Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Đánh giá hiện trạng nhằm đề xuất bổ sung mạng lưới điểm quan trắc môi trường nước mặt tại thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ CÀI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NHẰM ĐỀ XUẤT BỔ SUNG MẠNG
LƯỚI ĐIỂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
TẠI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN – 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ CÀI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NHẰM ĐỀ XUẤT BỔ SUNG MẠNG
LƯỚI ĐIỂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
TẠI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 8850101

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Phương Mai
(Chữ kí của GVHD)



THÁI NGUYÊN - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Cài, xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do
cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Phương Mai,
không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận
văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả

Nguyễn Thị Cài

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thị Phương Mai, người
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
luận văn thạc sỹ này.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy, Cô thuộc Khoa
Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ,
truyền đạt kiến thức chuyên môn và kỹ thuật trong quá trình học tập thạc sỹ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, cơ quan, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo

điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô và các bạn để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 03 tháng 7 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Cài

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................... vii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................................
2
3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................................... 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................3
1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan..............................................................................
3
1.2. Cơ sở pháp lý về quan trắc môi trường.................................................................................
5
1.3. Quy trình thiết kế chương trình và lựa chọn điểm quan trắc môi trường

.......................... 9
1.3.1. Quy trình thiết kế chương trình quan trắc môi trường ............................... 9
1.3.2. Lựa chọn các điểm quan trắc .................................................................. 11
1.4. Mạng lưới quan trắc môi trường Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh hiện nay ................
13
1.4.1. Mạng lưới quan trắc môi trường ở Việt Nam .......................................... 13
1.4.2. Mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh .................................. 17
1.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu ...........................................................................................
20
1.5.1. Điều kiện và đặc điểm tự nhiên .............................................................. 20
1.5.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ....................................................... 23
1.5.3. Tổng quan hệ thống nước mặt tại thành phố Cẩm Phả ............................ 26
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN

CỨU

.............................................................................................................30
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................... 30
3


2.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................................
30
2.2.1. Phạm vi thời gian.................................................................................... 30
2.2.2. Phạm vi không gian ................................................................................ 30
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................................
30
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................... 30


4


2.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu................................................. 30
2.4.2. Phương pháp khảo sát, đánh giá thực tế .................................................. 31
2.4.3. Phương pháp tính chỉ số chất lượng nước (WQI) .................................... 31
2.4.4. Phương pháp đánh giá phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu ...............................36
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................37
3.1. Đánh giá hiện trạng mạng lưới điểm quan trắc nước mặt trên địa bàn thành phố
Cẩm
Phả.................................................................................................................................................. 37
3.1.1. Vị trí quan trắc ....................................................................................... 37
3.1.2. Thông số quan trắc và tần suất lấy mẫu .................................................. 38
3.1.3. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của mạng lưới quan trắc môi trường nước tại
thành phố Cẩm Phả........................................................................................... 39
3.2. Các yếu tố tác động tới nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố Cẩm Phả ....................
40
3.2.1. Các nguồn thải ........................................................................................ 40
3.2.2. Diễn biến chất lượng nước mặt tại điểm quan trắc trên địa bàn thành phố
Cẩm Phả ........................................................................................................... 47
3.2.3. Định hướng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường đến năm 2030 t ại
Cẩm Phả ........................................................................................................... 64
3.3. Đề xuất mạng lưới điểm quan trắc môi trường nước mặt tại Cẩm Phả...........................
69
3.3.1. Lựa chọn các điểm quan trắc chất lượng nước tại thành phố Cẩm Phả .... 69
3.3.2. Đề xuất thông số quan trắc và tần suất quan trắc .................................... 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................79

5



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Danh sách 21 trạm quan trắc thuộc mạng lưới QTMT Quốc gia .................14
Bảng 1.2. Thông số thành phần môi trường Quảng Ninh qua các năm ........................19
Bảng 2.1. Bảng quy định các giá trị qi, BPi ..................................................................33
Bảng 2.2. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa ..........................34
Bảng 2.3. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH .............................34
Bảng 2.4. So sánh chỉ số chất lượng nước và mức độ đánh giá ....................................35
Bảng 3.1. Thông tin về các điểm quan trắc môi trường nước mặt thành phố Cẩm Phả
thuộc mạng điểm quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh ...............................37
Bảng 3.2. Dự báo lượng nước thải sinh hoạt của thành phố Cẩm Phả đến năm 2030 ..41
Bảng 3.3. Nhu cầu cấp nước sinh hoạt của các mỏ than tại Quảng Ninh .....................42
Bảng 3.4. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt của các mỏ than tại Quảng Ninh..........42
Bảng 3.5. Lượng rác thải trong vùng Cẩm Phả đến năm 2030 .....................................43
Bảng 3.6. Bảng thống kê các ngành phát sinh nguồn thải công nghiệp........................44
Bảng 3.7. Lượng nước thải công nghiệp tại cụm công nghiệp của thành phố Cẩm Phả
đến năm 2030 ...................................................................................................45
Bảng 3.8. Kết quả QTMT nước mặt lục địa giai đoạn 2017-2019 phục vụ mục đích cấp
nước sinh hoạt ..................................................................................................48
Bảng 3.9. Kết quả QTMT nước mặt lục địa giai đoạn 2017 - 2019 phục vụ các mục
đích khác...........................................................................................................50
Bảng 3.10. Bảng tính chỉ số WQI hồ Cao Vân tại Đập Cao Vân giai đoạn 2017-201953
Bảng 3.11. Bảng tính chỉ số WQI sông Diễn Vọng tại Đập Đá Bạc giai đoạn 20172019 ..................................................................................................................56
Bảng 3.12. Bảng tính chỉ số WQI suối Moong Cọc 6 giai đoạn 2017-2019.................59
Bảng 3.13. Bảng tính chỉ số WQI sông Mông Dương tại đập tràn Mông Dương giai
đoạn 2017-2019 ................................................................................................62
Bảng 3.14. Bảng chỉ tiêu quản lý môi trường nước giai đoạn 2020-2030 ....................69
Bảng 3.15. Mô tả vị trí lựa chọn các điểm sơ bộ trên sông Diễn Vọng và hồ Cao Vân

