Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Giáo án chủ đề gia đình (trọn bộ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.36 KB, 50 trang )

KẾ HOẠCH TỐ CHỨC HOẠT ĐỘNG
(Thứ hai, Ngày26 tháng10 năm 2010)
Hoạt động có chủ đích: KPKH
Hoạt động: GIA ĐÌNH THÂN YÊU CỦA BÉ
I/ Mục đích yêu cầu
Trẻ biết địa chỉ người thân trong gia đình
Trẻ biết trách nhiệm của bố mẹ đối với con cái và ngược lại
Trẻ hiểu thế nào là gia đình đông con- ít con biết số lượng trong gia đình
II/ Chuẩn bị:
- 3 Tranh bố mẹ và 1 con, bố mẹ 2 con
- Mỗi trẻ một bộ tranh lô tô bố mẹ và các con
- Mỗi trẻ mang một ảnh chụp gia đình
III/ Các bước tiến hành hoạt động có chủ đích
٭ Hoạt động1: Cả lớp hát bài cả nhà thương nhau
Các con vừa hát bài gì? Bài hát này nói lên điều gì?
+ Ai trong chúng ta cũng có một gia đình. Mọi người trong gia đình luôn
yêu thương, quan tâm đến nhau
Vì vậy, để bố mẹ vui lòng các con phải làm gì?
٭ Hoạt động 2: Trò chuyện về gia đình
Trong mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình, gia đình là cái nôi đầu tiên
nuôi dưỡng các con nên người
Và cô biết trong lớp mình, gia đình bạn nào cũng êm ấm, hạnh phúc.
Cho cháu kể về gia đình của mình
- Bố mẹ rất yêu thương các con, chăm sóc các con từng bữa ăn giấc ngủ
- Bố mẹ thương yêu – chăm sóc con cái thì con cái đối với bố mẹ như thế nào?
- Gia đình các con gồm có những ai?
- Cho cháu kể công việc của từng thành viên trong gia đình.
- Địa chỉ gia đình
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ về gia đình của bạn cùng đàm thoại .
- Gia đình có 1(đến2) con là gia đình gì?
- Gia đình lớn là gia đình có mấy con?


- Trong gia đình bố mẹ vất vả để nuôi các con khôn lớn từng ngày. Để bố mẹ
đỡ vất vả các con phải làm gì?
- Gia đình rất quan trọng đối với chúng ta, các con phải yêu thương, nghe lời bố
mẹ, phải luôn làm cho gia đình mình hạnh phúc nhé!(cả lớp hát vang bài tổ
ấm gia đình)
٭Hoạt động 3: Trò chơi
- Trò chơi 1: Gắn tranh về các thành viên trong gia đình
- Trò chơi 2: Vẽ người thân trong gia đình
- Giaó dục: dạy trẻ biết yêu thương, kính trọng, lễ phép với người thân trong gia
đình
٭ Hoạt động 4: Cả lớp cùng hát bài “ Tổ ấm gia đình”
Giáo dục tình cảm yêu thương người thân trong gia đình , biết
vâng lời lễ phép, giúp đỡ ông bà ,ba mẹ .
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
(Thứ ba ngày 27. tháng 10.. năm 2009….)
Hoạt động có chủ đích: LQVH
Hoạt động: LÀM ANH KHÓ LĂM
I/ Mục đích yêu cầu:
- Cháu thuộc bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ
- Cháu suy nghỉ và trả lời câu hỏi theo nội dung bài thơ
- Cháu chú ý trong giờ học
II/ Chuẩn bị:
Tranh mẫu minh họa
Giấy- bút – màu
III/ Các bước tiến hành hoạt động học có chủ đích:
٭Hoạt động 1. Chơi “Em bé mắt tròn”
+ Cô cùng trẻ trò chuyện về gia đình
+ Giáo dục
٭Hoạt động 2.
Đọc cho trẻ nghe bài thơ: Làm anh

