Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí của một số giống lạc (Arachis hypogaea. L) trồng tại Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.14 KB, 7 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Natural Sci. 2015, Vol. 60, No. 4, pp. 114-120
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1059.2015-00016

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ CỦA MỘT SỐ
GIỐNG LẠC (Arachis hypogaea. L) TRỒNG TẠI THANH HÓA
Lê Văn Trọng và Nguyễn Như Khanh
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Phân tích chỉ tiêu sinh lí của một số giống lạc để tìm ra sự khác biệt giữa chúng là một
trong những phương pháp góp phần vào công tác sơ tuyển giống năng suất cao, phẩm chất tốt, có
khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường. Thí nghiệm được thực hiện trên 10
giống lạc trồng trong vụ xuân tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo kiểu khối ngẫu nhiên
hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại. Tại các thời kì sinh trưởng và phát triển, chúng tôi tiến hành thu
mẫu và phân tích một số chỉ tiêu sinh lí như hàm lượng diệp lục tổng số,cường độ quang hợp của
lá, chỉ số diện tích lá, khả năng giữ nước và hút nước của lá ở 10 giống lạc (Lạc lỳ, Sen lai, L08,
L12, L14, L18, L19, L23, TB25, L26.), từ đó tìm ra sự khác biệt trong các chỉ tiêu sinh lí giữa các
giống lạc được nghiên cứu và xếp hạng chúng.
Từ khóa: Giống lạc, năng suất, chỉ tiêu sinh lí.

1. Mở đầu
Ở nước ta hiện nay, cây lạc đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt là ở
những vùng có khí hậu thường xuyên biến động và điều kiện canh tác khó khăn. Lạc là loại cây đem
lại năng suất cao và được trồng trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp với nhiều loại giống khác
nhau. Trong những năm gần đây, diện tích, năng suất và sản lượng lạc đã tăng hơn trước kia, nhưng so
với thế giới vẫn còn ở mức thấp. Tại Thanh Hóa, qua các năm trở lại đây cây lạc được đưa vào sản
xuất với quy mô lớn, các giống lạc có năng suất cao cũng như khả năng chống chịu tốt với điều kiện
bất lợi của môi trường đã được trồng phổ biến trên toàn tỉnh. Mặc dù vậy, vấn đề nghiên cứu chọn tạo
ra những giống lạc cao sản, phẩm chất tốt và thích nghi với điều kiện môi trường vẫn luôn là cần thiết
đối với tình hình sản xuất thực tế của địa phương hiện nay.


Lạc là một trong nhiều loại cây được đưa vào nghiên cứu để tạo ra những giống có những đặc
tính tốt về năng suất cũng như khả năng chống chịu. Mỗi giống có năng suất hay khả năng chống chịu
khác nhau với các đặc điểm sinh lí, trao đổi chất khác nhau, chịu những biến đổi khác nhau, thể hiện ra
trong các đặc điểm sinh lí, hoá sinh. Điều đó cho phép chúng ta có thể dựa vào sự khác biệt trong các
chỉ tiêu sinh lí của các giống lạc có năng suất cao và thấp để tuyển chọn các giống năng suất cao,
phẩm chất hạt tốt, thích nghi được với các điều kiện tự nhiên của vùng, miền cụ thể [1].
Trong bài này, chúng tôi trình bày số liệu thực nghiệm so sánh về một số chỉ tiêu sinh lí như hàm
lượng diệp lục tổng số, cường độ quang hợp của lá, chỉ số diện tích lá, khả năng giữ nước và hút nước
của lá ở 10 giống lạc trồng tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu và phân tích trên đối tượng là 10 giống lạc trồng trên địa bàn huyện Triệu Sơn tỉnh
Thanh Hóa: Lạc lỳ, Sen lai, L08, L12, L14, L18, L19, L23, TB25, L26.
Ngày nhận bài: 7/11/2014. Ngày nhận đăng: 17/3/2015.
Tác giả liên lạc: Nguyễn Như Khanh, địa chỉ e-mail:

114


Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí của một số giống lạc (Arachis hypogaea. L) trồng tại Thanh Hóa

* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng
Thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành theo sơ đồ thí nghiệm 3 tầng dùng cho chọn giống (Theo
Molostov, Moscơva, 1966) [1] như sau:
Lạc lỳ
L14
L23


L08
L18
Sen lai

L12
L19
TB25

L14
L23
L26

L18
Sen lai
Lạc lỳ

L19
TB25
L08

L23
L26
L12

Sen lai
Lạc lỳ
L14

TB25

L08
L18

L26
L12
L19

Trồng và theo dõi ngoài đồng ruộng: 10 giống lạc nghiên cứu được gieo trên 10 ô, mỗi ô có diện
tích 10m2, lặp lại 3 lần (3 tầng) như sơ đồ ở trên.
Tiến hành chăm sóc, bón phân theo công thức cho mỗi ô thí nghiệm.
Thu mẫu: Tại các thời điểm nghiên cứu tương ứng, mẫu được thu, bảo quản và tiến hành phân
tích các chỉ tiêu. Để nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh của một số giống lạc, chúng tôi tiến hành
thu mẫu và phân tích tại các thời điểm sau: Thời điểm cây được 3 lá, 5 lá, 7 lá, ra hoa - đâm tia tạo
quả, quả chín.
- Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu sinh lí
+ Xác định hàm lượng diệp lục tổng số
Hàm lượng diệp lục tổng số được xác định theo phương pháp của Wintermans, De Mots [2].
Hàm lượng diệp lục tổng số được tính theo công thức:
A = C.V
P.1000

trong đó:

C: nồng độ diệp lục có trong dịch chiết
Ca (mg/l) = 12,7 . E663 - 2,69 . E645
Cb (mg/l) = 22,9 . E645 - 4,68 . E663
C(a+b)(mg/l) = 8,02 . E662 + 20,2 . E645
V: thể tích dịch chiết
p: trọng lượng mẫu
A: hàm lượng diệp lục trong mẫu tươi (mg/g chất tươi)

+ Xác định cường độ quang hợp
Cường độ quang hợp được xác định bằng máy đo cường độ quang hợp CI-340 do Mỹ sản xuất.
+ Xác định chỉ số diện tích lá [3]
Sử dụng máy đo điện tích lá cây CI - 202 tiến hành đo diện tích lá của từng cây trên diện tích m2
đất, mỗi công thức lặp lại 3 lần.
Chỉ số diện tích lá LAI (Leaf Area Index) được tính theo công thức:
LAI = Diện tích lá (S)/cây x số cây/m2 (m2 lá/ m2đất)
+ Xác định khả năng giữ nước của mô lá [4]
Lá của mỗi giống được lấy cùng một tầng, mỗi công thức lấy 10 lá, lặp lại 3 lần. Sau khi lá cắt
khỏi cây lá được đưa vào túi nilon để hạn chế mất nước, đưa lá về phòng thí nghiệm cân được khối
lượng B, đó là khối lượng tươi ban đầu. Để cho lá thoát hơi nước trong điều kiện phòng thí nghiệm
trong thời gian 3 giờ, đem các lá đó cân lại lần thứ 2 được khối lượng là b, đây là khối lượng tươi sau
khi gây héo. Đưa các lá đã cân vào tủ sấy ở nhiệt độ 105oC cho đến khi khối lượng không đổi, cân các
lá đã sấy khô được khối lượng V. Tính khả năng giữ nước của mô lá theo công thức:
a% 