....... 70
Bảng 3.16. Mô tả các điểm lựa chọn sơ bộ các suối dọc quốc lộ 18A..........................71
Bảng 3.17. Mô tả các điểm lựa chọn sơ bộ sông Mông Dương ....................................72
Bảng 3.18. Mô tả các điểm quan trắc bị loại bỏ ............................................................73
Bảng 3.19. Các điểm quan trắc kế thừa các vị trí cũ của mạng lưới điểm quan trắc tỉnh
Quảng Ninh ......................................................................................................74
Bảng 3.20. Các điểm QTMT nước mặt mới đề xuất trên địa bàn thành phố Cẩm Phả 75
Bảng 3.21. Các thông số quan trắc chất lượng nước mặt đề xuất .................................76

6


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Các bước xây dựng chương trình quan trắc môi trường ...............................10
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc hệ thống của mạng lưới QTMT tại Việt Nam .......................13
Hình 1.3. Bản đồ hệ thống các điểm QTMT Quốc gia .................................................15
Hình 1.4. Vị trí thành phố Cẩm Phả trên bản đồ tỉnh Quảng Ninh ...............................20
Hình 3.1. Sơ đồ phân bổ các điểm quan trắc nước mặt thành phố Cẩm Phả thuộc mạng
điểm quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh ...............................................38
Hình 3.2 Giá trị một số thông số chất lượng nước hồ Cao Vân ....................................52
Hình 3.3. Chỉ số WQI hồ Cao Vân tại đập Cao Vân.....................................................54
Hình 3.4. Giá trị một số thông số chất lượng nước sông Diễn Vọng tại Đập Đá Bạc
giai đoạn 2017-2019.....................................................................................55
Hình 3.5. Chỉ số WQI sông Diễn Vọng tại đập Đá Bạc................................................57
Hình 3.6. Giá trị một số thông số chất lượng nước suối Moong Cọc 6 giai đoạn 20172019. 58
Hình 3.7. Chỉ số WQI suối Moong Cọc 6 .....................................................................60
Hình 3.8. Giá trị một số thông số chất lượng nước sông Mông Dương tại đập tràn
Mông Dương giai đoạn 2017-2019..............................................................61
Hình 3.9. Chỉ số WQI sông Mông Dương tại đập tràn Mông Dương...........................63

Hình 3.10. Khả năng tiếp cận với nước sạch của người dân ở các khu vực đô thị và
nông thôn......................................................................................................66
Hình 3.11. Sơ đồ lựa chọn sơ bộ các điểm giám sát trên sông Diễn Vọng và hồ Cao
Vân..... 70
Hình 3.12. Sơ đồ lựa chọn sơ bộ các điểm chọn sơ bộ các suối dọc quốc lộ 18A........71
Hình 3.13. Sơ đồ lựa chọn sơ bộ các điểm chọn sơ bộ sông Mông Dương ..................72
Hình 3.14. Sơ đồ các điểm quan trắc nước mặt mới đề xuất của thành phố Cẩm Phả .74

7


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ Môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QTMT

Quan trắc môi trường

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

UBND


Uỷ ban nhân dân

vii


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1


Thành phố Cẩm Phả nằm ở vị trí phía Bắc của tỉnh Quảng Ninh là vùng có
nhiều tiềm năng và lợi thế thuận lợi phát triển kinh tế. Cẩm Phả có nguồn tài nguyên
khoáng sản phong phú, ngoài than còn có nguồn vật liệu xây dựng khá lớn như đá vôi,
đá sét với trữ lượng lớn. Nguồn tài nguyên đất của Cẩm Phả phân bố trên các thềm
sông, thềm biển, các đồng bằng tích tụ, các thung lũng,... khá thuận lợi cho ngành
nông nghiệp. Cẩm Phả là vùng phát triển kinh tế theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực,
trong đó công nghiệp than, vật liệu xây dựng, cảng biển, du lịch phát triển mạnh.
Tuy nhiên, phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp than, công nghiệp
vật liệu xây dựng, các khu đô thị trên bờ vịnh Bái Tử Long,... đã gây ra nhiều vấn đề
môi trường như: (1) Ô nhiễm môi trường toàn diện, nghiêm trọng tại khu vực khai thác
than và đới ven biển; (2) Ô nhiễm môi trường đô thị và khu công nghiệp; (3) Suy giảm
rừng nhanh chóng; (4) Ô nhiễm và suy thoái môi trường đất; (5) Nguy cơ ô nhiễm môi
trường nước nghiêm trọng tại nhiều nơi, đặc biệt là nguồn nước mặt... Tất cả các vấn
đề trên là hệ quả tất yếu của một thời kỳ phát triển quá nóng, thiếu sự quản lý hệ
thống, tổng hợp và đúng đắn.
Xác định bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt, cần
được triển khai thường xuyên, liên tục, hướng tới phát triển bền vững, góp phần xây

