăng lên, giá tiếp tục giảm
xuống nhanh hơn và áp lực phải bán ra của ngân hàng và các CTCK ngày càng cao.
9
Lê Mỹ Hạnh L p: CKB - K7ớ
9
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Vòng luẩn quẩn này đã kéo thị trường xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2006. Kết thúc
QI/2008, VNINDEX dừng ở mức 516,85 điểm.
Hình 2: VNIndex QI/2008
Đan xen với quá trình giảm điểm trong QI/2008 là những đợt lên điểm ngắn gắn

với những biện pháp hỗ trợ và thông tin tốt từ thị trường.
- Đợt lên điểm từ điểm số (2) lên điểm số (3) trên đồ thị kéo dài từ ngày 24/1/2008
đến 1/2/2008 gắn với hành động điều chỉnh Chỉ Thị 03 và các nghiệp vụ rút tiền khỏi lưu
thông nhằm kiềm chế lạm phát của NHNN, một quyết định ảnh hưởng nhiều đến nguồn
vốn trên TTCK.
- Đợt lên điểm từ điểm số (4) lên điểm số (5) trên đồ thị kéo dài từ ngày
05/03/2008 đến 14/03/2008 gắn với với SCIC tạm ngừng thoái vốn, công bố giải ngân;
JP Morgan tuyên bố rót 1 tỷ đô la vào TTCK VN.
- Điểm (6) là điểm lên điểm gần nhất ngày 25/3/2008 gắn với quyết định hạ biên
độ giao động của UBCK và NHNN đề nghị NH quốc doanh và NH cổ phần ngừng bán
chứng khoán cầm cố.
10

Lê Mỹ Hạnh L p: CKB - K7ớ
10
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 3: Khối lượng giao dịch
Quý I/2008
Quý IV/2007
+/-% Quý I/2007
+/- %
KL (CK) Giá trị (ngđ) KL (CK) KL (CK)
CP
538.753.325 38.130.711.895 655.422.325

- 18 %
472.807.325
14 %
CCQ
36.551.970 531.141.412 37.056.970 -1 % 83.999.970 -56 %
TP
164.612.224 16.964.823.149 81.791.224 101 % 115.081.224 43 %
Bảng 4: Cung - Cầu chứng khoán
KLGD (CK) Quý I/2008 Quý IV/2007 +/- % Quý I/2007 +/- %
KL đặt mua 1.070.385.260 1.213.446.840 -12% 910.772.010 18%
Số lệnh đặt mua 750.285 1.006.801 -25% 567.430 32%
KL đặt mua/1lệnh 1.427 1.205 18% 1.605 -11%

KL đặt bán 1.062.961.130 1.154.659.370 -8% 799.402.480 33%
Số lệnh đặt bán 628.351 848.277 -26% 403.238 56%
KL đặt bán/1 lệnh 1.692 1.361 24% 1.982 -15%
Bảng 5: Giao dịch chứng khoán của NĐTNN
KLGD (CK) Quý I/2008 Quý IV/2007 +/-% Quý I/2007 +/-%
Mua 158.816.906 156.556.906 17% 165.016.906 -3.8%
Bán 96.959.658 88.259.658 10% 118.359.658 -18%
2.1.2. Tổng hợp thị trường OTC
11
Lê Mỹ Hạnh L p: CKB - K7ớ
11
12

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TTCK niêm yết xuống mạnh khiến cho các CP trên OTC lao dốc không biên độ,
60% các mã CP OTC đóng băng hoàn toàn. Các mã CP còn lại giao dịch với khối lượng
và giá trị nhỏ. Một cuộc tháo chạy CP OTC đã xảy ra, tuy nhiên không thành công vì
lượng bán lớn hơn nhiều lần lượng mua. Thêm vào đó là những cuộc IPO của các công
ty lớn như VCB, SABECO, HABECO… đã khiến cho cung cầu chứng khoán càng trở
nên bất cân đối.
Thị trường tài chính không ổn định, lạm phát tăng cao dẫn đến một số mã CP OTC
biệt vô âm tín. Sự thiếu thông tin nghiêm trọng trên OTC càng làm cho thị trường này đi
vào bế tắc. Các mã CP một thời được coi là “nóng” như MB, ABB, MSB, VPB… thì giờ
đây chìm vào quên lãng khi giá giao dịch đã về gần bằng mệnh giá.
Trước tình thế đó Chính phủ chỉ đạo bộ tài chính kết hợp với UBCK họp bàn và