- Cô đọc toàn bộ bài thơ 1 lần kết hợp làm điệu bộ
- Tên bài thơ là gì? Bài thơ do ai sang tác?
- Bài thơ kể về tình cảm yêu thương, nhường nhịn cuả người anh đối với
em bé.
- Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh
+ Trích dẫn- đàm thoại
- Bốn câu đầu (Làm anh phái biết dỗ dành khi em khóc, nâng dậy khi em
ngã, chia quà bánh, nhường đồ chơi cho em
- Đoạn thơ còn lại (làm anh như vậy rất khó, nếu yêu em thì sẽ làm đươc
- Giải từ khó: giải thích cho trẻ nghe từ “ Người lớn”
+ Đàm thoại :
- Làm anh phải làm gì ?
- Làm gì khi em khóc,em ngã,khi có quà bánh hay đồ chơi?
- Làm anh có khó không?
Cháu có yêu các em bé không?
+ Dạy thơ
- Cho cả lớp đọc
- Đọc theo nhóm,luân phiên đọc
- Đọc cá nhân
+ Giaó dục
٭Hoạt động 3: Kết thúc tiết học
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
( Thứ ba, ngày 27 tháng 10 năm 20010)
Hoạt động : LQCV
Hoạt động: LÀM QUEN a ă â
I/Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhận biết và phát âm đúng chữ cái a, ă, â
- Nhận ra âm và chữ cái trong tiếng và từ thể hiện nội dung chủ điểm gia
đình
- biết vẽ những đồ vật, đồ dung trong gia đình có tên chứa các chữ a, ă, â

II. Chuẩn bị:
-Tranh vẽ, thẻ từ, cái bàn, cái khen, cái ấm
-Bông hoa chữ cái a, ă, â, o, ơ, ô, e, ê, các ngôi nhà mang chữ a, ă, â
III. Các bước tiến hành hoạt động:
٭Hoạt động1.
Cho cháu xem vi tính ” ngôi nhà đồ dung gia đình” cô cùng trẻ trò chuyện
Giới thiệu 3 tranh đồ dung ”ấm điện – cái khăn – cái bàn”
Hỏi trẻ trả lời : Đồ dùng này để làm gì?
Dưới cái bàn có cụm từ “ cái bàn “ trẻ đọc
Cho trẻ ghép chữ cái như trong tranh
Cho 3 đôi ghép theo từ trong 3 tranh “ cái bàn “
Cả lớp kiểm tra
Cô gợi hỏi cụm từ “ cái bàn “ có mấy tiếng? gồm mấy chữ cái
Tương tự các cùm từ trong tranh ( khăn mặt, ấm nước..)
Chữ nào giống nhau, cô gt chữ a, ă, â
Trẻ phát âm
So sánh chữ giống nhau khác nhau
Cho cháu nhắc lại sự giống nhau khác nhau cấu tạo chữ a, ă, â
٭Hoạt động 2.
• Trò chơi 1: tìm hoa chữ cái a, ă, â
• Trò chơi 2: tập tồng vông (đố chữ)
• Trò chơi 3: gắn hình ảnh có chữ cái đang học
• Trò chơi 4: tìm họ tìm hang
• Trò choi 5: tập tô-chơi kidsmart
٭Hoạt động 3 Kết thúc tiết học
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
(Thứ tư Ngày 28 tháng 10 năm 2010)

Hoạt Động Học : LQVT
Hoạt động: Ôn số lượng trong phạm vi 5, nhận biết chữ số 5

I/ Mục đích yêu cầu:
Luyện tập và nhân biết số lượng trong phạm vi 5
Phân loại số lượng trong phạm vi 5
- Cháu nhận biết đúng va đếm đúng trong phạm vi 5
II/ Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ một thẻ số từ 1-5
- Tranh vẽ các thành viên trong gia đìnhcos số lượng 5. Có 4 ngôi nhà
có số lượng
III/ Các bước tiến hành hoạt động có chủ đích:
٭ HĐ1: Hát bài tập đếm
- Cô gợi ý cho cháu biết số lượng trong phạm vi 5
- Tranh vẽ các thành viên trong gia đình có phạm vi 5, có 4 ngôi nhà có số
lượng 3, 4, 5
VD: nhóm có 4, có 3
- Cô và cháu liên hệ thực tế bản thân( cho trẻ đếm ngón tay ngón chân ) cho
trẻ xem tranh và đếm số lượng thành viên gia đình
- Đặt ảnh có số lượng thành viên bằng số lượng người trong từng gia đình
- Cô treo các tranh ngôi nhà lên bảng cho trẻ chọn thẻ số tương ứng với số
thành viêntrong gia đình
- Cô gt số 5
٭ HĐ2: trò chơi
- Trò chơi 1: Mua sắm đồ dùng cá nhân, một cháu mua đồ dung cho gia đình
có 2, 3, 4, 5 người. Cô tiếp tục cho trẻ chơi tạo thành gia đình có số lượng
trong phạm vi 5
- Cháu không tao quá 5 người
- Trò chơi2:
- Cho cháu 2 hình tam giác rồi tạo thành hình vuông xong cô hỏi cháu dung
mấy que để ghép
- Cô gợi hỏi trẻ
٭ Hoạt động 3. Kết thúc tiết học

