Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.18 KB, 23 trang )

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Rủi ro
1.1.1.1. Khái niệm rủi ro
Trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất kinh doanh có những sự
cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra không thể báo trước được, những tình huống bất ngờ
như vậy gọi là rủi ro. Khi nói đến rủi ro người ta thường nghĩ đến điều không tốt
lành hoặc một thiệt hại, tổn thất nào đó về vật chất hữu hình hoặc vô hình bất ngờ
mang đến do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây nên.
Như vậy: Rủi ro là sự việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, đem
lại những hậu quả mà người ta không thể dự đoán được.
Tuy khó tìm được một định nghĩa rủi ro hoàn hảo song có thể biết được rằng
rủi ro thường có hai đặc tính sau:
-Thứ nhất là biên độ rủi ro: là sự thiệt hại từ rủi ro gây ra ở mức nào.
-Thứ hai là tần số xuất hiện của rui ro là nhiều hay ít.
Là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, ngân hàng thương mại cũng gánh chịu các
rủi ro do các tác động của môi trường vi mô và vĩ mô gây nên như các doanh
nghiệp khác.
1.1.1.2. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng
*Khái niệm rủi ro ngân hàng: Rủi ro ngân hàng là những biến cố không
mong đợi xảy ra, gây mất mát thiệt hại tài sản, thu nhập của ngân hàng trong quá
trình hoạt động.
*Phân loại rủi ro ngân hàng:
Phân chia rủi ro theo các loại tài sản có:
- Rủi ro trong quản lí và kinh doanh ngân quỹ.
- Rủi ro tín dụng.
- Rủi ro trong quản lí và kinh doanh chứng khoán.
- Rủi ro trong cho thuê.
- Rủi ro đối với các tài sản khác của ngân hàng.
Phân chia rủi ro theo nguyên nhân và các yếu tố tác động có:
- Rủi ro tín dụng.


- Rủi ro lãi suất.
- Rủ ro hối đoái.
- Rủi ro do thanh khoản.
- Rủi ro tồn đọng vốn.
- Các loại rủi ro khác.
1.1.2. Rủi ro tín dụng
1.1.2.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Hoạt động tín dụng (hay hoạt động cho vay) là hoạt động chính tạo ta phần lớn
lợi nhuận cho ngân hàng. Theo khoản 8 điều 20 Luật các TCTD thì hoạt động tín
dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp
tín dụng. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng
một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,
cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác (theo khoản 10 điều
20 Luật các TCTD).
Hoạt động cho vay có thể phân chia làm nhiều loại khác nhau theo tính chất và
đối tượng của hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay phải đảm bảo một
số điều kiện cơ bản. Ba điều kiện cơ bản của một hợp đồng cho vay là:
* Thời hạn, lãi suất và hạn mức hoàn trả hay thời gian đáo hạn của hợp đồng.
* Vốn vay phải đảm bảo sử dụng đúng mục đích.
* Về nguyên tắc, vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản tương đương.
Hoạt động tín dụng có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí, trong đó có một
số tiêu chí chủ yếu sau:
* Phân loại tín dụng dựa theo tiêu chí thời gian:
- Cho vay ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống tài trợ cho tài sản lưu động.
- Cho vay trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm tài trợ cho các tài sản cố định
như phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chóng hao mòn.
- Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm tài trợ cho công trình xây dựng như nhà, cầu,
sân bay, đường,máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâu.
* Phân loại tín dụng dựa trên hình thức tài trợ:
- Cho vay: Là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng

phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Đây là tài sản lớn nhất
trong khoản mục tín dụng.
- Chiết khấu thương phiếu: Là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng
tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở
hữu một thương phiếu chưa đến hạn (hoặc một giấy nợ).
- Cho thuê: là việc ngân hàng bỏ tiền ra mua tài sản để cho khách hàng thuê
theo những thỏa thuận nhất định. Sau thời gian nhất định khách hàng phải trả cả
gốc và lãi cho ngân hàng.
- Bảo lãnh: Là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ
khách hàng của mình.
* Phân loại tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo:
- Tín dụng không cần tài sản đảm bảo: là hình thức cấp tín dụng không dựa
trên cam kết yêu cầu ngân hàng và khách hàng phải kí hợp đồng bảo đảm.
- Tín dụng có tài sản đảm bảo: Là hình thức cấp tín dụng dựa trên cam kết đảm
bảo yêu cầu ngân hàng và khách hàng pahỉ kí hợp đồng bảo đảm.
* Phân loại tín dụng dựa trên rủi ro:
- Tín dụng lành mạnh: Các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.
- Tín dụng có vấn đề: Các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh như
khách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch bị chậm…
- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Các khoản nợ đã quá hạn với thời gian ngắn và
khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn…
- Nợ khó đòi: Nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài sản thế chấp
quá nhỏ hoặc bị giảm giá…
* Phân loại khác:
- Theo ngành kinh tế ( công, nông nghiệp…)
- Theo đối tượng tín dụng ( tài sản lưu động, tài sản cố định)
- Theo mục đích ( sản xuất, tiêu dùng…)
1.1.2.2. Khái niệm rủi ro tín dụng
A.Saunders và H.Lange định nghĩa: “ Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng
khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu

nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện
đầy đủ về cả số lượng và thời hạn.”. Timothy W.Koch cho sằng: “Rủi ro tín dụng
là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc vốn
vay không được thanh toán hay thanh toán trễ hạn.
Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo quy
định tại Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005
của Thống đốc NHNN, “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt
động Ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không
có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Vậy rủi ro tín dụng là những thiệt hại kinh tế mà ngân hàng thương mại phải
gánh chịu do khách hàng vay vốn sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn gốc
và nợ lãi hoặc không hoàn trả được nợ vay của ngân hang do các nguyên nhân chủ
quan hoặc khách quan. Rủi ro tín dụng gây tổn thất về tài chính cho NHTM, đó là
làm giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn; trong trường hợp
nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá
sản.
1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
* Các nhân tố thuộc về ngân hàng:
- Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng: Chất
lượng cán bộ tín dụng bao gồm trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Đây
là những nhân tố đầu tiên, có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý rủi ro tín
dụng của NHTM.
- Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng:
+ Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
hạn chế sai sót khi cho vay và giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Quy
trình tín dụng sẽ quy định rõ từng khâu công việc và trách nhiệm cụ thể của các
cán bộ có liên quan.
+ Chính sách tín dụng: Kinh nghiệm cho thấy, sự hoạt động của một ngân hàng
dựa trên cơ sở chính sách tín dụng thống nhất, hợp lý.. có hiệu quả nhiều hơn là

dựa trên cơ sở kinh nghiệm và trao quyền quyết định cho một cá nhân điều hành.
Vì vậy, mục tiêu, định hướng phát triển trong chính sách tín dụng của ngân hàng
cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM.
+ Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng: Mỗi ngân hàng phải hình thành và đưa vào
sử dụng một mô hình đánh giá rủi ro cụ thể để có thể quản lý rủi ro tín dụng một
cách thống nhất và hiệu quả. Mô hình này phải phù hợp với tính chất, quy mô và
độ phức tạp của các hoạt động thuộc ngân hàng đó.
* Các nhân tố thuộc về khách hàng: Khi khách hàng sử dụng vốn vay ngân
hàng không đúng mục đích đã đưa ra trong đơn xin vay vốn như: sử dụng vốn vay
vào kinh doanh không đúng đối tượng; sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài
hạn, đầu tư vào tài sản cố định;... đều có thể ảnh hưởng đến việc quản trị rủi ro tín
dụng của NHTM. Ngoải ra, rủi ro tín dụng còn có thể phát sinh từ sự yếu kém về
năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm quản lý của người điều hành doanh nghiệp; khả
năng cạnh tranh của khách hàng; đối tác, bạn hàng làm ảnh hưởng đến kế hoạch
sản xuất kinh doanh của khách hàng. Rủi ro tín dụng cũng do nguyên nhân thiếu
thiện chí trả nợ vay ngân hàng ngay từ khi xin vay vốn....
* Các nhân tố thuộc về môi trường:
- Môi trường kinh tế xã hội: Môi trường kinh tế xã hội là tổng hoà các mối
quan hệ về kinh tế và xã hội tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp trong
nền kinh tế. Xét một cách tổng thể, môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc
quản trị rủi ro tín dụng từ cả phía ngân hàng và phía khách hàng.
- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống pháp luật điều
chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và những biện pháp để thực thi pháp
luật. Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về
hoạt động kinh doanh của mình nhưng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật quy
định. Hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng cũng
không nằm ngoài vòng kiểm soát đó. Nó cũng phải tuân theo những quy định có
liên quan của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành.
+ Chính sách tiền tệ nới lỏng có thể mang lại lợi ích ngắn hạn cho các
NHTM, nhưng nới lỏng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng lạm phát và tăng

