Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa tám chấm Harmonia octomaculata (Fabricius, 1781) (Coccinellidae: Coleoptera)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.96 KB, 5 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Natural Sci. 2015, Vol. 60, No. 4, pp. 87-91
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1059.2015-00012

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA BỌ RÙA TÁM CHẤM
Harmonia octomaculata (FABRICIUS, 1781)
(COCCINELLIDAE: COLEOPTERA)
Bùi Minh Hồng1, Hoàng Thị Thu Phương2 và Trần Đình Chiến 3
1

Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2
Học viện Y dược học Cổ truyền Việt nam
3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Tóm tắt. Bọ rùa tám chấm Harmonia octomaculata (Fabricius, 1781) được nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ trung bình 21,4 đến 30,3oC và độ ẩm trung bình 74 đến
77% sử dụng vật mồi là Brevicoryne brassicae Linnaeus và Aphis gossypii Glover để tìm hiểu đặc
điểm sinh học của chúng. điều kiện nhiệt độ 30,3oC, độ ẩm 77%, bọ rùa tám chấm hoàn thành
vòng đời là 18,67 ± 1,09 ngày, con cái đẻ 18,91 ± 1,02 quả trứng /ngày và tỉ lệ trứng nở 87%, tuổi
thọ 32,22 ± 1,22 ngày. Ở điều kiện nhiệt độ 21,4oC, độ ẩm 74% bọ rùa tám chấm hoàn thành vòng
đời là 26,73 ± 0,91 ngày, con cái đẻ 12,07 ± 1,02 quả trứng /ngày và tỉ lệ trứng nở 70,26 %, tuổi
thọ 40,34 ± 1,89 ngày. Ấu trùng tuổi 4 và trưởng thành có khả năng ăn rệp muội cao hơn các ấu
trùng tuổi khác. Nuôi bằng hai loại thức ăn, bọ rùa 8 chấm có khả năng ăn rệp xám lớn hơn so với
rệp bông.
Từ khóa: Bọ rùa tám chấm, khả năng đẻ trứng, vòng đời, tuổi thọ, tỉ lệ trứng nở, khả năng ăn con mồi.

1. Mở đầu


Họ bọ rùa Coccinellidae (Coleoptera: Insecta) là một họ có số lượng loài lớn và phân bố phổ biến
trên thế giới, một trong những côn trùng thiên địch chính hạn chế mật độ của các loài rệp và các loài
côn trùng có kích thước nhỏ hại cây trồng trong sản xuất Nông nghiệp [1, 2].
Ở Việt Nam, với điều kiện khí hậu nhiệt đới, họ bọ rùa Coccinellidae hầu như phát triển quanh
năm. Đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng liên quan chặt chẽ với khí hậu nhiệt đới do vậy chúng ta
có điều kiện tìm hiểu và sử dụng chúng trong đấu tranh sinh học. Cho đến nay, những nghiên cứu về
đặc điểm sinh học, sinh thái và vai trò của một số loài bọ rùa phổ biến chưa được thực hiện một cách
đầy đủ và hệ thống. Làm rõ được những vấn đề này sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc
bảo vệ và lợi dụng bọ rùa trong phòng trừ tổng hợp sâu hại cây trồng, giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu
độc hại, duy trì tính đa dạng của hệ sinh thái và bảo vệ môi trường [3, 4].
Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học và khả năng
ăn vật mồi của ấu trùng và trưởng thành bọ rùa tám chấm làm cơ sở để đưa ra giải pháp bảo vệ, sử
dụng chúng khống chế rệp muội và các loài sâu hại khác trên đồng ruộng.

