Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Giáo án chủ đề giun tròn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.7 KB, 12 trang )

CHƯƠNG III: CÁC NGÀNH GIUN
CHỦ ĐỀ: GIUN TRÒN
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Mô tả chủ đề
Chủ đề này gồm 2 bài:
- Bài 13: Giun đũa: Mục III. Lệnh ▼ trang 48: Không thực hiện
- Bài 14: Một số giun tròn khác: Mục II. Đặc điểm chung: Không dạy
2. Mạch kiến thức của chủ đề
- Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của giun đũa
- Đa dạng của ngành Giun tròn: giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, ...
3. Thời lượng:
- Số tiết học trên lớp 2 tiết
- Tiết 1: Bài 13: Giun đũa
- Tiết 2: Bài 13: Giun đũa (tiếp theo); Bài 14: Một số giun tròn khác
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
1. Mục tiêu chủ đề
1.1. Kiến thức
- Học sinh nắm được đặc điểm hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của giun đũa,
đại diện cho ngành Giun dẹp
- Hiểu Giun tròn đa dạng về loài, chủ yếu sống kí sinh
- Học sinh nhận biết được vai trò của ngành Giun tròn trong tự nhiên và trong đời sống. Từ đó
đề xuất biện pháp phòng chống bệnh giun sán cho người và gia súc.
1.2. Kĩ năng
- Quan sát một số đại diện của ngành Giun tròn.
- Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức qua kênh hình.
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.


- Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Biết được tác hại và cách phòng tránh bệnh giun tròn.
1.3. Thái độ


- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán kí sinh cho người và gia
súc.
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành
1.4.1. Các năng lực chung
a. Năng lực tự học
- Học sinh tự xác định được các đặc điểm hình dạng, cấu tạo, di chuyển, sinh sản của một số
động vật thuộc ngành Giun tròn.
- Nhận biết được một số động vật thuộc ngành Giun tròn.
- Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn: biết tác hại  phòng chống
b. Năng lực giải quyết vấn đề
Được hình thành thông qua: Thu thập thông tin từ sách, báo, internet, thư viện...
d. Năng lực tự quản lí
- Quản lí bản thân:
+ Thời gian: Lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề và các nội dung học tập khác
phù hợp.
+ Biết cách thực hiện các biện pháp phòng chống, biết bảo vệ bản thân, gia súc trước tác hại
của động vật giun tròn.
- Quản lí nhóm:
Phân công công việc phù hợp với năng lực điều kiện cá nhân
e. NL giao tiếp
- Sử dụng ngôn ngữ nói phù hơp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học
sinh với giáo viên, HS với người dân. Sử dụng ngôn ngữ trong báo cáo


f. NL hợp tác
- Hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV
- Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận.
g. NL sử dụng CNTT và truyền thông
- Sử dụng sách báo, internet tìm kiếm thông tin

h. NL sử dụng ngôn ngữ
- Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành: vỏ cuticun, ấu trùng, khoang cơ thể,...
- Trình bày đúng văn phong, khoa học, rõ ràng, logic
1.4.2. Các kĩ năng khoa học
1.4.2.1. Quan sát: Quan sát một số động vật giun tròn trên tranh vẽ, video…
1.4.2.2. Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: Phân loại động vật Giun tròn
1.4.2.3. Tìm mối liên hệ: Cấu tạo - Chức năng; giữa môi trường với điều kiện phát sinh và
cách phòng tránh động vật giun tròn.
1.4.2.4. Đưa ra các định nghĩa: Giun tròn
1.5. Vận dụng kiến thức liên môn:
1.5.1: Kiến thức môn sinh học:
- Đặc điểm của cơ thể sống,
- Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng
1.5.2: Môn toán học:
- Hình dạng: hình trụ, tiết diện ngang tròn
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy chiếu prorecter; hệ thống tranh ảnh minh họa
- Biên tập hệ thống bài tập và câu hỏi phù hợp từng mức độ


- Các video clip sưu tầm liên quan đến chủ đề
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Liên hệ thực tế và chuẩn bị tốt bài tập, bảng biểu cho những bài mới.
3. Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của chủ đề
Mức độ nhận thức

Các năng
lực/ KN cần
hướng tới


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Mô tả được
hình dạng, cấu
tạo và đặc
điểm sinh lí
của một số đại
diện
thuộc
ngành
Giun
tròn

- Giải thích
được đặc điểm
cấu tạo cơ thể
của ngành giun
tròn thích nghi
với đời sống kí
sinh.
- Hiểu được
cách thức gây
bệnh của 1 số

loài giun tròn.

