Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.92 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ ANH

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Ở
TRƯỜNG THPT HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ ANH

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Ở
TRƯỜNG THPT HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8 22 90 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh



THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy
học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, bảng biểu, nguồn trích dẫn trong luận
văn mang tính khoa học, trung thực. Những kết luận của luận văn chưa từng được công
bố trong bất cứ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình Cao học và hoàn thành luận văn Thạc sĩ, trước hết,
tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Lịch sử, phòng Sau đại học Trường Đại
học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, đặc biệt là những thầy cô đã trực tiếp đứng lớp
giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh - người
đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết, chỉ bảo tận tình, chu đáo, luôn động viên và giúp

đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên và học
sinh trường THPT Lương Tài - nơi tôi đang công tác; Ban giám hiệu, giáo viên và học
sinh trường THPT Lương Tài II, trường THPT Lương Tài III, THPT Gia Bình I, THPT
Lê Văn Thịnh - nơi tôi đến điều tra, khảo sát; các đồng nghiệp, người thân, bạn bè, đã
cung cấp tư liệu và động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng hết sức, song do trình độ và thời
gian còn hạn chế, nên luận văn còn nhiều thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được sự
đóng góp của thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 7
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 7

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................. 8
6. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 9
7. Đóng góp của đề tài .................................................................................................. 9
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................. 9
9. Cấu trúc đề tài ........................................................................................................... 9
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT
KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ Ở TRƯỜNG THPT ............................................................................................ 11
1.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................................... 11
1.1.1. Xuất phát điểm của vấn đề ................................................................................ 11
1.1.2. Khái quát về dạy học theo chủ đề ..................................................................... 18
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của dạy học theo chủ đề trong dạy học Lịch sử ở trường
phổ thông .................................................................................................................... 23
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 26
1.2.2. Phân tích nguyên nhân của thực trạng .............................................................. 38
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 41
Chương 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ PHẦN
LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 ................................................................................ 42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT ....... 42
2.1.1. Vị trí .................................................................................................................. 42
2.1.2. Mục tiêu ............................................................................................................ 42
2.1.3. Nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT .............................. 44
2.2. Quy trình xây dựng các chủ đề ............................................................................ 46
2.2.1. Những điểm cần lưu ý khi xây dựng các chủ đề dạy học ................................. 46
2.2.2. Quy trình xây dựng chủ đề ............................................................................... 47

2.3. Xây dựng các chủ đề dạy học phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm
2000 ............................................................................................................................ 63
2.3.1. Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945 ......................................................... 63
2.3.2. Giai đoạn 1945 - 1954 ...................................................................................... 64
2.3.3. Giai đoạn 1954 - 1975 ...................................................................................... 65
2.3.4. Giai đoạn 1975 đến nay .................................................................................... 66
2.3.5. Một số chủ đề khác ........................................................................................... 66
2.4. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học
theo chủ đề phần lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT. ..................................................... 68
2.4.1. Một số PPDH tích cực ...................................................................................... 68
2.4.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực ....................................................................... 84
2.5. Thực nghiệm sư phạm ......................................................................................... 88
2.5.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................... 88
2.5.2. Đối tượng thực nghiệm ..................................................................................... 88
2.5.3. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 89
2.5.4. Phương pháp thực nghiệm ................................................................................ 89
2.5.5. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................... 89
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 97
PHỤ LỤC................................................................................................................. 101

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT


Chữ đầy đủ

Chữ viết tắt

1

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

2

GV

Giáo viên

3

HS

Học sinh

4

PPDH

Phương pháp dạy học

5


THPT

Trung học phổ thông

6

tr

Trang

7

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh dạy học truyền thống và dạy học theo chủ đề............................... 21
Bảng 1.2. Quan điểm của GV về dạy học theo chủ đề ............................................... 27
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp ý kiến GV về PPDH theo chủ đề trong giờ học Lịch sử ... 31
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp ý kiến của HS về dạy học Lịch sử theo chủ đề .................. 34
Bảng 1.5. Bảng tổng hợp ý kiến HS về PPDH theo chủ đề trong giờ học Lịch sử .... 36
Bảng 1.6. Bảng tổng hợp mức độ hứng thú của HS đối với các phương pháp được
GV sử dụng trong dạy học Lịch sử theo chủ đề. ......................................... 37
Bảng 2.1. Bảng thống kê điểm kiểm tra của HS lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ...... 90

