Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại khu
vực sơ chế sứa ven biển, huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh
Đặng Thị Việt Hương
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Văn Thụy
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu chất lượng nước và ô nhiễm nước trên thế
giới và tại Việt Nam. Khái quát những nghiên cứu chất lượng nước và ô nhiễm nước
khu vực nuôi trồng, chế biến thủy hải sản ở dải ven biển vịnh Bắc Bộ thuộc tỉnh
Quảng Ninh. Đánh giá chất lượng môi trường nước tại khu vực chế biến sứa tại Vân
Đồn bao gồm các xã Minh Châu và Quan Lạn. Đề xuất biện pháp làm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường tại các cơ sở chế biến sứa tại Quảng Ninh trong thời gian tới.
Keywords: Khoa học môi trường; Ô nhiễm môi trường; Quảng Ninh; Môi trường
nước
Content
MỞ ĐẦU
Quảng Ninh là một trong số các địa phương hội tụ nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi cho
sự phát triển kinh tế thuỷ sản. Có thể coi điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh như một
Việt Nam thu nhỏ. Với cấu trúc địa hình đa dạng, biển Quảng Ninh có lợi thế rất lớn để phát
triển nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng khác. Những năm gần đây khai thác và chế
biến sứa tại Quảng Ninh đã phát triển và thu được nhiều lợi nhuận. Sản phẩm sứa chế biến là
nguồn thực phẩm đóng góp quan trọng đảm bảo an ninh thực phẩm của tỉnh phục vụ cho nhu
cầu tiêu thụ nội địa, du lịch và xuất khẩu.
Tuy nhiên bên cạnh những ý nghĩa kinh tế xã hội của nghề chế biến sứa, còn tồn tại
những vấn đề môi trường phát sinh đã và đang gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và cảnh
quan. Hàng năm môi trường biển phải tiếp nhận một lượng rất lớn chất thải từ hoạt động phát
triển kinh tế xã hội trong đất liền xả thải các chất ô nhiễm ra biển bao gồm cả các ngành khai
thác khoáng sản, du lịch, dịch vụ, vận tải biển, phát triển kinh tế thủy sản nói chung và nghề
sơ chế sứa nói riêng đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên tình trạng ô nhiễm môi trường
2
biển ở Quảng Ninh. Việc khai thác và chế biến sứa thiếu khoa học tại các địa phương đang là
những tác nhân khiến biển Quảng Ninh mất đi vẻ đẹp và môi trường trong xanh, hữu tình, gây
ảnh hưởng xấu chất lượng môi trường sống của các loài thủy sinh vật nói chung và nguồn lợi
thủy sản nói riêng và đặc biệt là các loài thủy sản quý hiếm, loài có giá kinh tế cao như: sá
sùng, bào ngư, tu hài, trai ngọc, hải sâm
Xuất phát từ quan điểm, mục tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản tôi chọn đề tài
luận văn “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
tại khu vực sơ chế sứa ven biển, huyện Vân Đồn – Quảng Ninh” hướng tới việc đánh giá
những tồn tại, hạn chế và hiệu quả kinh tế xã hội của nghề sơ chế sứa, hiện trạng chất lượng
môi trường nước nhằm nắm được những thông tin cơ bản để làm tiền đề cho việc đưa ra
những giải pháp trong quản lý, chính sách phù hợp với địa phương.
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu chất lƣợng nƣớc và ô nhiễm nƣớc trên thế giới và tại
Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới: Đánh giá mức độ ô nhiễm nước được dựa trên các chỉ tiêu chủ
yếu về vật lý và hóa học và sinh học. Trên cơ sở bản chất và hàm lượng của các chất gây
chết, cũng như tính mẫn cảm với các chất gây ô nhiễm của các loài thủy sinh vật, các nhà
sinh thái học và môi trường còn định ra ngưỡng hàm lượng tối thiểu cho phép và ngưỡng an
toàn đối với các chất thải được phép đưa vào thủy vực
Dựa vào các chỉ tiêu trên Phân loại mức độ ô nhiễm của thủy vực: Năm 1902 ở Châu
Âu, Kolkwits và Marson khi đo mức độ nhiễm bẩn các chất hữu cơ nơi sông suối đã xác định
các nhóm loài chỉ thị cho các điều kiện môi trường khác nhau, đưa ra khái niệm “các chỉ thị
sinh học của ô nhiễm” và đề xuất hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn. Zhadin, 1964 còn chia
nước thành 3 loại: nước bẩn ( Saprobe) chủ yếu chứa chất hữu cơ, vi khuẩn; nước độc (
toxobe) chứa các kim loại nặng, chất phóng xạ, các hóa chất độc ( ĐT, phenop ) và nước
vừa bẩn vừa độc là hỗn hợp của 2 loại nước trên. Ông cũng chia thành 4 mức Oligo -, Meso-,
Poly -, Hypersaprobe ( Toxo hay saprotoxobe) [10].
Slodecek, 1963 chia nước thành các loại sau: nước sạch ( Katarobe), nước nhiễm bẩn(
limonosaprobe), nước bẩn gây ra do chất hữu cơ ( eusaprobe), nước bẩn gây ra không do chất
hữu cơ ( transaprobe). Nhóm cuối cùng tách thành antisaprobe ( có chất độc), radiosaprobe (
bẩn phóng xạ) và cyptoxaprobe ( bẩn vật lý, nhiệt) [10].
Ngoài ra sử dụng các chỉ thị sinh học trong đánh giá chất lượng nước đã có những
nghiên cứu sau Kolkwits và Marson như:
3
Kolkwitzs, 1950; Liebmann, 1951, 1962; Fjerdingstad, 1988, đã bổ sung và phát triển
hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn [10]
Pantle và Buck, 1955, Zelinka và Marvan, 1961 đã ứng dụng hệ thống phân loại độ
nhiễm bẩn để xây dựng hệ số ô nhiễm [10]
Tổ chức nghiên cứu về quan trắc sinh học (Biological Monitoring Working) tại Anh
năm 1976 đã được thành lập và đã đưa ra hệ thống điểm số BMWP/ASPT,
(Party/Average Score Per Taxon). Năm 1977 xây dựng chương trình RIVPACS (River
Invertebrate Prediction And Classification System) hệ thống phân loại và dự báo chất lượng
môi trường bằng động vật không xương sống ở sống với mức độ phân loại tới họ và chỉ số
chất lượng môi trường EQI (Environmental Quality Index) [7]
Wooddiwiss năm 1964 đưa ra khái niệm khác “Chỉ số sinh học trent” có nội dung là
dùng lưới tay thu mẫu. Mẫu vật thu bằng tay và bằng chà đạp, phải lấy vật liệu chứa tất cả
động vật không xương sống cỡ lớn [32].
Mohamet (1990) sử dụng cá làm chỉ thị sinh học cho ô nhiễm kim loại nặng ở sông
Nile [32].
Mustow (1997) đã sửa đổi thang tính điểm BMWP – Anh cho phù hợp với điều kiện
miền Bắc Thái Lan gọi là BMWP – Thái [ 32].
1.1.2. Ở Việt Nam:
Từ những năm 1984, tác giả Nguyễn Văn Tuyên đã sử dụng chỉ số dinh dưỡng
Nygaard (1949) để đánh giá chất lượng nước ở một số thủy vực nội địa Việt Nam [15]. Năm
1988, tác giả Nguyễn Văn Tuyên đã sử dụng vi tảo và động vật đáy để đánh giá chất lượng
nước sông rạch thành phố Hồ Chí Minh [11].