đưa ra các chính sách tối ưu hoá nhằm bình ổn thị trường và trấn an tâm lý NĐT bằng
các biện pháp như : kéo dài thời gian nộp tiền các CP IPO, hạn chế các công ty lớn IPO,
cho vay tiền đầu tư CK, cho phép SCIC mua CP với số lượng lớn. Nhưng việc lớn nhất
là giảm biên độ dao động trên TTCK niêm yết đã làm trấn an tinh thần NĐT, hạn chế
việc sụt giảm TTCK một cách hiệu quả. Chính các yếu tố này thị trường OTC sôi động
hơn. Khi không thể giao dịch trên thị trường niêm yết, nhiều NĐT đã rút tiền sang thị
trường OTC để “lướt sóng”.
Các NĐT đang giao dịch mua bán với khối lượng lớn từ 50.000 cổ phiếu trở lên,
các mã CP được các nhà đầu tư quan tâm, giao dịch sôi động nhất là các cổ phiếu của
Ngân hàng như MB, VPB, ABB đã tăng vài giá trong ngày. Các CP được đánh giá cao và
tăng nhanh trong mấy ngày gần đây vì có tin tốt và phương châm kinh doanh rõ ràng
như: Nosco( vận tải biển bắc) lợi nhuận quý I dự tính. Thép Đình Vũ : Chia cổ tức 45 %

bằng tiền mặt và tăng vốn với tỷ lệ cho cổ đông hiện hữu là 1:1,1.
Các tổ chức nước ngoài đầu tư rất nhiều vào các công ty chứng khoán. Mới đây,
TTCK chứng kiến một số vụ mua tới 49% cổ phần của các CTCK, đơn cử như Morgan
Standley đã mua cổ phần của Công ty Chứng khoán Hướng Việt và công ty chứng khoán
này sau đó được đổi tên thành CTCP Chứng khoán Morgan Stanley Hướng Việt; Golden
Bridge mua 49% cổ phần của Công ty Chứng khoán Nhấp & Gọi; Ngân hàng RHB
(Malaysia) mua 49% cổ phần Công ty Chứng khoán Việt Nam.(ĐTCK,4/4) và mua 15 %
cổ phần Ngân hàng An Bình với mức giá cao hơn giá giao dịch trên thị trường khá nhiều.
2.2. Phân tích thị trường
2.2.1. Kinh tế thế giới và sự ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam
12
Lê Mỹ Hạnh L p: CKB - K7ớ

12
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.2.1.1. Kinh tế thế giới
Nền kinh tế thế giới hiện đang gặp phải những thách thức rất lớn từ sự chậm lại của
tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm hát cao, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng, sự mất cân đối
tài khoản vãng lai ngày càng lớn và đặc biệt là nguy cơ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới giảm nhẹ từ
mức 3,9% năm 2006 xuống 3,7% năm 2007. Liên hợp quốc dự báo nền kinh tế toàn cầu
sẽ tiếp tục phát triển chậm lại trong năm 2008 với tốc độ tăng trưởng dự báo là 3,4%,
nhưng những rủi ro đe dọa nền kinh tế thế giới ngày càng lớn hơn so với năm 2007.

Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng GDP các nước
Nước Năm 2006 2007 Dự báo 2008
Các nước phát triển 2,8 % 2,5 % 2,2 %
Các nước Châu Âu 3,0 % 2,9 % 2,5 %
Các nền kinh tế chuyển đổi 6,3 % 6,0% 5,4 %
Các nước đang phát triển 7,0 % 7,0 % 6,5 %
Hiện tại, hầu hết các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đã cảm nhận được
sự ảnh hưởng của nguy cơ khủng hoảng tài chính toàn cầu, biểu hiện qua sự bất ổn lớn
của thị trường chứng khoán trong nước và biên độ chi phí lãi vay của các khoản nợ nước
ngoài ngày càng rộng. Tuy nhiên các tác động này sẽ không tồn tại lâu bởi điều kiện kinh
tế vĩ mô của các nền kinh tế này đã được cải thiện, lượng dự trữ ngoại tệ lớn, cùng với
sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm qua, điển hình là 2 nền kinh tế mới nổi đông dân

nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.
Nếu các rủi ro của hệ thống tài chính toàn cầu tiếp diễn, thị trường nhà đất và thế
chấp ở Mỹ tiếp tục khủng hoảng mạnh hơn cùng với sự giảm giá mạnh và nhanh của
đồng đôla thì tốc độ phát triển của kinh tế toàn cầu sẽ giảm mạnh. Trường hợp bi quan
xuất phát từ những rủi ro trên đó là sự suy thoái hoàn toàn của nền kinh tế Mỹ và sự
giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu ở mức 1,6% năm 2008.
• Tỷ lệ lạm phát ngày càng cao
13
Lê Mỹ Hạnh L p: CKB - K7ớ
13
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Lạm phát đang trở thành nguy cơ toàn cầu cùng với sự suy giảm kinh tế. Giá năng
lượng và thực phẩm tăng cao đã đẩy chi phí chung lên cao, và sự khác biệt về trọng số
trong rổ hàng hóa tính CPI làm cho xu hướng lạm phát ở các quốc gia đang phát triển có
sự khác biệt đáng kể.
Bảng 7: Tỷ lệ lạm phát của các nước
Nước Năm 2006 2007 Dự báo 2008
Các nước phát triển 2,2 % 1,9 % 1,7 %
Các nước Châu Âu 2,1 % 2,0 % 2,0 %
Các nền kinh tế chuyển đổi 9,0 % 9,1 % 8,5 %
Các nước đang phát triển 5,0 % 5,6 % 5,4 %
• Vấn đề thất nghiệp đáng lo ngại
Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tình hình việc làm tiếp tục được cải thiện năm

2006 và 2007 ở phần lớn các nền kinh tế. Sự tăng nhanh của số lượng việc làm mới đã
làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và làm tăng áp lực về lương ở hầu hết các quốc gia phát triển,
các nền kinh tế đang chuyển đổi và một vài quốc gia đang phát triển. Phần lớn các quốc
gia đang phát triển tạo được rất ít việc làm thêm mặc dù kinh tế phát triển nhanh. Ở châu
Phi, tỷ lệ thất nghiệp rất cao do số lao động tăng lên tiếp tục vượt quá số việc làm tạo
mới.
• Mức thâm hụt tài khoản vãng lai ngày một lớn
Sự thâm hụt tài khoản vãng lai ngày càng lớn (3.000 tỷ năm 2007, khoảng 25%
GDP) và tỷ lệ nợ của Mỹ sắp đạt tới mức độ không an toàn là 2 yếu tố góp phần gây nên
sự giảm giá mạnh của đồng đôla so với các đồng tiền mạnh khác bên cạnh nguyên nhân
FED liên tục cắt giảm lãi suất từ mức 5,25% xuống 2,25% (USD giảm khoảng 35% từ
năm 2002). Khoảng 1/4 sự mất giá đó diễn ra vào khoảng tháng 1 dến tháng 11 năm