Bảng 2.2. Bảng so sánh độ chênh lệch điểm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.... 91

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra của hai lớp đối chứng và lớp
thực nghiệm (theo tỉ lệ %) ....................................................................... 90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu trở
thành nước công nghiệp hiện đại và hội nhập quốc tế vào năm 2020. Để đạt được mục
tiêu đó nước ta phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Một trong điều kiện để phát
triển nguồn nhân lực chính là giáo dục và đào tạo. Xuất phát từ thực tế đó, đòi hỏi giáo
dục phải có những chuyển biến mới để đào tạo ra lớp người lao động năng động, sáng
tạo và phát triển toàn diện. Nghị quyết Hội nghị TW8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo đã xác định: “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và
học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học
tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.” [1, tr.45].
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo quyết

định 771/QĐ - TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới
PPDH và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học.
Như vậy, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển toàn diện năng lực người học
được xem là một nhu cầu bức thiết của xã hội ngày nay. Trong các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục thì đổi mới PPDH được xem là khâu vô cùng quan trọng
và có ý nghĩa quyết định.
Cùng với các môn học khác, bộ môn Lịch sử trong trường phổ thông phải góp
phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Muốn vậy, việc dạy học Lịch sử cần
thực hiện đổi mới PPDH để hình thành, phát triển cho HS các năng lực học tập và nâng
cao chất lượng dạy - học bộ môn. Dạy học theo chủ đề là một trong những quan điểm
dạy học phù hợp với mục tiêu đổi mới và đáp ứng được nhu cầu học tập của HS hiện
nay, đặc biệt là với bộ môn Lịch sử. Dạy học theo chủ đề là con đường tích hợp những
nội dung từ một số đơn vị bài học, môn học có liên hệ với nhau làm thành nội dung bài
học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn; là sự kết hợp giữa mô hình dạy học
truyền thống và hiện đại, ở đó GV không chỉ dạy học bằng cách truyền thụ kiến thức
mà chủ yếu là hướng dẫn HS tự lực tìm kiếm thông tin, nhờ đó HS được rèn luyện các
kĩ năng học tập để tìm ra kiến thức và sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ
có ý nghĩa thực tiễn. Dạy học theo chủ đề góp phần tạo tư duy lôgic cho HS, kiến thức
cung cấp cho HS mang tính hệ thống và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, nếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




áp dụng dạy học theo chủ đề để dạy và học các môn học ở trường phổ thông nói chung
và môn học Lịch sử nói riêng sẽ phát huy tính tích cực, chủ động và gây hứng thú học
tập cho HS.
Trong những năm gần đây, việc học tập bộ môn Lịch sử đã có những bước phát
triển nhất định, ghi nhận sự cố gắng của cả GV và HS. Tuy nhiên, do nhiều nguyên

nhân khác nhau, hiệu quả giáo dục lịch sử còn nhiều bất cập, hạn chế gây ra sự bức xúc
và trở thành đã thiết kế mô hình “khăn trải bàn”
cho các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào sách giáo khoa, mạng internet
để trả lời các câu hỏi:


+ Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
+ Các hoạt động đấu tranh tiêu biểu của giai cấp tiểu tư sản sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất?
+ Giới thiệu bằng cách thuyết trình về một sự kiện hoặc vấn đề mà em tâm đắc
nhất trong hoạt động đấu tranh của tiểu tư sản?
- HS các nhóm suy nghĩ cá nhân và viết ý kiến của mình vào phần cạnh “khăn
trải bàn” trước mặt mình.
- HS thảo luận nhóm, tìm ra những ý kiến chung và viết vào phần chính giữa
“khăn trải bàn”.
- Hết thời gian, GV sẽ thu lại các “khăn trải bàn” và chấm điểm thật nhanh để
chọn ra 2 nhóm có câu trả lời đúng nhất thi tài trong nội dung thuyết trình về một sự
kiện hoặc vấn đề tâm đắc nhất.
- GV cùng cả lớp sẽ đánh giá sản phẩm của 2 nhóm (gồm “khăn trải bàn” và bài
thuyết trình) rồi cho điểm thích hợp để động viên các nhóm.
3. Gợi ý sản phẩm
Tầng lớp tiểu tư sản trí thức sôi nổi đấu tranh đòi những quyền tự do dân chủ.
- Thành lập các tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa đoàn, Phục Việt, Hưng
Nam, Thanh niên Cao vọng, Đảng Thanh niên, Tâm tâm xã…với nhiều hoạt động
phong phú và sôi động: mít tinh, biểu tình, bãi khoá, bãi thị…
- Nhiều tờ báo tiến bộ lần lượt ra đời (báo tiếng Việt: Hữu thanh, Tiếng dân,
Đông Pháp thời báo, Thực nghiệp dân báo; báo tiếng Pháp: Chuông rè, An Nam trẻ,
Người nhà quê, Tiếng dân); thành lập các nhà xuất bản tiến bộ (Nam Đồng thư xã,
Cường học thư xã)… để cổ động tinh thần yêu nước, đòi các quyền tự do dân chủ.
- Một số sự kiện có tiếng vang lớn là:

+ 6/1924, tiếng bom Phạm Hồng Thái ở Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc) đã
cổ vũ mạnh mẽ phong trào yêu nước.
+ Đấu tranh đòi Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (11/1925).
+ Lễ đưa tang và truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh (3/1926).
+ Cuộc đấu tranh đòi Pháp thả Nguyễn An Ninh (3/1926).
- Sự kiện tiêu biểu: Tiếng bom Phạm Hồng Thái (6/1924).
Tháng 6 năm 1924, Toàn quyền Đông Dương - Martial Henri Merlin thực hiện
một loạt các cuộc viếng thăm Vân Nam, Hương Cảng, Nhật Bản....để vận động, câu
kết, điều đình với chính quyền quân phiệt ở Châu Á về vấn đề trục xuất Việt kiều nhằm
ngăn ngừa cuộc vận động giải phóng của dân tộc Việt Nam. Trên đường về, Merlin


ghé thăm khu tô giới Sa Diện của Pháp ở Quảng Châu. Được tin, Tâm tâm xã chủ
trương thực hiện ám sát Merlin để gây thanh thế cho tổ chức, thức tỉnh quốc dân đồng
bào trong nước và đánh động dư luận thế giới. Phạm Hồng Thái xung phong trực tiếp
thực hiện sứ mệnh này, cùng với sự trợ giúp của một số đồng chí khác.
Bám sát theo hành trình của Merlin từ khi hắn đặt chân xuống bến tàu, nhưng
Phạm Hồng Thái chưa ra tay được vì hệ thống mật vụ Pháp bố trí dày đặc và nếu hành
động có thể gây thương vong cho người vô tội. Gặp nhiều khó khăn, nhiều lần suýt bị lộ,
nhưng Phạm Hồng Thái vẫn kiên quyết thực hiện nhiệm vụ đến cùng. Biết được thông
tin ngày 19/6/1924, lãnh sự Pháp sẽ tổ chức đón tiếp tên Toàn quyền Đông Dương Merlin tại Khách sạn Victoria, Phạm Hồng Thái cải trang là một ký giả với một khẩu
súng lục và một trái bom giấu trong máy chụp ảnh, lọt được vào khách sạn. Khi bữa tiệc
vừa bắt đầu thì Phạm Hồng Thái ném bom từ cửa sổ vào giữa bàn tiệc. Một tiếng nổ lớn
vang lên, nhiều người gục xuống, nhưng Merlin thì chỉ bị thương do đứng cách vị trí
bom nổ hơi xa. Tiếng kêu cứu hoảng loạn cả ngôi nhà...Quân cảnh và mật vụ rầm rập xô
tới. Lợi dụng lúc lộn xộn, Phạm Hồng Thái đã thoát khỏi khách sạn, nhưng bị cảnh sát
truy đuổi gắt gao, súng hết đạn và không cam chịu để lọt vào tay giặc, đã hiên ngang
nhảy xuống Bạch Nga Đàm và anh dũng hi sinh.
Sáng hôm sau, báo chí Trung Quốc và báo chí các nước tại Trung Quốc đồng
loạt đưa tin và bình luận suốt tuần về một vụ nổ bom của một thanh niên Việt Nam yêu