Chứng minh sự
đa dạng, phong
phú của động
vật
thuộc
ngành
Giun
tròn.
- Xác định
được đặc điểm
phân biệt giữa
các ngành giun
với nhau.

- Đưa ra được
các biện pháp
phòng tránh tác
hại của động
vật giun tròn

- NL định
nghĩa
- NL quan sát
- NL so sánh

- Vận dụng kiến - NL tư duy
thức để giải - NL giải
thích một số quyết vấn đề

hiện tượng thực
tế liên quan đến
ngành
giun
tròn.

4. Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực
STT

Mức độ nhận biết

1

- Kể tên một số động vật thuộc ngành Giun tròn?

2

- Nơi sống của giun đũa, giun móc câu, giun rễ lúa, giun kim?

3

- Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của giun đũa?

STT

Mức độ hiểu

1

- Giải thích đặc điểm cấu tạo của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh

trong ruột non người?

2

- Phân tích đặc điểm sinh lý của giun kim gây phiền toái cho trẻ em?

3

- Do thói quen nào ở trẻ em mà tỉ lệ mắc bệnh giun sán ở trẻ em cao?

4

- Giun tròn thường kí sinh ở bộ phận đâu và gây ra tác hại gì cho vật chủ?


5
STT

- Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác sán lá gan?
Mức độ vận dụng thấp

1

- Hãy chứng minh động vật Giun tròn đa dạng, phong phú?

2

- Vì sao nói ngành này lại có tên là Giun tròn?

3


- Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun
đũa?

4

- Nêu đặc điểm cơ bản phân biệt giun tròn với giun dẹp?

STT

Mức độ vận dụng cao

1

- Biện pháp phòng tránh các loài giun tròn kí sinh?

2

- Vì sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1-2 lần trong năm?

5. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập


Tuần 7 Tiết 13

CHỦ ĐỀ: GIUN TRÒN
Tiết 1: Bài 13: GIUN ĐŨA
Giảm tải: Mục III. Lệnh ▼ trang 48: Không thực hiện
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức
- Trình bày được khái niện về ngành Giun tròn
- Mô tả được hình thái, cấu tạo và dinh dưỡng của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh.
2. Kĩ năng
- Mô tả được đặc điểm giun đũa cấu tạo của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh
- Kĩ năng quan sát tranh, làm việc nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Chuẩn bị tranh hình 13.1, 2, 3 SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Kể tên một số đại diện thuộc ngành Giun dẹp? Biện pháp phòng chống giun dẹp kí sinh?
3. Bài mới
Giun tròn khác giun dẹp ở chỗ: tiết diện ngang cơ thể tròn, bắt đầu có khoang cơ thể
chưa chính thức và ống tiêu hóa phân hóa. Chúng sống trong nước, đất ẩm và kí sinh trên cơ
thể động thực vật và người. Đại diện đầu tiên mà chúng ta tìm hiểu là giun đũa.
Hoạt động 1: Cấu tạo, dinh dưỡng, di chuyển của giun đũa (32’)
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và di chuyển của giun đũa.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin - Cá nhân HS tự nghiên cứu I. Cấu tạo, dinh
trong SGK, quan sát hình 13.1; thông tin SGK kết hợp với dưỡng, di chuyển
13.2 trang 47, thảo luận nhóm quan sát hình, ghi nhớ kiến của giun đũa
và trả lời câu hỏi:


thức.

- Cấu tạo:

- Thảo luận nhóm thống nhất + Hình ống dài


câu trả lời, yêu cầu nêu được:

khoảng 25 cm.

- Trình bày cấu tạo của giun + Hình dạng

+ Thành cơ thể có

đũa?

lớp biểu bì và cơ

+ Cấu tạo:

(GV giải thích về khoang cơ thể

-

Lớp vỏ cuticun

dọc phát triển.

tròn cho HS hiểu)


-

Thành cơ thể

+ Chưa có khoang

-

Khoang cơ thể.

cơ thể chính thức.

+ Giun cái dài, to đẻ nhiều + Ống tiêu hoá có
- Giun cái dài và mập hơn giun trứng, 200 000 trứng/ngày thêm ruột sau và
đực có ý nghĩa sinh học gì?