dựng thành phố trở thành nơi có môi trường sống tốt, có sự hài hòa giữa tăng trưởng
kinh tế và bảo vệ môi trường. Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp,
nhiều chỉ đạo quan trọng có tính xuyên suốt trong sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh
nói chung và của thành phố Cẩm Phả nói riêng. Trong đó, Quan trắc môi trường có ý
nghĩa như một thành tố hoặc quyết định hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường. Tỉnh
Quảng Ninh đã đầu tư hơn một trăm hệ thống quan trắc môi trường tự động, xây dựng
mạng lưới hiện trạng quan trắc môi trường toàn tỉnh kết hợp với mạng lưới quan trắc
môi trường Quốc gia để giám sát chất lượng môi trường của toàn tỉnh.
Kết quả thu được từ quan trắc môi trường là thông tin phản ánh chất lượng
môi trường, là căn cứ để quản lý, xây dựng các kế hoạch nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.

2


Thực hiện công tác đánh giá hiện trạng môi trường định kỳ, UBND tỉnh Quảng
Ninh đã phê duyệt quyết định số 1927/QĐ -UBND ngày 08/7/2015 “việc phê duyệt
mạng điểm quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”. Theo đó,
mạng lưới quan trắc môi trường nước mặt của thành phố Cẩm Phả hiện nay có 04
điểm, phân bố rải rác trên địa bàn thành phố, chủ yếu tập trung vào các hồ chứa nước
phục vụ mục đích sinh hoạt và tiếp nhận nguồn thải từ các hoạt động khai thác than,
sinh hoạt. Các điểm quan trắc môi trường chất lượng nước mặt tương đối ít, chưa phản
ánh được tính chất, diễn biến chất lượng môi trường trên địa bàn thành phố trong khi
các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và điều kiện môi trường luôn biến động. Bên
cạnh đó, sự gia tăng dân số và đô thị hóa nhanh chóng tạo ra sức ép lớn tới môi trường
sống, đặc biệt là môi trường nước mặt tại Cẩm Phả. Nguồn nước mặt ngày càng có dấu
hiệu bị ô nhiễm, suy thoái trở thành vấn đề cấp thiết cần được quan tâm nhưng các cơ
quan quản lý lại thiếu các số liệu quan trắc môi trường để theo dõi, giám sát; Chưa có
công trình nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng nhằm

đề xuất bổ sung mạng lưới điểm quan trắc môi trường nước mặt tại thành phố Cẩm
Phả, tỉnh Quảng Ninh” góp phần thực hiện giám sát, cảnh báo, xây dựng cơ sở dữ
liệu vì một môi trường xanh - sạch - đẹp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng, đề xuất bổ sung mạng lưới điểm quan trắc môi trường
nước mặt tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở giám sát, đánh giá, cảnh
báo chất lượng môi trường.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp số liệu một cách hệ thống và tổng quát về hiện
trạng mạng điểm quan trắc, chất lượng môi trường nước mặt, từ đó đề xuất bổ sung
điểm quan trắc môi trường nước mặt phù hợp.
- Ý nghĩa thực tiễn: Từ mạng lưới quan trắc môi trường xây dựng báo cáo quan
trắc môi trường nhằm cung cấp cho các nhà quản lý môi trường và người dân có cái
nhìn tổng quát về chất lượng môi trường tại thành phố. Ngoài ra, còn làm tài liệu tham
khảo giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách xây dựng các kế hoạch phát
triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững.

3


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
Môi trường và ô nhiễm môi trường:
Theo quy định tại Điều 3, Luật BVMT 2014 khái niệm:
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật; Thành phần môi trường là yếu tố
vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật
và các hình thái vật chất khác.