nước. Đặc biệt, nhân dân Trung Quốc đã bày tỏ rõ sự đồng tình và xúc động mạnh mẽ
với hành động trên. Đến tháng 12 cùng năm, chính phủ Tôn Trung Sơn cải táng mộ
Phạm Hồng Thái về đồi Thái Hòa tại Hoàng Hoa Cương - nơi an táng 72 liệt sỹ Trung
Hoa hi sinh vì nước.
Hoạt động 4: Tìm hiểu tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng.
1. Mục tiêu
HS trình bày được sự thành lập, chủ trương đường lối, thành phần tham gia, địa
bàn hoạt động và các hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng.
2. Phương thức
Sử dụng phương pháp đóng vai: Để tổ chức hoạt động này GV và HS cần có sự
chuẩn bị trước. Cụ thể: GV chuẩn bị trước kịch bản đóng vai Nguyễn Thái Học - lãnh
tụ của Việt Nam Quốc dân đảng và giao cho một HS có tài diễn xuất của lớp hoặc GV
có thể giao nhiệm vụ cho ban cán sự lớp (lớp cùng nhau xây dựng kịch bản đóng vai
Nguyễn Thái Học và tập kịch, qua đó giới thiệu những nét cơ bản về tổ chức và hoạt
động của tổ chức).


GV giao nhiệm vụ cho HS trước khi diễn ra tiết học 1 tuần. Trong thời gian HS
chuẩn bị, GV cần thường xuyên cập nhật tình hình, có sự chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời để
HS hoàn thành nhiệm vụ.
Trước khi các HS lên đóng vai, GV giao nhiệm vụ cho cả lớp: Các em theo dõi
cuộc gặp gỡ đặc biệt sau đây và trả lời các câu hỏi:
+ Sự ra đời, mục đích, lực lượng tham gia của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng?
+ Hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng?
+ Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng có đóng góp gì cho phong trào yêu nước ở
Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Sau khi kết thúc hoạt cảnh, GV cho cả lớp thảo luận để trả lời các câu hỏi, qua
đó tìm ra kiến thức cơ bản của nội dung “Việt Nam Quốc dân đảng”.
3. Gợi ý sản phẩm
Chọn 1 HS đóng vai Nguyễn Thái Học và một nhóm 3 HS đóng vai là những

