Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

tham luận giúp học sinh học toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.77 KB, 8 trang )

GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH HỌC TOÁN
KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH YẾU, KÉM
( Báo cáo tham luận)
Kính thưa toàn thể hội nghị
Tôi tên: Vũ Thị Lự, Giáo viên dạy Toán trường THCS Vĩnh Mỹ B, xin báo cáo
tham luận về giải pháp giúp HS yêu thích bộ môn Toán – khắc phục tình trạng HS
yếu kém của trường THCS Vĩnh Mỹ B.
I.Đặt vấn đề
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: cùng
với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu. Vì
vậy nâng cao chất lượng giáo dục là mục tiêu của nhà trường và là mối quan tâm
của gia đình và toàn xã hội.
Trong thực tế giảng dạy nhiều năm nay, một vấn đề làm tôi trăn trở, suy nghĩ rất
nhiều, đó là việc học sinh yếu kém nhiều và ít ham thích học bộ môn toán.
Môn toán có một vị trí rất quan trọng trong chương trình phổ thông, góp
phần thực hiện mục tiêu đào tạo. Các kiến thức và phương pháp toán học là công cụ
giúp học sinh học tập tốt các môn học khác, giúp học sinh phát triển tư duy lôzic, tư
duy phân tích , tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá, rèn được tính độc lập sáng
tạo. Để học sinh học tập tốt và yêu thích học bộ môn toán thì vai trò của người thầy
dẫn dắt cho học sinh là rất cần thiết.
Bác Hồ, nhà lãnh đạo thiên tài, nhà giáo dục vĩ đại đã để lại cho đội ngũ
những người làm công tác giáo dục hiện nay và mai sau một kho tàng vô giá những
tư tưởng giáo dục cách mạng, bao quát mọi lĩnh vực của sự nghiệp giáo dục và đào
tạo lớp người mới. Bác căn dặn : “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc hết sức quan trọng và rất cần thiết. Việc giảng dạy và giáo dục học sinh phải
có nội dung, phương pháp phù hợp”.
Ngoài ra vai trò của xã hội và gia đình cũng tác động rất lớn đến việc học của học
sinh. Bác Hồ nói : “Giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục gia
1
đình và xã hội thì cũng không trọn vẹn”. Ở lứa tuổi từ 12- 16 là giai đoạn chuyển
tiếp giữa thiếu niên và thanh niên, các em thích làm người lớn, tâm sinh lý biến đổi


mạnh, chưa phát triển ổn định và hoàn thiện, các em dễ hưng phấn dễ xúc cảm đột
ngột, gay gắt.
Do vậy, là người giáo viên trực tiếp giảng dạy, phải căn cứ những cơ sở trên
để tìm ra những biện pháp, phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, hấp dẫn để lôi
cuốn các em học tập. Môn toán là một môn học khó, hơi khô khan, kiến thức của
bộ môn gắn chặt nhau thành chuỗi liên tục . Do vậy nếu bị mất căn bản thì rất khó
cho việc tìm hiểu, xây dựng kiến thức mới. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của bệnh thành
tích ở nhiều năm qua, một số học sinh “ ngồi nhầm lớp” không thể theo kịp kiến
thức đang học, dẫn đến việc chán học. Ngoài ra để duy trì sĩ số, giáo viên cũng cố
gắng “ tạo điều kiện” cho học sinh đến lớp, nên cũng có một số học sinh đi học vì
“bị ép” hơn là được đi học, những học sinh này có ngồi trong lớp nhưng không có
học. Vì vậy việc học sinh không thích học và học yếu kém môn toán là việc không
thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay vấn đề học sinh học yếu kém bộ
môn ở tất cả các trường học rất trầm trọng. Nhiều học sinh thiếu tự tin trong học
tập, ngại học, thậm chí còn rất “ sợ ” học. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ
môn Toán tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, quan tâm và cố gắng tìm mọi biện pháp,
phương pháp sao cho phù hợp, làm thế nào để giúp đỡ những học sinh yếu kém
vươn lên theo kịp chương trình chung, từ đó có đủ nghị lực và quyết tâm vượt qua
tình trạng yếu kém.
2. Thực trạng, nguyên nhân
-Là một trường nông thôn, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn nên
không ít học sinh phải phụ giúp gia đình kiếm sống, vì thế thời gian học bài ở nhà
rất ít, hiệu quả học tập không cao.
Qua khảo sát đầu năm 2009 – 2010:
SS Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
925 81 8,67 82 8,86 138 14,92 200 21,62 424 45,84
2
- Một số học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ đúng đắn trong học tập;
lười học, học bài và chuẩn bị bài ở nhà không chu đáo.