Hát bài “Tập Đếm”
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
(Thứ năm Ngày 29 tháng 10 năm 2010)
Hoạt động có chủ đích: TẠO HÌNH
Hoạt động : VẼ ẤM PHA TRÀ TẶNG ÔNG
I/ Mục đích yêu cầu:
- Cháu vẽ theo sự tưởng tượng ,biết bố cục, trang trí, tạo màucho cái ấm
- Tự hào “Sản phẩm”của mình, trẻ biết trao đổi với nhau khi vẽ và biết chia sẻ
đồ dùng với bạn
II/ Chuẩnbị:
- bút- vở, màu xốp màu nước, bàn ghế
III/ Các bước tiến hành hoạt động có chủ đích:
٭Hoạt đông1: Cô cùng trẻ trò chuyện về đồ dùng trong gia đình của trẻ
- Cô cho trẻ kẻ một số đồ dùng gia đình mà trẻ biết
- Cho trẻ chơi trò chơi (cô hỏi mũ để làm gì? Kính để làm gì?hoặc chén đâu?
Cốc đâu để làm gì?)
- lớp mình có ấm để pha trà chưa nào.Vậy lớp mình hôm nay vẽ thật nhiều cái
ấm nhé.
- Cho trẻ nêu ý định mình vẽ
٭Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
- Cô gợi ý trẻ biết phối hợp tô màu, trang trí
٭Hoạt động 3: Trưng bày sản phấm
- Tập thể dục chống mõi mệt
- Nhận xét sản phẩm
- Những cháu chưa hoàn thành giờ hoạt động vẽ tiếp.
+ Giáo dục
٭Hoạt động 4: Kết thúc tiết học
- Hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
(Thứ năm , ngày29 tháng10 năm 2010)

Hoạt động : PTVĐ
Hoạt động: BÉ ĐI QUA CẦU
I/ Mục đích yêu cầu:
- Cháu đi trên ghế thể dục đúng kỹ thuật
- Khi đi cháu phối hợp chân tay nhịp nhàng
- Giúp trẻ định hướng trong không gian
II/ Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ, bằng phẳng
- Ghế thể dục
III/ Các bước tiến hành hoạt động:
٭Hoạt đông1: Khởi động
- “Hát bài trường chúng cháu là trường mầm non” kết hợp làm điệu bộ
٭Hoạt động2: Trọng động
+ Bài tập phát triển chung;
- TV1: 2tay đưa ra trước- lên cao
- BL2: Cúi gập người về trước tay chạm ngón chân
- Chân: Đứng thẳng tay chống hông đưa lần lượt từng chân ra phía trước
- Bật: 2 bật tách chân khép chân
- + Động tác hỗ trợ: Chân, bật
٭Hoạt đông 3: Vận động cơ bản: Đi trên ghế thể dục
- Cô làm mẫu và giải thích
- Phân tích: TTCB đứng thẳng sát vạch chuẩn khi có hiệu lệnh các con bước lần
lượt từng chân lên ghế. Người đứng thẳnghai tay thả tự nhiên, đến cuối ghế
bước xuống đi về cuối hàng đứng. tiếp tục bạn khác
+ Trẻ thực hiện
- Cô chọn vaì cháu lên làm mẫu
- Cho trẻ lần lượt thực hiện đến hết cả lớp
- Cô bao quát lớp, động viên trẻ.
٭Hoạt động 4: Trò chơi vận động“ Mèo và chim sẻ”
- Giải thích trò chơi: một cháu làm mèo, cháu còn lại làm chim sẻ giả đi tìm

mồi.Khi nghe tiếng mèo kêu
“meo meo” Thì các cháu chạy nhanh về tổ của mình
-٭ Hoạt động 5: Hồi tỉnh
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
( Thứ. Sáu, ngày30 tháng 10 năm 2010)
Hoạt động : GDÂN
Hoạt động : CHÁU YÊU BÀ
I/ Mục đích yêu cầu;
- Trẻ biết hát bài “Cháu yêu bà”, nhạc và lời của Xuân Giao,trẻ hát thể hiện tình
cảm yêu thương đối với bà
- Trẻ hát, múa nhịp nhàng theo bài hát
+Trẻ lắng nghe cô hát bài “Bà thương em”, cảm nhận được lời ca dịu dàng đem
đến cho trẻ tình cảm bà cháu sâu lắng
- Trẻ cảm nhận được âm thanh to nhỏ , nhanh chậm thong qua trò chơi
+Trẻ yêu thương,quý trọng bà.
II/ Chuẩn bị:
- Đàn ooc-gan.
- 4-5 vòng tròn, trống, xắc xô
- Cô tập hát, kết hợp minh họa cùng trẻ
III/ Các bước tiến hành hoạt động:
٭ Hoạt động1 :Trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”
- Cô trò chuyện cùng trẻ :Các con ạ. Khi các con còn nhỏ bà là người ẵm bế , bà
chăm sóc cho chúng ta tận tụy hết mình. Vì vậy chúng mình phải hết mực
kính trọng, yêu thương bà nhé.
- Xuất phát từ tình cảm yêu thương bà tác giả Xuân Giao sáng tác bài hát
“Cháu yêu bà” rất hay, nào cô cháu mình cùng thể hiện ca khúc này.
٭Hoạt động2: Ca hát và vận động
Cô bắt nhịp cho trẻ hát.
- Các con vừa hát bài gì? Bài hát do ai sáng tác ?
- Ai trong chúng ta cũng có bà, bà tảo tần nuôi ta khôn lớn.Vì vậy chúng mình