Năm 1989 – 1990, tác giả Phạm Văn Miên dựa trên cấu trúc quần xã, loài ưu thế của
các nhóm thủy sinh vật để phân vùng, phân loại và đánh giá chất lượng nước trong hệ thống
sông rạch thành phố Hồ Chí Minh [11]
Nguyễn Xuân Quýnh, 2001 dựa vào hệ thống tính điểm BMWP/ ASPT để xây dựng
quy trình quan trắc và đánh giá chất lượng nước bằng động vật không xương sống cỡ lớn [12]
Đoàn Cảnh, Nguyễn Vũ Thanh, Tạ Huy Thịnh, Phạm Đình Trọng ,2004 đã bổ sung
thêm 13 họ mới vào hệ thống tính điểm BMWP – Việt Nam. Năm 2001, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Nguyễn Xuân Quýnh, Mai Đình Yên, Clive Pinder và Steve Tilling đã nghiên cứu điều
chỉnh hệ thống BMWP trong điều kiện Việt Nam thành BMWP – Việt Nam [12]
Ngoài việc đánh giá chất lượng môi trường nước bằng các chỉ thị sinh học hiện nay
tại tất cả các nước trên thế giới và tại Việt Nam sử dụng việc phân tích các thông số hóa – lý
so với các tiêu chuẩn, quy chuẩn để đánh giá chất lượng môi trường nước và mức độ ô nhiễm
4
nước. Hiện nay đã ban hành và áp dụng hiệu quả một số quy chuẩn và tiêu chuẩn ngành để
đánh giá chất lượng môi trường nước.
1.2. Khái quát những nghiên cứu chất lƣợng nƣớc và ô nhiễm nƣớc khu vực
nuôi trồng, chế biến thủy hải sản ở dải ven biển vịnh Bắc Bộ thuộc tỉnh Quảng Ninh
Với cách tiếp cận là công cụ mô hình, nhóm tác giả Trần Lưu Khanh, Nguyễn Đức
Cự, Trương Văn Bốn, và nnk, 2005 đã kết hợp các công cụ toán học và số liệu điều tra khảo
sát và thí nghiệm để đánh giá sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của môi trường tại Vân Đồn
– Quảng Ninh và Cát Bà – Hải Phòng thuộc đề tài Nghiên cứu sức chịu tải, khả năng tự làm
sạch môi trường của một số thủy vực nuôi cá lồng bè, làm cơ sở phát triển hợp lý nghề nuôi
hải sản ven bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng [31]. Nhóm tác giả qua thống kê các nguồn
phát thải từ các hoạt động của các ngành nghề tại khu vực nghiên cứu nhưng chưa đề cập đến
lĩnh vực khai thác và chế biến thủy sản như: số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản, các cơ sở
chế biến hải sản khô, chế biến tu hài, nước mắm, chế biến sứa
Đề tài Xây dựng mô hình lan truyền chất ô nhiễm cho vịnh Hạ Long – vịnh Bái Tử
Long do Viện Tài nguyên và Môi trường biển thực hiện từ năm 2005- 2006 và Đề tài Nghiên
cứu đánh giá sức tải môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường vịnh Hạ
Long – Bái Tử Long do Viện tài nguyên và môi trường biển thực hiện từ năm 2008-2009 do
TS. Trần Đức Thạnh làm chủ nhiệm đề tài nội dung: Điều tra, khảo sát, thu thập, tổng hợp các
tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường khu vực; Đánh giá và dự báo tải
lượng các nguồn gây ô nhiễm nước khu vực vịnh Hạ Long – Bái Tử Long; Khả năng tự làm
sạch của khu vực vịnh Hạ Long – Bái Tử Long; Đánh giá sức tải của vịnh Hạ Long – Bái Tử
Long; Các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long – Bái Tử Long [30]. Với
nguồn tài liệu phong phú, có hệ thống làm cơ sở để kế thừa những kinh nghiệm và tài liệu tốt
để hoàn thành các mục tiêu và nội dung của đề tài “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải
pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại khu vực sơ chế sứa ven biển, huyện Vân Đồn –
Quảng Ninh”
Đánh giá chất lượng môi trường nước tại các khu vực chế biến sứa và đề xuất các giải
pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước hiện nay là vấn đề mới chưa có nghiên cứu, thông
qua đề tài này ngoài việc đánh giá chất lượng nước, lần đầu tiên nghề chế biến sứa được điều
tra khảo sát toàn diện, những thông tin định lượng và số liệu tin cậy qua việc thu mẫu và phân
tích mẫu nước biển ven bờ và mẫu nước thải từ các xưởng chế biến sứa. Các kết quả khoa học
của đề tài có giá trị trong quy hoạch, quản lý và định hướng phát triển kinh tế thủy sản tại địa
phương gắn liền với việc bảo vệ, duy trì, phục hồi môi trường sinh thái và tài nguyên sinh vật
biển hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
5
1.3. Điều kiện tự nhiên Kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn
1.3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Vân Đồn
Vân Đồn là một huyện đảo nằm ở vị trí tiền tiêu đông bắc Tổ Quốc, được đánh giá là
vùng động lực có nhiều lợi thế về địa lý, tài nguyên thiên nhiên, đồng thời có vị trí hết sức
quan trọng về quốc phòng an ninh. Với trên 600 hòn đảo, có 12 đơn vị hành chính.
1.3.1.1 Vị trí địa lý
Phía Bắc giáp với vùng biển các huyện Tiên Yên và Đầm Hà, Hải Hà. Phía Đông giáp
với vùng biển thuộc huyện Cô Tô. Phía Tây giáp với thị xã Cẩm Phả. Phía Nam là Biển Đông
[34]
1.3.1.2. Diện tích tự nhiên
Huyện Vân Đồn có diện tích tự nhiên là 222.411 ha, trong đó phần đất nổi là
55.320,23 ha, 7.381 ha rừng ngập mặn và 160.000 ha mặt nước biển [34]
1.3.1.3. Về địa hình
Vân Đồn là huyện có địa hình đồi núi –ven biển và hải đảo đa dạng, đồi núi thấp và
đảo đá chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của huyện. Một phần diện tích kiểu đồng bằng ven
biển chiếm 1,5% tổng diện tích toàn huyện. Như vậy kiểu địa hình đồi núi chiếm phần lớn các
xã đảo và ven bờ, địa hình đồng bằng chỉ là những dải nhỏ hẹp ven bờ trải dài từ bến phà Tái
Xá đến xã Hạ Long.
1.3.2. Kinh tế xã hội [34]
1.3.2.1. Một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu:
Về trồng trọt: Giá trị sản xuất nông nghiệp 5 năm đạt 184,7 triệu đồng ( theo giá cố
định năm 1994); tốc độ tăng bình quân 8,6%/năm. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm
3.040 tấn.
Về thuỷ sản:
Tổng sản lượng thủy sản năm 2009 đạt 14.250 tấn (trong đó khai thác là 10.550 tấn,
nuôi trồng là 3.700 tấn) vượt 4.250 tấn so với chỉ tiêu đại hội XXI đề ra và tăng 6.330 tấn so
với năm 2005; giá trị tổng sản phẩm là: 1.059 tỷ đồng.
Về chăn nuôi:
- Tổng đàn trâu 2.290 con, tổng đàn bò 1.215 con, Tổng đàn lợn 10.142 con, tổng đàn
gia cầm 56.124 con. Chăn nuôi ổn định và phát triển; công tác chăm súc, phòng chống dịch
bệnh được tăng cường, không có dịch bệnh lớn xuất hiện. Tổng đàn trâu, bò tăng bình quân
đạt 10%/năm; tổng đàn gia cầm tăng 12,5%/năm.