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu
đến con người và sinh vật.
- Nước mặt và các dạng tồn tại của nước mặt:
Theo Luật Tài nguyên nước số 17 năm 2012, Quốc hội 13, Tài nguyên nước
bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển;
+ Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền và hải đảo.
Nước mặt là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất, sông, suối, kênh,
mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm (QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt do Bộ TN&MT ban hành).
+ Các dạng tồn tại của nước mặt:
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.
Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy
vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các
lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một
số yếu tố khác. Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và
các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm
của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương.
Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.
Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước ở thực vật và
động vật..., hơi nước vào trong không khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơi

4


xuống mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơi
thấp tạo nên các dòng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sông và được tích tụ lại ở
những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình thành nên
lớp nước trên bề mặt của vỏ trái đất.
Trong quá trình chảy tràn, nước hòa tan các muối khoáng trong các nham thạch

nơi nó chảy qua, một số vật liệu nhẹ không hòa tan được cuốn theo dòng chảy và bồi
lắng ở nơi khác thấp hơn, sự tích tụ muối khoáng trong nước biển sau một thời gian
dài của quá trình lịch sử của quả đất dần dần làm cho nước biển càng trở nên mặn. Có
hai loại nước mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa và nước
mặn hiện diện trong biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ nước mặn trên các
lục địa.
Quan trắc môi trường:
Theo quy định tại Điều 3 Luật BVMT 2014, quan trắc môi trường là một quá
trình kiểm tra đo đạc và theo dõi thường xuyên mang tính định kì thông qua các chỉ
tiêu về tính chất vật lý và hóa học của thành phần môi trường, quá trình đo lường sẽ
cung cấp các đánh giá cần thiết về những tác động và chuyển biến của môi trường ở
từng khoảng thời gian khác nhau.
Trong đó quan trắc môi trường được thực hiện ở nhiều không gian và các hình
thức đa dạng khác nhau như quan trắc môi trường nước thải hay môi trường đất, môi
trường không khí và cả môi trường tiếng ồn cũng được khảo sát, từ đó nhằm đạt đến
những mục tiêu chung trong đánh giá những diễn biến của mọi khía cạnh môi trường
trong một phạm vi quốc gia hay nắm bắt tình hình cụ thể của từng môi trường để đưa
ra những giải pháp cụ thể và có những cảnh báo kịp thời tới những diễn biến bất
thường hoặc nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng tới thực trạng môi trường chung.
Hiện nay có 2 cách quan trắc là quan trắc trực tiếp tại môi trường và sử dụng hệ
thống quan trắc môi trường tự động. Trong đó ưu điểm của quan trắc môi trường tự
động là có thể điều khiển hệ thống từ xa nhờ kết nối internet hay kịp thời phát hiện
những chuyển biến xấu từ môi trường như sự cố vượt ngưỡng khí thải nước thải nhờ
chức năng báo động, hệ thống vận hành đơn giản, không mất nhiều thời gian và không
cần huy động quá nhiều nhân lực đồng thời có thể đo được nhiều thông số và đảm bảo
sự nhanh chóng.

5



Điểm và mạng lưới điểm quan trắc môi trường:
Theo tác giả, có thể hiểu điểm quan trắc môi trường là vị trí được xác định tọa
độ chính xác và được đánh dấu trên bản đồ. Vị trí quan trắc cần phải mang tính ổn
định, đại diện cho thành phần môi trường cần quan trắc và được đặt cố định, lâu dài tại
một khu vực hoặc một vùng...
Mạng lưới điểm quan trắc môi trường là tập hợp các điểm quan trắc môi trường
thành phần (đất, nước, không khí...) trong một khu vực hoặc một vùng có tính liên kết,
đồng bộ với nhau hoặc cùng một chức năng, nhiệm vụ. Các mạng lưới điểm quan trắc
môi trường thành phần được lồng ghép tạo thành một mạng lưới quan trắc môi trường
tổng thể cho từng khu vực, từng vùng.
Mạng lưới quan trắc môi trường bao gồm: quan trắc môi trường nền và quan
trắc môi trường tác động được xây dựng trên cơ sở duy trì, nâng cấp các trạm, điểm
quan trắc môi trường hiện có và xây dựng bổ sung các trạm, điểm quan trắc mới. [2].
1.2. Cơ sở pháp lý về quan trắc môi trường
Luật BVMT năm 1993 được coi là một bước ngoặt trong nhận thức, tổ chức và
hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Những quan điểm và chính sách cơ bản về
bảo vệ môi trường đã được luật hóa. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội, những tác
động mới đối với môi trường, những nhận thức mới về môi trường buộc hệ thống pháp
luật phải luôn thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Chính vì vậy Luật BVMT
2005 ra đời. Mặc dù đã được xây dựng cơ bản song cũng không nằm ngoài quy luật
chung của sự phát triển, Luật BVMT 2005 đã bộc lộ những khiếm khuyết nhất định,
cần thiết phải chỉnh sửa, bổ sung. Luật BVMT năm 2014 (thay thế Luật BVMT năm
2005) có hiệu lực thi hành với nhiều thay đổi căn bản trong quản lý về môi trường.
Năm 2015 được coi là năm bản lề để mở ra giai đoạn mới cho hoạt động quan trắc môi
trường. Với mục tiêu xây dựng một hệ thống QTMT quốc gia thống nhất và toàn diện,
Luật BVMT năm 2014 bao gồm 20 chương và 170 điều quy định về các hoạt động bảo
vệ môi trường ở mọi lĩnh vực. Trong đó có Chương XII là một chương riêng quy
định về QTMT (bao gồm 8 điều từ điều121 đến điều 127).
Mạng lưới quan trắc quốc gia tại Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt vào tháng 01/2007 trong quy hoạch tổng thể về mạng lưới quan trắc TN&MT

quốc gia đến năm 2020 (Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg). Ngày 12/1/2016 Thủ tướng