HS yêu thích lịch sử, mong muốn được tìm hiểu về tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng.
- Nguyễn Thái Học: Chào các cháu, ta chính là Nguyễn Thái Học - lãnh tụ của
Việt Nam Quốc dân đảng. Hôm nay ta rất vui vì được gặp các cháu ở đây - thế giới
hiện đại - nơi mà ta chỉ có thể đến trong giấc mơ.
- Nhóm HS: Chúng cháu chào ông ạ! Chúng cháu là những HS rất yêu thích lịch
sử. Hôm nay được gặp ông chúng cháu rất bất ngờ. Ông hãy kể cho chúng cháu nghe
về ông và tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng được không ạ?
- Nguyễn Thái Học: Ồ, được chứ, ta rất sẵn lòng. Các cháu ạ, ta sinh năm 1902
tại Vĩnh Yên. Gia đình ta là một gia đình trung nông sống bằng nghề làm ruộng và dệt
vải, buôn vải. Năm 1925, khi đang là sinh viên trường Cao đẳng Thương mại thuộc
Đại học Đông Dương ta đã tham gia thành lập nhà xuất bản Nam Đồng Thư Xã. Ngày
25/12/1927, ta cùng với Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Lê Văn Phúc, Hoàng Văn
Tùng, Hoàng Phạm Trân và một số đồng chí khác đã quyết định thành lập tổ chức Việt
Nam Quốc dân đảng dựa từ cơ sở hạt nhân đầu tiên là nhà xuất bản Nam Đồng Thư
Xã. Đây là một đảng cách mạng hoạt động bí mật, chống Pháp bằng đường lối bạo
động vũ trang theo khuynh hướng dân chủ tư sản, với mục tiêu là đánh đổ đế quốc,
phong kiến, thành lập dân quyền, đại diện quyền lợi của tư sản dân tộc, tiểu tư sản lớp
trên. Thành phần tham gia tổ chức ta là trí thức, học sinh, giáo viên, người làm nghề tự
do, thân hào, thân sĩ ở nông thôn, binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Chúng ta
hoạt động chủ yếu ở Bắc Kỳ các cháu ạ.


- Nhóm HS: Ông ơi, vậy tổ chức của ông có những hoạt động chủ yếu nào ạ?
- Nguyễn Thái Học: Vào tháng 2/1929, tổ chức của ta đã ám sát trùm mộ phu
Badanh ở Hà Nội nhưng thất bại. Nhân sự kiện này Pháp tiến hành cuộc khủng bố dã man
các chiến sĩ của ta. Bị động trước tình thế, ta cùng các đồng chí lãnh đạo quyết định dốc
hết lực lượng thực hiện cuộc bạo động cuối cùng để “không thành công cũng thành nhân”.
Đêm 9/2/1930, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Sơn Tây, sau đó là Hải Dương, Thái
Bình…, ở Hà Nội cũng có đánh bom phối hợp. Nhưng do chuẩn bị gấp rút, lực lượng
mỏng nên cuộc khởi nghĩa của đảng ta đã nhanh chóng bị thất bại.

- Nhóm HS: Sau đó Việt Nam Quốc dân đảng ra sao thưa ông?
- Nguyễn Thái Học: Phần lớn các lãnh tụ của tổ chức sau đó bị thực dân Pháp
bắt giam, người thì tự sát trong ngục thất, người thì bị Pháp đem ra chém đầu. Ngày 17
tháng 6 năm 1930, ta cùng 12 đồng chí khác bị Pháp xử chém tại Yên Bái các cháu ạ.
- Nhóm HS: Ông ơi, cháu vẫn nhớ như in những câu thơ đầy ý chí chiến đấu
được ông viết trong ngục thất:
“Chết vì tổ quốc,
Cái chết vinh quang,
Lòng ta sung sướng
Trí ta nhẹ nhàng”
Và cả tấm lòng yêu nước không gì khuất phục được của ông và các đồng đội
trên pháp trường ngay trước giờ xử chém: “Việt Nam vạn tuế”. Chúng cháu - các thế
hệ hôm nay vẫn mãi luôn ghi nhớ công lao của các nhà yêu nước, của các bậc tiền bối
trong tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng ông ạ.
- Nguyễn Thái Học (xúc động): Ta rất vui vì các cháu hiểu được sự hi sinh của
chúng ta cho đất nước, cho dân tộc. Các cháu hãy yêu và trân trọng những gì của ngày
hôm nay nhé, hãy không ngừng cống hiến cho đất nước. Ồ, hết thời gian mất rồi, ta
phải trở về nơi ta an nghỉ đây. Tạm biệt các cháu!
- Nhóm HS: Vâng, chúng cháu chào ông ạ!
Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá phong trào yêu nước theo khuynh hướng
dân chủ tư sản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. Mục tiêu
HS rút ra được những nhận xét, đánh giá cụ thể về phạm vi, mức độ; hình thức
đấu tranh; nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ
tư sản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
2. Phương thức


GV phát cho mỗi HS một phiếu học tập và yêu cầu HS dựa vào sách giáo khoa
cùng với các nội dung đã được học trong chủ đề để hoàn thành phiếu học tập.

