Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

giáo án chủ đề ruột khoang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.64 KB, 19 trang )

CHỦ ĐỀ: RUỘT KHOANG
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Mô tả chủ đề
Chủ đề này gồm 3 bài chương II
- Bài 8: Thủy tức
+ Mục II. Bảng trang 30: Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài.
+ Mục II. Lệnh ▼ trang 30: Không thực hiện
- Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang
+ Mục I. Lệnh ▼ trang 33: Không thực hiện
+ Mục III. Lệnh ▼ trang 35: Không thực hiện
- Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
+ Mục I. Bảng trang 37: Không thực hiện
2. Mạch kiến thức của chủ đề
- Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của thủy tức
- Đa dạng của ngành Ruột khoang: sứa, hải quỳ, san hô
- Đặc điểm chung của ngành Ruột khoang
- Vai trò của ngành Ruột khoang
3. Thời lượng:
- Số tiết học trên lớp 3 tiết
- Tiết 1 :Thủy tức
- Tiết 2: Đa dạng của ngành Ruột khoang
- Tiết 3: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
1. Mục tiêu chủ đề
1.1. Kiến thức
1


- Học sinh nắm được đặc điểm hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức,
đại diện cho ngành Ruột khoang và là ngành động vật đa bào đầu tiên.
- Hiểu Ruột khoang chủ yếu sống ở biển, rất đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể,


nhất là ở biển nhiệt đới.
- Phân tích được cấu tạo của sứa thích nghi với đời sống bơi lội tự do trong nước.
- Hiểu được cấu tạo của hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám cố định ở biển.
- Thông qua cấu tạo của thủy tức, sứa, san hô, mô tả được đặc điểm chung của ngành Ruột
khoang.
- Học sinh nhận biết được vai trò của ngành Ruột khoang trong tự nhiên và trong đời sống.
1.2. Kĩ năng
- Tìm hiểu và quan sát hoạt động của thủy tức.
- Nhận dạng được vài loài san hô thường gặp. Quan sát một số đại diện của ngành Ruột
khoang.
- Nhận diện một vài đại diện của Ruột khoang ở địa phương.
- Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức qua kênh hình.
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
1.3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học.
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật quý, có giá trị.
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành
1.4.1. Các năng lực chung
a. Năng lực tự học
- Học sinh tự xác định được các đặc điểm hình dạng, cấu tạo, di chuyển, sinh sản của một số
động vật ruột khoang.
- Nhận biết được một số động vật thuộc ngành ruột khoang.
2


- Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn
b. Năng lực giải quyết vấn đề
Được hình thành thông qua: Thu thập thông tin từ sách, báo, internet, thư viện...
d. Năng lực tự quản lí

- Quản lí bản thân:
+ Thời gian: Lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề và các nội dung học tập khác
phù hợp.
+ Biết cách thực hiện các biện pháp an toàn, biết bảo vệ bản thân trước tác hại của động vật
ruột khoang.
- Quản lí nhóm:
Phân công công việc phù hợp với năng lực điều kiện cá nhân
e. NL giao tiếp
- Sử dụng ngôn ngữ nói phù hơp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học
sinh với giáo viên, HS với người dân. Sử dụng ngôn ngữ trong báo cáo
f. NL hợp tác
- Hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV
- Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận.
g. NL sử dụng CNTT và truyền thông
- Sử dụng sách báo, internet tìm kiếm thông tin
h. NL sử dụng ngôn ngữ
- Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành: thủy tức, ruột túi, tua miệng ....
- Trình bày đúng văn phong, khoa học, rõ ràng, logic
1.4.2. Các kĩ năng khoa học
1.4.2.1. Quan sát: Quan sát một số động vật ruột khoang trên tranh vẽ, video…
1.4.2.2. Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: Phân loại động vật ruột khoang

3


1.4.2.3. Tìm mối liên hệ: Cấu tạo - Chức năng; giữa môi trường với điều kiện phát sinh và
cách phòng tránh động vật ruột khoang.
1.4.2.4. Đưa ra các định nghĩa: ruột khoang
1.5. Vận dụng kiến thức liên môn:
1.5.1: Kiến thức môn sinh học:

