Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

KHẢO SÁT NGHIỆP VỤ ĐỀ TÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.98 KB, 8 trang )

KHẢO SÁT NGHIỆP VỤ ĐỀ TÀI
I.TÌM HIỂU LĨNH VỰC NGHIỆP VỤ
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã thâm nhập vào hầu hết
các lĩnh vực của cuộc sống. Các phầm mềm chuyên dụng được sử dụng trong hều
hết các cơ quan xí nghiệp, trường học… nhằm giảm bớt công sức của con người.
Tin học đã và đang được triển khai, phát triển ngày một hoàn thiện trên thế giới và
đặc biệt đối với nước ta cũng là một lĩnh vực được nhiều người quan tâm, chú
trọng.
Việc ứng dụng tin học vào quản lý nhân sự là một nội dung quan trong đòi
hỏi phải có sự phối hợp của nhiều lĩnh vực hoạt động, mà chủ yếu phối hợp với bộ
máy quản lý dựa trên nền tảng đã quy định của nhà nước. Đồng thời, việc ứng
dụng tin học đã tiết kiêm được rất nhiều thời gian, công sức của con người và dảm
nhẹ bộ máy quản lý vốn rất cồng kềnh, kém hiệu quả từ xưa tới nay.
Hiện nay việc quản lý nhân sự trong các công ty gặp rất nhiều khó khăn.
Đây là vấn đề hết sức phức tạp. Từ thực tế đặc thù riêng của các công ty, lượng
nhân viên khá phong phú, cùng với các đối tượng có trình độ chuyên môn khác
nhau. Do đó phải tin học hoá quản lý, phải giảm thiểu thời gian công sức cho bộ
máy quản lý.
Để ứng dụng máy tính vào công tác quản lý nhân sự thì phải nắm chắc cơ
chế quản lý, trình độ của các nhân sự trong cơ quan. Để máy tính trợ giúp một cách
có hiệu quả và chính xác, không những phụ thuộc vào người lập trình có trình độ
mà phải có kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn và lòng yêu nghề.
II.NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯỢNG TRÌNH
Để đưa tin học hoá vào quản lý có hiệu quả, sử dụng tốt các thiết bị thì cần
phải có sự hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo đúng quy định của đợn vị
cũng như của ngành, đường lối chính sách của đảng, nhà nước.
Hiệu quả của phần mềm quản lý phụ thuộc nhiều vào khả năng hiểu biết của
người phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. Nó làm tiền đề cho việc xây dựng
chương trình, vì vậy công việc phải tỉ mỉ, thận trọng chi tiết, chính xác. Qua đó sẽ
thấy được lưu chuyển các luồng dữ liệu mà hệ thống thực hiện.
Như vậy việc phận tích và thiết kế hệ thống là phần quan trọng đầu tiên cho


hiệu quả hoạt động chương trình sau này.
Trong quá trình phân tích ta thấy:
Sơ đồ luồng dữ liệu cho ta biết được yêu cầu của người sử dụng, mô hình
của hệ thống thông tin lưu chuyển từ quá trình ngày qua quá trình khác.
Sự liên kế dữ liệu đầu vào qua quá trình xử lý sẽ cho ta những thông tin của
dữ liệu đầu ra.
1. Ứng dụng của tin học trong công tác quản lý
Hiện nay với sự phát triển hết sức mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ
thuật, trong đó công nghệ thông tin là ngành phát triển một cách vượt bậc và phù
hợp với nhiều ngành nghề.
Đặc biệt trong công tác quản lý nó không thể tách rời việc tìm hiểu hoạt
động của các cơ quan, xí nghiệp và cách thức xử lý thông tin cả các bộ phận trong
dơn vị đó. Ngày nay tin học đã và đang khẳng định được mình và ngày càng đứng
vững vì nó có những ưu thế sau:
+ Có khả năng lưu trữ và xử lý thông tin lớn
+ Thông tin được xử lý chính xác, nhanh chóng theo yêu cầu của người xử
dụng, thời gian xử lý nhan, trình bầy đẹp.
+ Lưu trữ dữ liệu khoa học gọn nhẹ, thuận tiện an toàn và tiết kiệm.
+ Chi phí nhỏ, ít tốn kém.
Điều này chứng tỏ máy tính là một công cụ để quản lý rất có hiệu quả. Để có
được điều đó không chỉ có kiến thức nhất định về chuyên môn mà cần phải có kiến
thức cơ bản về quản lý và nghiệp vụ, hiểu rõ các chức năng các bộ phân về nghiên
cứu.
Mức độ hiệu quả của việc ứng dụng máy tính nhanh hay chập còn phụ thuộc
vào sự hiểu biết của người phân tích và thiết kế hệ thống. Ứng dụng của máy tính
như là một công cụ để thu thập, xử lý, cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà
quản lý trong công việc.
2.Mục đích của để tài
Qua nghiên cứu mô hình quản lý Công Ty tin hoc Trường Giang nói chung
và hệ thống quản lý nhân sự nói riêng, muốn tin học hoá ta cần xây dựng phần