- Nhiều em nắm kiến thức không chắc, thiếu tự tin, mất căn bản lớp dưới;
- Áp lực từ bạn bè, rủ rê mời gọi, bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử trên
Internet;
- Kết hợp ba môi trường giáo dục chưa chặt chẽ
- Một số giáo viên dạy Toán chưa quan tâm đến tất cả học sinh trong lớp;
chưa xử lý hết các tình huống trong tiết dạy, chưa động viên kịp thời đến tất cả học
sinh trong lớp nhất là những học sinh yếu kém; một số ít giáo viên do năng lực hạn
chế, chậm đổi mới phương pháp cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
- Một bộ phận phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn
đốc con em mình học tập, còn phó mặc cho nhà trường.
-Xã có địa bàn rộng, rất nhiều học sinh ở xa trường nên việc đi lại gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa, thời tiết xấu học sinh nhà xa trường thường nghỉ
học không lí do. Bản thân các em không tự nỗ lực vươn lên trong học tập.
- Bên cạnh đó có một số em do “ngồi nhầm lớp” không thể nào hiểu kịp theo
trình độ của lớp, nên điều không thích học môn toán là khó tránh khỏi.
3.Các giải pháp:
- GVBM phải dành nhiều thời gian điều tra, khảo sát tình hình học sinh trong
lớp để nắm hoàn cảnh, khả năng học tập của từng em, động viên giúp đỡ các em
trong học tập; kết hợp cùng GVCN hỗ trợ vật chất nhằm giúp đỡ cho những học
sinh có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện để học tập: cho mượn sách giáo
khoa, cấp phát vở…
- GVBM cần phải nhận diện học sinh yếu kém ở một trong ba đặc điểm sau:
+ Nhiều “ lỗ hổng” cả về kiến thức, kỹ năng;
+ Tiếp thu chậm;
+ Phương pháp học tập chưa tốt.
3
Phân tích nguyên nhân từ đâu để từ đó có những biện pháp khắc phục hợp lý và có
hiệu quả. Việc giúp đỡ học sinh yếu kém cần được thực hiện đồng loạt ngay cả
trong những tiết học chính khóa, tránh tình trạng giáo viên để học sinh ngoài lề.
Cần có những câu hỏi dễ, phù hợp với học sinh yếu kém để lôi cuốn các em tham