(bằng 1700 lần khối lượng cơ hậu môn.
thể chúng trong một năm)

+ Tuyến sinh dục

+ Lớp vỏ cuticun có tác dụng dài cuộn khúc.
- Nếu giun đũa thiếu vỏ cuticun chống tác động của dịch tiêu + Lớp cuticun có
thì chúng sẽ như thế nào?

hoá. Khi thiếu lớp vỏ này thì tác dụng làm căng
giun đũa sẽ bị tiêu hóa như cơ thể, tránh dịch
nhiều thức ăn khác.


tiêu hoá.

+ Tốc độ tiêu hoá nhanh, xuất - Di chuyển: hạn
- Ruột thẳng và kết thúc tại hậu hiện hậu môn. Do đầu vào là chế, chui rúc.
môn của giun đũa so với giun thức ăn, đầu ra (hậu môn) là - Dinh dưỡng: hút
dẹp thì tốc độ tiêu hóa của loài chất thải nên các phần của chất dinh dưỡng
nào nhanh hơn? Vì sao?

ống tiêu hóa chuyên hóa hơn.

- Giun đũa di chuyển bằng cách + Dịch chuyển rất ít, chui rúc.
nào? Nhờ đặc điểm nào mà giun Nhờ đầu giun đũa nhọn và
đũa chui vào ống mật? hậu quả nhiều giun con có kích thước
gây ra như thế nào đối với con nhỏ nên chúng có thể chui vào
người?

đầy chặt ống mật. Khi đó

- GV lưu ý vì câu hỏi thảo luận người bệnh sẽ đau bụng dữ
dài nên cần để HS trả lời hết sau dội, rối loạn tiêu hóa do ống
đó mới gọi HS khác bổ sung.

mật bị tắc.

- Gv giảng cho HS hiểu về - Đại diện nhóm trình bày, các
khoang cơ thể chưa chính thức.

nhóm khác nhận xét, bổ sung.

nhanh và nhiều.



- GV yêu cầu HS rút ra kết luận - HS tự rút ra kết luận.
về cấu tạo, dinh dưỡng và di
chuyển của giun đũa.
- Cho HS nhắc lại kết luận.
4. Củng cố (5’)
- Nêu đặc điểm của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh?
5. Dặn dò (1’)
- Học bài 13
- Đọc mục: “Em có biết?”.
- Soạn bài 14
IV. RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................


Tuần 7 tiết 14
CHỦ ĐỀ: GIUN TRÒN
Tiết 2: Bài 13: GIUN ĐŨA (tt), Bài 14: MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN TRÒN
Giảm tải: Mục II: Đặc điểm chung: Không dạy
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày vòng đời của giun đũa
- Trình bày được đặc điểm cơ bản (nơi kí sinh, cách xâm nhập, tác hại) của một số giun tròn
phổ biến như: giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa
2. Kĩ năng
- Biết cách phòng tránh bệnh về giun tròn.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường, vệ sinh ăn uống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Tranh một số giun tròn, tài liệu về giun tròn kí sinh.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đặc điểm cấu tạo của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh?
3. Bài mới
Quá trình sinh sản và phát tán nòi giốn của giun đũa như thế nào? Ngoài giun đũa ra
trong nghành giun tròn còn có những loài giun nào thường gây ra nguy hại cho con người,
động vật, kể cả thực vật? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời?
Hoạt động 1: Sinh sản của giun đũa (12’)
Mục tiêu: HS nắm được vòng đời của giun đũa và biện pháp phòng tránh.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS đọc mục I trong - Cá nhân tự đọc thông tin và II. Sinh sản
SGK trang 48 và trả lời câu trả lời câu hỏi.
hỏi:

1. Cơ quan sinh dục


- 1 HS trình bày, HS khác Giun đũa phân tính,

- Nêu cấu tạo cơ quan sinh dục nhận xét, bổ sung.

thụ tinh trong, đẻ số


ở giun đũa?

- Cá nhân đọc thông tin lượng trứng lớn.

- Yêu cầu HS đọc SGK, quan SGK, và trả lời
sát hình 13.3 và 13.4, trả lời - Trao đổi nhóm về vòng đời
câu hỏi:

của giun đũa.

2. Vòng đời:
Giun đũa (trong ruột
người)  đẻ trứng 

- Trình bày vòng đời của giun - Đại diện nhóm lên bảng ấu trùng trong trứng
đũa bằng sơ đồ?

viết sơ đồ vòng đời, các  thức ăn sống  ruột

- Rửa tay trước khi ăn và nhóm khác trả lời tiếp các non (ấu trùng)  máu,
không ăn rau sống vì có liên câu hỏi bổ sung.
quan gì đến bệnh giun đũa?


tim, gan, phổi.