- Đặc điểm của cơ thể sống,
- Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng
1.5.2: Môn toán học:
- Hình dạng: hình trụ, hình dù, hình sao, hình túi...
- Kiểu đối xứng: tỏa tròn, không đối xứng
1.5.6: Môn Địa lí: Kể tên được một số vùng miền thường có 1 số ruột khoang
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy chiếu prorecter; hệ thống tranh ảnh minh họa
- Biên tập hệ thống bài tập và câu hỏi phù hợp từng mức độ
- Các video clip sưu tầm liên quan đến chủ đề
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Liên hệ thực tế và chuẩn bị tốt bài tập, bảng biểu cho những bài mới.
3. Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của chủ đề

Mức độ nhận thức
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

4

Các năng
lực/ KN cần
hướng tới



Mô tả được
hình dạng, cấu
tạo và đặc
điểm sinh lí
của ruột
khoang.

Giải thích được
vai trò của ruột
khoang đối với
đời sống con
người và sinh
giới.

Chứng minh sự
đa dạng, phong
phú của động
vật thuộc ngành
ruột khoang.

Đưa ra được
các biện pháp
khai thác lợi
ích, phòng tránh
tác hại của động
vật ruột khoang

- NL định
nghĩa

- NL quan sát
- NL so sánh
- NL tư duy
- NL giải
quyết vấn đề

4. Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực
STT

Mức độ nhận biết

1

- Kể tên một số động vật ruột khoang

2

- Nơi sống của thủy tức, sứa, san hô, hải quỳ?

3

- Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của thủy tức, sứa, san hô, hải quỳ

STT

Mức độ hiểu

1

- Vai trò của động vật ruột khoang đối với thiên nhiên và đời sống con người?

Cho ví dụ minh họa

2

- Thủy tức có ruột hình túi nghĩa là có 1 lỗ duy nhất thông với bên ngoài, vậy
chúng thải bã bằng cách nào?

3

Phân tích đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với đời sống di chuyển tự do?

STT

Mức độ vận dụng thấp

1

- Hãy chứng minh động vật ruột khoang đa dạng, phong phú?

2

- Vì sao nói động vật ruột khoang là đa bào đầu tiên.

3

- Vì sao nói ngành này lại có tên là Ruột khoang?

STT

Mức độ vận dụng cao


1

- Em sẽ làm gì để bảo vệ bảo vệ các động vật ruột khoang, đặc biệt là san hô
trước nguy cơ suy giảm?

2

- Nêu bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với chất độc từ sứa khi khai thác sứa?

5


5. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập

6


Tuần 4 Tiết 8
CHỦ ĐỀ: RUỘT KHOANG
Tiết 1: Bài 8: THUỶ TỨC
Giảm tải:
- Mục II. Bảng trang 30: Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài.
- Mục II. Lệnh ▼ trang 30: Không thực hiện
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh trình bày được đặc điểm hình dạng ngoài, cách di chuyển của thủy tức.
- Trình bày cách dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức
- Nêu được sự tiến hóa của thủy tức so với động vật nguyên sinh.
2. Kĩ năng

- Tìm hiểu và quan sát hoạt động của thủy tức.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh H8.1, 8.2 và bảng trang 30.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5')
- Đặc điểm chung của ĐVNS.
- Hãy kể tên một số ĐVNS gây bệnh ở người và cách truyền bệnh, biện pháp phòng tránh?
3. Bài mới

7


Những giờ trước các em đã đi tìm hiểu về một số đại diện của ngành động vật nguyên
sinh, hôn nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về một đại diện có cấu tạo và tổ chức cơ thể cao hơn so
với động vật nguyên sinh đó là thủy tức.
Hoạt động 1: Hình dạng ngoài và di chuyển (15’)
Mục tiêu : HS mô tả được hình dạng ngoài và cách di chuyển của thủy tức
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

- GV yêu cầu HS quan sát hình 8.1 và
8.2, đọc thông tin trong SGK trang 29
và trả lời câu hỏi:


- Cá nhân tự đọc thông tin
SGK trang 29, kết hợp với
hình vẽ và ghi nhớ kiến thức.

I. Hình dạng ngoài
và di chuyển

- Trình bày hình dạng ngoài của thuỷ
tức?

+ Hình dạng: Cơ thể hình trụ
dài. Phía trên là lỗ miệng
xung quanh có các tua, phần
dưới có đế bám.

- Gv giải thích kiểu đối xứng tỏa tròn
cho HS hiểu.