Về lâm nghiệp:
6
Trong 5 năm 2007-2012 toàn huyện trồng được 5.601,7 ha rừng tập trung, trung bình
mỗi năm trồng 1120,34 ha, tăng 158,6% KH của nhiệm kỳ; Mật độ che phủ rừng 55% (đạt
96,8% so với kế hoạch); khai thác nhựa thông đạt bình quân 235,9 tấn/năm.
1.4. Nguồn lợi sứa biển ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu
1.4.1. Nguồn lợi sứa biển Việt Nam [13]
Trên các vùng biển Việt Nam hiện nay thường xuất hiện 03 loài sứa: Sứa kinh tế là
sứa trắng (Rhopilema hispidum); sứa đỏ (Rhopilema esculentum) và sứa rô (Crambione
mastigophora) tập trung chủ yếu vùng ven biển phía tây vịnh Bắc bộ và Trung bộ Việt Nam.
Mật độ trung bình của sứa trắng ở vùng ven biển phía tây vịnh Bắc bộ là 2.218 con/km
2
(38,1
tấn/km
2
) và ở ven biển Trung bộ là 506 con/km
2
(5,8 tấn/km
2
).
1.4.2. Nguồn lợi sứa biển Quảng Ninh [26]
Quảng Ninh là một trong những vùng biển có trữ lượng sứa lớn trong cả nước. Sứa
trắng tập trung ở vùng nước nông ven bờ vịnh Bắc bộ, nơi có nhiều rạn đá, độ sâu < 20 m, độ
muối < 31,0‰ và nhiệt độ nước biển tầng mặt < 26,0
0
C. Mật độ trung bình của sứa đỏ ở
vùng biển Quảng Ninh là 166 con/km
2
(0,43 tấn/km
2
). Sứa đỏ tập trung ở vùng nước quanh
đảo Cát Bà với mật độ từ 125-207 con/km
2
. trữ lượng sứa đỏ ở vùng biển Quảng Ninh – Thái
Bình là 4.879 tấn. Năng suất đánh bắt trung bình của sứa trắng đạt 76,1 kg/h ở vùng ven biển
phía tây vịnh Bắc bộ. Năng suất đánh bắt trung bình của sứa đỏ đạt 0,6 kg/h ở vùng biển
Quảng Ninh – Thái Bình, sứa rô đạt 5,9 kg/h ở vùng ven biển
1.4.3. Ngƣ trƣờng khai thác sứa [26]
Tại Quảng Ninh có 5 ngư trường khai thác chính cụ thể như sau:
1.4.3.1. Ngư trường vịnh Bái Tử Long.
1.4.3.2. Ngư trường vịnh Vân Đồn.
1.4.3.3. Ngư trường Đầu Bê - Năm Đầu.
1.4.3.4. Ngư trường Cô Tô.
1.4.3.5. Ngư trường Vĩnh Thực - Sậu - Má Cháu- Trần.
7
CHƢƠNG II
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Môi trường nước biển ven bờ với các tính chất thủy lý, hóa;
Các xưởng chế biến sứa trong phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
Đánh giá hiện trạng nghề chế biến sứa: Toàn tỉnh Quảng Ninh
Đánh giá chất lượng môi trường nước khu vực chế biến sứa tại Vân Đồn bao gồm các
xã Minh Châu, Quan Lạn
Thời gian và tần suất thu mẫu nƣớc biển ven bờ: Tần suất lấy mẫu: 3 lần/ vụ ; Số
lượng mẫu cần lấy: 24 mẫu ( 4 khu vực thu mẫu x 3 mẫu/mặt cắt x 2 mặt cắt) x 3 lần = 72
mẫu
Khu vực thu mẫu nƣớc biển ven bờ:
Thu mẫu tại 02 xã thu mẫu ( xã Minh Châu, xã Quan Lạn) vị trí tọa giới hạn tọa độ
được nêu trong hình 2.1 và bảng 2.1
- Các thông số quan trắc: Nhiệt độ, Độ mặn, tổng chất rắn hoà tan (TSS), độ pH, oxy
hoà tan (DO), nhu cầu oxy hóa hóa học (COD), nhu cầu oxy hóa sinh hóa (BOD), tổng N,
tổng P.
Bảng 2.1 Tọa độ các khu thu mẫu
Tên
Địa danh
N
E
KV1
Minh Châu gần
xưởng sứa
107° 33’ 44,7’’- 107° 33’ 47’’
20° 58’ 42,9’’-20° 58’ 45,9’’
KV2
Minh Châu
không có xưởng
107° 32’36’’ - 107° 32’39’’
20° 59’ 54’’- 20° 59’ 57’’
KV3
Quan Lạn gần
xưởng sứa
107° 28
’
03,4’’-107° 28
’
06,4’’
20° 54’ 09,8’’-20° 54’ 12,8’’
KV4
Quan Lạn không
có xưởng
107° 28’ 59,1’’-107° 28’ 62’’
20° 51’00,2’’ -20° 51’3,2’’
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
8
Thu thập dữ liệu từ các cơ quan quản lý tại địa phương, phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, phòng Tài nguyên môi trường các huyện trong phạm vi nghiên cứu, các sách,
giáo trình, các báo cáo đề tài chuyên đề đã công bố
2.2.2. Phương pháp thống kê:
Ghi chép liệt kê thực trạng kết cấu nhà xưởng, trang thiết bị sử dụng, tình trạng công
nhân lao động, tình trạng sử dụng các chất phụ gia, phụ phẩm trong quá trình sơ chế, quy trình
công nghệ áp dụng, tải lượng chất thải, kết cấu và hiện trạng khu vệ sinh, hệ thống thu gom và
xử lý chất thải rắn, lỏng, chất thải sinh hoạt
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn, điều tra
Phỏng vấn trực tiếp người sản xuất và các cán bộ quản lý tại các địa phương có các
xưởng sứa hoạt động theo mẫu phiếu điều tra.
2.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Thu các mẫu được thu gần xưởng chế biến sứa và các mẫu đối chứng tại các vị trí
không có xưởng chế biến sứa theo hai mặt cắt ( mặt cắt ngang theo đường triều tại các vị trí
cách bờ 6m khoảng cách giữa mỗi điểm thu mẫu 15 m ; mặt cắt dọc ( 3 mẫu) vuông góc với
mặt cắt ngang tại điểm gần nhất cách bờ 6 m và xa nhất cách bờ 50 m.
Các chỉ số thủy lý: nhiệt độ, pH, DO, được đo trực tiếp bằng máy HACH Sension
ngoài hiện trường.
2.2.5. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm:
Mỗi chỉ số được phân tích bởi một phương pháp ứng với một phương pháp phân tích
theo quy định của Bộ Tài nguyên môi trường về phương pháp phân tích các thông số môi
trường Hóa - Lý
2.2.6. Phƣơng pháp đánh giá: Sử dụng giá trị trung bình của các mẫu tại một khu
vực thu mẫu để so sánh với Quy chuẩn 10.Các mẫu nước thải cũng được tính toán theo giá trị
trung bình, lấy giá trị trung bình so với các thông số hóa lý quy định trong Quy chuẩn 11 để
đánh giá.
CHƢƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá hiện trạng nghề khai thác sứa
3.1.1. Tàu thuyền khai thác sứa
Hiện nay số tàu thuyền tham gia khai thác sứa tập trung nhiều ở các huyện Vân Đồn và
Cô Tô, Các huyện như Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, thị xã cẩm phả, thành phố Móng Cái và
9
Hạ Long ngư dân cũng tham gia khai thác nguồn lợi sứa này. Phương tiện khai thác Sứa
thường là tàu vở gỗ, bè mảng.