6


Chính phủ đã ký Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc
TN&MT quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch
số 90/QĐ-TTg) thay thế Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg. Quy hoạch số 90/QĐ-TTg
xác định mục tiêu tổng quát nhằm xây dựng hệ thống quan trắc TN&MT quốc gia hợp
lý, thống nhất, đồng bộ, hiện đại, đạt trình độ hàng đầu khu vực Đông Nam Á và trình
độ tiên tiến của khu vực Châu Á và sẽ giải quyết được nhiều việc chưa thực hiện được
trong thời gian qua theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg
Để triển khai Quy hoạch số 90/QĐ-TTg, Bộ TN&MT đã ban hành Quyết định
số 2044/QĐ-BTNMT phê duyệt Kế hoạch 5 năm (2016 - 2020) triển khai, thực hiện
Quy hoạch số 90/QĐ-TTg. Kế hoạch cũng đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, cũng
như các giải pháp chủ yếu, nguồn lực và tổ chức thực hiện để bảo đảm triển khai thành
công Quy hoạch số 90/QĐ-TTg.
Đối với lĩnh vực quan trắc chất lượng nước mặt, có rất nhiều văn bản quy phạm
pháp luật về tiêu chuẩn quốc gia, các văn bản hướng dẫn lập kế hoạch quan trắc, lấy
mẫu, phân tích, QA/QC, xây dựng cơ sở dữ liệu, đánh giá dữ liệu quan trắc được Bộ
TN&MT và các cơ quan chức năng liên quan ban hành để đảm bảo quản lý công tác
quan trắc chất lượng nước một cách hiệu quả như: Thông tư 29/2011/TT-BTNMT
ngày 01/8/2011 nhằm đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng nước theo không gian,
thời gian, từng khu vực, từng địa phương đồng thời cảnh báo các hiện tượng ô nhiễm
nguồn nước phục vụ công tác quản lý môi trường.
Đơn giản hóa các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ TN&MT đã ban hành thông
tư số 24/2017/TT- BTNMT ngày 1/9/2017 về quy định kỹ thuật quan trắc môi trường.
Có thể xem thông tư 24/2017/TT-BTNMT là thông tư quy định chung về kỹ thuật
quan trắc môi trường định kỳ các thành phần môi trường bởi nó bao gồm quy định
quan trắc môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung; nước mặt lục địa, nước dưới đất;

nước ven biển; nước mưa; nước thải; khí thải; đất; trầm tích.
Các bộ chỉ số tính toán về chất lượng nước luôn được ban hành công bố kịp thời
nhằm hướng dẫn các địa phương trên cả nước áp dụng để phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây nhất, Tổng cục Môi trường đã ban hành quyết định số 1460/QĐ-TCMT ngày
12 tháng 11 năm 2019 của Tổng cục Môi trường về việc “Ban hành Hướng dẫn kỹ
thuật
tính toán và công bố chỉ số chất lượng nước Việt Nam
(VN_WQI)”.
7


Theo luật, UBND tỉnh sẽ thực thi công tác quan trắc hiện trạng môi trường
trong phạm vi tỉnh hoặc các thành phố trực thuộc và cơ quan bảo vệ môi trường; cấp
tỉnh sẽ xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường tại địa phương mình.
Tại Quảng Ninh, công tác bảo vệ môi trường luôn được các cấp, các ngành và
địa phương quan tâm. Tỉnh đã ban hành hàng loạt các văn bản nhằm hướng dẫn cụ thể
hóa Luật và các Thông tư, Nghị định hướng dẫn về lĩnh vực môi trường cũng như
quan trắc môi trường.
Với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường, tỉnh Quảng
Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về chuyển đổi cơ cấu kinh
tế “từ nâu sang xanh” mà trọng tâm là giảm dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây
dựng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 đã định hướng các mục tiêu đề ra, đồng thời
lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường để phát triển song song, phù hợp với tình hình
tại địa phương.
Bên cạnh đó, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050 phê duyệt tại quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày
28/7/2014; Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn 2030” phê
duyệt tại quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh

cũng nêu rõ về các định hướng bảo vệ môi trường tại địa phương , dự báo các ảnh
hưởng, tác nhân tác động đến môi trường trong thời gian tới. Trong đó, chỉ ra quan
trắc môi trường như một công cụ phản ánh tình hình chất lượng môi trường giúp các
nhà quản lý, giám sát tình hình môi trường kịp thời.
Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/3/2018 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh "Về bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2022" đã chỉ rõ
các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn 2018-2022 tỉnh Quảng Ninh phải
thực hiện, nêu rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành đảm bảo đạt các mục tiêu đề ra.
Bám sát quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh, 14 huyện, thị xã, thành phố trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng đã lập quy hoạch bảo vệ môi trường nhằm phù hợp với
tình hình tại địa phương. Đối với thành phố Cẩm Phả, Quy hoạch bảo vệ môi trường
được phê duyệt theo quyết định số 5125/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2013 và