GV sẽ thu bài và chấm bài của 5 HS làm nhanh nhất, sau đó chữa cho HS cả lớp.

3. Dự kiến sản phẩm

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội
ở hoạt động hình thành kiến thức về: hoàn cảnh thế giới và trong nước sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản, nhận xét,
đánh giá phong trào.
2. Phương thức


- GV trình chiếu câu hỏi trắc nghiệm và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong
quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Câu 1: Cho biết mục tiêu đấu tranh trong phong trào yêu nước dân chủ công
khai những năm 1919 - 1925?
A. Đòi một số quyền lợi về kinh tế và các quyền tự do dân chủ.
B. Chống bọn tư bản Pháp nắm độc qưyền xuất cảng lúa gạo.
C. Đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).
D. Thành lập Đảng Lập hiến tập hợp lực lượng quần chúng chống Pháp.
Câu 2: Phong trào đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng đó là:
A. chống độc quyền thương cảng Sài Gòn.
B. chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kỳ.
C. phong trào "Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa".
D. thành lập Đảng lập hiến để tập hợp lực lượng quần chúng.
Câu 3: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo
khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?
A. Chủ nghĩa Mac - Lê nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
B. Do ảnh hưởng của tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.

C. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.
D. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.
Câu 4: Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong
phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) là:
A. "Chuông rè", "An Nam trẻ", "Nhành lúa".
B. "Tin tức", "Thời mới", "Tiếng dân".
C. "Chuông rè", "Tin tức", "Nhành lúa".
D. "Chuông rè", "An Nam trẻ", "Người nhà quê".
Câu 5: Trong phong trào yêu nước công khai, sự kiện nào nổi bật trong năm 1925?
A. Cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu
B. Đám tang Phan Châu Trinh
C. Xuất bản tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp"
D . Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
Câu 6: Mục tiêu của tồ chức Việt Nam Quốc dân đảng là gì?
A. Đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ phong kiến.
B. Đánh đuổi Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
D. Đánh đổ giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, lập nên nước Việt Nam độc lập
Câu 7. Tháng 12-1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính đã thành lập:


A. Tân Việt Cách mạng đảng.
B. Việt Nam quốc dân đảng.
C. Đông Dương cộng sản đảng.
D. Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Câu 8. Lí giải nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của cuộc khởi nghĩa
Yên Bái?
A. Việt Nam quốc dân đảng tổ chức còn lỏng lẻo
B. giai cấp tư sản còn nhỏ, yếu cả về kinh tế lẫn chính trị nên không đủ sức nắm
vững ngọn cờ cách mạng

C. thực dân Pháp còn mạnh.
D. thiếu đường lối chính trị đúng đắn.
Câu 9: Lực lượng nào dưới đây nắm quyền lãnh đạo trong Việt Nam Quốc
dân đảng?
A. Giai cấp công nhân.
B. Đại diện của trí thức tiểu tư sản và tư sản dân tộc.
C. Đại diện giai cấp nông dân.
D. Đại diện giai cấp tư sản dân tộc và giai cấp công nhân.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây khẳng định nguyên tắc tư tưởng của Việt Nam
Quốc dân đảng?
A. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
B. Cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp.
C. Đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
D. Độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Mục tiêu
- HS vận dụng các kiến thức được học trong chủ đề để giải quyết các vấn đề liên
quan.
1. Theo em, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài khuynh hướng cứu nước
dân chủ tư sản thì ở nước ta còn có sự tồn tại của khuynh hướng cứu nước nào khác
không? Vì sao?
2. Sự thất bại của khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất nói lên điều gì?
2. Phương thức
GV cho HS thảo luận, trao đổi ngay tại lớp để giúp các em nhớ bài, hiểu bài.
3. Dự kiến sản phẩm