Bb
.100
B V

trong đó:

a: là khả năng giữ nước, tính bằng % lượng nước mất/lượng nước tổng số.
B: Khối lượng lá tươi ban đầu
b: số lượng lá tươi sau khi gây héo 3 giờ (gam)
V: Khối lượng khô của lá sau khi sấy (gam)
+ Xác định khả năng hút nước của lá [6]
Lá của mỗi giống được lấy cùng một tầng, mỗi công thức lấy 10 lá, lặp lại 3 lần. Đưa lá về phòng
thí nghiệm, ngâm cuống lá vào cốc nước (dùng một cốc thuỷ tinh úp lên trên để hạn chế nước bay
hơi), kiểm tra khối lượng lá đến khi không đổi, lau sạch các lá bằng giấy thấm đem cân được khối

lượng bão hòa A1. Để các lá đó trong điều kiện phòng thí nghiệm cho lá thoát hơi nước sau 3 giờ, tiếp

115


Lê Văn Trọng và Nguyễn Như Khanh

tục nhúng cuống lá vào cốc nước, cho lá hút nước đến khi có khối lượng không đổi, đem các lá đó cân
được khối lượng bão hòa A2. Khả năng hút nước của lá được tính theo công thức:
K% 

A1  A 2
.100
A1

trong đó: K: khả năng hút nước của lá (% lượng nước lá không hút được sau khi để thoát hơi nước);
A1: khối lượng tươi của lá sau khi hút no nước lần 1;
A2: khối lượng tươi của lá sau khi gây héo, lại được hút no nước lần 2.

2.2. Kết quả và thảo luận
Để xác định đặc trưng sinh lí của một số giống lạc, chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu
như: hàm lượng diệp lục trong lá, cường độ quang hợp của lá, chỉ số diện tích lá, khả năng hút nước và
giữ nước của lá. Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu sinh lí, tìm ra sự khác biệt về đặc trưng sinh lí của
những giống lạc trồng trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2.2.1. Hàm lượng diệp lục tổng số
Diệp lục là sắc tố quang hợp chủ yếu của cây trồng, mật độ chất diệp lục có vai trò quan trọng
trong việc đánh giá khả năng quang hợp của cây. Kết quả nghiên cứu hàm lượng diệp lục tổng số trong
lá của một số giống lạc được thể hiện trong Bảng 1.
Bảng 1 cho thấy hàm lượng diệp lục trong lá của các giống lạc đều tăng dần trong giai đoạn từ 3
lá đến khi ra hoa và đạt cực đại vào thời điểm ra hoa và đâm tia, sau đó hàm lượng diệp lục giảm ở

thời điểm quả chín. Sự tăng hàm lượng diệp lục ở những thời kì đầu có liên quan đến quá trình tổng
hợp chất hữu cơ cho cây, chuẩn bị tích lũy vật chất cho quá trình tạo quả. Ở thời kì quả chín, sự giảm
hàm lượng diệp lục trong lá là do cây đã bước vào giai đoạn già, kéo theo sự giảm sút quá trình tổng
hợp và tăng quá trình phân giải, trong đó có sự phân giải diệp lục.
Bảng 1. Sự biến đổi hàm lượng diệp lục tổng số trong lá của một số giống lạc
Hàm lượng diệp lục (mg/g lá tươi)
Giống
lạc
Lạc lỳ
L08
L12
L14
L18
L19
L23
L26
Sen lai
TB25

3 lá

5 lá

7 lá

0,4383  0,04
0,7082  0,06
0,6980  0,02
0,5381  0,01
0,6833  0,02

0,4525  0,02
0,5707  0,10
0,8012  0,04
0,4046  0,07
0,7008  0,01

0,6471  0,07
0,7768  0,05
0,8932  0,02
0,6675  0,07
0,7288  0,02
0,6833  0,03
0,6863  0,01
1,0071  0,05
0,4979  0,09
0,7140  0,08

0,6963  0,05
0,9692  0,09
1,0854  0,11
0,8755  0,06
1,1538  0,14
0,7921  0,04
0,7393  0,01
1,1890  0,03
0,5927  0,05
1,3611  0,08

Ra hoa đâm tia
0,8073  0,11

1,3038  0,03
1,2338  0,08
1,3435  0,10
1,2029  0,09
1,3169  0,02
1,1919  0,07
1,7579  0,04
1,0143  0,05
1,4331  0,02

