Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.5 KB, 18 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI – VP BANK
2.1 ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁPCHO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
Trong những năm qua đất nước ta không ngừng phát triển đi lên, tốc độ tăng trưởng
kinh tế tương đối cao luôn đạt 7- 8%/ năm. Đảng và nhà nước ta luôn khuyến khích mọi
thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Cùng với quá trình mở cửa, hội
nhập toàn cầu nên kinh tế đất nước ta ngày càng phát triển đi lên. Chính điều này đã tạo
điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thương mại cho vay các dự án trung hạn và dài hạn.
Để hoạt động có hiệu quả hơn nữa thì các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng
VP Bank nói riêng cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định dự án.
Chi nhánh Hà Nội là một chi nhánh mới được thành lập thuộc hệ thống ngân hàng
VP Bank đang trong quá trình khẳng định mình. Mục tiêu hoạt động của chi nhánh đó là:
nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh huy động vốn, tăng trưởng tín dụng
trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng. Để đạt được mục tiêu trên chi nhánh Hà Nội cần
xây dựng các giải pháp cụ thể đối với từng hoạt động cụ thể, trong đó có giải pháp nâng
cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh Hà Nội ngân hàng VP
Bank.
Một số định hướng để hoàn thiện công tác thẩm định tại chi nhánh Hà Nội là:
Thẩm định dự án đầu tư phải xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất
nước trong từng thời kỳ và từ thực tiễn cho vay của chính ngân hàng.
Hoàn thiện quy trình thẩm định, nội dung thẩm định theo hướng ngày càng khoa
hoc, hợp lý hơn.
Khi thẩm định dự án phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, thẩm định dự án một
cách toàn diện trên tất cả các nội dung của dự án. Công tác thẩm định dự án phải có sự
phối hợp một cách đồng bộ giữa các phòng ban ở chi nhánh. Vận dụng các phương pháp
thẩm định một cách linh hoạt, hợp lý.
Rút ngắn thời gian thẩm định nhưng vần phải đảm bảo chất lượng thẩm định.
Thường xuyên kiểm tra theo dõi hoạt động của dự án như tiến độ bỏ vốnm, tiến độ
xây dựng dự án, quá trình khai thác vận hành dự án…nhằm hạn chế những rủi ro có thể
xảy ra đối với dự án.
Với những dự án lớn chi nhánh có thể hợp vốn với các ngân hàng khác để đồng tài


trợ cho dự án nhằm giảm thiểu rủi ro.
2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI - VP BANK
2.2.1. Không ngừng hoàn thiện nội dung thẩm định
Hiện nay quy trình thẩm định của VP Bank đã được áp dụng thống nhất trên toàn bộ
hệ thống. Quy trình này được xây dựng một cách khoa học, rõ ràng tuy nhiên không phải là
không có nhược điểm. Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định có thể áp dụng một
cách linh hoạt, có thể đề nghị sửa đổi bổ sung có thể đề nghị sửa đổi bổ sung để hoàn thiện
quy trình thẩm định hơn nữa.
Về nội dung thẩm định tại chi nhánh Hà Nội-VP Bank là khá đầy đủ. Nội dung
thẩm định đuợc chia ra làm 10 nội dung nhỏ, tuy nhiên việc phân tích nhiều nội dung thì lại
quá sơ sài, nhiều nội dung bị bỏ qua khi thẩm định dự án. Do vậy, để nâng cao hơn nữa
tính chính xác, khách quan của kết quả thẩm định thì cán bộ thẩm định cần lưu ý thêm về
một số nội dung như sau:
2.2.1.1. Với nội dung thẩm định khía cạnh thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm của
dự án
Thị trường luôn luôn thay đổi chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Phân tích thị trường
đòi hỏi cán bộ thẩm định phải lường trước, dự đoán được những rủi ro đó, từ đó đưa ra
biện pháp khắc phục. Để thực hiện được yêu cầu này thì cán bộ thẩm định cần phải thực
hiện những công việc sau:
 Với nội dung xác định nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai
Với những dự án sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước thì cán bộ thẩm
định nên thu thập thông tin về lượng hàng hoá tiêu thụ hàng năm của sản phẩm cùng loại
hoặc sản phẩm tương tự trên thị trường, khối lượng tồn kho cuối năm của sản phẩm. Với
những dự án nhằm mục đích xuất khẩu thì cán bộ thẩm định nên thu thập số liệu về khối
lượng nhập khẩu hàng năm, tìm hiểu về những quy định về xuất nhập khẩu, các thông lệ
quốc tế mà Việt Nam phải đã cam kết.
Việc dự báo cầu sản phẩm trong tương lai: cán bộ thẩm định nên sử dụng những
phương pháp phân tích định lượng để xác định như phương pháp: dự báo thị trường bằng
phương pháp ngoại suy thống kê, dự báo cầu thị trường bằng mô hình hồi quy tương quan,