1. Theo em, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài khuynh hướng cứu nước
dân chủ tư sản thì ở nước ta còn có sự tồn tại của khuynh hướng cứu nước nào khác

không? Vì sao?
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài khuynh hướng cứu nước dân chủ tư
sản thì ở nước ta còn có sự tồn tại của khuynh hướng cứu nước vô sản do giai cấp coog
nhân lãnh đạo.
+ Lí do: xuất phát từ sự phân hóa xã hội, đặc điểm của giai cấp công nhân và sự
tác động của cách mạng tháng Mười Nga cùng với hoạt động cách mạng tích cực của
Nguyễn Ái Quốc.
2. Sự thất bại của khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất nói lên điều gì?
+ Giai cấp tư sản và tiểu tư sản không phải là giai cấp tiên tiến lãnh đạo cách
mạng Việt Nam.
+ Ngọn cờ dân chủ tư sản không phải là đường lối cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
+ Góp phần khẳng định giai cấp công nhân với đường lới cách mạng vô sản
chính là sự lựa chọn của lịch sử.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những
vấn đề mới trong học tập và thực tiễn như:
+ Qua hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng, em học được gì ở tấm
gương chiến đấu và hi sinh của các nhà yêu nước.
- Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học như:
+ Những hình ảnh, phim, thơ về hoạt động giai cấp tư sản, tiểu tư sản.
+ HS tự sưu tầm các hình ảnh nổi tiếng liên quan tới các sự kiện trong bài học.
2. Phương thức
- GV giao nhiệm vụ cho HS (HS có thể làm bài tập ở nhà):
1. Sưu tầm các hình ảnh, phim, thơ về hoạt động của giai cấp tư sản, tiểu tư sản
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
2. Em học được gì qua tấm gương chiến đấu và hi sinh của các nhà yêu nước.
- HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh…)
- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư

điện tử…
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
MỘT SỐ HÌNH ẢNH DẠY THỰC NGHIỆM


Phụ lục 5: Đề kiểm tra sau giờ học tại lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.


ĐỀ KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ
(Thời gian 15 phút)
I. Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1: Phong trào đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng đó là:
A. Chống độc quyền thương cảng Sài Gòn.
B. Chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kỳ.
C. Phong trào "Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa".
D. Thành lập Đảng lập hiến để tập hợp lực lượng quần chúng.
Câu 2: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo
khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?
A. Chủ nghĩa Mác - Lê nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
B. Do ảnh hưởng của tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.
C. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.
D. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.
Câu 3. Lí giải nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của cuộc khởi
nghĩa Yên Bái?
A. Việt Nam quốc dân đảng tổ chức còn lỏng lẻo
B. Giai cấp tư sản còn nhỏ, yếu cả về kinh tế lẫn chính trị nên không đủ sức nắm
vững ngọn cờ cách mạng
C. Thực dân Pháp còn mạnh.
D. Thiếu đường lối chính trị đúng đắn.
Câu 4: Lực lượng nào dưới đây nắm quyền lãnh đạo trong Việt Nam Quốc

dân đảng?
A. Giai cấp công nhân.
B. Đại diện của trí thức tiểu tư sản và tư sản dân tộc.
C. Đại diện giai cấp nông dân.
D. Đại diện giai cấp tư sản dân tộc và giai cấp công nhân.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây khẳng định nguyên tắc tư tưởng của Việt
Nam Quốc dân đảng?
A. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
B. Cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp.
C. Đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
D. Độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân.
II. Tự luận (5 điểm)
Nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới sự thất bại của khuynh hướng cứu
nước dân chủ tư sản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1930).
Phụ lục 5: Bảng điểm bài kiểm tra lớp đối chứng 12A2


BẢNG ĐIỂM BÀI KIỂM TRA LỚP 12A2
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41