8


Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 636/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2015 đã
chỉ rõ những thách thức và dự báo tình hình môi trường trong thời gian tới.
UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các văn bản quy định chi tiết nhằm cụ thể
hóa chương trình quan trắc hiện trạng môi trường định kỳ với mục đích phản ánh đúng
chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh. Quyết định số 1927/QĐ-UBND ngày
8/7/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt “Mạng điểm quan trắc môi
trường nước và không khí tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020” đã quy định vị trí quan
trắc, thông số quan trắc, tần suất quan trắc môi trường của từng huyện, thị xã, thành
phố trên địa bàn tỉnh. Để đồng bộ mạng lưới quan trắc môi trường từ trung ương đến
địa phương và phản ánh kịp thời chất lượng môi trường đồng thời kiểm soát ô nhiễm,
UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 2819/QĐ - UBND ngày
18/10/2013 phê duyệt “dự án tổng thể đầu tư xây dựng các trạm quan trắc môi trường
tự động để kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Tính đến hết năm 2019,

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có 144 trạm quan trắc môi trường tự động, trong đó
tỉnh Quảng Ninh đầu tư quản lý là 19 trạm, còn lại 125 trạm do doanh nghiệp quản lý.
Ngoài ra, còn các văn bản thuộc các lĩnh vực khác nhưng có liên quan mật thiết
đến lĩnh vực môi trường như:
- Luật Tài nguyên nước được ban hành theo Luật số 17/2012/QH13 ngày
21/6/2012.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ “Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước”.
- Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 4/7/2014 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 3911/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh
phê duyệt “Quy hoạch cấp nước và hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy tập
trung tại các khu đô thị và khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050”;
- Quyết định số 4358/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc phê duyệt “Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030”;

9


- Kế hoạch số 6162/KH-UBND ngày 30/9/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh
“Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số
nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường”;
Các quy chuẩn môi trường liên quan tới quan trắc chất lượng nước:
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Chất lượng
nước mặt”.
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Nước thải
sinh hoạt”.
- QCVN 39:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Chất lượng nước

dùng cho tưới tiêu”.
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Nước thải
công nghiệp”.
Nhìn chung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quan trắc
môi trường tại Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Ninh và thành phố Cẩm Phả nói riêng
ngày càng được tăng cường. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn thiếu nhiều văn bản quy định
về quy trình kỹ thuật, phương pháp QTMT, quy định về giới hạn nồng độ cho phép
của các thông số đối với nhiều thành phần, nhiều ngành nghề sản xuất còn thiếu. Bên
cạnh đó, nhiều văn bản được ban hành còn bộc lộ nhiều bất cập khi áp dụng.
Tại Quảng Ninh việc triển khai thi hành pháp luật về quản lý và bảo vệ môi
trường còn gặp khó khăn do có nhiều quy định chưa được hướng dẫn cụ thể, các văn
bản quy phạm pháp luật ban hành còn chồng chéo khó thực hiện hoặc thực hiện còn
chậm. Mặt khác, do nguồn lực còn hạn chế nên có một số huyện, thị xã trong đó có
thành phố Cẩm Phả việc áp dụng Luật và các văn bản pháp luật vào thực tế còn nhiều
điểm vướng mắc dẫn tới hiệu quả chưa cao.
1.3. Quy trình thiết kế chương trình và lựa chọn điểm quan trắc môi trường
1.3.1. Quy trình thiết kế chương trình quan trắc môi trường
Tại chương XII của Luật BVMT năm 2014, mô tả hoạt động quan trắc môi
trường và thông tin ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, khu vực tư nhân, các loại thông tin cần
quan trắc, chức năng nhiệm vụ, hệ thống quan trắc môi trường, các báo cáo liên quan
đến quan trắc môi trường và việc sử dụng thông tin môi trường. Việc thiết kế mạng

10


lưới quan trắc môi trường được hướng dẫn chi tiết tại thông tư số 24/2017/TTBNTMT ngày 1/9/2017 quy định kỹ thuật quan trắc môi trường, cụ thể như sau:

Hình 1.1. Các bước xây dựng chương trình quan trắc môi trường
Đối với chương trình quan trắc môi trường nước mặt được tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu quan trắc và nhu cầu thông tin cần thu thập

- Mục tiêu quan trắc: Căn cứ vào nhu cầu và sự cần thiết để xây dựng chương
trình quan trắc môi trường nước mặt, làm cơ sở để tiến hành quan trắc định kỳ hàng
năm, theo dõi diễn biến chất lượng nước mặt tại các sông, suối, hồ theo không gian và
thời gian; phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm nước.
- Thông tin cần thu thập: Vị trí địa lý, địa hình sông, suối, ao, hồ; lưu vực sông,
các nhánh sông; chế độ dòng chảy; các nguồn gây ô nhiễm trên khu vực cần nghiên
cứu...
Bước 2 và 3: Xác định thành phần và lập danh mục các thông số
- Thành phần môi trường quan trắc được xác định cụ thể: môi trường nước mặt
lục địa.
- Danh mục các thông số quan trắc: Dựa vào mục tiêu quan trắc, Quy chuẩn kỹ
thuật và các nguồn thải đặc trưng tại khu vực để xác định danh mục thông số quan trắc.
Bước 4: Thiết kế sơ bộ phương án lấy mẫu
- Căn cứ vào các thông tin về các điểm quan trắc cũ cũng như các nguồn thải
trong thực tế đã và đang phát sinh để lên phương án xác định tuyến điểm lấy mẫu đánh
dấu trên bản đồ.
11