+ Kiểu đối xứng: toả tròn
+ Di chuyển: sâu đo, lộn đầu.

- Hình dạng ngoài:
hình trụ dài
+ Phần dưới là đế,
dùng để bám.
+ Phần trên có lỗ
miệng, xung quanh
có các tua.

+ Kiểu sâu đo: Đầu tiên, thủy + Đối xứng toả tròn.

- Thuỷ tức di chuyển như thế nào? Mô
tức dùng miệng cố định vị trí.
tả bằng lời 2 cách di chuyển?
- Di chuyển: kiểu
Sau đó, nhờ sự co rút của cơ
sâu đo, kiểu lộn đầu.
- GV gọi các nhóm sửa bài bằng cách thể, phần đế thu lại rồi làm
trụ giúp thủy tức trườn về
chỉ các bộ phận cơ thể trên tranh và
phía trước.
mô tả cách di chuyển trong đó nói rõ
vai trò của đế bám.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.

+ Kiểu lộn đầu: Đầu tiên,
thủy tức dùng tua miệng cắm
xuống, sau đó lộn ngược đế
lên trên, rồi lập tức để đế ra
phía trước và đứng thẳng dậy.
- Một vài Hs trình bày, các
Hs khác nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 2: Cấu tạo trong (5’)
Mục tiêu: Học sinh nắm cấu tạo thành cơ thể, một số tế bào ở 2 lớp.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
8

Nội dung



- GV yêu cầu HS quan sát hình cắt dọc
của thuỷ tức, đọc thông tin trong bảng 1.
- Tại sao hình vẽ chỉ thể hiện cấu tạo 1
nửa cắt dọc của thủy tức?
- Trình bày cấu tạo trong của thuỷ tức?
- GV cho HS tự rút ra kết luận.
- GV giảng giải: Lớp trong còn có tế bào
tuyến nằm xen kẽ các tế bào mô bì cơ
tiêu hoá, tế bào tuyến tiết dịch vào
khoang vị để tiêu hoá ngoại bào. ở đây
đã có sự chuyển tiếp giữa tiêu hoá nội
bào (kiểu tiêu hoá của động vật đơn bào)
sang tiêu hoá ngoại bào (kiểu tiêu hoá
của động vật đa bào).

- Cá nhân quan sát tranh
và hình ở bảng 1 của
SGK.
- Vì cơ thể đối xứng tỏa
tròn nên nửa còn lại sẽ
giống nửa bên này.
- Thành cơ thể gồm 2
lớp: Lớp trong và lớp
ngoài, ở giữa là tầng keo
mỏng.
+ Lớp ngoài: gồm tế bào
gai, tế bào thần kinh, tế
bào mô bì cơ.

+ Lớp trong: tế bào mô
cơ - tiêu hoá

II. Cấu tạo
trong
- Thành cơ thể
có 2 lớp:
+ Lớp ngoài:
gồm tế bào gai,
tế bào thần
kinh, tế bào mô
bì cơ.
+ Lớp trong: tế
bào mô cơ - tiêu
hoá
- Giữa 2 lớp là
tầng keo mỏng.

Hoạt động 3: Hoạt động dinh dưỡng (7’)
Mục tiêu: Học sinh nắm được cách thức dinh dưỡng ở thủy tức.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS quan sát tranh
- Cá nhân HS quan sát tranh,
thuỷ tức bắt mồi, kết hợp thông tin chú ý tua miệng, tế bào gai.
SGK trang 31, trao đổi nhóm và trả
+ Đọc thông tin trong SGK.
lời câu hỏi:

- Thuỷ tức đưa mồi vào miệng
bằng cách nào?
- Nhờ loại tế bào nào của cơ thể,
thuỷ tức tiêu hoá được con mồi?
- Thuỷ tức thải bã bằng cách nào?
- Các nhóm sửa bài.

- Trao đổi nhóm, thống nhất
câu trả lời, yêu cầu:
+ Đưa mồi vào miệng bằng
tua.
+ Tế bào mô cơ - tiêu hoá
mồi.
+ Lỗ miệng thải bã.