2007. Sự mất giá mạnh của đồng đôla sẽ làm cho sự mất cân đối toàn cầu thêm trầm
trọng, và sự mất ổn định hơn của hệ thống tài chính. Điều này ảnh hưởng mạnh tới tốc
độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Sự giảm giá mạnh của đồng đôla ngay lập tức làm giảm
mạnh cầu của Mỹ với hàng hóa của các quốc gia còn lại. Thêm nữa, các quốc gia đang
phát triển đang nắm giữ một lượng dự trữ ngoại tệ lớn là đồng đôla nên một sự giảm giá
mạnh của đồng đôla sẽ gây thâm hụt tài khoản vãng lai ngày một lớn.
14
Lê Mỹ Hạnh L p: CKB - K7ớ
14
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Nguy cơ khủng hoảng tài chính toàn cầu

Sự sụt giảm thị trường nhà đất tại Mỹ đã tác động xấu lên thị trường tài chính từ
giữa năm 2007. Sự mất khả năng thanh toán các khoản vay thế chấp dưới chuẩn đã chính
thức gây nên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mặc dù thế chấp bất động sản dưới
chuẩn chỉ chiếm một phần trong thị trường thế chấp và thậm chí rất nhỏ trong thị trường
tín dụng toàn cầu, nhưng sự phức tạp đan xen của hệ thống tài chính, với đòn bẩy quá
lớn, thiếu sự minh bạch và giám sát hợp lý, đã làm lan toả và nhân rộng rủi ro ra các thị
trường khác ngoài thị trường thế chấp dưới chuẩn. Sự thắt chặt các điều khoản trong thị
trường thế chấp, đặc biệt các thị trường không đạt chuẩn, càng làm cho thị trường nhà
đất Mỹ lao dốc mạnh.
Sự mất khả năng thanh toán của các hợp đồng thế chấp sẽ tiếp tục tăng lên, làm
tăng áp lực lên thị trường tài chính toàn cầu. Sự thắt chặt tín dụng và sự giảm giá mạnh
hơn của thị trường nhà đất sẽ làm giảm mạnh nhu cầu tiêu dùng, có thể gây nên sự suy

thoái toàn diện nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế thế giới như một hệ lụy. Sự xuống dốc của
thị trường nhà ở tại Mỹ ngày càng mạnh mẽ và vẫn tiếp tục trong năm 2008.
Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ thị trường cho vay thế chấp
dưới chuẩn của Mỹ đã lan tỏa và ảnh hưởng mạnh tới các nền kinh tế lớn của Châu Âu,
trong khi tác động tới Nhật Bản và các nước phát triển khác với mức độ nhẹ hơn. Triển
vọng tăng trưởng của các nền kinh tế này trong năm 2008 cũng bị giảm đi, và điều đó
khẳng định một điều là sự phát triển của các nền kinh tế lớn này vẫn chưa đủ mạnh để
thay thế Mỹ như là một động lực chính cho sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
2.2.1.2. Thị trường chứng khoán thế giới
Từ khi cuộc khủng hoảng tín dụng cho vay cầm cố bất động sản dưới chuẩn
(Subprime- Mortgage Crisis) của Mỹ diễn ra (bắt đầu ảnh hưởng từ tháng 8/2007), rất
nhiều các tổ chức tín dụng, ngân hàng đầu tư trên thế giới (mà chủ yếu ở Mỹ) phải chịu

những tác động rất lớn, tính tới thời điểm này tổng mức thiệt hại đã là trên 232 tỷ USD.
Sự đổ vỡ của Ngân hàng đầu tư từng đứng thứ 5 của Mỹ, Bear Stearns, vào tháng 3/2008
đã làm chấn động thị trường tài chính toàn cầu. Niềm tin của giới đầu tư toàn cầu với thị
trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung ngày càng bị xói mòn.
Bảng 8: Chỉ số chứng khoán của các nước
Chỉ số 02/01/08 31/03/08 +/- %
Dow Jones 13.043 12.262 -6 %
15
Lê Mỹ Hạnh L p: CKB - K7ớ
15
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