+ Vòng đời: Hs dựa vào - Phòng chống:
thông tin và hình vẽ vòng + Giữ vệ sinh môi

- Tại sao y học khuyên mỗi đời.

trường, vệ sinh cá

người nên tẩy giun từ 1-2 lần + Trứng giun trong thức ăn nhân khi ăn uống.
trong một năm?

sống hay bám vào tay. Do + Tẩy giun định kì.
nước ta có thói quen tưới rau

- GV lưu ý: trứng và ấu trùng có nhiều phân tươi chứ đầy
giun đũa phát triển ở ngoài môi trứng giun.
trường nên:

+ Do trình độ vệ sinh xã hội

+ Dễ lây nhiễm

ở nước ta còn thấp, dù phòng

+ Dễ tiêu diệt

tránh tích cực vẫn không

- Cách phòng chống bệnh giun tránh mắc bệnh giun.

đũa?
- GV nêu một số tác hại: gây
tắc ruột, tắc ống mật, suy dinh + Giữ vệ sinh môi trường, vệ
dưỡng cho vật chủ.

sinh cá nhân khi ăn uống.

- Yêu cầu HS tự rút ra kết luận. + Tẩy giun định kì.
Hoạt động 2: Một số giun tròn khác (32’)
Mục tiêu: Nêu một số đặc điểm của giun dẹp kí sinh và biện pháp phòng chống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu - Cá nhân tự đọc thông tin và I. Một số giun
SGK, quan sát hình 14.1; 14.2; quan sát các hình, ghi nhớ kiến tròn khác
14.3; 14.4, thảo luận nhóm, trả thức. Trao đổi trong nhóm, - Đa số giun tròn


lời câu hỏi:

thống nhất ý kiến và trả lời.

- Kể tên các loại giun tròn kí - Kể tên
sinh ở người?

kí sinh như: giun
kim, giun tóc, giun

- Giun kim trong ruột già, giun móc, giun chỉ...


- Chúng thường kí sinh ở đâu móc câu trong tá tràng, giun rễ - Giun tròn kí sinh
và có tác hại gì cho vật chủ?

lúa trong rễ lúa.



cơ,

ruột...

- Kí sinh nơi giàu chất dinh (người, động vật).
dưỡng và lấy tranh thức ăn, gây Rễ, thân, quả (thực
viêm nhiễm nơi kí sinh và còn vật) gây nhiều tác
- Trình bày vòng đời của giun tiết chất độc có hại cho cơ thể hại.
kim?

vật chủ.

- Cần giữ vệ sinh

- Giun kim gây cho trẻ em - Trứng ↔ giun trưởng thành

môi

những phiền phức gì?

sinh cá nhân và vệ

- Ngứa hậu môn.


trường,

vệ

- Do thói quen nào ở trẻ em

sinh ăn uống để

mà giun kim khép kín được - Mút tay.

tránh giun.

vòng đời nhanh nhất?

- Đại diện nhóm trình bày, các

- GV thông báo thêm: giun mỏ, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
giun tóc, giun chỉ, giun gây sần
ở thực vật, có loại giun truyền
qua muỗi, khả năng lây lan sẽ
rất lớn.
- Chúng ta cần có biện pháp gì - Biện pháp: giữ vệ sinh, đặc
để phòng tránh bệnh giun kí biệt là trẻ em. Diệt ruồi, muỗi,
sinh?

tẩy giun định kì.

- GV cho HS tự rút ra kết luận.
4. Củng cố (5’)

- Giun kim và giun móc câu loài nào nguy hiểm hơn? Loài nào dễ phòng tránh hơn?
- Vì sao ruồi nhặng có thể truyền bệnh giun sán cho người? Nêu một số biện pháp diệt ruồi
nhặng
- Tỉ lệ nhiễm giun đũa sẽ khác nhau tùy thuộc vào biện pháp vệ sinh cá nhân, nghề nghiệp và
nơi ở. Người làm nghề nông có tỉ lệ nhiễm cao hơn các nghề khác, nông thôn có tỉ lệ nhiễm cao


hơn thành phố. Ngoài ra, tình trạng tái nhiễm ở nông thôn là rất nghiêm trọng. Em hãy giải
thích tại sao lại có hiện tượng này?
5. Dặn dò (1’)
- Học bài 14. Soạn bài 15
- Đọc mục “Em có biết?”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................



×