giá bất động sản một cách giả tạo, ảnh hưởng xấu đến hệ thống ngân hàng trong
tương lai
+ Chính sách tỉ giá có tác động khác nhau đến từng ngành và hoạt động xuất
nhập khẩu, tác động gián tiếp đến khả năng sinh lời và hoạt động kinh doanh ngoại
hối của ngân hàng. Thay đổi lớn về tỉ giá hay biên độ dao động quá lớn thường ảnh
hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của khách hàng vay vốn và tăng nợ khó đòi,
tác động đến ngân hàng sẽ lớn hơn nếu không có qui chế thích hợp về quản lý
trạng thái ngoại hối của các ngân hàng. Trong nền kinh tế bị đô la hóa với qui mô
lớn, rủi ro tỉ giá thường không cao nhưng rủi ro tín dụng rất lớn và bộc lộ rõ nét khi
đồng bản tệ bị mất giá, làm giảm khả năng trả nợ các khoản vay ngoại tệ.
+ Chính sách tài khóa : do chính sách thuế thường có thiên hướng tăng thu
ngân sách, những thay đổi đột ngột trong hệ thống thuế cũng có thể tác động tới
giá tài sản và khả năng trả nợ của bên vay
+ Chính sách bảo hộ cũng ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, trong đó các
NHTMNN vẫn là kênh chủ yếu cấp vốn cho khu vực doanh nghiệp nhà nước và
cho vay với mức lãi suất ưu đãi, nhưng ngân sách nhà nước không cấp bù kịp thời
ảnh hưởng đến nguồn vốn ngân hàng, tỉ lệ nợ xấu tại các NHTMNN ở mức cao.
1.1.2.4. Tác động của rủi ro tín dụng
Rủi ro luôn tồn tại song song với các hoạt động kinh doanh NHTM, vì vậy
việc hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngân
hàng. Tín dụng là một nội dung quan trọng, chiếm khoảng 60-80% trong toàn bộ
hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các rủi ro tín dụng vì thế có ảnh hưởng rất lớn
tới ngân hàng, thông thường các rủi ro tín dụng vào khoảng 90% các rủi ro cơ bản.
Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề trọng tâm hiện nay, đang được
sự quan tâm chú ý đặc biệt của hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới. Khi ngân
hàng không kiểm soát được rủi ro tín dụng sẽ gây nên nhiều bất lợi mà chủ yếu là
các vấn đề như:
Đối với ngân hàng.
* Giảm lợi nhuận: Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó thu
hồi. Ảnh hưởng trước mắt của nó đến hoạt động ngân hàng là sự ứ đọng vốn dẫn