dự báo cầu thị trường bằng phương pháp hệ số co giãn cầu, dự báo cầu thị trường bằng
phương pháp định mức, dự báo cầu thị trường bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia…
Ngoài ra, dựa trên cơ sở những thông tin thu được cán bộ thẩm định có thể kết hợp kết hợp
các phương pháp đó lại để đánh giá thị trường một cách sát thực hơn. Chứ không nên dựa
vào phân tích thị trường một cách định tính như hiện nay.
 Với việc đánh giá thị trường mục tiêu: cán bộ thẩm định cần phải đánh giá kỹ thị
trường mục tiêu của dự án, chính sách giá cả, chính sách marketing, phân phối sản phẩm…
bởi vì những yếu tố này quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án, do đó quyết
định đến vòng đời sản phẩm của dự án, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án.
 Với việc đánh giá mức độ cạnh tranh của sản phẩm
Để đánh giá đuợc mức độ cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định nên sử
dụng một số chỉ tiêu như sau:
-Thị phần của dự án/ thị phần của các đối thủ cạnh tranh
- Doanh thu từ bán sản phẩm của dự án/ doanh thu của các đối thủ cạnh tranh
- Tỷ lệ chi phí marketing/ tổng doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận
Thông qua các chỉ tiêu trên cán bộ thẩm định có thể đánh giá được mức độ cạnh
tranh của sản phẩm, xem sản phẩm có sức cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại hay
các sản phẩm tương tự hiện có trên thị trường hay không. Đây là một nội dung rất quan
trọng, nó quyết định đến vòng đời của sản phẩm, sự thành công của dự án.
2.2.1.2. Với nội dung thẩm định địa điểm công trình
Địa điểm xây dựng dự án rất quan trọng, các điều kiện về địa lý, địa hình, giao
thông, điện, nước… tại nơi đó không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án mà còn
ảnh hưởng đến kết quả vận hành dự án sau này nữa. Với nội dung này cán bộ thẩm định
cần phải khảo sát, xem xét kỹ, thậm chí nên đi đến địa điểm đó để kiểm tra. Bên cạnh đó,
cán bộ thẩm định nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về địa chất, thuỷ văn, khí hậu
để đưa ra quyết định cuối cùng về địa điểm đầu tư dự án có phù hợp hay không? Từ đó có
ý kiến, đề xuất với chủ đầu tư.
2.2.1.3. Với nội dung thẩm định khía cạnh kỹ thuật
Do các cán bộ thẩm định chủ yếu tốt nghiệp khối các trường kinh tế, kiến thức kỹ