42
43

Họ và tên
Nguyễn Thị Phương Anh
Phùng Thị Ngọc Anh
Nguyễn Văn Chinh
Phạm Văn Cương
Vũ Thị Bích Diệp
Nguyễn Văn Duy
Lương Khắc Dương
Nguyễn Thị Ánh Dương
Phạm Vũ Anh Đức
Nguyễn Văn Hải
Trần Thị Minh Hằng
Đỗ Thị Hiến
Phạm Quốc Hoàn
Vũ Duy Hoàng
Nguyễn Thị Hồng
Chương Đức Hùng
Dương Quang Huy
Dương Thị Khánh Huyền
Ngô Thị Huyền
Phạm Hưng Khang
Vũ Thị Phương Lan
Phạm Thị Mai
Ngô Thị Huyền My
Nguyễn Mai Ngân
Trần Thị Minh Ngọc
Trần Thị Hương Nhài

Nguyễn Thị Phương
Phạm Thanh Phương
Nguyễn Thị Quỳnh
Nguyễn Huy Thanh
Trương Anh Thành
Phạm Văn Thắng
Vũ Mạnh Toàn
Nguyễn Văn Tường
Lương Duy Tú
Bùi Duy Tuấn
Vũ Anh Tuấn
Vũ Văn Tuấn
Nguyễn Thị Bạch Tuyết
Nguyễn Duy Vinh
Phạm Văn Vinh
Nguyễn Văn Vĩnh
Nguyễn Thế Việt

Lớp
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2

12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2
12A2

12A2
12A2

Điểm
8
9
4
4
9
8
6
9
8
5
8
9
4
6
8
9
7
6
8
6
7
7
4
9
7
8

6
8
9
7
4
7
6
8
8
6
7
7
8
8
5
6
6

Phụ lục 6: Bảng điểm bài kiểm tra lớp thực nghiệm 12A1 kiểm tra trước


và sau thực nghiệm
BẢNG ĐIỂM BÀI KIỂM TRA LỚP THỰC NGHIỆM 12A1 KIỂM TRA TRƯỚC
VÀ SAU THỰC NGHIỆM
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

36
37
38
39
40
41
42
43
44
45

Họ và tên
Nguyễn Hoàng Anh
Nguyễn Lan Anh
Đỗ Thị Linh Chi
Trịnh Văn Chung
Nguyễn Đức Duy
Bùi Chung Đức
Phạm Thị Thu Hà
Nguyễn Viết Hải
Lê Thị Thanh Hiền
Phạm Thu Hiền
Đặng Tuấn Hiệp
Phùng Văn Hòa
Nguyễn Thị Huê
Ngô Xuân Hùng
Vũ Văn Hùng
Cao Huy Trường Hưng
Nguyễn Đức Khang
Trương Hữu Khương

Ngô Thị Lan
Ngô Ngọc Lan Linh
Doãn Duy Long
Nguyễn Văn Lộc
Cao Bá Mạnh
Trịnh Văn Mạnh
Đỗ Đức Minh
Trần Thị Tố Như
Nguyễn Hải Ninh
Nguyễn Thị Kiều Oanh
Phạm Tấn Phá
Ngô Xuân Phú
Nguyễn Văn Quảng
Đỗ Thị Quý
Ngô Văn Sơn
Nguyễn Văn Sơn
Đỗ Văn Tài
Nguyễn Huy Thắng
Ngô Thị Thơm
Nguyễn Bá Toàn
Nguyễn Thị Thu Trang
Ngô Văn Triết
Nguyễn Khắc Tuân
Phạm Văn Tùng
Trần Thị Ánh Tuyết
Nguyễn Thị Uyên
Vũ Đình Văn

Lớp
12A1

12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1

12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1
12A1

Điểm
Trước TN
7
8
6
8
5
7
6
7
9
7
7
8
6

7
7
7
5
8
7
9
7
6
8
7
7
8
8
7
5
4
7
4
8
7
7
8
7
3
5
9
7
7
6

7
9

Sau TN
9
8
7
9
8
8
8
7
10
8
9
9
6
5
7
9
6
8
8
10
8
7
9
8
8
7

8
9
6
6
8
6
9
8
7
8
6
4
6
9
8
7
7
8
9



×