Quả chín
0,7120  0,06
1,3044  0,05
1,1065  0,12
1,0515  0,07
1,1447  0,02
1,1747  0,01
1,0978  0,02
1,5973  0,05
0,9580  0,10
1,3736  0,05

Hàm lượng diệp lục tổng số của một số giống lạc như L26, L18, TB25 ở các thời kì đạt trị số
tương đối cao, đặc biệt là giống L26. Ở giai đoạn phát triển gồm các thời kì ra hoa và đâm tia tạo quả,
hàm lượng diệp lục của các giống đều đạt giá trị cao nhất, đặc biệt là giống L26 đạt 1,7579 mg/g lá
tươi, đây là trị số cao nhất trong các thời kì sinh trưởng và phát triển của giống L26 và cao nhất trong
các giống nghiên cứu. Trong khi đó, một số giống lạc có hàm lượng diệp lục tương đối thấp ở hầu hết
các thờì kì là giống lạc lỳ, sen lai. Ở thời kì ra hoa và đâm tia, trị số hàm lượng diệp lục của giống lạc
lỳ chỉ đạt 0,8073 mg/g lá tươi và chiếm 45,92% so với giống L26. Một số giống khác như L08, L14,
L19… có hàm lượng diệp lục đều ở mức trung bình tại hầu hết các thời kì nghiên cứu. Về chỉ tiêu này


116


Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí của một số giống lạc (Arachis hypogaea. L) trồng tại Thanh Hóa

có thể xếp thứ tự các giống theo mức giảm lượng diệp lục (chủ yếu theo thời kì ra hoa đâm tia là thời
kì có quan hệ trực tiếp đến năng suất) có kết hợp các thời kì khác) như sau:
L26 > TB25 > L14 > L19 > L08 > L12 > L18 > L23 > Sen lai > Lạc Lỳ.
2.2.2. Cường độ quang hợp
Quang hợp là quá trình sinh lí có quan hệ mật thiết đến năng suất cây trồng, khả năng quang hợp
của lá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hàm lượng nước trong lá, hàm lượng diệp lục, các quá trình
sinh lí trong cây. Cường độ quang hợp biểu thị khả năng hoạt động quang hợp của các quần thể cây
trồng, chỉ tiêu này thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào giống, các cơ quan khác nhau, giai đoạn sinh
trưởng, phát triển của cây và điều kiện ngoại cảnh.
Kết quả nghiên cứu cường độ quang hợp của các giống lạc được thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2 cho thấy cường độ quang hợp của các giống nghiên cứu tăng dần từ thời kì 3 lá cho đến
khi hình thành quả và giảm ở thời kì quả chín, kết quả này phù hợp với sự biến đổi hàm lượng diệp lục
tổng số của lá qua các giai đoạn phát triển.
Các giống có cường độ quang hợp cao ở hầu hết các thời kì là L19, TB25, L26. Đặc biệt, các
giống này đều đạt giá trị cường độ quang hợp cao nhất ở thời kì ra hoa - đâm tia tạo quả. Cường độ
quang hợp của giống L26 đạt 96,6 mmol/m2/h, giống TB25 đạt 92,0 mmol/m2/h và giống L19 đạt 89,6
mmol/m2/h, một số giống như L14, L18, L23 có cường độ quang hợp đạt mức trung bình và đạt giá trị
cao hơn một số giống còn lại như L12, lạc lỳ, sen lai. Các giống lạc lỳ, sen lai có cường độ quang hợp
thấp ở hầu hết các thời kì của giai đoạn phát triển sinh dưỡng đến khi quả chín. Ở giai đoạn phát triển
sinh sản ra hoa - đâm tia tạo quả, chỉ số cường độ quang hợp ở giống sen lai chỉ đạt 71,9 mmol/m2/h và
thấp nhất ở giống lạc lỳ đạt 57,0 mmol/m2/h.
Cũng theo quan điểm như trên, có thể xếp hạng 10 giống lạc theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất là:
L26 > TB25 > L19 > L23 > L18 > L08 > L14 > L12 > Sen lai > Lạc lỳ
Sự khác nhau về cường độ quang hợp tương ứng với sự khác nhau về hàm lượng diệp lục của

các giống, điều này cho thấy hai chỉ tiêu này gắn liền với nhau và ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất
cây lạc.