Ngày nhận bài: 26/2/2015. Ngày nhận đăng: 24/4/2015.
Tác giả liên lạc: Bùi Minh Hồng, địa chỉ e-mail:

87


Bùi Minh Hồng, Hoàng Thị Thu Phương và Trần Đình Chiến

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm nghiên cứu đặc điếm sinh học, sinh thái của bọ rùa tám chấm như: thời gian phát dục
của các pha, tuổi thọ, sức đẻ trứng, tỉ lệ trứng nở và nhịp điệu đẻ trứng được tiến hành tại Bộ môn
Động vật học, khoa Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

2.2. Kết quả và thảo luận
Chúng tôi tiến hành ghép cặp và theo dõi vòng đời của bọ rùa tám chấm kết quả được trình bày ở

Bảng 1.
Kết quả cho thấy với thức ăn là rệp xám và điều kiện nhiệt độ 30,3 oC, độ ẩm 77%, thời gian
phát dục của trứng là 2,00 ± 0,20 ngày. Bọ rùa non có 4 tuổi, sâu non tuổi 1 thời gian phát dục là
2,00 ± 0,40 ngày, sâu non tuổi 2, 3, 4 có thời gian phát dục tương ứng là 1,13 ± 0,35; 1,30 ± 0,47;
3,67 ± 0,48 ngày.
Sâu non có thời gian phát dục dài ngày: tuổi 1 (2,00 ± 0,40 ngày), tuổi 4 là 3,67 ± 0,48 ngày. Thời
gian phát dục của nhộng 3,27 ± 0,45 ngày. Vòng đời của bọ rùa tám chấm 18,67 ± 1,09 ngày. Tuổi thọ
của bọ rùa tám chấm là 32,22 ± 1,22. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Davi
et al., (2009) [5].
Bảng 1. Vòng đời của bọ rùa tám chấm Harmonia octomaculata
Thời gian phát dục qua các đợt thí nghiệm
(ngày)
Các pha phát dục
Đợt nuôi thứ I
Đợt nuôi thứ II
Trứng
2,00 ± 0.20
3,63 ± 0,49
Sâu non tuổi 1
2,00 ± 0,40
2,57 ± 0,50
Sâu non tuổi 2
1,13 ± 0,35
2,30 ± 0,47
Sâu non tuổi 3
1,30 ± 0,47
2,27 ± 0,45
Sâu non tuổi 4
3,67 ± 0,48
4,53 ± 0,51

Nhộng
3,27 ± 0,45
4,70 ± 0,47
Trưởng thành
5,30 ± 0,70
6,73 ± 0,78
Vòng đời
18,67 ± 1,09
26,73 ± 0,91
Tuổi thọ
32,22 ± 1,22
40,34 ± 1,89
o
o
Nhiệt độ trung bình ( C)
30,3 C
21,4oC
Độ ẩm trung bình (%)

77%

74%

Trong điều kiện nhiệt độ 21,4oC và độ ẩm74%, thời gian phát dục của các pha (trứng, sâu non,
nhộng, trưởng thành) dài hơn, cụ thể thời gian phát dục của trứng là 3,63 ± 0,49 ngày. Sâu non tuổi 1
có thời gian phát dục là 2,57 ± 0,50 ngày, sâu non tuổi 2, 3, 4 có thời gian phát dục tương ứng là 2,30
± 0,47; 2,27 ± 0,45; 4,53 ± 0,51 ngày. Thời gian phát dục của nhộng là 4,70 ± 0,47 ngày. Vòng đời của
bọ rùa tám chấm 26,73 ± 0,91 ngày, tuổi thọ của bọ rùa 8 chấm là 40,34 ± 1,89 ngày. Như vậy trong
hai điều kiện thí nghiệm chúng tôi có nhận xét, khi nhiệt độ cao thì thời gian phát dục của bọ rùa tám
chấm ngắn và ngược lại.

Chúng tôi cũng tiến hành theo dõi sức đẻ trứng của bọ rùa tám chấm kết quả được thể hiện ở
Bảng 2. Khi nuôi bọ rùa tám chấm trong phòng thí nghiệm thì khả năng đẻ trứng của chúng có sự khác
nhau về số ngày đẻ trứng và số lượng trứng ở 2 điều kiện nhiệt độ và độ ẩm.
Ở điều kiện nhiệt độ 30,3oC, độ ẩm 77%, số ngày trung bình bọ rùa tám chấm đẻ trứng là 17,21 ±
2,42 ngày, số lượng trứng đẻ trung bình là 18,91 ± 1,02 quả/ngày và tổng số trứng đẻ của một cặp bọ
rùa tám chấm ở một đợt thí nghiệm là 2893 quả.
Ở điều kiện nhiệt độ 21,4oC, độ ẩm 74%, số ngày trung bình bọ rùa tám chấm đẻ trứng là 18,91 ±
1,02 ngày, số lượng trứng đẻ trung bình là 12,07 ± 1,02 quả/ngày và tổng số trứng đẻ của một cặp bọ
rùa tám chấm ở một đợt thí nghiệm là 1661 quả.