Bảng 3.1: Tổng hợp số tàu thuyền tham gia khai thác (Nguồn: [26])
STT
Địa phƣơng
Số lƣợng
(Chiếc)
< 20 CV
21 - 44 CV
46 ≤ 90 CV
≥ 90 CV
1
Đông Triều
24
22
2
0
0
2
Uông Bí
27
15
12
0
0
3
Yên Hưng
359
225
134
0
0
4
Hoành Bồ
0
0
0
0
0
5
Hạ Long
163
117
46
0
0
6
Cẩm Phả
137
104
33
0
0
7
Vân Đồn
1.153
925
209
4
15
8
Cô Tô
496
333
156
2
5
9
Tiên Yên
170
126
44
0
0
10
Đầm Hà
248
216
32
0
0
11
Hải Hà
675
409
258
0
8
12
Móng Cái
658
352
303
0
3
Tổng cộng
4.110
2.844
1.229
6
31
Ngoài ra một số lượng tàu cá có công suất lớn hơn khai thác bằng nghề câu, nghề lưới
rê, nghề cào ngao, cào nghẹ kể cả tàu làm dịch vụ đến mùa sứa cũng tham gia hoạt động khai
thác sứa.
3.1.2. Kỹ thuật khai thác sứa.
Hiện nay khai thác sứa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh khá đa dạng, bằng nhiều hình thức
và phương thức khác nhau với mục tiêu làm sao để khai thác được nhiều sứa nhất và chất
lượng tốt nhất. có 3 kỹ thuật khai thác sứa chính là: Khai thác thủ công; Khai thác bằng nghề
lưới rê; Khai thác bằng nghề lưới kéo
3.2. Chế biến sứa
3.2.1. Cơ sở sơ chế biến sứa.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2007- 2011 có từ 80-124 cơ sở thu mua và chế
biến xuất khẩu.
Bảng 3.2: Tổng hợp cơ sở thu mua và chế biến sứa từ năm 2007-2011
Đơn vị tính: Cơ sở
TT
Huyện
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
1
Cô Tô
27
22
37
40
35
2
Vân Đồn
26
59
70
70
41
3
Hải Hà
16
14
15
15
3
10
4
Móng Cái
5
2
0
0
5
5
Hạ Long
6
0
3
3
3
Tổng
80
97
124
118
86
(Nguồn: [17,18,27])
Các cơ sở chế biến tập trung nhiều ở 2 địa phương là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô
là chính điều đó lý giải tại các cơ sở chế biến của 02 địa phương này nằm gần ngư trường khai
thác, nên thuận lợi cho việc thu mua hàng và các tàu khai thác giảm được chi phí sản xuất.
3.2.2. Sản lượng chế biến sứa:
Sản lượng sứa thương phẩm từ năm 2007 đến năm 2010 đều tăng theo, tăng mạnh đạt
sản lượng cao nhất vào năm 2009 và 2010, đến năm 2011 sản lượng giảm do thời tiết nắng
sớm, chi tiết tại bảng 3.3
Bảng 3.3 : Tổng hợp sản lượng chế biến sứa giai đoạn 2007 -2011
Đơn vị tính: Tấn
TT
Huyện
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
1
Cô Tô
1.400
2.500
3.500
10.000
6.000
2
Vân Đồn
2.600
3.200
3.300
3.500
3.360
3
Hải Hà
800
700
1.000
1.500
800
4
Móng
Cái
320
120
0
0
150
5
Hạ Long
350
0
130
135
145
Tổng
6.520
7.800
15.130
15.135
10.455
(Nguồn: [17,18,27])
3.2.3. Giá trị xuất khẩu.
Hiện nay việc xuất khẩu sứa vào thị trường Trung Quốc chủ yếu bằng đường biển tiểu
ngạch và phải chịu chi phí rất lớn, số lượng hàng xuất khẩu chính ngạch chiếm tỉ lệ nhỏ trong
cán cân xuất khẩu.
Bảng 3.4: Tổng hợp giá trị xuất khẩu
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT
Huyện
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
1
Cô Tô
10,0
25,0
65,0
170,0
172,2
2
Vân Đồn
21,6
67,0
122,0
157,5
125
3
Hải Hà
6,0
5,0
15,0
12,0
22,96
4
Móng Cái
3,0
1,0
0
0
4,8
5
Hạ Long
3,2
0
3,9
4,05
4,64
Tổng
43,8
98
202
343
329
(Nguồn: [17,18,27])
Những lợi nhuận về kinh tế từ việc khai thác và chế biến sứa là rất lớn, sản lượng chế
biến sứa toàn tỉnh năm 2010 đạt 15.000 tấn thành phẩm, giá trị ước đạt 339,5 tỷ đồng.
11
3.2.4. Lao động chế biến sứa.
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2009 tổng số
lao động thủy sản từ 40.000- 45.000 người. Theo thống kê năm 2009 số lao động trong khai
thác sứa dao động trong khoảng 11.500 – 12.000 người chiếm 26,66- 28,75 % số lao động
thủy sản; Số lao động chế biến sứa dao động từ 5480 – 6500 người chiếm 13,5-14,4%. [27]
3.2.5. Cơ cấu về tiền lương và thu nhập.
Lao động khai thác thuỷ sản có mức lương cao hơn so với lao động thuỷ sản khác đạt
khoảng 2.000.000đ 2.500.000đ/tháng, song đến mùa khai thác sứa thì được chủ tàu trả công
cao hơn tuỳ thuộc vào lợi nhuận của tàu có thể có mức lương từ 5.000.000 đ – 7.000.000 đ/
tháng, lao động trong chế biến sứa thấp hơn đa số là phụ nữ tiền lương dao động từ 4-5 triệu
đồng/ người/ tháng.
3.2.6. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị sản xuất: Hầu hết các xưởng chế biến sứa đều
xây dựng kiên cố, nhà xưởng bằng tường xây và đặt cố định có vị trí thuận tiện cho vận
chuyển hàng hóa, toàn tỉnh có 3-4 xưởng làm bằng bè xi măng di chuyển nổi trên biển.
Quy mô sản xuất, kinh doanh: Năm 2011 toàn bộ 85/86 xưởng sản xuất sứa ( 85
xưởng chiếm 98,8%) hiện nay có quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, hộ gia đình, chỉ có 01 xưởng chế
biến sứa của Công ty Quan Minh là quy mô doanh nghiệp.
- Diện tích các xưởng chế biến sứa dao động từ 200-9000 m
2
- Bể sản xuất trung bình mỗi xưởng có từ 20-60 bể/ xưởng
- Công xuất chế biến: Năm 2011 trung bình mỗi xưởng chế biến sản phẩm 124,7
tấn/năm ( 1,385 tấn/ ngày) tương đương 8000 – 12.000 thùng/ năm. Trung bình các xưởng
sản xuất thu mua 1000- 1500 đầu sứa/ ngày ( ~ từ 25-35 tấn),
- Sứa trung bình phế phẩm những năm trước 2008 từ 180-300 kg/ ngày, năm nay công
nghệ chế biến sứa có thay đổi sử dụng cả nón sứa cho chế biến nên phần dư thừa giảm nhiều
so với những năm trước đây trung bình từ 90-200 kg/ ngày/xưởng.
Các công trình phụ trợ
Các công trình xây dựng tại các cơ sở sơ chế sứa đều là công trình cấp 4, xây dựng
đơn giản có mái che lợp bằng tấm proximăng
3.2.7. Công nghệ sản xuất và chất thải.
Quy trình sơ chế sứa: Về quy trình sơ chế sứa có 75% xưởng sản xuất bao gồm 5
công đoạn: Thu mua – cắt sứa – quay nhớt – muối sứa – đóng gói. Có 25% xưởng sản xuất
gồm 6 công đoạn: Thu mua – Cắt sứa – tách óc và dù sứa - quay nhớt – muối sứa – đóng gói.