Giống
lạc
Lạc lỳ
L08
L12
L14
L18
L19
L23
L26
Sen lai
TB25

Bảng 2. Sự biến đổi cường độ quang hợp theo thời kì sinh trưởng, phát triển
của các giống lạc được nghiên cứu
Cường độ quang hợp (mmol/m2/h)
3 lá
5 lá
7 lá
Ra hoa - đâm tia
Quả chín
11,2  2,34
25,5  0,92
27,6  2,45
57,0  2,55
67,7  2,39
18,2  1,78

35,2  1,56
49,2  2,61
79,9  1,37
70,7  2,50
15,7  1,23
40,0  1,35
42,2  0,79
75,1  1,94
72,6  2,10
21,3  2,44
26,8  0,84
38,8  1,48
76,9  1,24
77,3  1,25




19,8
3,21
34,6 0,66
45,7 1,52
80,2 3,04
78,2  0,82
24,0  1,54
39,4  2,13
54,2  1,14
89,6  1,23
84,4  1,36
22,4  0,96

28,0  1,21
49,9  1,12
85,2  1,85
84,7  1,25
25,4  2,03
42,5  1,74
52,9  0,66
96,6  1,35
86,2  2,09
15,3  1,62
27,7  3,05
36,6  1,24
71,9  0,83
62,0  1,34
31,5  1,09
38,2  0,57
54,5  2,33
92,0  1,90
83,0  1,62

2.2.3. Chỉ số diện tích lá
Chỉ số diện tích lá là chỉ tiêu có liên quan mật thiết với hàm lượng diệp lục, mật độ chất diệp lục,
cường độ quang hợp và hiệu quả sử dụng nước. Tất cả các yếu tố này đều liên quan đến năng suất của
cây lạc.
Phân tích bảng số liệu về chỉ số diện tích lá từ Bảng 3 chúng tôi thấy, chỉ số diện tích lá của các
giống lạc đều tăng từ khi mọc đến khi hình thành quả và giảm xuống khi quả chín. Diễn biến về chỉ số
diện tích lá tương ứng với sự biến đổi của hàm lượng diệp lục và cường độ quang hợp.

117



Lê Văn Trọng và Nguyễn Như Khanh

Kết quả nghiên cứu chỉ số diện tích lá được thể hiện trong Bảng 3.
So sánh sự khác nhau về chỉ số diện tích lá của một số giống lạc cho thấy, các giống lạc L08,
L26, TB25 có chỉ số liện tích lá cao hơn các giống còn lại ở các thời kì và đạt giá trị cao nhất ở thời kì
ra hoa - đâm tia. Giống L26 có chỉ số đạt 8,46 (m2 lá/m2 đất) ở thời kì ra quả, còn giống TB25 đạt 8,40
(m2 lá/m2 đất), đây là thời kì thân và cành của các giống đều phát triển mạnh nên có liên quan đến sự
tăng diện tích lá. Trong khi đó các giống lạc như lạc lỳ, sen lai có chỉ số diện tích lá tương đối thấp ở
hầu hết các thời kì của giai đoạn phát triển sinh dưỡng và ở giai đoạn ra hoa - đâm tia chỉ số này ở
giống lạc lỳ chỉ đạt 7,86 (m2 lá/m2 đất) và thấp nhất là giống sen lai đạt 7,52 (m2 lá/m2 đất).
Sau khi đạt giá trị cao nhất vào thời kì hình thành quả, chỉ số diện tích lá có thể được duy trì 5
đến 7 ngày, sau đó giảm khi quả chín. Diện tích lá giảm ở thời kì này phù hợp với sự thay đổi hàm
lượng diệp lục và cường độ quang hợp của cây.
Về chỉ số diện tích lá, thứ tự 10 giống lạc:
L26 > TB25 > L18 > L23 > L19 > L14 > L08 > L12 > Lạc lỳ > Sen lai
Bảng 3. Sự biến đổi chỉ số diện tích lá của các giống lạc được nghiên cứu
Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất)
7 lá
Ra hoa - đâm
tia