88


Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa tám chấm Harmonia Octomaculata (Fabricius, 1781)…

Như vậy ở điều kiện nhiệt độ 30,3oC, độ ẩm 77% bọ rùa tám chấm có số trứng đẻ trung bình và
số lượng trứng đẻ nhiều hơn ở điều kiện nhiệt độ 21,4oC, độ ẩm 74%.
Bảng 2. Sức đẻ trứng của bọ rùa tám chấm Harmonia octomaculata được nuôi bằng thức ăn
là rệp xám (Brevicoryne brassicae Linnaeus) ở hai điều kiện nhiệt độ
Lô thí nghiệm
Lô thí nghiệm 1
Lô thí nghiệm 2
o
(t˚: 30,3 C và RH: 77%)
(t˚: 21,4 o C và RH: 74%)
Trung bình
Tổng số
Số trứng đẻ
Trung bình
Tổng số

Số trứng đẻ
ngày có trứng
trứng đẻ
trung bình
ngày có trứng
trứng đẻ
trung bình
đẻ (ngày)
(quả/đợt)
(quả/ngày)
đẻ (ngày)
(quả/đợt)
(quả/ngày)
17,21 ± 2,42

2893

18,91 ± 1,02

18,91 ± 1,02
1661
12,07±1,02
Ghi chú: theo dõi 10 cặp bọ rùa/lô thí nghiệm

Tỉ lệ trứng nở của các cặp bọ rùa tám chấm ở điều kiện độ ẩm và nhiệt độ khác nhau được trình
bày ở Bảng 3.
Ở điều kiện nhiệt độ 30,3˚C và độ ẩm 77%, theo dõi 2893 quả trứng cho thấy tỉ lệ nở của trứng là
87% và tỉ lệ không nở chiếm 13%.
Ở điều kiện nhiệt độ 21,4oC và độ ẩm 74%, với 1661 quả trứng thì tỉ lệ nở của trứng là 70,26% và
tỉ lệ không nở chiếm 29,74%. Như vậy, bọ rùa tám chấm là loài cho tỉ lệ trứng nở khá cao và thể hiện

phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm.
Bảng 3. Tỉ lệ nở của trứng bọ rùa tám chấm Harmonia octomaculata
Tổng số trứng
Tổng số
Tỉ lệ trứng
Tỉ lệ
Lô thí nghiệm theo dõi
theo dõi
trứng nở
không nở
trứng nở
(quả)
(quả)
(%)
(%)
Lô thí nghiệm 1
(nhiệt độ TB = 30,3oC,
2893
2517
13
87
độ ẩm TB = 77%)
Lô thí nghiệm 2
(nhiệt độ TB = 21,4oC,
1661
1167
29,74
70,26
độ ẩm TB = 74%)
Ghi chú:theo dõi 10 cặp bọ rùa/đợt

Nhịp điệu đẻ trứng của bọ rùa tám chấm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm và thức
ăn. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi tiến hành theo dõi 10 cặp bọ rùa tám chấm đẻ trứng ở 2 điều kiện
nhiệt độ 21,4oC và độ ẩm 74%; nhiệt độ 30,3oC và độ ẩm 77% (Hình 1).
Hình 1 cho thấy ở điều kiện nhiệt độ 30,3oC và độ ẩm 77% bọ rùa tám chấm có nhịp điệu đẻ trứng
nhiều hơn so với bọ rùa tám chấm nuôi ở nhiệt độ 21,4oC và độ ẩm 74%. Theo dõi bọ rùa tám chấm
ngày thứ nhất và ngày thứ 2 không thấy bọ rùa đẻ trứng, ngày thứ 3 thấy bọ rùa bắt đầu đẻ trứng và đẻ
trứng nhiều vào ngày thứ 6 đến ngày thứ 15, số lượng trứng giảm dần trong thời gian đẻ trứng và đến
ngày thứ 27 không thấy bọ rùa đẻ trứng.