luôn yêu thương và hiếu thảo bà
- Trẻ cả lớp hát lại cả bài cùng đàn thật tình cảm
- Có thể hỏi vài trẻ vỗ tay như thế nào để đệm theo bài hát
- Con chọn nhạc cụ nào để biểu diễn
- Ngoài gõ đệm theo nhịp, theo phách ra, bạn nào còn nghĩ ra động tác nhảy
múa theo lời ca bài hát.
- Mời vài trẻ lên biểu diễn
- Các con có nhận xét gì về cách nhảy múa của 2 bạn?
- Con có muốn vận động giống như bạn không?
- Ai thích làm động tác giống như bạn?
- Các con sẽ làm động tác như thế nào?
- Mời một số trẻ lên biếu diễn cùng.
+ Trò chơi : ‘ tìm nhóm gia đình”
Cho cháu múa theo từng gia đình cô theo dõi và bổ sung thêm động tác
Mời cả lớp cùng biếu diễn
٭Hoạt động 3: Nghe hát “ Bà thương em”
Cô đàn 1 đoạn nhạc cho trẻ đoán tên bài hát
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần
- Bà rất yêu thương các con để bà vui long các con phải làm gì?
- Cô mời 3 cháu phụ họa cùng cô.
٭Hoạt động 4: Trò chơi “ Ai nhanh nhất”
Cô giải thích trò chơi: cô đặt 5 cái vòng thể dục. Khi côgoox trống to thì nhảy vô
vòng tròn,gõ tiếng nhỏ thì vừa đi vừa hát ngoài vòng tròn, cháu nào chậm chân
không được vào vòng tròn bạn đó phải nhảy lò cò.
٭ Hoạt động 5: kết thúc
- Cả lớp hát múa lại bài “ Cháu yêu bà”.


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
(Thứ hai, ngày 02 tháng11 năm2010)

Hoạt động : KPKH
Hoạt động: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH
I/Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết gia đình là nơi vui vẻ,hạnh phúc
-Trẻ biết miêu tả bản thân, người thân trong gia đình và công việc của từng
thành viên trong gia đình
-Biết cách giao tiếp ứng xử phù hợp với truyền thống văn hóa gia đình.
-Biết yêu thương chia sẻ với các thành viên trong gia đình qua các hoạt động
cùng nhau,các ngày kỷ niệm trong gia đình
-Giáo dục trẻ gia đình cần ăn mặc đầy đủ
Ăn uống hợp vệ sinh
II/ Chuẩn bị: -Một số đồ dùng ăn uống
-Một số đồ dung để mặc
- Các loại thực phẩm chế biến thức ăn
- Khăn bàn, hoa trang trí, bánh sinh nhật, đèn
III/ Các bước tiến hành hoạt động học có chủ đích:
٭Hoạt động mở đầu: Cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Trò chuyện: Các con vừa hát bài gì?
Trong mỗi chúng ta ai cũng có 1 gia đình, gia đình chính là cái nôi đầu tiên nuôi
dưỡng các con nên người và cô biết trong lớp mình gia đình bạn nào cũng êm
ấm- hạnh phúc.
٭ Hoạt động1: + Cho trẻ kể về gia đình mình.
-Gia đình con gồm có mấy người, gồm có những ai ?
- Cho trẻ miêu tả người thân trong gia đình
- Cho trẻ kể công việc của từng thành viên trong gia đình
+ Giaó dục: gia đình có 1-2 con là gia đình ít con,gia đình 3 con trở lên là gia
đình đông con, gia đình có ông ,bà,ba, mẹ, con cái là gia đình 3 thế hệ.
+ Tóm lại: Mỗi người đều có một gia đình, trong đó có ông, bà, ba, mẹ và cả các
con nữa. Mọi người trong gia đình đều thươong yêu nhau, quý mến nhau.
- Để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày trong gia đình cần những đồ dùng