- Nếu HS trả lời không đầy đủ, GV
9

Nội dung
III. Dinh dưỡng
- Thuỷ tức bắt
mồi bằng tua
miệng.
- Tiêu hóa mồi
nhờ tế bào mô cơ
– tiêu hóa
- Thải bã ra ngoài
qua lỗ miệng
(ruột dạng túi)



gợi ý từ phần vừa thảo luận.
- Tại sao gọi là Ruột khoang?
- GV cho HS tự rút ra kết luận.

- Đại diện nhóm trả lời câu
hỏi, các nhóm khác nhận
xét, bổ sung.
- Ruột khoang là kiểu ruột
dạng túi, chỉ có một lỗ thông
với bên ngoài vừa lấy thức
ăn vừa thải cặn bã ra ngoài.

Hoạt động 4: Sinh sản (5’)
Mục tiêu: Học sinh nắm được cách thức sinh sản ở thủy tức.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

- GV yêu cầu HS đọc thông tin
SGK

- HS tìm kiếm kiến thức,
yêu cầu:

IV. Sinh sản

- Thuỷ tức có những kiểu sinh sản

nào?

+ Vô tính
+ Hữu tính

- GV bổ sung thêm hình thức sinh
+Tái sinh
sản đặc biệt, đó là tái sinh.
- GV giảng thêm: khả năng tái
sinh cao ở tuỷ tức là do thuỷ tức
còn có tế bào chưa chuyên hoá.
- Tại sao gọi thuỷ tức là động vật
đa bào bậc thấp?

- HS lắng nghe GV giảng.

- Các hình thức sinh
sản
+ Mọc chồi: thủy tức
con tách ra khỏi cơ
thể mẹ sống độc lập.
+ Sinh sản hữu tính
+ Tái sinh

- HS trả lời.

(Gợi ý dựa vào cấu tạo và dinh
dưỡng của thuỷ tức).
4. Củng cố (5’)
- HS trả lời câu hỏi 1,2 cuối bài

5. Dặn dò (1’)
- Học bài 8
- Đọc mục “Em có biết?”
10


- Soạn bài 9
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Duyệt của tổ trưởng

Duyệt của Ban giám hiệu

11


Tuần 5 Tiết 9
CHỦ ĐỀ: RUỘT KHOANG
Tiết 2: Bài 9: ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
GIẢM TẢI:
- Mục I. Lệnh ▼ trang 33: Không thực hiện
- Mục III. Lệnh ▼ trang 35: Không thực hiện
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được các đặc điểm cấu tạo cơ thể, di chuyển, lối sống, tổ chức cơ thể của sứa, hải
quỳ và san hô thích nghi với các loại môi trường sống.
- Trình bày được sự đa dạng của ngành Ruột khoang thông qua các động vật đại diện.
2. Kĩ năng
- Nhận dạng được vài loài san hô thường gặp. Quan sát một số đại diện của ngành Ruột
khoang.

3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
GV: - Tranh hình SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp quan sát. PP nêu vấn đề, PP hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Trình bày hình dạng ngoài, cách di chuyển của thuỷ tức?
- Cách dinh dưỡng của thủy tức?
12


3. Bài mới
Ngành Ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài. Trừ số nhỏ sống ở nước ngọt như thuỷ tức
đơn độc, còn hầu hết các loài ruột khoang đều sống ở biển, các đại diện thường gặp như: sứa,
hải quỳ, san hô. Sự đa dạng của ngành ruột khoang thể hiện ở cấu tạo, lối sống, tổ chức cơ thể,
di chuyển.
Hoạt động 1: Sứa (15’)
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm của sứa thích nghi với đời sống bơi lội ở biển qua so sánh với
thủy tức
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

- GV yêu cầu HS quan sát
H9.1, kết hợp với phần thông

tin trong SGK tr.33 trả lời câu
hỏi:

- HS nghiên cứu thông tin,
quan sát H9.1 trả lời câu hỏi.
Yêu cầu nêu được:

I. Sứa
- Cơ thể sứa có hình dù,
miệng ở dưới.
- Di chuyển bằng cách co
bóp dù.

- Nêu cấu tạo của sứa?