- Mô tả vị trí địa lý, tọa độ điểm quan trắc dự kiến, các vấn đề, đối tượng ảnh
hưởng đến khu vực quan trắc và mô tả sơ bộ nguồn gây tác động.
Bước 5: Khảo sát thực tế khu vực cần quan trắc
- Dựa trên các thông tin thu thập được sẽ tiến hành khảo sát thực tế. Việc khảo
sát thực tế để nhằm thu thập, cập nhật thêm các thông tin về nguồn thải, mạng lưới
quan trắc môi trường địa phương, quy hoạch sử dụng nước,... để nhằm rà soát và lựa
chọn chính xác các điểm quan trắc phù hợp.
Bước 6: Thiết kế phương án lấy mẫu
Dựa trên kết quả khảo sát thực tế dự kiến của các điểm quan trắc nước mặt và
các phương án thiết lập lấy mẫu sơ bộ; Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, đặc điểm nguồn
thải, điều kiện khí tượng - thuỷ văn... trong khu vực sẽ tiến hành lựa chọn địa điểm

quan trắc đại diện và đặc trưng nhằm đánh giá các tác động môi trường nước mặt (bao
gồm: tên điểm quan trắc, kinh độ, vĩ độ...) và tiến hành mã hoá, biểu diễn các điểm
quan trắc dự kiến trên sơ đồ, bản đồ.
Bước 7: Xác định tần suất và thời gian quan trắc
Căn cứ vào đặc điểm nguồn thải, mục tiêu quan trắc, đặc điểm khí hậu tại khu
vực quan trắc sẽ xác định tần suất và thời gian quan trắc phù hợp.
Bước 8: Xác định phương pháp quan trắc và phân tích môi trường
- Phương pháp quan trắc và phân tích môi trường thực hiện theo các phương
pháp của tiêu chuẩn Việt Nam và do Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn. Đồng
thời, căn cứ vào năng lực, trang thiết bị quan trắc và phân tích môi trường của đơn vị
thực hiện.
Bước 9 đến 16: Căn cứ theo tình hình thực tế tại địa phương, thực hiện đúng các
quy định hiện hành của Bộ TN&MT.
1.3.2. Lựa chọn các điểm quan trắc
a) Tiêu chí lựa chọn: gồm 03 tiêu chí.
- Việc xác định địa điểm quan trắc môi trường nước mặt lục địa phụ thuộc vào
mục tiêu chung của chương trình quan trắc và điều kiện cụ thể của mỗi vị trí quan trắc;
- Căn cứ vào yêu cầu của đối tượng cần quan trắc (sông, suối, ao, hồ...) mà xây
dựng lưới điểm quan trắc cho phù hợp; Số lượng các điểm quan trắc phải được cấp có
thẩm quyền quyết định hàng năm;

12


- Vị trí quan trắc cần phải chọn ổn định, đại diện được cho môi trường nước ở
nơi cần quan trắc, được xác định tọa độ chính xác và được đánh dấu trên bản đồ.
b) Cách đặt các vị trí quan trắc:
Các vị trí quan trắc khác nhau cách đặt khác nhau, cụ thể:
* Điểm quan trắc môi trường nền (Điểm nền)
Địa điểm quan trắc môi trường nền cần được lựa chọn để sao cho có thể thu

thập được dữ liệu nền và xu hướng chất lượng nước và để ước tính tải lượng ô nhiễm.
Tại điểm nền yêu cầu đo các thông số giống nhau tại vị trí cố định từ thượng lưu đến
hạ lưu của dòng sông. Do đó, dữ liệu thu thập từ các điểm nền dùng để nắm bắt được
xu thế dài hạn theo thời gian và không gian của chất lượng nước từ khu vực thượng
lưu đến hạ lưu của lưu vực sông.
Mục đích khác của các điểm quan trắc nền là để ước lượng phân bố tải lượng ô
nhiễm. Bằng việc đo đạc tải lượng ô nhiễm (nồng độ chất ô nhiễm x lưu lượng) ở gần
ranh giới tỉnh và các điểm hợp lưu, tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm có thể
được tính toán cho cả tỉnh và lưu vực nhỏ.
Với các mục đích này, các điểm quan trắc nền được đặt tại các vị trí sau:
1) Đoạn thượng lưu của sông chính;
2) Tại các vị trí đo đạc lưu lượng hay mực nước;
3) Tại các điểm mà tính chất dòng chảy thay đổi, ví dụ tại phía trước và phía sau
điểm hợp lưu hay phân lưu, hoặc tại nơi chảy vào hoặc chảy ra hồ nước;
4) Vùng cửa sông hay hạ lưu của một con sông;
5) Vùng gần ranh giới tỉnh.
* Điểm quan trắc môi trường tác động (điểm tác động)
Mỗi điểm quan trắc có chức năng để xác định và thông báo ảnh hưởng của sự
cố ô nhiễm. Để đánh giá ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm ví dụ như các nhà máy, xí
nghiệp, khu khai khoáng, bệnh viện, khu chôn lấp chất thải nơi mà nước rỉ rác có rất
nhiềm kim loại nặng và các chất độc hại, các điểm kiểm soát được đặt cả ở phía
thượng lưu và phía hạ lưu của nguồn ô nhiễm. Để đảm báo tính đại diện của mẫu lấy
được, cần lấy mẫu tại vị trí mà nước thải và nước sông đã được trộn lẫn hoàn toàn. Các
thông số quan trắc cần được lựa chọn dựa trên đặc tính nguồn ô nhiễm. Khi có dấu
hiệu ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn ô nhiễm cần được xác định dự trên việc sử dụng
kiểm kê nguồn ô nhiễm.