gì?( cho cháu kể)
- Cô trình chiếu cháu xem đồ dùng để ăn, để mặc và một số đồ dùng gia đình.
Hát bài “ con có ông –bà- ba- má”.
٭Hoạt động 2: Trò chơi:
- Trò chơi: Sắp đồ dùng cho bàn ăn ứng với mỗi thành viên trong gia đình
- Trò chơi 2: Tổ chức sinh nhật cho thành viên trong gia đình.
٭Hoạt động 3: Kết thúc “Hát bài tổ ấm gia đình”
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
(Thứ ba, ngày 03 tháng 11 năm 2010)
Hoạt động: LQVH
Hoạt động: GIỮA VÒNG GIÓ THƠM
I/ Mục đích yêu cầu:

+
Dạy trẻ học thuộc thơ và thể hiện ngữ điệu, sắc thái của bài thơ.
- Trẻ biết và hiểu nội dung bài thơ
- Lồng ghép, tích hợp kiến thức của chủ điểm trong quá trình truyền đạt kiến
thức cho trẻ
+ Trẻ biết sử dụng các động tác minh họa bài thơ, phát triển thính giác cho trẻ
+Giáo dục trẻ kính trọng và yêu quý bà
-Rèn cho trẻ tập trung chú ý trong giờ học.
II/ Chuẩn bị:
-Đàn oóc-gan, ghế cho cô và trẻ
- Vi tính,tranh vẽ bà và cháu
III/ Các bước tiến hành hoạt động:
٭Hoạt động1: Trẻ hát bài “Cháu yêu bà”
-Trò chuyện về gia đình: Gia đình con gồm có mấy người? Có những ai?
Bà là người mà ai trong chúng ta cũng hết mực kính trọng, yêu thương có bạn
thì được bà chăm sóc ,ẵm bế hằng ngày, có bạn thì bà ở lại dưới quê rất xa và
cũng có bạn thì bà đi xa mãi mãi. Nhưng những hình ảnh đẹp nhất về bà sẽ còn

đọng lại mãi trong lòng các con.
٭Hoạt động2: Đọc cho trẻ nghe bài thơ
Cô đọc toàn bộ bài thơ lần 1, kết hợp làm điệu bộ minh họa
Bài thơ gì? Do ai sáng tác?
Bài thơ kể về tình cảm yêu thương, sự quan tâm của bé dành cho bà. Biết bà ốm,
bé rất thương và lo cho bà
Cô đọc lần 2,kết hợp trình chiếu hình ảnh bà và cháu cho trẻ xem
+ Trích dẫn- đàm thoại
Cô đọc: “ Này chú gà nâu….. ầm ĩ”
-Vì sao bé lại bảo chú Gà Nâu và chị Vịt Bầu đừng cãi nhau và gào ầm ĩ
Cô đọc: “ Bà tớ ốm rồi…..cho bà tớ ngủ”
-Bạn nhỏ trong bài thơ yêu quý bạn của mình.Lúc bà khỏe, bạn đ ã biết giúp đỡ
bà những công việc nhỏ. Khi bà ốm, bé thật buồn và lo cho bà.
- Ngoài ra, khi bà ốm, bé còn làm gì nữa?
Cô đọc: “ Bàn tay nhỏ nhắn….khu vườn lặng im”
- Bé quạt cho bà ngủ như thế nào?
- Bà ốm, bé chẳng buồn đi chơi, chắng đòi mẹ mua quà, bởi bà ốm, bé buồn và
thương bà lắm, chỉ muốn ngồi bên bà và canh giấc ngủ cho bà
Cô đọc: Bà ơi hãy ngủ ,có cháu ngồi bên
-Bà ốm, bé thấy cảnh vật cũng buồn hẳn đi câu thơ nào nói lên điều đó?
Căn nhà vắng vẻ, khu vườn lặng im
- Bé còn muốn làm gì cho bà nữa ? “ Hương bưởi, hương cau…Gió thơm”
-Qua bài thơ, con thấy tình cảm của bé đối với bà mình như thế nào?
- Thế các con làm gì để giúp đỡ bà ?
+ Dạy trẻ đọc thơ
Cả lớp đọc thơ “ Giữa vòng gió thơm”
Cô quan sát và sữa sai.Lưu ý ngữ điệu, nhịp điệu cuả bài thơ( gọi trẻ đọc theo
nhóm, cá nhân)
Trình chiếu cháu xem đoạn phim bà và cháu chăm sóc nhau và hỏi trẻ
Qua bài thơ “ Giữa vòng gió thơm”Lớp mình biết được tình cảm yêu thương,