89


Bùi Minh Hồng, Hoàng Thị Thu Phương và Trần Đình Chiến

Hình 1. Nhịp điệu đẻ trứng của bọ rùa tám chấm khi nuôi bằng thức ăn là rệp xám và rệp
bông ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khác nhau
Khả năng ăn rệp muội của sâu non và trưởng thành bọ rùa tám chấm là chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá vai trò trong việc hạn chế số lượng rệp muội ngoài tự nhiên. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu khả năng ăn rệp muội của sâu non và trưởng thành bọ rùa tám chấm trên các
loại thức ăn khác nhau. Kết quả được trình bày ở Bảng 4.
Trong điều kiện nhiệt độ 30,3oC và độ ẩmtrung bình 77%, với thức ăn là rệp xám, sâu non tuổi 1
có sức ăn là 15,54 ± 1,37 con rệp /ngày, sâu non tuổi 2 là 28,31 ± 2,36 con/ngày, sâu non tuổi 3 là
42,94 ± 3,12 con/ngày, sâu non tuổi 4 có sức ăn lớn nhất là 75,01 ± 3,81 con/ngày. Trưởng thành ăn
87,37 ± 5,12 con/ngày;
Với thức ăn là rệp bông, sâu non tuổi 1 có sức ăn là 10,42 ± 0,51 con rệp /ngày, sâu non tuổi 2 là
19,25 ± 0,71 con/ngày, sâu non tuổi 3 là 34,16 ± 2,15 con/ngày, sâu non tuổi 4 có sức ăn lớn nhất là
67,86 ± 3,38 con/ngày. Trưởng thành ăn 70,46 ± 5,19 con/ngày.
Bảng 4. Khả năng ăn rệp bông (Aphis gossypii) và rệp xám (B. brassicae)
của ấu trùng và trưởng thành loài bọ rùa 8 chấm
Loại thức ăn (con/ngày)

o
o
Pha
Đợt 1 (nhiệt độ TB = 30,3 C,
Đợt 2 (nhiệt độ TB = 21,4 C,
phát
độ ẩm TB = 77%)
độ ẩm TB = 74%)
dục
A. gossypii
B. brassicae
A. gossypii
B. brassicae
Ấu trùng tuổi 1
10,42 ± 0,53
15,54 ± 1,37
7,34 ± 0,71
13,21 ± 0,91
Ấu trùng tuổi 2
Ấu trùng tuổi 3
Ấu trùng tuổi 4
Trưởng thành

19,25 ± 0,71

28,31 ± 2,36

17,06 ± 1,04

23,19 ± 1,41


34,16 ± 2,15

42,94 ± 3,12

30,81 ± 1,78

36,89 ± 2,32

67,86 ± 3,38

75,01 ± 3,81

63,39 ± 3,11

70,31 ± 4,06

70,46 ± 5,19

87,37 ± 5,52

65,12 ± 4,49

77,46 ± 4,51

Trong điều kiện nhiệt độ trung bình 21,4oC, độ ẩm trung bình 74%, với thức ăn là rệp bông, khả
năng ăn mồi của ấu trùng cả tuổi 1, 2, 3, 4 và con trưởng thành của bọ rùa tám chấm theo thứ tự là:
7,34; 17,06; 30,81; 63,39; 65,12 (con/ngày). Trong cùng điều kiện nuôi như trên, vật mồi được thay

90



Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa tám chấm Harmonia Octomaculata (Fabricius, 1781)…

đổi bằng rệp xám, khả năng của ấu trùng các tuổi 1, 2, 3, 4 và trưởng thành lần lượt là: 13,21; 23,19;
36,89; 70,31; 77,46 (con/ngày). Như vậy, ấu trùng tuổi 4 và trưởng thành có khả năng ăn rệp muội cao
hơn các ấu trùng tuổi khác. Nuôi bằng hai loại thức ăn bọ rùa 8 chấm có khả năng ăn rệp xám lớn hơn
so với rệp bông.