thuật còn hạn chế. Do vậy với nội dung này cán bộ thẩm định có thể tham khảo ý kiến của
các chuyên gia về thiết bị, kỹ thuật, công nghệ để từ đó đưa ra đánh giá cụ thể
2.2.1.4. Với nội dung thẩm định tài chính
Nội dung thẩm định tài chính là nội dung quan trọng nhất của ngân hàng. Trong nội
dung này cán bộ thẩm định cần chú ý những điều sau:
Thứ nhất, khi thẩm định tổng vốn đầu tư
Theo ý kiến của đa số cán bộ thẩm định tại ngân hàng, hầu hết tổng mức vốn đầu tư
trên thực tế đều cao hơn so với tổng dự toán. Để tránh tình trạng này ngân hàng nên quy
định rõ là tổng vốn đầu tư của dự án gồm những nội dung nào? Mức độ chi tiết của từng
nội dung như thế nào? Các chi phí có thể phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư, vận
hành khai thác dự án.
Với những dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, cán bộ thẩm định cần kiểm
tra kỹ lưỡng tính xác thực, tiến độ bỏ vốn của các nguồn vốn, tránh tình trạng thiếu vốn
làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.
Thứ 2, việc xác định dòng chi của dự án
Với các chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí quảng cáo, chi phí thuê chuyên gia,
chi phí quản lý doanh nghiệp… cán bộ thẩm định nên tham khảo, có sự so sánh với các
doanh nghiệp khác trong cùng ngành, cùng lĩnh vực xem những chi phí đó tính như thế đã
phù hợp chưa? Muốn thực hiện đựoc như thế thì ngân hàng nên có sự phối hợp với các cơ
quan chức năng khác có liên quan như: bộ tài chính, bộ thương mại, tổng cục thống kê…
để trao đổi thông tin, đánh giá được thị trường.Việc đưa ra kết luận về các khoản mục chi
phí này phải được thực hiện một cách độc lập với các kết quả tính toán của chủ đầu tư. Cán
bộ thẩm định tuyệt nhiên không được mặc nhiên chấp thuận theo tính toán của chủ đầu tư.
Với chi phí khấu hao, do khấu hao là một nguồn trả nợ của dự án. Nên việc xác định
chính xác chi phí khấu hao là rất quan trọng. Ngân hàng phải đặt chi phí khấu hao trong
mối quan hệ với khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án, với tính khả thi của dự án vì chi phí
khấu hao sẽ không có ý nghĩa gì khi dự án không tiêu thụ đuợc sản phẩm, không khả thi.
Mặt khác, cán bộ thẩm định nên kiểm tra đối chiếu với các văn bản quản lý kinh tế của nhà
nước, các quy định của bộ tài chính về tính khấu hao của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể,
từng loại hình doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp khấu hao nhanh để trốn thuế

của nhà nước.
Thứ 3, việc xác định dòng thu của dự án
Khi xác định dòng thu của dự án, cán bộ thẩm định nên cộng các khoản sau vào: chi
phí trả lãi vay ngân hàng, giá trị thanh lý tài sản cố định, giá trị vốn lưu động thu hồi được
cuối đời dự án.
Lãi vay ngân hàng đã được tính thông qua tỷ suất chiết khấu “r”, mặt khác lại được
tính vào dòng chi phí của dự án. Sở dĩ doanh nghiệp tính lãi vay vào dòng chi phí của dự
án là để tăng chi phí, từ đó giảm lợi nhuận dẫn tới giảm thuế đóng góp cho nhà nước. Do
vậy, nếu không cộng lãi vay vào dòng thu cuối cùng của dự án thì hiển nhiên chi phí lãi
vay đã được tính hai lần, điều này làm cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của dư án
không chính xác.
Cuối đời dự án các máy móc thiết bị, nhà xưởng bao giờ cũng còn lại một giá trị
nhất định. Khi thanh lý chúng sẽ xuất hiện dòng thu của dự án. Do vậy, cán bộ thẩm định
cần phải xem xét đến khoản thu này, nên cộng chúng vào dòng thu của dự án. Mặt khác,
vốn lưu động của dự án sẽ được thu hồi cuối đời dự án nên cán bộ thẩm định cũng phải xét
đến khoản thu này xuất hiện cuối đời dự án.
Ta có thể thấy không cộng các khoản thu trên vào dòng thu của dự án thì dự án vẫn
có hiệu quả nhưng tính như thế sẽ là cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính không chính
xác.
Thứ 4, về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án
Bên cạnh việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu như: NPV, IRR, T
thu hồi
nên sử
dụng thêm một số chỉ tiêu khác như điểm hoà vốn, tỷ số lợi ích/ chi phí, năng lực hoà vốn.
Việc sử dụng hệ thống một số các chỉ tiêu như thế này sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có
một cách nhìn toàn diện hơn về dự án.
Thứ 5, việc xác định tỷ suất chiết khấu “r”
Tỷ suất “r” được sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong thời
kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai. Đồng thời nó còn
được dùng làm độ đo giới hạn để đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư. Bởi vậy, việc xác