gia vào hoạt động học tập.
- Giúp học sinh có phương pháp học tập: cần phối hợp tốt với gia đình các
em có học lực yếu, kém để giúp đỡ các em về điều kiện học tập(góc học tập, sách
vở, đồ dùng học tập); thời gian học tập ( chia rõ thời gian học bài, thời gian làm bài
mỗi ngày).
- Lập kế hoạch dạy phụ đạo học sinh yếu kém phù hợp với trình độ của các
em, có thể dạy kiến thức của lớp dưới nhằm lấp “lổ hổng” kiến thức ngoài giờ học
chính khóa ở trường hoặc ở nhà. Nói chung học sinh hổng kiến thức ở đâu thì giáo
viên phải có kế hoạch ôn tập, bổ sung ở đó. ( Cần có cách nói khéo léo để thu hút
các em tham gia, vì thường học sinh yếu kém hay có mặc cảm, tự ái, giáo viên
tránh xúc phạm, chê bai,…)
- Quá trình chuẩn bị bài là một khâu rất quan trọng, bản thân giáo viên phải
chuẩn bị rất kỹ , lựa chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đối tượng
học sinh của mình. Đối với dạng học sinh yếu kém, giáo viên phải suy nghĩ từng
câu hỏi dẫn dắt sao cho dễ hiểu, chặt chẽ, phải chẻ nhỏ câu hỏi. Sau mỗi kiến thức
mới phải cho học sinh làm bài tập củng cố từng phần cho các em dễ nhớ kiến thức
và dễ vận dụng. Những bài tập này có thể chưa lấy ngay bài tập trong SGK mà
phải có thêm một số bài dạng dễ hơn làm bài tập trung gian.
Thí dụ: Khi dạy bài Khai phương một tích – nhân các căn thức bậc hai. Sau
khi xây dựng xong kiến thức :
BABA ..
=
( A
)0;0
≥≥
B
GV có thể cho HS làm các bài tập lần lượt như sau:
Tính:
a)
...16.25

=
b)
==
.81.04,0

4
c)
....18.2
=
d)
==
......490.6,1

- Tuy nhiên nếu rèn luyện kỹ cho HS yếu kém thì sẽ mất thời gian nhiều và có
thể sẽ bị “cháy giáo án”. Việc tiết kiệm thời gian trên lớp không thể không tính
toán kỹ , để thực hiện đựơc điều này GV phải sử dụng nhiều bảng phụ để ghi sẵn
các bài tập cần sử dụng. Ngoài ra các câu hỏi phải dễ hiểu, vừa sức HS, không dài
dòng , không dư thừa , đòi hỏi GV phải chắt lọc từng lời , từng ý, từng từ.
- Phần trực quan sinh động trong việc xây dựng kiến thức là việc rất cần
thiết, tiết dạy sẽ hấp dẫn, lôi cuốn HS, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin . Nếu
trong tiết học có em nào đang lơ là thì cũng tập trung ngay vào bài dạy của GV nhờ
phương pháp này. Vì thế GV phải suy nghĩ làm và sử dụng triệt để đồ dùng dạy học
nếu có thể.
- Ngoài ra việc học nhóm rất cần thiết đối với học sinh yếu kém, với sự bàn
bạc, thảo luận sẽ giúp các em nắm lại kiến thức nếu bị hỏng, hoặc giúp nhau tìm
tòi, phát hiện kiến thức mới. Do đó khi soạn giáo án, GV cũng nên sử dụng phương
pháp này khi có thể hoặc khi cần. Nếu có mặt bằng kiến thức tốt thì các em sẽ học
bài mới tốt hơn, nên khi soạn bài, phần kiểm tra bài cũ GV cũng phải nghiên cứu
kỹ, chọn câu hỏi sao cho phù hợp , củng cố lại kiến thức dùng cho tiết học.
- Để giảng dạy cho học sinh yếu kém tiếp thu được bài học và có hứng thú

trong học tập, đòi hỏi GV phải có cái tâm, đầu tư suy nghĩ, tốn nhiều thời gian và
công sức cho việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
-Việc giảng dạy trên lớp:Trước hết khi giảng dạy trên lớp phải theo sự chuẩn
bị trước ở nhà, tuy nhiên phải có sự linh động, phải sử lý tình huống thật nhanh
nhạy. Ngoài ra cần lưu ý những điều sau:
- Phải có sự phân chia thời gian cụ thể, hợp lý.
- Trong quá trình dạy, GV luôn tôn trọng, gần gũi, giúp đỡ HS, nếu có những
câu hỏi mà học sinh không trả lời được thì GV không nóng giận, cáu gắt mà nhỏ
5

×