Giống
lạc

3 lá

5 lá

Lạc lỳ


0,78  0,05

2,06  0,07

3,52  0,05

7,86  0,12

6,50  0,05

L08

0,92  0,03

2,50  0,11

4,85  0,09

8,03  0,03

7,92  0,03

L12

0,88  0,01

2,56  0,05

3,92  0,04


7,97  0,07

6,36  0,01

L14

0,90  0,09

2,61  0,05

4,59  0,05

8,07  0,12

7,48  0,05

L18

0,95  0,05

2,92  0,02

5,02  0,09

8,38  0,10

7,24  0,11

L19


0,83
0,96
1,08
0,82
0,93

L23
L26
Sen lai
TB25







0,03
0,02
0,02
0,06
0,01

2,85
2,87
3,96
2,10
2,91








0,08
0,05
0,02
0,10
0,03

4,56
4,66
5,14
3,55
5,58







0,03
0,12
0,06
0,05
0,05


8,08
8,20
8,46
7,52
8,40







0,08
0,11
0,08
0,05
0,07

Quả chín

7,82
6,61
8,42
6,55
7,58








0,08
0,05
0,05
0,12
0,07

Từ những kết quả trên cho thấy, hàm lượng diệp lục, chỉ số diện tích lá và cường độ quang hợp là
những chỉ tiêu sinh lí quan trọng và liên quan trực tiếp đến năng suất của cây. Sự tăng hay giảm hàm
lượng diệp lục, cường độ quang hợp hay chỉ số diện tích lá phản ánh sự thay đổi trong các hoạt động
sinh lí, sinh hóa của cây dẫn đến sự biến đổi các chỉ tiêu sinh lí khác liên quan đến năng suất của cây.
Vì vậy sự khác biệt về cường độ quang hợp, hàm lượng diệp lục, chỉ số diện tích lá là cơ sở để đánh
giá sự khác nhau về năng suất của một số giống lạc nghiên cứu.
2.2.4. Khả năng giữ nước của lá
Khả năng giữ nước của lá cây là chỉ số biểu thị khả năng nguyên sinh chất của tế bào chống lại
sự mất nước. Kết quả nghiên cứu khả năng giữ nước của lá một số giống lạc được thể hiện trong Bảng 4.
Ở những giống có % lượng nước mất so với lượng nước tổng số càng nhỏ thì khả năng giữ nước
càng cao. Như vậy, Bảng 4 cho thấy, khả năng giữ nước của tất cả các giống nghiên cứu đều có chung
đặc điểm là tăng dần theo các giai đoạn phát trển từ thời kì 3 lá cho đến thời kì tạo quả. Ở thời kì đầu,
lượng nước dễ bị mất đi do khả năng giữ nước kém của các mô non, sau đó khả năng giữ nước của lá
tăng dần. Khả năng giữ nước của các giống như TB25, L26 ở các thời kì này đều tốt hơn so với các
giống còn lại, đặc biệt là cao hơn nhiều so với các giống như lạc lỳ, sen lai. Ở thời điểm ra hoa - đâm
tia sự khác biệt về khả năng giữ nước càng thể hiện rõ ở các giống nghiên cứu, lượng nước bị mất qua
lá so với lượng nước tồng số ở thời kì này của giống TB25 là 10,53%, giống L26 là 9,36%, trong khi
đó ở giống lạc lỳ là 13,09% và giống sen lai lên tới 14,43%. Ở thời kì quả chín, lượng nước bị mất tiếp