- Quan sát H.9.1, khoanh tròn
vào ô chứng minh sứa thích
nghi với lối sống di chuyển
dưới biển:

- Cơ thể hình dù, miệng ở
- Cơ thể có đối xứng toả
dưới, đối xứng tỏa tròng, có tế tròn, tự vệ bằng tế bào gai.
bào gai tự vệ, di chuyển bằng
- Sứa có tầng keo dày,
cách co bóp dù.
khoang tiêu hoá thu hẹp nên
dễ nổi.
- HS suy nghĩ để trả lời câu
hỏi. Yêu cầu nêu được: a, b,c,

e

a. Cơ thể hình dù, co bóp dù
đẩy nước qua lỗ miệng để di
chuyển.
b. Miệng ở dưới, có các tua
miệng để bắt mồi
c. Cơ thể đối xứng tỏa tròn
d. Tự vệ bằng tế bào gai
13


e. Tầng keo dày làm cơ thể dễ
nổi.
- GV thông báo: Sứa có tầng
keo dày, khoang tiêu hoá thu
hẹp nên dễ nổi; Sứa là động
vật ăn thịt, bắt mồi bằng tua
miệng.

- HS theo dõi và ghi nhớ.

Hoạt động 2: Hải quỳ (6’)
Mục tiêu: Nêu được hình dạng, cấu tạo, di chuyển và lối sống của hải quỳ.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung


- GV yêu cầu HS quan sát
H9.2, nghiên cứu thông tin
trong SGK tr.34 và nêu cấu
tạo của hải quỳ?

- HS quan sát H9.2, nghiên
cứu thông tin, nêu được:

II. Hải quỳ

+ Hải quỳ có hình trụ to,
ngắn, miệng ở trên có nhiều
tua.
+ Không di chuyển, có đế
bám vào bờ đá, ăn động vật
nhỏ.

- GV gọi 1 số HS trả lời.

- Cơ thể hình trụ
- Có màu sắc sặc sỡ
- Sống bám ở bờ đá, ăn
động vật nhỏ.

+ Hải quỳ sống đơn độc, có
thể cộng sinh với tôm ở nhờ.
- Một số HS trả lời, các HS
khác nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 3: San hô (12’)

Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo, di chuyển, lối sống, tổ chức cơ thể của san hô.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

- GV yêu cầu HS quan sát
H9.3, nghiên cứu thông tin
trả lời câu hỏi:

- HS quan sát H9.3, nghiên
cứu thông tin trả lời câu hỏi:

III. San hô

- Nêu cấu tạo của San hô?

- HS trả lời câu hỏi. Yêu cầu
nêu được:
+ San hô không có khả năng
14

- San hô sống bám
-Hình thành khung xương
đá vôi nâng đỡ và sống
thành tập đoàn, giữa các cá


di chuyển, có đế bám.

+ San hô sống thành tập đoàn,
có khung xương đá vôi điển
hình nên tập đoàn san hô có
hình khối hay hình cành cây,
có khoang ruột thông với
nhau, có màu sắc rực rỡ.
- GV gọi 1 số HS trả lời.
- GV chốt đáp án

thể có khoang ruột liên
thông với nhau.

- Một số HS trả lời, các HS
khác nhận xét, bổ sung.

4. Củng cố (5’)
- Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?
- Sự khác nhau giữa san hô và thuỷ tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
- Cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng?
5. Dặn dò (1’)
- Học bài 9
- Đọc mục “Em có biết?”.
- Soạn bài 10.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

15


Tuần 5 Tiết 10
CHỦ ĐỀ: RUỘT KHOANG

Tiết 3: Bài 10: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ
CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
GIẢM TẢI:
- Mục I. Bảng trang 37: Không thực hiện
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thông qua cấu tạo của thủy tức, sứa, san hô, mô tả được đặc điểm chung của ngành Ruột
khoang.
- Trình bày được vai trò của ngành Ruột khoang trong tự nhiên và trong đời sống.
2. Kĩ năng
- Nhận diện một vài đại diện của Ruột khoang ở địa phương.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học, bảo vệ động vật quý, có giá trị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
Tranh phóng to hình 10.1 SGK trang 37.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- PP nêu vấn đề, PP hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đặc điểm của sứa, hải quỳ, san hô?
- Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong cách sinh sản mọc chồi?
3. Bài mới
16


Chúng ta đã học một số đại diện của ngành ruột khoang, chúng có những đặc điểm gì
chung và có giá trị như thế nào?
Hoạt động 1: Đặc điểm chung của ngành ruột khoang (15’)
Mục tiêu: Dựa vào kiến thức đã học, quan sát, phân tích để nắm được đặc điểm chung của

ngành Ruột khoang.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

- Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức
cũ, quan sát H 10.1 SGK trang
37 và thảo luận trả lời câu hỏi:

- Cá nhân HS quan sát H 10.1,
nhớ lại kiến thức đã học về
sứa, thuỷ tức, hải quỳ, san hô,
trao đổi nhóm thống nhất ý
kiến để trả lời.