đến làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng. Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản
nợ khó hoặc không thu hồi được sẽ lại phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám
sát, thu nợ... Các chi phí này còn cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các
khoản nợ quá hạn bởi vì thực ra đây chỉ là những khoản thu nhập ảo, thực tế ngân
hàng rất khó có khả năng thu hồi đầy đủ được chúng. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn
phải trả lãi cho các khoản tiền huy động được trong khi một bộ phận tài sản của
ngân hàng không thu được lãi cũng như không chuyển được thành tiền để cho
người khác vay và thu lãi. Kết quả là lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm sút.
* Giảm khả năng thanh toán: Ngân hàng thường lập kế hoạch cân đối dòng
tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư mới...) và dòng tiền vào (tiền nhận
gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay..) tại các thời điểm trong tương lai. Khi các món
vay không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa
hai dòng tiền. Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh
toán đúng kỳ hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại không được
hoàn trả đúng hẹn. Nếu ngân hàng không đi vay hoặc bán các tài sản của mình thì
khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu và hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó
khăn trong khâu thanh toán.
* Giảm uy tín: Nếu tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hay
những thông tin về rủi ro tín dụng của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng, uy tín
của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút.
* Phá sản ngân hàng: Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gặp khó khăn
trong việc hoàn trả, nhất là những món vay lớn thì có thể dẫn đến khủng hoảng
trong hoạt động của chính ngân hàng. Ngân hàng nếu không chuẩn bị kịp thời cho
những tình huống như vậy, mà thậm chí dù có cũng không đủ khả năng đáp ứng
nhu cầu rút tiền quá lớn, sẽ nhanh chóng mất khả năng thanh toán, dẫn đến sự sụp
đổ của ngân hàng nếu Ngân hàng Trung Ương không can thiệp kịp thời hoặc
không thể can thiệp.
Đối với khách hàng
Lãi vay ngân hàng được hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Khi
để phát sinh nợ quá hạn với lãi suất lớn hơn (=150%) lãi suất trong hạn thì chi phí

của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Doanh nghiệp đã đang gặp khó khăn trong tình hình
tài chính, giờ lại càng thêm khó khăn gấp bội. Nguy cơ không có đủ tiền để trả nợ
cho ngân hàng là điều không thể tránh khỏi, dẫn đến việc phát mại tài sản thế chấp,
đôi khi dẫn đến tình trạng phá sản cho khách hàng.
Đối với nền kinh tế.
Khi ngân hàng gặp khó khăn thì việc cung cấp vốn cho doanh nghiệp, nền kinh
tế bị ngừng trệ. Do một lượng vốn lớn nằm tồn đọng trong các khoản nợ quá hạn,
nợ khó đòi, ngân hàng không có đủ vốn để cho vay các dự án có hiệu quả, mở rộng
và phát triển sản xuất. Trong khi đó, tiền cho vay của ngân hàng lại hoạt động
không có hiệu quả mà ngân hàng lại không thể kiểm soát nổi. Kết quả là sản xuất
đình đốn, nền kinh tế không phát triển, xã hội bị rối loạn.
Như vậy, rủi ro tín dụng xảy ra dù ở mức độ nào cũng gây ảnh hưởng đến sự
phát triển của ngân hàng nói riêng và sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. Vì
vậy, quản trị rủi ro tín dụng không chỉ là trách nhiệm của riêng ngân hàng mà là
của toàn nền kinh tế.
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Bản chất của quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM
Quản trị rủi ro của NHTM có thể hiểu là quá trình tác động có tổ chức, có
hướng đích của các nhà quản trị NH lên các đổi tượng quản trị và khác thể kinh
doanh nhằm mục tiêu phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh
từ đó nâng cao mức độ an toàn, khả năng sinh lời và đạt được các mục tiêu tăng
trưởng trong ngắn hạn và dài hạn của mỗi NHTM.
Nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng
cho rằng: đối với các NHTM quản trị kinh doanh cũng chính là quản trị rủi ro, hay
nói cách khác, quản trị rủi ro chính là trung tâm của hoạt động quản trị điều hành
của mỗi NHTM. Hiểu một cách đơn giản thì quản trị rủi ro chính là quá trình các
NHTM áp dụng các nguyên lí, các phương pháp và kinh nghiệm quản trị kinh
doanh của NHTM ở các quốc gia phát triển vào hoạt động kinh doanh của mình để
giám sát, phòng ngừa , hạn chế và giảm thấp rủi ro trong hoạt động tín dụng, đầu

×