118



Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí của một số giống lạc (Arachis hypogaea. L) trồng tại Thanh Hóa

tục giảm có nghĩa là khả năng giữ nước tăng ở nhiều giống, đặc biệt thể hiện rõ ở giống L26, TB25 và
L18 với lượng nước bị mất là dưới 10%.
Thứ tự của 10 giống lạc như sau:
L26 > TB25 > L23 > L08 > L18 > L19 > L14 > L12 > Lạc lỳ > Sen lai.
Giống
lạc
Lạc lỳ
L08
L12
L14
L18
L19
L23
L26
Sen lai
TB25

Bảng 4. Sự biến đổi khả năng giữ nước của lá ở các giống lạc nghiên cứu
Khả năng giữ nước của mô lá (%)
(% lượng nước mất/lượng nước tổng số)
3 lá
5 lá
7 lá
Ra hoa - đâm tia
Quả chín
19,92  0,43 17,75  0,35 16,61  0,19
13,09  0,37
13,34  0,21

10,98  0,24
17,74  0,25 16,22  0,51 15,69  0,31
11,65  0,21




12,57  0,05
17,25
0,15 17,02 0,19 13,55 0,12
12,77 0,11
11,22  0,35
16,09  0,11 16,98  0,15 16,41  0,15
12,58  0,34
16,16  0,51 14,72  0,39 14,42  0,09
11,97  0,07
9,75  0,12




11,55  0,37
17,74
0,35 15,52 0,08 14,28 0,05
12,03 0,12




11,94  0,22

18,05
0,09 16,03 0,12 14,57 0,26
11,48 0,29
9,20  0,32
17,18  0,27 13,53  0,35 10,47  0,41
9,36  0,14
17,56  0,15 17,25  0,21 15,01  0,12
14,43  0,25
13,24  0,14
9,67  0,15
17,02  0,14 12,05  0,23 11,97  0,25
10,53  0,17

2.2.5. Khả năng hút nước của lá
Khả năng phục hồi sức trương sau khi héo thể hiện khả năng hút nước của lá trong điều kiện
thiếu nước. Những giống có phần trăm lượng nước thiếu hụt so với tổng lượng nước khi lá no nước
sau khi héo càng nhỏ, khả năng hút nước của lá càng cao [6]. Kết quả thử nghiệm về khả năng hút
nước của lá được thể hiện trong Bảng 5.
Giống
lạc
Lạc lỳ
L08
L12
L14
L18
L19
L23
L26
Sen lai
TB25


Bảng 5. Sự biến đổi khả năng hút nước của lá ở các giống lạc
Khả năng hút nước của lá
(% lượng nước thiếu hụt sau khi héo)
3 lá
5 lá
7 lá
Ra hoa - đâm tia
Quả chín
5,67  0,09
7,71  0,12 6,03  0,15 5,86  0,09
5,78  0,05
5,56  0,14 5,45  0,09 5,71  0,24
4,27  0,15
5,97  0,08
5,24  0,04
6,70  0,04 6,52  0,02 6,07  0,12
5,15  0,04




4,49  0,17
6,38 0,03 5,73
0,06 5,78 0,13
4,85
0,26





4,79  0,05
5,65 0,19 5,80
0,13 5,47 0,05
5,19
0,18
6,20  0,20 5,91  0,09 5,25  0,06
5,04  0,05
5,16  0,05
4,08  0,09
7,09  0,07 5,68  0,05 5,62  0,12
5,21  0,07
3,79  0,02
6,54  0,15 5,43  0,11 4,22  0,05
4,04  0,08




6,95  0,11
7,96 0,03 6,34
0,05 6,23 0,14
5,26
0,15
6.04  0,07 5,70  0,03 4,39  0,03
3,12  0,13
4,43  0,10