Chất phụ gia cụ thể là phèn chua và muối mỏ tỷ lệ sử dụng 100:10:1 ( sứa: muối: phèn )
Chất thải sơ chế sứa
12
Chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày trung bình 0,4- 0,6
kg/người/ngày. Chất thải sản xuất sứa trung bình từ 90-200 kg/ ngày/xưởng.
Nước thải sơ chế sứa: nước thải sinh hoạt công nhân hàng ngày: dao động từ 16- 80m
3
/
ngày tùy theo quy mô sản xuất của các xưởng và nước thải từ các bể ngâm muối sứa sau cuối
vụ: từ 80 – 150 m
3
/ vụ/ xưởng
* Đặc tính nước thải: ( TSS) cao: từ 200 –230 mg/l; Độ ô xi hòa tan thấp < 5mg/l;Độ
pH thấp: từ 6,0 – 6,4;Nhu cầu ô xi sinh hóa ( BOD
5
) cao : từ 160- 200 mg/l; Nhu cầu ô xi hóa
học ( COD) cao: từ 190-250 mg/l
3.2.8. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải.
Thu gom và xử lý chất thải rắn: 85% các xưởng chế biến sứa không thu gom và có
bất kỳ biện pháp nào xử lý chất thải rắn từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt thậm chí rác thải
sinh hoạt được xả thành đống ngay bên cạnh khu sinh hoạt công nhân và sản xuất chế biến
15% được thu gom đựng trong các xô nhựa sau đó đem đổ ra biển
Thu gom và xử lý nước thải: Nước thải sản xuất 87% xưởng xả trực tiếp ra ngoài và
13% ( 11 xưởng) có thu vào các bể lắng cơ học sau đó xả ra biển. 35/86 xưởng chế biến sứa
không có ống thoát nhà vệ sinh vào bể phốt trong đó có 04 xưởng chế biến sứa nổi thoát trực
tiếp ra biển; 53 xưởng chế biến sứa có bể phốt cho sinh hoạt công nhân. 100% xưởng chế biến
không quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý và không thực hiện thống kê và lưu
trữ số liệu về chất thải rắn, nước thải của cơ sở sản xuất.
3.3. Thực trạng công tác quản lý các xƣởng sơ chế sứa
Thực trạng công tác quản lý các xưởng sơ chế sứa tại địa phương được chúng tôi tổng
hợp đánh giá theo 22 phiếu khảo sát tại 4 huyện Vân Đồn, Hải Hà, Cô Tô, Móng Cái với 22
cán bộ quản lý được phỏng vấn cho thấy như sau:
- Chính quyền các địa phương (xã, huyện) theo dõi đầy đủ các hoạt động của các
xưởng chế biến trên địa bàn quản lý như số lượng xưởng hoạt động trong từng năm
- Về các văn bản đã ban hành trong việc quản lý hoạt động của các xưởng sứa chỉ có
huyện Vân Đồn có chỉ đạo về tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong chế biến sứa. Các
địa phương còn lại chưa có văn bản chỉ đạo của UBND huyện, xã về việc quản lý hoạt động
của các xưởng chế biến sứa.
- 100% cán bộ được phỏng vấn cho rằng gặp khó khăn trong việc thu thuế đóng góp
cho địa phương,
- 12% số xưởng hiện nay ( 11/86 xưởng) có làm cam kết Bảo vệ môi trường với địa
phương theo hướng dẫn trong Thông tư 05/BTN&MT ngày 08/12/2008. 24 xưởng không có
cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định, vi phạm khoản 4, điều 7 Nghị định
13
số 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường. 51 xưởng có cam kết được chính quyền xã xác nhận ( không có giá trị vì không phù
hợp với quy định phân cấp cơ quan cấp cam kết môi trường là chính quyền cấp huyện – quy
định tại điều 7 Luật Bảo vệ môi trường)
- 100% các xưởng chế biến sứa không có giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận,
vi phạm khoản 8, điều 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước.
- 4/5 cơ sở nằm trong ranh giới Vườn Quốc gia Bái Tử Long không có báo cáo đánh
giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt vi phạm quy định trong
khoản 2, điều 8 Nghị định số 117/ 2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ( hoạt động kinh doanh tại vùng quản lý
nghiêm ngặt)
3.4. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc
3.4.1. Độ ô xi hòa tan
Hàm lượng ô xi hòa tan trong nước tại khu vực nghiên cứu tương đối ổn định, Các
mẫu phân tích đều cho giá trị dao động từ 5,2- 5,8 mg/l không vượt giới hạn cho phép.
3.4.2. Độ mặn
Độ mặn trong nước ven bờ tại điểm nghiên cứu tương đối ổn định, các mẫu phân tích
đều cho giá trị dao động từ 27,6 - 30,8 mg/l nằm trong giới hạn cho phép so với Quy chuẩn
nước ven bờ bảo vệ đời sống thủy sinh QCVN: 10/BTNMT/2008.
3.4.3. Độ pH: Độ pH của các mẫu thu được cho kết quả tương đối đồng đều dao động
từ 6,9-7,9 nằm trong giá trị cho phép so với Quy chuẩn nước ven bờ bảo vệ đời sống thủy
sinh QCVN: 10/BTNMT/2008
3.4.4. Hàm lượng chất rắn lơ lửng ( TSS)
26
26,5
27
27,5
28
28,5
29
29,5
30
30,5
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Minh Châu
Quan Lạn
Đối chứng
MC
Đối chứng QL
Đồ Thị : 3.4.1: Biể u diễ n giá trị trung bình củ a độ mặ n tạ i các lầ n thu mẫ u
14
Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong các mẫu đánh giá cho các giá trị biến động rất rõ rệt
Bảng 3.4.1: Giá trị trung bình của hàm lượng TSS ( mg/l)
TT
Thời điểm
Vị trí thu mẫu
Ghi chú
Minh Châu
Quan Lạn
1
Nước biển ven bờ trước vụ sơ chế
4,025
4,9
Lần 1
2
Nước biển ven bờ trong vụ sơ chế
sứa
13,27
15,07
Lần 2
3
Nước biển ven bờ sau vụ sơ chế sứa
8,62
8,2
Lần 3
4
Mẫu nước thải
213
221
Tuy biến động tương đối nhiều nhưng giá trị TSS trong tất cả các mẫu nước biển ven
bờ vẫn không vợt QCVN10/ BTNMT: 2008 Tuy nhiên giá trị trung bình TSS tại các mẫu
nước thải chế biến sứa cao từ 2,13-2,21 lần so với Quy chuẩn 11 ( quy định giá trị TSS < 100
mg/l đối với nguồn tiếp nhận không dùng cho mục đích cấp nước).
3.4.5. Hàm lượng BOD
Nhu cầu ô xi hóa sinh học BOD
5
trong các mẫu đánh giá trung bình cho các giá trị
biến động rất rõ rệt, các mẫu thu được tại thời điểm trước vụ chế biến sứa ( lần 1) cho giá trị
dao động từ 1,65-1,67 mg O
2
/l thấp hơn từ 14 - 19 lần so với các mẫu thu được trong các
tháng sơ chế sứa tập trung từ 24,1-31,5mgO
2
/l ( lần 2).