I. Đặc điểm chung
của ngành Ruột
khoang

Đặc điểm chung của ngành
Ruột khoang?
GV có thể hỏi từng ý nhỏ:
+ Kiểu đối xứng.
+ Cấu tạo thành cơ thể.
+ Cách bắt mồi dinh dưỡng.
+ Lối sống.
- GV chốt kiến thức


- Yêu cầu:
+ Cơ thể có đối xứng toả tròn.
+ Ruột dạng túi.
+ Thành cơ thể có 2 lớp tế
bào.
+ Tự vệ và tấn công bằng tế
bào gai.
- Đại diện nhóm trả lời

- Đặc điểm chung
của ngành Ruột
khoang:
+ Cơ thể có đối
xứng toả tròn.
+ Ruột dạng túi.
+ Thành cơ thể có 2
lớp tế bào.
+ Tự vệ và tấn công
bằng tế bào gai.

- Nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
- HS tự rút ra kết luận

Hoạt động 2: Vai trò của ngành Ruột khoang (17’)
Mục tiêu: Học sinh nắm được vai trò của Ruột khoang đối với đời sống con người và nhất là
đối với hệ sinh thái biển.
Hoạt động của GV
- Yêu cầu HS đọc SGK,
thảo luận nhóm và trả lời


Hoạt động của HS

Nội dung

- Cá nhân đọc thông
tin SGK trang 38 kết

II. Vai trò của ngành Ruột

17


câu hỏi:
- Ruột khoang có vai trò
như thế nào trong tự
nhiên và đời sống?
- Nêu rõ tác hại của ruột
khoang?

hợp với tranh ảnh sưu
tầm được và ghi nhớ
kiến thức.
- Thảo luận nhóm,
thống nhất đáp án,
yêu cầu nêu được:

+ Lợi ích: làm thức
- Biển nước ta có giàu san
ăn, trang trí....

hô không? Kể tên một số
vùng biển có san hô mà
+ Tác hại: gây đắm
em biết?
tàu...
- Hiện nay nhiều loài San
hô đang bị khai thác quá
mức và tình trạng ô
nhiễm môi trường dẫn
đến số lượng các loài san
hô bị suy giảm. Em hãy
nêu biện pháp khác phục
tình trạng trên?
- GV tổng kết những ý
kiến của HS, ý kiến nào
chưa đủ, GV bổ sung
thêm.
- Yêu cầu HS rút ra kết
luận.

+ Nước ta có bờ biển
dài nên có rất nhiều
loài san hô sinh sống
và phát triển thành
các rạn san hô. Hiện
nay san hô được khai
thác làm du lịch như
ở biển Nha Trang,
Phú Quốc…
+ Biện pháp bảo vệ

san hô

khoang
+ Trong tự nhiên:
- Tạo vẻ đẹp thiên nhiên
- Có ý nghĩa sinh thái đối với biển
+ Đối với đời sống:
- Làm đồ trang trí, trang sức: san

- Là nguồn cung cấp nguyên liệu
vôi: san hô
- Làm thực phẩm có giá trị: sứa
- Hoá thạch san hô góp phần
nghiên cứu địa chất.
+ Tác hại:
- Một số loài sứa gây độc, ngứa
cho người.
- Đảo ngầm san hô cản trở giao
thông đường biển.

- Đại diện nhóm trình
bày, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.

4. Củng cố (5’)
- Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật thuộc ngành Ruột khoang phải có
phương tiện gì? (Dùng dụng cụ để thu lượm: dùng vợt để vớt, kéo kẹp, panh.... Nếu dùng tay
phải đeo găng cao su để tránh tác động của các tế bào gai độc, có thể ngứa hoặc làm bỏng da
tay.)
- San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không?

5. Dặn dò (1’)
- Học bài 10
18


- Đọc mục “Em có biết?”
- Soạn bài 11
IV. RÚT KINH NGHIỆM

19



×