Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.78 KB, 4 trang )

Sở GD & ĐT Phú Yên
Trường PT Câp 2 -3 Tân Lập
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học: 2009 - 2010
Thời gian: 120 phút ( Không kể thời gian phát đề )
Môn : Địa lý 12
Câu I. ( 2 điểm)
Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lý và lãnh thổ nước ta
Câu II . ( 2 điểm)
Dựa vào Átlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
1. Trình sự phân bô các loại khoáng sản sau: Than đá, dầu mỏ, khí đốt, sắt, Apatit,
Bôxic, Thiếc.
2. Việc khai thác khoáng sản ở nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì?
Câu III. ( 3 điểm)
So sánh những đặc điểm giống và khác nhau giữa đồng bằng Sông Hồng và đồng
bằng Sông Cửu Long?
Câu IV. ( 3 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu sử dụng lao động và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước ( GDP) nước ta năm
2001
Tổng
số
N«ng, l©m,
ng nghiệp
C«ng nghiÖp-
X©y dùng
DÞch vô
GDP (TØ §ång) 484493 114412 183291 18670
Lao ®éng
(Ngh×n Ngêi)
36701,8 25044,9 4445,4 7211,5


a) Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động và tổng sản phẩm (GDP) nước ta năm 2001
b) Qua biểu đồ hãy phân tích và giải thích sự thay đổi cơ cấu GDP và cơ cấu sử dụng
lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ?
ĐÁP ÁN.
Câu I.
* Ý nghĩa của vị trí địa lí
a. Ý nghĩa về tự nhiên
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc - Nam. Đông - Tây, thấp - cao.
Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán
b. Ý nghĩa về kinh tê, văn hóa, xã hội và quốc phòng:.
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi dể phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không
với các nước trên thế giới tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các
nước trong khu vưc và trên thế giơí
+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt
hải sản, giao thông biển, du lịch).
- Về văn hoá - xã hội: thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng
phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về chính trị và quốc phòng: là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam
á.
Câu II.
1. Sự phân bố các loại tài nguyên khoáng sản nước ta:
- Than đá: Quảng Ninh, Quảng Nam, Sơn la, Quảng Bình,..
- Dầu mỏ, khí đốt: Tiền Hải ( Thái Bình), Thềm lục địa phía nam
- Sắt: Thái Nguyên, Thạch Khê ( Hà Tĩnh), Yên Bái,..
- Bôxic: Tây Nguyên
- Apatit: Lào Cai,..

2.
* Thuận lợi:
- Tài nguyên khoáng sản nước ta rất phong phú và đa dạng. Là nguyên liệu và nhiên
liệu cho các ngành công nghiệp
- Một số loại tài nguyên nước ta có trữ lượng lơn như : Dầu mỏ, khí đốt, sắt, than
đá,..
- Một số loại tài nguyên khoáng sản nước ta nằm ở trên mặt, dễ khai thác.
* Khó khăn:
- Hầu hết các loại tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố tập trung ở những vùng
núi, địa hình hiểm trở, khó khai thác
- Trữ lượng nhỏ, phân bố phân tán
- Co sở hạ tầng chưa đồng bộ, còn lạc hậu thố sơ,..
Câu III.
Câu Nội dung
Câu 1
(3,0điểm
)
a. So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long về nguồn gốc hình thành, hình thái, đặc điểm địa hình, đất.
* Giống nhau:
- Đều do các hệ thống sông lớn bồi đắp hình thành, là các đồng bằng châu thổ rộng
lớn nhất nước ta, hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu các con sông.
- Bờ biển phẳng, vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng, địa hình tương đối bằng
phẳng, đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
* Khác nhau:
Tiêu mục Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn gốc
- Được bồi đắp bởi phù sa của
hệ thống sông Hồng và hệ
thống sông Thái Bình.

- Được bồi đắp bởi phù sa của
hệ thống sông Tiền và sông
Hậu.
Diện tích - 1,5 triệu ha (15 000 km
2
). - 4 triệu ha (40 000km
2
)
Hình thái
- Hình tam giác: đỉnh Việt Trì;
2 đáy Quảng Yên và Ninh
Bình.
- Hình thang: Cạnh trên từ Hà
Tiên đến Gò Dầu; cạnh đáy từ
Cà Mau đến Gò Công.
Địa hình
- Cao ở rìa phía tây, tây bắc,
thấp dần ra biển. Có hệ thống
đê ngăn lũ.
- Bề mặt đồng bằng bị chia
thành nhiều ô.
- Bằng phẳng, thấp hơn, có hệ
thống kênh rạch chằng chịt.
- Có nhiều ô trũng lớn như
Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long
Xuyên… là những nơi chưa
được bồi đắp xong.
Đất đai
- Khai thác từ lâu đời, biến đổi
mạnh; được bồi đắp ở vùng

ngoài đê, vùng trong đê không
được bồi đắp phù sa, có nhiều
ô trũng ngập nước.
- Đất phù sa được bồi đắp hàng
năm.
- Một diện tích lớn bị nhiễm
phèn, mặn…
Thuận lợi
- Phát triển lương thực-thực
phẩm, rau quả cận nhiệt…
- Phát triển lương thực-thực
phẩm, nuôi trồng thuỷ sản…
Khó khăn
- Một số nơi bị bạc màu, glây
hoá…
- Đất bị nhiễm phèn, mặn lớn…
-> khó cải tạo và sử dụng.
Cấu IV.
1. Xử lý số liệu
- Tính cơ cấu lao động và GDP
- Tính bình quân thu nhập trên 1 lao động
- Kết quả tính như sau
N«ng l©m,
ng
CN- XD DÞch vô Tæng sè
GDP ( %) 23,6 37,8 38,6 100
Lao ®éng(%) 68,2 12,1 19,6 100
Thu nh©p/1 lao ®éng (TriÖu
®ång)
4,568,3 41,231,6 25,901,7 13,200,8

Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động và tổng sản phẩm (GDP) nước ta năm 2001
2-Nhận xét
a- Tổng sản phẩm trong nước.
Tỉ trọng của nông - lâm - ngư vẫn còn rất cao, chiếm 23,6%.
Tỉ trọng công nghiệp thấp mới chỉ chiếm 37,8%.
Dịch vụ có tỉ trọng lớn nhất là 38,6%, đứng đầu trong GDP.
b- Lực lượng lao động.
Tỉ trọng lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất với 68,2% %
tổng số lao động vào 2001.
Lao động trong công nghiệp và dịch vụ vẫn còn chiếm tỉ lệ quá thấp so với cơ cấu lao
động của các nước phát triển với tỉ trọng tương ứng là 12,1 và 19,6 % tổng số lao động
c- Giá trị lao động/1 lao động.
Các ngành có GTSX/1 lao động có khác nhau:
Nông - lâm - ngư là thấp nhất, chỉ bằng 1/3 so với so với bình quân chung cả nước.
Lao động công nghiệp và xây dựng đạt bình quân cao nhất với 41,231 triệu đồng cao
hơn 3 lần so với bình quân chung và gấp nhiều lần so với lao động nông - lâm -ngư nghiệp.
Lao động dịch vụ có giá trị sản xuất bình quân cao hơn so với nông - lâm - ngư
nhưng thấp hơn so với lao động công nghiệp với mức 25,901,7 triệu đồng/năm.
KL- Cơ cấu GDP và cơ cấu sử dụng lao động nước ta đang có những chuyển biến tích cực
nhưng còn chậm so với nhiêù nước trên thế giới và khu vực. Để đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hoá ta cần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu lao động trong toàn bộ
nền kinh tế quốc dân...

×