Bảng 3.4.2: Giá trị trung bình của hàm lượng BOD
5
( mg/l)
TT
Tên mẫu
Vị trí thu mẫu
Ghi chú
Minh Châu
Quan Lạn
1
Nước biển ven bờ trước vụ sơ chế
1,65
1,67
Lần 1
2
Nước biển ven bờ trong vụ sơ chế sứa
31,5
24,1
Lần 2
0
50
100
150
200
250
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Quy
chuẩn
10
Nước
thải
Quy
chuẩn
11
Minh Châu
Quan Lạn
Đối chứng MC
Đối chứng QL
Mg/l
Thời điểm
Đồ thị 3.4.2: Biể u diễ n giá trị trung bình củ a hà m lượng TSS ( mg/l)
15
3
Nước biển ven bờ sau vụ sơ chế sứa
9,9
7,6
Lần3
4
Mẫu nước thải
177
194,6
Các mẫu nước biển ven bờ thu được tại thời điểm vụ sơ chế sứa kết thúc ( lần 3)
cho kết quả BOD
5
từ 9,9 – 7,6 mg O
2
/l thấp hơn từ 3,1-4,1 lần so với các mẫu thu trong vụ
chế biến sứa tập trung. Mặc dù có biến động nhiều tại các thời điểm thu mẫu khác nhau, tuy
nhiên quy chuẩn 10 không quy định giá trị BOD
5
. Đối với mẫu nước thải chế biến sứa cho các
giá trị trung bình BOD
5
vượt quy chuẩn từ 3,54-3,88 mg/l
( QCVN11/ BTNMT: 2008 quy
định giá trị BOD
5
tối đa cho phép là 50mg/l, cột B).
3.4.6. Hàm lượng COD
Nhu cầu oxi hóa hóa học COD trước thời vụ sơ chế cho thấy khi chưa có các xưởng
sứa hoạt động các mẫu đều cho giá trị thấp hơn so với Quy chuẩn 10. Các mẫu phân tích thu
được trong thời vụ sơ chế sứa cao điểm cho giá trị trung bình từ 36,8-38,6 mgO2/l cao hơn
12,2- 12,8 lần so với Quy chuẩn QCVN10: 2008 đối với nước biển ven bờ bảo vệ đời sống
thủy sinh.
Bảng 3.4.3: Giá trị trung bình của hàm lượng COD ( mg/l)
TT
Thời điểm
Vị trí thu mẫu
Ghi chú
Minh Châu
Quan Lạn
1
Nước biển ven bờ trước vụ sơ
chế
2,5
3,07
Lần 1
2
Nước biển ven bờ trong vụ sơ
chế sứa
36,8
38,6
Lần 2
3
Nước biển ven bờ sau vụ sơ chế
sứa
12,85
9,72
Lần 3
4
Nước thải
163
241
Đồ thị 3.4.3: Biể u diễ n giá trị trung bình củ a thông số BOD
5
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Quy
chuẩn
10
Nước
thải
Quy
chuẩn
11
Minh Châu
Quan Lạn
Đối chứng MC
Đối chứng QL
Mg/l
Thời điểm
16
Đ
ặc
biệt
mẫu
nướ
c
thải
có
giá
trị
CO
D
trung bình cao hơn Quy chuẩn 11 từ 2,03-3,01 lần.
3.4.7. Hàm lượng NO
2
-
Hàm lượng NO
2
-
qua các lần thu mẫu phân tích tại khu vực thu mẫu Minh Châu,
Quan Lạn, cho các giá trị đều rất thấp
3.4.8. Hàm lượng NO
3
-
: Hàm lượng NO
3
-
qua các lần thu mẫu phân tích tại khu vực
thu mẫu Minh Châu, Quan Lạn, dao động từ 0,08 – 0,56 mg/l trong QCVN 10:2008 quy
chuẩn đối với chất lượng nước ven bờ thì không quy định giá trị này, tuy nhiên một số mẫu tại
cao hơn so với tiêu chuẩn đối với nước nuôi trồng thủy sản TCVN 5943-1995 ( 0,5mg/l)
3.4.9. Tổng N: Tổng nitơ tại khu vực thu mẫu Minh Châu, Quan Lạn trong tất cả các
mẫu đánh giá dao động từ 0,3 đến 2,6 mg/l. trong Quy chuẩn 10 không quy định giá trị này.
3.4.10. Tổng P
Hàm lượng P tổng số trong các mẫu đánh giá dao động từ 0,1 đến 0,3 mg/l rất thấp,
trong các quy chuẩn Việt Nam không quy định giá trị này
3.5. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng tại các cơ sở chế biến sứa
3.5.1. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục
Các cơ quan quản lý môi trường và ngành thủy sản cần có các chương trình đào tạo,
hướng dẫn, tập huấn cho người dân đặc biệt các công nhân và chủ cơ sở chế biến sứa tham gia
gìn giữ và bảo vệ môi trường, không gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường, cung cấp các kiến
thức về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và sản phẩm chế biến.
3.5.2. Giải pháp về quy hoạch.
Việc phát triển thêm xưởng chế biến mới trong các khu vực Minh Châu, Quan Lạn,
TT Cô Tô sẽ gây nên quá tải, Vì hiện tại chưa có cơ sở khoa học đánh giá sức chịu tải của môi
0
50
100
150
200
250
Lần 1 Lần 3 Nước
thải
Minh Châu
Quan Lạn
Đối chứng MC
Đối chứng QL
Mg/l
Thời điểm
Đồ thị 3.4.4: Biể u diễ n giá trị trung bình củ a thông số COD
17
trường đối với các khu vực này nên giải pháp trước mắt yêu cầu các địa phương không cho
phép cấp hoạt động đối với các xưởng sơ chế sứa mới. Riêng lĩnh vực thủy sản cần xem xét
nghiên cứu bổ sung quy hoạch cho nghề sơ chế sứa trên địa bàn tỉnh.
3.5.3. Giải pháp về chính sách:
+ Thực hiện nghiêm túc các cam kết bảo vệ môi trường: - Thực hiện nghiêm chỉnh
cam kết bảo vệ môi trường đối với 100% các xưởng sứa hiện đang hoạt động theo đúng trình
tự hướng dẫn của văn bản pháp luật hiện hành. Nếu cơ sở nào không ký cam kết thì kiên
quyết đình chỉ hoạt động sản xuất. Đối với 05 xưởng sứa có vị trí nằm trong ranh giới vườn
Quốc gia Bái Tử Long, trước mắt yêu cầu các chủ xưởng xây dựng và vận hành hệ thống thu
gom và xử lý chất thải sản xuất. Yêu cầu các cơ sở này định kỳ thu mẫu quan trắc chất lượng
nước xung quanh khu vực sản xuất hàng tháng, gửi kết quả quan trắc về cơ quan quản lý tại
địa phương. Nếu phát hiện sai phạm và lặp lại sai phạm 03 lần trở lên yêu cầu Ban Quản Lý
vườn Quốc gia Bái Tử Long lập kế hoạch, chủ trì tổ chức di dời các xưởng sứa trên.
+ Giám sát và quản lý các xưởng chế biến sứa
- Cơ quan quản lý chuyên trách về môi trường địa phương (Phòng Tài nguyên và Môi
trường) hoặc quản lý môi trường trong lĩnh vực ngành (được ủy quyền) cần xây dựng cơ sở
dữ liệu về nguồn thải của toàn bộ các xưởng chế biến sứa để từ đó cấp phép xả thải đối với
các xưởng sơ chế sứa.
Sơ đồ 3.5.1: Phân cấp quản lý các xưởng chế biến sứa
- Theo dõi các xưởng sản xuất và báo cáo đánh giá việc tuân thủ chấp hành cam kết
của các chủ xưởng sứa giao cho chính quyền xã thực hiện định kỳ hàng tháng.