kính trọng của các bạn dành cho bà
-Vậy các con sẽ làm gì cho bà vui lòng?
Cho trẻ đọc lại bài thơ “ Giữa vòng gió thơm”kết hợp làm điệu bộ minh họa
٭Hoạt động 3 : Cả lớp hát “ Bà Còng đi chợ” lời đồng dao cổ, nhạc Phạm Tuyên.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
(Thứ ba ngày 03 tháng11 năm 2010.)
Hoạt động : LQCV
Hoạt động: TẬP TÔ CHỮ a, ă, â
I/ Mục đích yêu cầu:
+ Trẻ nhận biết chữ cái a, ă ,â, biết tô đúng theo phần chấm mờ cuả chữ cái a, ă,
â. Tô được màu tranh
+ Rèn kỷ năng tô cách cầm bút và tư thế ngồi cho trẻ.
+ Trẻ yêu thích tiết học và yêu quý gia đình cuả mình
II/ Chuẩn bị: Tranh “ bà và bé” “ Bé ăn” “ Âu yếm”
- Tranh tập tô,vở tập tô, bút chì, màu sáp.
III/ Các bước tiến hành hoạt động :
٭Hoạt động 1: Cả lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau” nhạc và lời Phan Văn Minh
٭ Họat động 2: Ôn chữ cái a, ă, â,và hướng dẫn trẻ tập tô
+ Chữ cái a:
- Bây giờ các con quan sát bức tranh
- Bức tranh vẽ gì?(Ba và bé)Đang làm gì?
- Cô đưa thẻ từ “Bà và bé” Đặt dưới tranh “ Bà và bé” cho trẻ đọc cụm từ “ Bà và
bé”
- Trong thẻ từ “Bà và bé” có chữ cái a
- Cô giới thiệu chữ cái a in thường
- Cho trẻ phát âm chữ cái a in thường
- Cô tô màu chữ a in rỗng. Cô vừa tô vừa hướng dẫn: Cô cầm bút bằng tay phải,
bằng ba đầu ngón tay, di màu thật đều không chờm ra ngoài.
- Cô giới thiệu chữ cái a viết thường
- Cô hướng dẫn tô chữ cái a viết thường theo nét chấm mờ: Cô đặt bút chì vào

nét chấm mờ sát với dòng kẻ phía trên, tô trùng khít với nét chấm mờ từ trên
xuống dưới tới sát mép dòng kẻ thứ 2, tô tiếp phần chấm mờ tạo thành đường
cong trái và rê bút lên sát mép dòng kẻ thứ 1, rê bút xuống dòng kẻ thứ 2 tạo
thành nét móc dưới, dính liền với nét cong trái tạo thành chữ a . Sau đó, cô tô
lần lượt chữ a tiếp theo.
+ Chữ cái ă, â. Cô hướng dẫn tương tự chữ cái a.
+ Trẻ thực hiện: Cô cho trẻ ngồi vào bàn để tô các chũ cái a, ă, â
- Cô bao quát trẻ, chú ý chỉnh sửa tư thế ngồi và cách cầm bút cho trẻ
- Cô hướng dẫn laị cho những trẻ còn yếu chưa biết cách tô.
٭Hoạt động3.
- Cô nhận xét bài của trẻ
- Cô khen ngợi những bài tô đẹp và cho cả lớp quan sát bài của bạn
Cả lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau”, chuyển hoạt động
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOAT ĐỘNG
(Thứ tư ngày 04 tháng 11 năm 2010)
Hoạt động : LQVT
Đè tài : XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ HÍA TRÊN, PHÍA DƯỚI
PHÍA TRƯỚC, PHÍA SAU CỦA ĐỐI TƯỢNG
I/ Mục đích yêu cầu :
+ Xác định vị trí phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng
-Trẻ thích hoạt động
- Trẻ nắm được các trò chơi
II/ Chuẩn bị
Một số búp bê, con vật, đồ chơi như gấu, thỏ vv
Đồ vật như ô tô, máy bay
Mỗi trẻ một đồ chơi và một khối gỗ
III/ Các bước tiến hành hoạt động :
٭ Hoạt động 1
- Cho trẻ chơi trò chơi “Dấu tay”
٭ Hoạt động2:

+ Cho trẻ xác định “ Trên, dưới, trước, sau” của đối tượng hoặc bản thân và bạn
khác
- Phát đồ chơi cho trẻ , cho trẻ đặt đồ chơi theo yêu cầu của cô
- Các con đặt khối gỗ ở đâu đó?
- Chiếc xe các con đặt vị trí nào so với cái ghế
- Búp bê các con biết ở đâu rồi nhỉ?
- Máy bay ở đâu rồi ?
Cho một cháu ngồi ở giữa lớp. Cô nói “Trời tối” cháu nhắm mắt lại. Cô đặt đồ
vật .Sau đó nói “ Trời sáng” cháu mở mắt ra.Cô hỏi : Đồ vật ở đâu so với bản
thân cháu
Cô cho vài trẻ tiếp tục chơi nhưng đổi đồ dùng
Cô cho trẻ quan sát xung quanh lớp và các kệ đồ dùng, xác định được vị trí của
từng đồ dùng . Hoạt động 2:
- Trò chơi luyện tập
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô: Cô đặt giữa lớp một cái bàn, 1 cái ghế. Trẻ đi
xung quanh bàn , ghế vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh của cô trẻ biết xác định vị
trí và về đúng vị trí theo cô yêu cầu.Trẻ nào không làm đúng theo yêu cầu của
cô thì nhảy lò cò
- Gíao dục: Trong mỗi gia đình chúng ta đều có nhiều đồ dùng như bàn, ghế,
tủ…và đồ chơi như búp bê, gấu…khi dùng các con giữ gìn cẩn
٭ Hoạt động 3: cả lớp đọc bài thơ “ Em yêu nhà em”
Kết thúc
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
(Thứ năm ngày 05 tháng11 năm 2010)
Hoạt động : PTVĐ
Đề tài: BẬT CHỤM CHÂN LIÊN TỤC VÀO 5 Ô
TRÒ CHƠI: CHUYỀN BÓNG
I/ Mục đích yêu cầu:
+ Trẻ biết nhún bật bằng 2 chân. Bật chụm chân liên tục vàoH 5 ô.
+Rèn kỷ năng bật nhanh, liên tiếp cho trẻ

+ Trẻ hào hứng tập luyện
II/ Chuẩn bị:
-20 vòng
20 – 30 quả bóng
III/ Các bước tiến hành hoạt động có chủ đích:
٭ Hoạt động1. Khởi động:
Cô kể chuyện Tích Chu.
“Ngày xửa, ngày xưa có một bạn tên là Tích Chu. Cha mẹ Tích Chu mất sớm.
Tích Chuphair ở với bà, bà rất thương yêu Tích Chu.Đêm đến, khi Tích Chu
ngủ, bà kéo chăn, quạt mát cho Tích Chu”.
- Thế chúng mình có đến thăm bà Tích Chu không? Mời các bạn cùng lên tàu
nào!
- Trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu theo yêu cầu của cô. Cô đi ngược chiều với trẻ
Đi thường - đi bằng mũi chân - đi thường chậm – chạy nhanh – chạy chậm – đi
thường về 2 hàng dọc.
Chúng mình đã đến nhà của Tích Chu rồi. “ Nhưnh Tích Chu suốt ngàychir biết
rong chơi, không biết giúp đỡ bà làm việc. Bà già yếu ăn uống lại kham khổ nên
len cơn sốt cao. Bà gọi Tích Chu nhưng không thấy Tích Chu trả lời nên bà phả
hóa thành chim đi lấy nước. Tích Chu đi choiw thấy dói bụng quá liền chạy về
nhà. Tích Chu hoảng hốt khi thấy bà hóa thành chim và bay đi…Tích Chu ngồi
đó và khóc “Hu hu hu”… Bỗng nhiên có một cô Tiên hiện ra và nói : Tích Chu
ơi! Nếu chúa muốn bà cháu trở lại thành ngườì thì phải đi lấy nước suối tiên cho
bà cháu uống. Đường lên suối tiên xa và nhiều khó khăn lắm, cháu có đi được
không?”.
- Tích Chu quyết định đi lấy nước suối tiên cho bà uống. Nhưng đường đi xa
xôi và nhiều thử thách lắm. Tích Chu cần có thể thật khỏe mạnh để vượt qua
mọi thử thách.
- Chúng mình có giúp Tích Chu lấy nước suối tiên để cứu bà không?”.
Bây giờ chúng mình hãy cùng với Tích Chu tập luyện để có cơ thể khỏe mạnh
nhé!