mềm quản lý nhân sự nhàm mục đích sau:
+ Thực hiện quá trình quản lý cán bộ, nhân viên của Công Ty tin học Trường
Giang.
+ Lưu trữ các thông tin liên quan đến nhân viên đã và đang làm việc tại công
ty
+ Cập nhật sửa đổi các thông tin liên quan đến nhân sự: lý lịnh, hệ số lương,
ngày công, ngày nghỉ của nhân viên…
+ Tạo cập nhật sửa đổi các thông tin về nhân sự của Công Ty.
+ In danh sách nhân viên của từng phòng, từng bộ phận theo thông số cần
thiết, theo sự yêu cầu và kiểm tra của cấp trên.
+ In bảng chấm công hàng tháng của từng nhân viên theo từng phòng ban,
từng bộ phận.
+ In danh sách đảng viên, đoàn viên…
+ Kết xuất các biểu mẫu báo các một cách đầy đủ, chi tiết, khoa học theo
yêu cầu của người sử dung, theo từng tháng, quý năm hay một yêu cầu cụ thể khác
như giới tính, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ…
3.Hoạt động thường xuyên của hệ thống.
Công tác quản lý nhân sự là một công việc hết sức khó khăn, tốn kém về
thời gian, công sức. Mục đích của quản lý nhân sự là làm sao lưu trữ được thông
tin về con người của Công Ty sao cho hiệu quả công việc đạt được cao nhất trong
cùng một thời gian làm việc và phải thoả mãn các điều kiện cho người lao động.
Các nhà quản lý phải biết xăp xếp và xử lý các thông tin về người lao động một
cách có khoa học thoả đáng từ khi người lao động nộp hồ sơ đến khi ký hợp đồng
xắp xếp vào các phòng ban, các tổ khi người lao động đã làm việc thì phải kiểm
tra, đôn đốc có khen thưởng và kỷ luật. Quản lý nhân sự gồm nhiều hệ thống con
phân biệt với từng mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý. Với mỗi cơ
quan hệ thống được chia làm nhiều phòng ban, mỗi phòng ban có một chức năng
riêng trong cơ quan và nó bao gồm như sau:
a.Chức năng cập nhật.
Để hệ thống có nguồn gốc dữ liệu thống nhất phục vụ cho việc quản lý, trước hết ta

phải cung cấp cho hệ thống một số thông tin chung để thuận tiện cho quá trình xử
lý, các thông tin này được truy xuất thông qua mã của chúng và phải nhập vào hồ
sơ như sau:
+ Cập nhật danh sách nhân viên (theo hồ sơ).
+ Nhập vào hồ sơ nhân viên mới chuyển đến hay mới tuyển dụng.
+ Nhập danh sách phòng ban.
+ Cập nhật thông tin cho từng phòng ban, từng bộ phận, từng nhân viên.
+ Cập nhật các thông tin về sự thay đổi hệ số lương, bậc lương, ngạch lương
của cán bộ nhân viên.
+ Cập nhật danh sách (bảng chấm công) ngày làm việc, ngày nghỉ ốm của
từng nhân viên.
b.Chức năng tra cứu
Với các dữ liệu đã được cập nhật, để đáp ứng nhu cầu đã đặt ra ta cần phải
xử lý các dữ liệu này. Theo yêu cầu quản lý trong Công Ty hệ thống cần có các
chức năng tra cứu sau:
Tra cứu thông tin theo yêu cầu của người sử dụng như:
+ Tìm kiếm nhân viên theo tên.
+ Tìm kiếm nhân viên theo ngày sinh.
+ Tìm kiếm nhân viên theo dịa chỉ.
+ Tìm kiếm nhân viên theo ngạch bậc
+ Tìm kiếm nhân viên theo trình độ chuyên môn
+ Tìm kiếm nhân viên theo trình độ chính trị.
+ Tìm kiếm nhân viên theo trình độ tin học.
c.Chức năng thống kê.
Từ nguồn dữ liệu đã cập nhật như trên hệ thống sẽ đưa ra các bảng báo
cáo thống kê tổng quát hay chiết về nhân sự của cơ quan tuỳ theo yêu cầu lựa
chọn cụ thể là:
+ Lập danh sách cán bộ, nhân viên toàn cơ quan.
+ Lập danh sách cán bộ, nhân viên của từng phòng ban.
+ Lập danh sách cán bộ, nhân viên là đảng viên.

+ Lập danh sách cán bộ, nhân viên là đoàn viên.
+ Lập danh sách cán bộ, nhân viên theo ngạch, bậc lương.
+ Lập danh sách cán bộ, nhân viên theo trình độ.
+ Lập danh sách cán bộ, nhân viên theo giới tính
4.Các bước xây dựng hệ thống thông tin.
Việc xây dựng hệ thống này được thực hiện qua năm giai đoạn sau:
a. Nghiên cứu sơ bộ và lập dự án.
Khi tiến hành tìm kiếm, khảo sát hệ thống cũ ta phải phát hiện ra những
nhược điểm còn tồn đọng, đề xuất ý tưởng cho giải pháp mới.

×