UBND tỉ nh
Sở Nông nghiệ p &
Phát triể n nông thôn
Sở Tà i nguyên &
môi trường
Công an tỉ nh
( cả nh sát Môi trường)
Cơ sở chế biế n sứa
UBND huyệ n
UBND xã
Giám sát
thực
hiệ n cam
kế t MT
Giám sát thực
hiệ n cam kế t
MT, thố ng kê dữ
liệ u nguồ n thả i;
cấ p phép xả thả i
Quy
hoạ ch
nghề
chế
biế n
sứa
Kiể m
tra xử
lý vi
phạ m
Phố i hợp
18
- Phòng tài nguyên môi trường và Thanh tra Sở Tài nguyên môi trường, Sở
NN&PTNT, cảnh sát môi trường định kỳ và đột xuất kiểm tra xử lý vi phạm các xưởng chế
biến sứa. Khi phát hiện có vấn đề vi phạm trong cam kết hoặc không tiến hành các biện pháp
giảm thiểu chất thải trước khi xả ra môi trường cần có hình thức xử lý nghiêm theo quy định.
Việc kiểm tra giám sát cần được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, thực hiện đình chỉ sản
xuất nếu có hành vi cố tình vi phạm và tái phạm 3 lần trở lên.
- Có các hình thức khuyến khích người dân tham gia giám sát (khen thưởng hợp lý)
khi phát hiện các xưởng sứa vi phạm về bảo vệ môi trường, có liên hệ kịp thời với cơ quan
quản lý tại địa phương(lập đường dây nóng)
3.5.4. Giải pháp về đầu tư tài chính.
- Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động giám sát, xây dựng cơ sở dữ liệu
quan trắc thường xuyên vùng biển có các xưởng sứa tập trung sản xuất. Theo dõi và cảnh báo
kịp thời những thay đổi về chất lượng môi trường và đời sống các loài thủy sinh cũng như ảnh
hưởng tới một số hoạt động phát triển kinh tế khác.
- Khuyến khích các tổ chức cá nhân, trong và ngoài nước đầu tư nghiên cứu khoa học,
nâng cao hiệu suất giảm thiểu tác động của chất thải chế biến sứa. Sử dụng các loài tảo biển
và thực vật trôi nổi, rong cỏ biển thả, trồng tái tạo tại các khu vực có sơ chế sứa.
3.5.5. Giải pháp về Khoa học Công nghệ.
- Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật xử lý nước
và rác thải chế biến sứa
- Triển khai các đề tài nghiên cứu đánh giá sức chịu tải của môi trường để đề xuất
khoảng cách thích hợp giữa các xưởng chế biến sứa ( Đặc biệt cho khu vực đảo Ba Mùn)
- Nghiên cứu sử dụng một số loài tảo biển, thực vật nổi thả bổ sung vào các khu vực
sơ chế sứa, nhằm mục đích chyển BOD, và COD trong nước biển vào các chu trình sinh địa
hóa của hệ sinh thái biển.
Giảm thiểu chất thải rắn [22,23]
Có thể nói một cách đơn giản quá trình giảm thiểu chất thải rắn tại cơ sở sản xuất chế
biến sứa bao gồm 3 giai đoạn: Thu gom, phân loại, xử lý
Phân loại
Chất hc ko lên men
Các đồ thủy tinh, sứ
Chất hữu cơ
Tái sử
Dụng
Chôn lấp Tái chế
ủ đống
windrow
Hố chôn lấp Lấp đất
Chất thải
cân
Đốt
19
Đốt rác rác dễ cháy bao gồm giấy, vải vụn, quần áo hỏng, rách, gỗ, túi nilon, bao dứa,
chai lọ nhựa đưa ra khu vực trống cách xưởng 3 -5m đổ thành đống, định kỳ sau 7 ngày tiến
hành đốt rác.
Đổ ra nơi quy định: Đối với loại rác không cháy đưa ra vị trí khác cũng cách xưởng 3-
5m đổ thành đống riêng, đập vỡ hoặc nghiền vụn làm giảm thể tích ( loại rác này không đáng
kể, nên quy định riêng một chỗ thải)
Chôn lấp kết hợp men vi sinh [37,38,41]:
Rác hữu cơ từ sinh hoạt của công nhân và
sứa phế phẩm, phần dư thừa
Giảm thiểu tác động của nƣớc thải
- Đối với nƣớc thải chế biến sứa hàng ngày: yêu cầu các cơ sở xây dựng các bể chứa
nước với dung tích tương ứng với lượng nước sử dụng cho sản xuất trong một ngày để áp
dụng một số biện pháp giảm thiểu thông thường như sau:
Biện pháp xử lý lý học
Thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn
rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực li tâm và lọc.
Biện pháp xử lý hóa học và hóa lý [9,14]
Bước1: Trung hòa ( xử lý hóa học): nước thải trung hòa đưa pH về khoảng 6,5 – 8,5
trước khi thải vào nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo. Nâng pH của
nước thải lên bằng cách đưa thêm vôi vào.
Bước 2: Keo tụ, tạo bông : chất hữu cơ có kích thước nhỏ hơn 5mm và một phần các
hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân tán, kích thước các hạt thường dao động từ
0,1 – 10 m. Các hạt này không nổi cũng không lắng, và do đó tương đối khó tách loại. Các
hạt keo đã bị trung hòa điện tích có thể liên kết với các hạt keo khác tạo thành bông cặn có
kích thước lớn hơn, nặng hơn và lắng xuống, quá trình này được gọi là quá trình tạo bông
Nước thải
Sản xuất
Song chắn rác,
lưới chắn rác
Nước thải có độ pH ổn định từ
6,5-8,5
Hố
chôn
lấp
chất
hữu cơ
Chất đông
tụ tạo keo
ChÊt ®«ng
tô t¹o keo
Thu gom
Nước thải đã được
giảm thiểu chất
hữu cơ tháo ra
biển lúc triều
cường
Men vi
sinh
Bùn lắng
Vớt váng,
bọt
Vôi sống
Nước thải đã loại bỏ
CHC kích thước lớn
20
Bước 3: Chờ thời điểm nước triều cường tháo nước thải ra ngoài môi trường
Bước 4: Những phần keo tụ sau khi lắng xuống đáy bể sẽ được hút ra ngoài đưa vào hố
chôn lấp 3-5 ngày một lần
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. Kết luận
1. Nghề khai thác và chế biến sứa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là nghề hiệu quả kinh
tế cao, góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho một lượng lao động
lớn trong thời vụ nông nhàn.Vì vậy cần có chiến lược phát triển bền vững nghề chế biến sứa
tại địa phương
2. Kết quả điều tra hiện trạng các cơ sở chế biến sứa cho thấy 100% các xưởng chế biến
sứa không có giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận, vi phạm khoản 8, điều 8 Nghị định
số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực Tài nguyên nước. 04 cơ sở nằm trong ranh giới Vườn Quốc gia Bái Tử Long không có
báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt vi phạm quy
định trong khoản 2, điều 8 Nghị định số 117/ 2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ
về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Vân Đồn có 14 xưởng và 07
xưởng tại Móng Cái, Hải Hà không được cấp phép và chưa có văn bản nào về chỉ đạo quản lý
các xưởng chế biến sứa tại các huyện Hải Hà, Móng Cái, Cô Tô. 11 xưởng có cam kết bảo vệ
môi trường theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Phân tích các mẫu môi trường nước biển ven bờ tại các khu vực có xưởng chế biến
sứa cho thấy các chỉ tiêu DO, Độ mặn, pH ít biến động. Các chỉ số BOD, COD, TSS biến
động tương đối lớn tại các lần thu mẫu khác nhau và so với các mẫu đối chứng. Đặc biệt
thông số COD, giá trị COD trung bình của các mẫu nước biển ven bờ từ 36,8-38,6 mgO2/l
cao hơn 12,2- 12,8 lần so với Quy chuẩn QCVN10.Tuy thông số BOD
5
trong Quy chuẩn 10
không quy định, nhưng giá trị trung bình vượt giá trị giới hạn đối với nước nuôi trồng thủy
sản từ 2,4-3,1 lần Quy định trong Thông Tư sô: 02/TT-BTS ngày 20/3/2006 Hướng dẫn điều
21
kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản( 10 mg/l), và biến động gấp 14-19 lần
so với các mẫu đối chứng.
