Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.15 KB, 10 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG.
5.1. Đánh giá chung tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh qua 3 năm từ
2005-2007
+ Đối với công tác huy động vốn: Hiện nay nguồn vốn huy động của Ngân hàng
tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp và không đạt mức kế hoạch cấp trên giao,
không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Hàng năm Ngân hàng
phải nhận vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên với chi phí cao đã ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng cần có chính sách để tăng
nguồn vốn huy động.
+ Đối với công tác cho vay:
Qua bảng 3 ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (chiếm từ
54%-64% ) trong tổng doanh số cho vay điều này góp phần làm giảm rủi ro cho Ngân
hàng. Tuy nhiên, Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô kinh
doanh, xây dưng mới, mở rộng trang trại càng nhiều thì nhu cầu vốn trung_dài hạn là
thật sự cần thiết do đó Ngân hàng cần mở rộng hơn nữa đối với cho vay trung_dài hạn
nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Qua bảng 4 ta thấy, chỉ có doanh số cho vay ngành nông nghiệp và công nghiệp
chế biến là tăng qua 3 năm nhất là ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng doanh số cho vay tại chi nhánh (dao động từ 50%-63%), trong đó tỷ trọng chăn
nuôi chiếm đa số (80%). Điều này phù hợp với định hướng kinh doanh của Ngân hàng
nông nghiệp. Mặc dù nợ xấu ngành nông nghiệp có xu hướng giảm qua 3 năm nhưng
nông nghiệp luôn chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên nhiên như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh
thường diễn biến bất thường gây ra hậu quả nặng nề đối với đời sống của người dân
đồng thời các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp như khuyến nông, lâm, ngư nghiệp
và tiêu thụ sản phẩm chưa triển khai mạnh mẽ dẫn đến nông dân thường gặp rủi ro và
sức cạnh tranh nông sản trên thị trường hàng hoá thấp. Nông dân giảm thu nhập, khó
hoặc không có khả năng trả nợ làm ảnh hưởng đế công tác thu nợ Ngân hàng. Vì vậy để
phân tán rủi ro Ngân hàng cần tăng nhiều hơn nữa doanh số cho vay đối với những
ngành đang dần dần phát triển ở địa phương như ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ. Qua bảng 4 cũng cho ta thấy doanh số cho vay ngành thương mại dịch vụ giảm


mạnh trong năm 2007, từ 5.041 triệu đồng năm 2006 xuống còn 200 triệu đồng vào
năm 2007, dẫn đến dư nợ của ngành này trong năm 2007 giảm mạnh ( Bảng 8 ). Điều
này chứng tỏ Ngân hàng chưa mở rộng đầu tư tín dụng với những khách hàng mới về
lĩnh vực thương mại, dịch vụ, chỉ cho vay đối với những khách hàng truyền thống. Vì
vậy dẫn đến doanh số cho vay thấp và người dân sẽ không có vốn để kinh doanh.
+ Đối với công tác thu nợ:
Tuy Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong công tác thu nợ nhằm giảm thiểu nợ
xấu nhưng trong 3 năm qua nợ xấu vẫn còn cao, nhất là năm 2005 và 2006 và nợ xấu
trong cho vay trung_ dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (92%) trong tổng nợ xấu. Qua
bảng 9 ta thấy năm 2005 tổng nợ xấu là 1.875 triệu đồng, trong đó nợ xấu trung_dài
hạn là 1.730 triệu đồng, sang năm 2006 tổng nợ xấu là 1.703 triệu đồng, trong đó nợ
xấu trung_dài hạn là 1.577 triệu đồng, sang năm 2007 tổng nợ xấu là 1.601 triệu đồng,
nợ xấu trung_dài hạn chiếm 1.457 triệu đồng. Tuy nhiên nợ xấu của Ngân hàng qua 3
năm đã có xu hướng giảm dần. Qua bảng 10 ta thấy nợ xấu nhiều nhất ở ngành thương
nghiệp, dịch vụ và ngành khác với tỷ trọng từ 16%-43%. Bên cạnh đó nợ xấu vẫn còn
tồn động trong ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành công
nghiệp chế biến. Chỉ có ngành thương mại dịch vụ tại chi nhánh trong 3 năm qua không
phát sinh nợ xấu.
Ngoài ra trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh hiện nay còn một số khó khăn
cần khắc phục để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh:
 Địa bàn cho vay rộng lớn, mỗi cán bộ tín dụng phụ trách 2,3 Phường xã
với gần 1000 món vay nên các cán bộ tín dụng không có thời gian thẩm định đầy đủ, kỷ
càng, chính xác. Trong khi khâu thẩm định là khâu quan trọng nhất trong công tác tín
dụng. Thậm chí chúng ta không chỉ thẩm định hay đánh giá phương án sản xuất kinh
doanh mà còn phải thẩm định nhiều yếu tố khác như uy tín, độ tin cậy của khách hàng
từ báo chí, từ các đối tác làm ăn của khách hàng, có nơi cán bộ thực hiện còn chậm làm
ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của khách hàng, đồng thời cũng chính do số lượng cán
bộ tín dụng ít nên không có thời gian kiểm tra quá trình khách hàng sử dụng vốn, dẫn
đến không phát hiện kịp thời những khó khăn của khách hàng để có bịên pháp khắc
phục kịp thời. Không ít khách hàng khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay

cho biết một phần vốn thực sự được sử dụng đúng mục đích phần khác sử dụng cho
việc mua sắm tiêu dùng do đó khi đến hạn khách hàng không có khả năng thanh toán
cho Ngân hàng. Mặt khác, tư cách khách hàng là yếu tố quan trọng gắn liền với thiện
chí hoàn trả tiền vay của khách hàng thường bị lãng quên trong quá trình thẩm định.
Bên cạnh đó, ở lĩnh vực nông nghiệp thì hoạt động tổ chức đoàn thể ở nông thôn có lúc
có nơi chưa tích cực để hỗ trợ nông dân thông qua tổ nhóm như chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật, hướng dẫn cách làm ăn, các dịch vụ khác hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, nâng
cao hiệu quả sản xuất, sử dụng vốn vay có hiệu quả. Tổ chức đoàn thể xã hội và Ngân
hàng chưa có sự gắn kết chặt chẽ để quản lí và sử dụng vốn vay nhằm mở rộng cơ sở
tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn vay.
 Ngân hàng chưa có các chính sách Marketing điều tra nhu cầu và thăm dò
ý kiến khách hàng đã, đang và chưa từng vay vốn Ngân hàng.
 Hoạt động kinh doanh của NHN
o
& PTNT thành phố Mỹ Tho trên địa
bàn có nhiều Ngân hàng thương mại, thị trường kinh doanh đã được phân định, vấn đề
thu hút khách hàng mới thật sự có khó khăn trong điều kiện sản phẩm và cơ chế vận
hành chưa đảm bảo tính thuận lợi và tiện ích cao cho khách hàng.
 Trong xu thế hội nhập hiện nay khi mà các Ngân hàng nước ngoài tràn
vào Việt Nam thì nhu cầu nhân tài của các Ngân hàng này là rất cao, chi nhánh Ngân
hàng NHN
o
& PTNT thành phố Mỹ Tho đang phải đối mặt với sự cạnh tranh lôi kéo
nhân lực từ các Ngân hàng khác. Trước thực trạng khan hiếm người giỏi trong lĩnh vực
Tài chính, Ngân hàng trên thị trường lao động ở Việt Nam khi các Ngân hàng nước
ngoài đầu tư vào những khu vực còn nhiều tiềm năng phát triển kinh tế như thành phố
Mỹ Tho thì khả năng cạnh tranh còn diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Những người tài
năng trở thành mục tiêu săn đuổi của các Ngân hàng ngoại và một số Ngân hàng nội.
Họ sẳn sàng bỏ ra chi phí lớn để thu hút về phía mình nguồn nhân tài này. Cũng có một
số trường hợp người giỏi đã được hưởng lương cao, môi trường làm việc thuận lợi, có