3. Kết luận
Vòng đời của bọ rùa tám chấm (Harmonia octomaculata) là 18,67 ± 1,09 ngày trong điều kiện
nhiệt độ 30,3oC, độ ẩm 77%; 26,73 ± 0,91 ngày trong điều kiện nhiệt độ 21,4oC, độ ẩm 74%.
Ở nhiệt độ 30,3oC, độ ẩm 77%, bọ rùa tám chấm có khả năng đẻ trứng và số lượng trứng đẻ nhiều
hơn so với nuôi ở nhiệt độ 21,4oC, độ ẩm 74% và thời gian đẻ trứng dài từ ngày thứ 6 đến ngày 15. Tỉ
lệ trứng nở 70,26% ở điều kiện nhiệt độ 21,4oC, độ ẩm 74% và 87,00 % ở điều kiện nhiệt độ 30,3oC,
độ ẩm 77 %. Ấu trùng tuổi 4 và trưởng thành bọ rùa tám chấm có khả năng ăn rệp muội cao hơn các
ấu trùng tuổi khác. Bọ rùa 8 chấm ở các tuổi khác nhau và trưởng thành có khả năng ăn rệp xám lớn
hơn so với khả năng ăn rệp bông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]

[3]

[4]
[5]

Hippa H., Kepeken S. D., Laine T., 1978. On the feeding biology of Coccinella hieroglyphica
L. (Coleoptera: Coccinellidae). Kevo-subaretitic Ras. Station,14: 8-20.

Novri Nelly., Trizelia., Qorry Syuhadah., 2012. Functional response of Menochilus
sexmaculatus Fabricius (Coleoptera: Coccinellidae) on Aphis gossypii (Glover)
(Homoptera: Aphididae) at different ages of chili plants. Jurnal Entomologi Indonesia, Vol. 9,
No.1: 23-31.
Nguyễn Thị Nhâm, Nguyễn Thu Cúc, 2009. Sự đa dạng và phong phú của bọ rùa
(Coccinellidae) trên một số loại cây trồng tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí khoa học, trường
Đại học Cần Thơ, 11: 196 - 205.
Hoàng Đức Nhuận, 2007. Động vật chí Việt Nam, họ Bọ rùa Cocinellidae – Coleoptera. Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, trang 419.
Davi P. M., Elanchezhan K., Rajkumar K., Razak T. A., Nelson J. S., 2009. A simple
petriplate bracket cage and host plants to culture cotton mealybug, Phenacoccus solenopsis
(Tinsley) and its predator. Harmonia octomaculata (Fab.), Karnataka J. Agric. Sci., 22: (3Spl.Issue).

ABSTRACT
Study of the biological and ecological charactertics of ladybird beetle
Harmonia octomaculata (Fabricius, 1781) (Coccinellidae: Coleoptera)
Harmonia octomaculata (Fabricius, 1781) was studied in the laboratory at a temperature of 21.4
to 30.3˚C and humidity 74 to 77 percent using Brevicoryne brassicae and Aphis gossypii as prey to
observe the biological interaction. At 30.7˚C and 77 percent RH, the ladybird beetle completes its life
cycle in 18.67 ± 1.09 days, the female laid an average of 18.91 ± 1.02 eggs/day with a hatching rate of
87 percent, the longevity of adult Harmonia octomaculata was 32.22 ± 1.22 days and at 21.4˚C and 74
percent RH, its life cycle is 26.73 ± 0.91 days, the female laid on an average of 12.07 ± 1.02 eggs/day
with a hatching rate of 70.26 percent, and the longevity of adults was 40.34 ± 1.89 days. Fourth instar
larvae and adults consumed aphids more than did other instar larvae. Two types of food were made
available (Brevicoryne brassicae and Aphis gossypii). Both larvae and adults preferred to feed on
Brevicoryne brassicae more than Aphis gossypii.
Keywords: Harmonia octomaculata, hatching rate, life cycle, longevity, predatory capacity.

91




×