Kết quả phân tích mẫu nước thải tại điểm xả của các xưởng chế biến cho giá trị trung
bình so với Quy chuẩn 11: BOD
5
từ 160-200 mgO2/l cao hơn từ 3,2-4 lần. Giá trị COD từ
190-250 mgO
2
/l cao hơn từ 1,58-3,01; TSS từ 200-230mg/l cao hơn từ 2-2,3 lần.
B. Kiến nghị
- Sớm bổ sung quy hoạch nghề chế biến sứa vào quy hoạch phát triển ngành thủy sản
tại Quảng Ninh
- Cần đầu tư nghiên cứu khoa học giảm thiểu tác động của chất thải chế biến sứa đến
chất lượng môi trường nước biển và các loài động thực vật thủy sinh
- Sử dụng các biện pháp hỗ trợ như trồng tái tạo, phục hồi một số loài thực vật có khả
năng làm sạch chất lượng môi trường nước tại các khu vực có sơ chế sứa
References
Tiếng Việt
1.Bộ Tài nguyên và Môi trường. QCVN 10: 2008 Quy chuẩn về chất lượng môi trường
nước ven bờ bảo vệ đời sống thủy sinh
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông tư số:05/BTN&MT ngày 08/12/2008 Hướng
dẫn Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,
3. Chính phủ. Nghị định số: 117/ 2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4. Chính phủ. Nghị định số: 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước.
5. Đại học Kỹ thuật công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh ( 2010), Nghiên cứu sản xuất
compost từ chất hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt
6. Đặng Kim Chi ( 2006), Hóa học môi trường, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà
Nội
7. Lê Huy Bá ( 2005), Sinh thái môi trường ứng dụng. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
8. Lê Quốc Hùng (2006), Các phương pháp và thiết bị quan trắc môi trường nước, Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
9. Lương Đức Phẩm ( 2007), Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, Nhà
xuất bản Giáo dục
10. Lê Văn Khoa (2007) Chỉ thị sinh học môi trường. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo Dục.
22
11. Lê Trình (1997) Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Thành phố Hồ
Chí Minh: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
12. Lê Trình (2004) Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện các chỉ tiêu sinh học để đánh giá
chất lượng và phân vùng, phân loại môi trường nước các thủy vực thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Dương Thạo và Nguyễn Hoàng Minh (2010), Nguồn lợi sứa Vịnh Bắc Bộ,
Viện Nghiên cứu Hải Sản Hải Phòng
14. Nguyễn Lan Hương (2009) Đề tài xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phương pháp
hiếu khí, Viện Công nghệ sinh học
15. Nguyễn Văn Tuyên ( 2003) Đa dạng sinh học tảo trong thủy vực nội địa Việt nam –
triển vọng và thử thách, Nhà xuất bản nông nghiệp
16. Nguyễn Đức Cự (2006), Xây dựng mô hình lan truyền chất ô nhiễm cho vịnh Hạ
Long – vịnh Bái Tử Long, Viện Tài nguyên và Môi trường biển
17. Phòng Nông nghiệp và triển nông thôn huyện Vân Đồn. Báo cáo tổng kết năm từ (
2007-2011)
18. Phòng Tài nguyên Môi trường và nông nghiệp huyện Cô Tô. Báo cáo tổng kết năm
từ 2007-2011
19. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập 1 ( 2005), NXB Khoa hoc – Kỹ
thuâ
̣
t
20. Sở Thủy sản Quảng Ninh, Báo cáo tổng kết năm từ ( 2007-2008)
21. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (1999), Giáo trình Công nghệ xử lý nước thải , Nhà
xuất bản Khoa học- Kỹ thuâ
̣
t,.
22. Trần Văn Quy ( 2009) Cơ chế quá trình Lý – hóa – sinh xử lý chất thải NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2009
23. Trịnh Thị Thanh ( 2008), Quản lý và xử lý chất thải rắn, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội
24. Bộ Tài nguyên và Môi trường. QCVN 11: 2008 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
nước thải chế biến thủy sản
25. Bộ Tài nguyên và Môi trường. QCVN 24: 2009 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
nước thải công nghiệp
26. Đỗ Đình Minh ( 2010), Chuyên đề Khai thác sứa tại Quảng Ninh, Chi cục Khai thác
và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ninh
27. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết năm từ
(2009-2011)
23
28. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập 2 ( 2005) NXB Khoa hoc – Kỹ
thuâ
̣
t
29. Tài liệu khí tượng thủy văn Quảng Ninh
30. Trần Đức Thạnh (2009), Nghiên cứu đánh giá sức tải môi trường và đề xuất các giải
pháp quản lý, bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long – Bái Tử Long, Viện Tài nguyên và Môi
trường biển
31. Trần Lưu Khanh, Nguyễn Đức Cự, Trương Văn Bốn, và nnk, 2005, Nghiên cứu sức
chịu tải, khả năng tự làm sạch môi trường của một số thủy vực nuôi cá lồng bè, làm cơ sở
phát triển hợp lý nghề nuôi hải sản ven bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng, Viện Nghiên cứu
Hải Sản Hải Phòng.
32. Tô Nguyệt Nga, 2009, Khảo sát chất lượng nước mặt trong thủy vực thành phố
Long Xuyên nhằm xác định mức ô nhiễm vùng nước, Đại học An Giang.
33. Ủy ban nhân dân huyện Cô Tô, Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản huyện Cô Tô –
Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005-2015 và tầm nhìn 2020
34. Ủy Ban nhân dân huyện Vân Đồn. Đề án xây dựng Nông thôn mới huyện Vân Đồn
giai đoạn 2010- 2020 và định hướng đến năm 2030
35. Vũ Duy Vĩnh, 2005. Mô hình tính toán nghiên cứu thủy động lực và chất lượng
nước khu vực Vịnh Hạ Long. Tuyển tập tài nguyên và môi trường biển, tập XII, trang 33-51.
NXB KH&KT, Hà Nội
36. JICA, 1998, Dự án Nghiên cứu quản lý môi trường vịnh Hạ Long
Tiếng Anh
37.
38.
39. www.calrecycle.ca.gov/lea/Conference/ /Compost101/Aslam.ppt
40. www.p2pays.org/ref/02/01624_files/01624.ppt
41. The Biocycle Guide to In-Vessel Composting, JG Press. Inc., Emmaus, PA, 1986.
40. The Biocycle Guide to The Art and Science of Composting, JG Press. Inc ,
Emmaus, PA, 1991.
41. California Integrated Waste Management Board. Comprehensive Compost Odor
Response Project. 2007. San Diego State University Contractor’s Report to the Board
.
.
42. Metcalf & Eddy – Wastewater engineering: treatment, disposal, and reuse., inc.
Third edition, by George Tchobanoglous.
.