định chính xác tỷ suất “r” của dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đánh giá dự án
đầu tư.
Để xác định chính xác tỷ suất “r” cán bộ thẩm định phải xuất phát từ điều kiện cụ
thể của dự án:
Đối với dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn tự có, vốn ngân sách
cấp, vốn vay… được tài trợ ở những thời điểm khác nhau. Tỷ suất chiết khấu “r” phải phán
ánh được tổng chi phí cơ hội của tất cả các nguồn vốn đó. Cán bộ thẩm định nên sử dụng
phương pháp bình quân gia quyền để tính “r” trong đó có tính đến chi phí cơ hội vốn tự có
của chủ đầu tư.
Ví dụ: Trong dự án “Đầu tư xây dựng mới khu trung tâm du lịch văn hoá thể thao
Phú Sơn” thì tỷ suất chiết khấu “r” phải được tính lại như sau:
%10
100.073.031.33
%12000.000.000.15%5,9100.073.031.18
=
×+×
=r
(Lãi suất cho vay của ngân hàng là 12%, lãi suất gửi tiết kiệm tối đa trên thị trường
tiền gửi là 9,5%).
Đối với những dự án sử dụng hoàn toàn vốn đi vay
Trong phân tích tài chính có thể tiến hành phân tích dự án từ truớc thuế hoặc sau
thuế. Khi phân tích dự án sau thuế thì chi phí sử dụng vốn được lấy làm căn cứ để tính tỷ
suất chiết khấu “r” như sau:
r = r
vay
* (1 – T)
Trong đó: r là mức lãi suất vốn vay sau thuế
r
vay
là lãi suất đi vay

T là thuế thu nhập doanh nghiệp
Sở dĩ ta sử dụng công thức trên vì như đã nói ở trên lãi vay được xem như một
khoản chi phi khi tính vào thu nhập chịu thuế. Do đó đứng trên góc độ người sử dụng vốn
phần giá trị r
vay
*T là khoản tiết kiệm được nhờ thuế từ chi phí trả lãi. Nhưng trên thực tế
ngân hàng lại luôn lấy r = r
vay
tức là tỷ suất chiết khấu “r” bằng đúng chi phí lãi vay.
Việc lựa chọn phương pháp tính tỷ suất chiết khấu “r” như thế nào đòi hỏi sự linh
hoạt của mỗi cán bộ thẩm định. Bên cạnh đó ngân hàng cũng nên áp dụng mức lãi suất
chiết khấu được điều chỉnh bởi lạm phát, trượt giá.
Thứ 6, việc xác định giới hạn trả nợ, phương thức trả nợ
Hiện nay, việc xác định thời hạn trả nợ chủ yếu căn cứ vào thời gian thu hồi vốn
của chủ đầu tư:
Tổng vốn đầu tư
T
thu hồi
= −−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−
Lợi nhuận + Khấu hao cơ bản + nguồn thu khác
Khi xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư, thì Ngân hàng giả định dùng toàn bộ lợi
nhuận sau thuế và khấu hao cơ bản để trả nợ. (Trên thực tế thì doanh nghiệp chỉ trích ra
một phần của lợi nhuận sau thuế để trả nợ. Tỷ lệ trích này phụ thuộc vào quy định của bộ
tài chính, phụ thuộc vào doanh nghiệp). Ngân hàng dùng phương pháp này với mong muốn
thu nợ càng nhanh càng tốt. Với cách tính như thế này sẽ rất bất lợi cho doanh nghiệp khi
xảy ra một biến cố nào đó. Do vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc
trả nợ thì ngân hàng nên thoả thuận cùng với doanh nghiệp trên cơ sở những quy định của
bộ tài chính để xác định 1 tỷ lệ trích lợi nhuận sau thuế và khấu hao hợp lý làm nguồn trả
nợ cho ngân hàng.
Về phương thức trả nợ: Hiện nay ngân hàng thường tiến hành thu gốc đều từng kỳ.

Điều này là không nên vì trong thời gian đầu của dự án máy móc thiết bị chưa vận hành hết
công suất của dự án, sản phẩm mới chỉ ở giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm. Do vậy,

×