NASDAQ 2.609 2.279 -15 %
FTSE 100 6.416 5.702 -10,8 %
NIKKEI 225 14.691 12.525 -14,7 %
Hangseng 27.560 22.849 -17,41 %
Nguồn: Yahoo finance
2.2.1.3. Tác động tới nền kinh tế và TTCK Việt Nam
• Tác động trực tiếp tới nền kinh tế
Sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu đặc biệt là của Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu (3
thị trường nhập khẩu chiếm 45,1% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam) đã ảnh hưởng
trực tiếp tới các doanh nghiệp xuất khẩu và ngành liên quan của Việt Nam như may mặc,
thủy sản, đồ gỗ, giầy dép và đồ da. Các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn về thị
trường đầu ra, đồng thời với tỷ lệ lớn các hợp đồng xuất khẩu thanh toán bằng đồng đôla

Mỹ nên sự giảm giá đồng đôla khiến các doanh nghiệp chịu thiệt hại kép, dẫn tới ảnh
hưởng tới nền kinh tế Việt Nam.
Sự mất cân đối về tỷ trọng các loại ngoại tệ trong dự trữ của Việt Nam (chủ yếu là
đồng đôla Mỹ) khiến Việt Nam chịu rủi ro và thiệt hại khi đồng đôla suy yếu. Dự trữ
ngoại tệ năm 2007 tăng hơn 10 tỉ đô la so với 2006, đạt 21,6 tỉ đô la tức là khoảng 30,2%
GDP, tương đương 3,3 tháng giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Đôla Mỹ mất giá so
với hầu hết các đồng tiền mạnh khác dẫn tới sự thua thiệt khi Việt Nam phải thanh toán
bằng các đồng tiền này. Thậm chí khi thanh toán bằng đồng đôla Mỹ thì sức mua của
khoản dự trữ này đã bị giảm đáng kể, nếu tính từ năm 2002 thì đôla Mỹ giảm giá 35%,
tương ứng sức mua giảm 35% khi Việt Nam thanh toán bằng đồng đôla. Việc Ngân hàng
Nhà nước neo tỷ giá USD/VND đã làm cho đồng Việt Nam không tăng giá hợp lý so với
đôla Mỹ trong một thời gian dài (3 tháng gần đây mới có sự điều chỉnh biên độ rộng

hơn), dẫn tới chi phí nhập khẩu của Việt Nam tăng cao hơn so với việc nới rộng biên độ
tỷ giá. Thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam ngày càng lớn, năm 2006 là 8,5%
GDP, năm 2007 tăng gần gấp đôi ở mức 11 tỷ tương ứng 16,5% GDP. Theo chúng tôi,
năm 2008 Việt Nam có thể phải chứng kiến mức thâm hụt cán cân thương mại gần 20%
GDP (quý 1/2008 nhập siêu đã là 7 tỷ đô).
Sự tăng giá của các loại hàng hóa như lương thực, thực phẩm, năng lượng, các
nguyên liệu đầu vào, đặc biệt sự tăng giá mạnh của dầu mỏ và sắt thép, đã ảnh hưởng
trực tiếp tới các ngành sản xuất công nghiệp của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2007, tổng
16
Lê Mỹ Hạnh L p: CKB - K7ớ
16
17

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
kim ngạch nhập khẩu tăng gần 40%, trong đó máy móc thiết bị tăng 56,5% do nhu cầu
đầu tư của các dự án lớn trong nước. Mức tăng nhập khẩu cũng rất cao đối với nguyên
vật liệu (40%) dùng trong sản xuất hàng may mặc và giày dép xuất khẩu, hoá chất, chất
dẻo và sản xuất thức ăn gia súc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình
trạng lạm phát căng thẳng từ giữa năm 2007 tới nay. Hiện lạm phát quý 1/2008 của Việt
Nam đã là 9,19% (cả năm 2007 là 12,6%).
• Tác động gián tiếp tới Thị trường chứng khoán Việt Nam
Sự suy giảm của nền kinh tế thế giới tác động trực tiếp tới nền kinh tế trong nước,
qua đó ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị chậm lại, lạm phát tăng cao buộc
Chính phủ phải thắt chặt tiền tệ thông qua tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, phát