13



Vì vậy, các điểm tác động được đặt tại các vị trí sau:
1) Hạ lưu điểm xả thải ánh hưởng tới chất lượng nước sông;
2) Điểm thuộc sông nhánh có tác động lớn đến lưu vực sông nhánh;
Tuy nhiên, khi sông nhánh bổ sung bổ sung một lượng lớn vào sông chính,
điểm quan trắc cần được đặt với mục đích quan trắc nền, nhưng các thông số quan trắc
cần được lựa chọn không chỉ đặc trưng cho trạm nền mà bao gồm cả các thông số đặc
trưng cho quan trắc tác động.[6]
1.4. Mạng lưới quan trắc môi trường Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh hiện nay
1.4.1. Mạng lưới quan trắc môi trường ở Việt Nam
Mạng lưới quan trắc môi trường ở Việt Nam được chia thành 3 bộ phận: Mạng
lưới quan trắc môi trường quốc gia; mạng lưới quan trắc địa phương và mạng lưới
quan trắc môi trường thuộc các bộ, ngành khác (không thuộc Bộ TN&MT). Cấu trúc
của mạng lưới môi trường nước ta được thể hiện trong Hình 1.1.

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tích hợp- Tổng cục Môi trường, 2011)
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc hệ thống của mạng lưới QTMT tại Việt Nam

14


a) Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia
Bảng 1.1. Danh sách 21 trạm quan trắc thuộc mạng lưới QTMT Quốc gia
STT

Tên trạm

STT

Tên trạm


1

Quan trắc và phân tích môi
trường đất Miền Bắc

12

Quan trắc và phân tích môi trường
mưa axit 1

13

Quan trắc và phân tích môi trường
mưa axit 2

14

Quan trắc và phân tích môi trường
mưa axit 3

5

Quan trắc và phân tích môi
trường đất Miền Nam
Quan trắc và phân tích môi
trường đất Tây Nguyên và Nam
Trung Bộ
Quan trắc và phân tích môi
trường vùng Đất liền 1
Quan trắc và phân tích môi

trường vùng Đất liền 2

6

Quan trắc và phân tích môi
trường vùng Đất liền 3

17

7

Quan trắc và phân tích môi
trường vùng ven biển 1 miền Bắc

18

2
3
4

8
9

10

11

Quan trắc và phân tích môi trường hóa
học - phóng xạ 1
Quan trắc và phân tích môi trường hóa

học - phóng xạ 2

15
16

Quan trắc và phân tích môi trường hóa
học - phóng xạ 3
Quan trắc và phân tích môi trường
Lao động - Viện Y học Lao động &
Vệ sinh môi trường
Quan trắc và phân tích môi trường
Lao động - Viện nghiên cứu khoa học
kỹ thuật bảo hộ lao động

Quan trắc và phân tích môi
trường vùng ven biển 2 miền 19
Trung
Quan trắc và phân tích môi
Quan trắc và phân tích môi trường
trường vùng ven biển 3 miền 20
công nghiệp
Nam
Quan trắc và phân tích môi
Quan trắc và phân tích môi trường
trường vùng biển khơi 4 (Quân 21
nước sông Hương - Huế
chủng hải quân)
Trạm quan trắc và phân tích môi
trường vùng biển khơi 5 (Viện
Tổng: 21 (trạm)

Nghiên cứu Hải sản)
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường - Tổng cục Môi trường, 2018)
Thực hiện Luật BVMT năm 1993, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường

(trước đây) đã xây dựng và đưa vào hoạt động mạng lưới trạm QTMT quốc gia. Các
trạm QTMT quốc gia được xây dựng trên cơ sở phối hợp giữa Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường với các cơ quan nghiên cứu, phòng thí nghiệm đang hoạt động của
các Bộ, ngành và địa phương [1]. Tại thời điểm đó, đây là biện pháp hiệu quả và kịp
thời, tận dụng được cơ sở vật chất về trang thiết bị cũng như nguồn nhân lực sẵn có
của các cơ quan này.

15


×