Bảng 5 cho thấy, khả năng hút nước của lá tăng dần theo các thời kì sinh trưởng, phát triển, mô lá
càng già hơn, khả năng hút nước càng tốt hơn. Tuy nhiên, đến thời kì cuối của giai đoạn phát triển sinh

sản, tức là khi quả chín thì lá trở nên quá già và khả năng hút nước của lá có xu hướng giảm đi. Tại
thời điểm cây được 7 lá (trước ra hoa), lượng nước thiếu hụt sau khi héo của giống sen lai lên tới
6,23%, trong khi đó của giống TB25 chỉ là 4,39%. Ở thời kì ra hoa, các giống L08, L26, TB25 có khả
năng hút nước tốt hơn so với những giống còn lại, khả năng hút nước kém nhất vào thời kì này là
giống sen lai và lạc lỳ. Sở dĩ thời kì này khả năng hút nước cao nhất là do tán lá phát triển mạnh nhất,
quá trình hình thành và phát triển hoa cũng như việc tạo quả diễn ra là chủ yếu. Thứ tự theo khả năng
hút nước:
TB25 > L26 > L08 > L14 > L19 > L12 > L18 > L23 > Sen lai > Lạc lỳ

119


Lê Văn Trọng và Nguyễn Như Khanh

Dựa theo sự xếp hạng từ mức tốt nhất đến mức kém nhất của 5 chỉ tiêu trên, thấy rằng giống L26
chiếm thứ tự số 1 đến 4 lần, vị trí số 2 là 1 lần; thứ tự số 10 (chót) thuộc về giống lạc lỳ 3 lần, giống
sen lai đứng vị trí chót 2 lần. Từ đó vị trí số 1, tức là giống tốt nhất về chỉ tiêu sinh lí được nghiên cứu
thuộc về giống lạc L26, vị trí tốt số 2 là giống lạc TB25; kém nhất là giống lạc lỳ, kém thứ hai là giống
sen lai; 6 giống còn lại thuộc nhóm trung bình giữa nhóm các giống tốt nhất và kém nhất.

3. Kết luận
Trong điều kiện vụ xuân, trên đất của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, một số giống lạc có sự
biến đổi khác nhau về một số chỉ tiêu sinh lí qua các thời kì sinh trưởng và phát triển. Giống lạc L26
và TB25 thể hiện một số đặc tính sinh lí như hàm lượng diệp lục tổng số, cường độ quang hợp, chỉ số
diện tích lá, khả năng giữ nước và hút nước của lá ở hầu hết các thời kì sinh trưởng, phát triển, đặc biệt
là ở thời kì ra hoa - đâm tia tạo quả là tốt nhất theo thứ tự L26 rồi TB25; hai giống lạc lỳ rồi đến sen
lai là kém nhất trong 10 giống lạc được nghiên cứu trong bài báo này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

[2]
[3]
[4]

A. C. Molotov, 1966. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Nxb Bông lúa, Matxcơva
(nguyên bản tiếng Nga).
Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Như Khanh, 1982. Thực hành sinh lý thực vật, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm, 2000. Sinh lí thực vật. Nxb
Nông nghiệp.
Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Như Khanh, 2011. Nghiên cứu một số chỉ tiêu trao đổi
nước liên quan đến tính chịu hạn của 20 giống vừng (Sesamum indicum L.). Tạp chí Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

ABSTRACT
Study of physiological indexes of peanut varieties
(Arachis hypogaea. L) grown in Thanh Hoa
Analysing the physiological indexes of peanut varieties (Arachis hypogaea. L) to find
differences between them is one way to prequalify varieties of high yield, good quality and good
resistance to adverse environmental conditions. The experiment was carried out on 10 varieties planted
in the spring in Trieu Son District, Thanh Hoa Province, using a complete randomized block design
with three replications. During the period of growth and development we conducted samplin and
analysed physiological indexes, which revealed distictions in the physiological indexes of the peanut
varieties.
Keywords: Varieties, yields, physiological, indexes.

120




×