hành tín phiếu bắt buộc hút tiền về và một loạt các biện pháp quyết liệt khác đã làm cho
thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh.
Các doanh nghiệp trên 2 sàn niêm yết cũng chịu sự tác động và trực tiếp nhất là các
doanh nghiệp xuất khẩu. Rõ ràng trong một nền kinh tế lạm phát cao, tăng trưởng chậm
lại và kìm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ thì chắc chắn tốc độ phát triển
của các doanh nghiệp cũng sẽ bị chậm lại, tuy nhiên với mức độ khác nhau ở mỗi ngành
và mỗi doanh nghiệp.
Sự mất giá của đồng đôla và nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ cũng như nền
kinh tế toàn cầu đã khiến giới đầu tư và đầu cơ thế giới chuyển danh mục sang hàng hoá
nhất là vàng, dầu và lương thực. Hệ lụy là giá vàng trong nước tăng mạnh, hút một
lượng lớn dòng tiền và sự quan tâm của giới đầu tư và đầu cơ trong nước. Một lượng
vốn lớn từ thị trường chứng khoán đã bị hút sang thị trường vàng. Bất động sản cũng

trong xu hướng tăng giá mạnh một phần do tâm lý đầu tư vào hàng hóa, tài sản lâu bền
của giới đầu tư và đầu cơ trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ.
Một nguồn vốn lớn từ thị trường chứng khoán bị hút sang thị trường bất động sản cũng
từ lý do này, và do đó việc suy giảm thị trường chứng khoán là khó tránh khỏi.
Đồng Việt Nam tăng giá so với USD khiến cho các cổ phiếu trên 2 sàn niêm yết của
Việt Nam cũng kém đi tính hấp dẫn, dòng vốn đầu tư gián tiếp tăng chậm lại, đó cũng là
một nguyên nhân khiến thị trường CKVN suy giảm.
Trong quý I/2008, VN Index đã giảm 40%, cuối quý 1/2008 đứng ở 516,85 (ngày
31/3/2008).
17
Lê Mỹ Hạnh L p: CKB - K7ớ
17

18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hình 3: Bảng biến động của VNIndex so với Nikkei và Dow Jones trong QI/2008
2.2.2. Kinh tế Việt Nam và sự ảnh hưởng tới TTCK Việt Nam
2.2.2.1. Kinh tế Việt Nam từ những thách thức tăng trưởng
Nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước kém phát triển, thu nhập bình
quân đầu người năm 2007 theo ước tính của IMF là 809 USD, xếp thứ 141 trong 192
quốc gia và ở một khoảng cách rất dài so với các nước Đông Á và nhiều nước Đông
Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia.
Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tuy nhiên với tốc độ chậm lại. Tổng sản
phẩm trong nước quí I/2008 ước tính tăng 7,4% thấp hơn mức tăng trưởng 7,8% của quí
I/2007, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,9%, khu vực công nghiệp và xây dựng chỉ tăng

8,1% giảm so với mức tăng của cùng kỳ 2007. Việt Nam khó có thể duy trì được tốc độ
tăng trưởng cao (trên 8%) như 3 năm 2005, 2006 và 2007. Theo dự báo của EIU thì
trong giai đoạn 2011 - 2020 tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chỉ có thể duy trì ở mức
5,1% mỗi năm thay vì mức trên 8% như hiện nay.
Báo cáo của Worldbank cũng dự đoán năm 2008 tốc độ tăng trưởng của Việt Nam
sẽ giảm 0,5% so với năm 2007.
Những thách thức căn bản
18
Lê Mỹ Hạnh L p: CKB - K7ớ
18

×