cơ hội thăng tiến….song họ vẫn ra đi. Ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra
giải pháp tránh để tình trạng ấy xãy ra.
5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
5.2.1. Đối với công tác huy động vốn
Việc mở rộng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy nền
kinh tế địa phương phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Nhưng
để làm được điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải chú ý nhiều vấn đề từ việc tìm kiếm
nguồn vốn đến hiệu quả sử dụng vốn. Muốn thế cần phải phối hợp chặt chẽ giữa Ngân
hàng và Nhà Nước nhằm đề ra các biện pháp cụ thể để mở rộng hoạt động tín dụng đáp
ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Vốn là điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
mà trong đó quan trọng nhất là vốn huy động. Những năm qua nguồn vốn huy động của
Ngân hàng đã đáp ứng phần lớn cho công tác cho vay, vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh giữa các Ngân hàng
thương mại ngày càng gay gắt như hiện nay nhất là trên địa bàn đang có nhiều Ngân
hàng cổ phần thành lập có nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn làm cho công tác huy
động vốn của chi nhánh có nhiều khó khăn hơn. Muốn thu hút vốn huy động Ngân
hàng phải có các chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Một số
biện pháp như sau:
- Trong nguồn vốn huy động thì tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế, cá nhân
rất có ý nghĩa đối với Ngân hàng vì nó sẽ bổ sung vào nguồn vốn tín dụng của Ngân
hàng, tạo thành nguồn vốn rẻ trong kinh doanh do lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp,
từ đó sẽ làm giảm chi phí đầu vào cho Ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng cần đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng và thực hiện các chính sách đối
với khách hàng như cải tiến và nâng cao hiệu quả công tác thanh toán hoặc giảm chi phí
mở tài khoản để qua đó Ngân hàng có thêm một nguồn vốn do yêu cầu dự trữ để duy trì
tài khoản. Phân định rõ khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, khách hàng truyền
thống để tập trung vận động hoặc khuyến khích khách hàng mở và sử dụng tài khoản
thanh toán, sử dụng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng.
- Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, đây là khoản tiền đã xác định thời gian trả

lại cho khách hàng vì vậy nó tạo nguồn vốn ổn định cho Ngân hàng, cho phép Ngân
hàng có thể chủ động trong đầu tư. Để thu hút được lượng tiền gửi tiết kiệm thì lãi suất
phải đủ hấp dẫn, cần chú ý không nên để tình trạng chênh lệch quá lớn đối với các
Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, thường xuyên theo dõi sự biến động lãi suất để đề ra
các mức lãi suất tiết kiệm cho phù hợp với sự biến động của thị trường nhằm thu hút
các tầng lớp dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi, có nguồn tiền gửi ổn định. Ngoài ra phải
quan tâm đến lợi ích của khách hàng, bởi vì trong thời gian hiện nay với sự biến động
của thị trường và tình hình lạm phát xãy ra thì mức lãi suất thực tế mà khách hàng nhận
được rất thấp, nên Ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa để đôi bên cùng có lợi.
- Mạnh dạn phát hành kỳ phiếu, trái phiếu nhằm đa dạng hóa hình thức huy động
vốn và đây cũng là công cụ thu hút vốn dài hạn cho Ngân hàng nhằm ổn định công tác
đầu tư vốn tín dụng của Ngân hàng.
- Có quà tặng cho những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.
- Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các bộ địa phương, ban ngành, tranh thủ sự
hỗ trợ trong huy động vốn. Chú trọng công tác huy động vốn ổ khu vực nông thôn, khu
vực triển khai dự án và trong tổ chức đoàn thể.
- Ngoài ra, Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh
có sự cạnh tranh sôi nổi giữa các tổ chức tín dụng, việc ứng dụng Marketing Ngân hàng
hiện nay là rất cần thiết trong hoạt động Ngân hàng. Marketing đóng vai trò đặc biệt
quan trọng đến sự thành công của một Ngân hàng trong một môi trường cạnh tranh sôi
nổi giữa các tổ chức tín dụng, nó được xem là chiến lược có tính kế hoạch lâu dài của
Ngân hàng nhằm thoả mãn nhu cầu vốn của khách hàng. Cần phải có chiến lược cụ thể
cho từng giai đoạn :
+ Quảng cáo bằng hình thức tờ bướm tiết kiệm và hiệu quả, trong đó bướm giới
thiệu ngắn gọn, đặt biệt chú trọng sự tin tưởng của khách hàng đối với Ngân hàng như:

×