٭ Hoạt động2.
2.1. Bài tập phát triển chung
+ Tay: 2 tay ra trước lên cao
+ Chân: Ngồi khụy gối
+Bụng: Hai tay chạm vai nghiêng người sang hai bên
+ Bật 2: Bật tách khép chân chuyển từ 4 hàng ngang về 2 hàng dọc
2.2. Bài tập vận động cơ bản:
- Bây giờ Tích Chu và chúng mình đã đủ sức khỏe vượt qua mọi thử thách trước
mắt. Chúng mình đã sẵn sàng chưa?
- Nào chúng ta cùng đi.
-Thử thách thứ nhất có tên Bật chụm chân liên tục vào
Cô làm mẫu 2 lần:
+ Lần 1: Làm mẫu( không giải thích)
+ Lần 2: Làm mẫu + giải thích.
Cô giải thích : Cô đứng trước vạch xuất phát, hai tay chống hông, 2 chân nhún,
khi có hiệu lệnh, cô bật về phía trước tiếp đất bằng hai nữa bàn chân trên.
+ Lần 3 : Mời trẻ lên làm thử
+ Trẻ thực hiện: cho cả lớp tập 2-3 lần
Gọi 2-3 trẻ khá lên tập lại ( sau mỗi lần tập cho trẻ nhắc lại tên vận động)- Nhờ
uống nước suối tiên mà chim đã hóa lại thành bà, từ đó bạn Tích Chu rất ngoan
và nghe lời bà
2.3. Trò chơi: Chuyền bóng
- Bây giờ bạn Tích Chu đã ngoan rồi. Cô giáo dạy cho bạn rất nhiều điều. Nào là
hát. múa, kể chuyện, đọc thơ, học toán… Cô giáo còn cho Tích Chu nhiều trò
chơi nữa đấy. Tích Chu muốn rủ chúng mình cùng chơi với bạn ấy một trò choiw
có tên Chuyền bóng
Cô chia trẻ thành 2 đội chơi giới thiêụ với trẻ về luật chơi và cách chơi
Luật chơi: Trong thời gian là một bản nhac, đội nào lấy nhiều bóng là đội dành
chiến thắng ; Phải chuyền bóng bằng hai tay; quả bóng nào bị rơi hoặc bắt bằng 1
tay là không được tính.

Cách chơi: Khi có hiệu lệnh “ Chuyền” Bạn đầu tiên nhặt bóng chuyền cho bạn
phía sau( Người hơi ngã về phía sau). Bạn tiếp theo nhận bóng và chuyền tiếp
đến bạn cuối cùng. Bạn cuối cùng nhận bóng và đặt vào rổ.
Cô và trẻ đếm số bóng và công bố đội thắng cuộc.
٭ Hồi tỉnh: cả lớp cùng thư giản.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
( Thứ năm ngày 05 tháng11 năm 2010.)
Hoạt động : TẠO HÌNH
Hoạt động : VẼ NGƯỜI THÂNTRONG GIA ĐÌNH
I/ Mục đích yêu cầu:
+ Trẻ nhận biết được các bộ phận của cơ thể người
Hiểu được cấu trúc của gia đình đông con- ít con
+ Trẻ biết phối hợp những đường nét cơ bản để thể hiện vẽ người thân trong gia
đình qua việc miêu tả đặc điểm riêng (đầu, tóc, kính, râu,nét mặt…)
+ Tô màu không chờm ra ngoài
+ Thông qua bài vẽ của mình trẻ them yêu quí người thân trong gia đình ( ông,
bà, bố, mẹ, anh chị….)
II/ CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị cho cô
3 Tranh vẽ về gia đình
2. Chuẩn bị cho trẻ
Bàn, ghế
Bút sáp màu
Giấy vẽ khổ A4
3. Kê bàn cho trẻ ngồi theo nhóm (5 nhóm).
III/ Các bước tiến hành hoạt động có chủ đích:
٭Hoạt động 1.
Cho trẻ đi vào chào khán giả (có bật nhạc “ Tổ ấm gia đình”). Cô là người dẫn
chương trình “Ở nhà chủ nhật” dành cho các gia đình tí hon, xin mời các gia
đình hãy giới thiệu cho khán giả biết về gia đình mình nào ! Chủ đề của cuộc

thi hôm nay là “ Vẽ người than trong gia đình”
٭Hoạt động 2.
-Cho trẻ xem tranh
– Để cuộc thi đạt kết quả tốt, xin mời các gia đình hãy xem 1 số tranh vẽ về
gia đình của ban tổ chức.
Cô giới thiệu từng tranh (3 tranh)
Mỗi bức tranh đưa ra, cô để trẻ tự nhận xét về bức tranh đó sao cho nổi rõ
hình dáng, đặc điểm từng người trong tranh (nét mặt, tóc, quần, áo…)
Sau đó cô cho trẻ đếm số người trong tranh
Cô giới thiệu từng tranh để trẻ hiểu đặc điểm của mỗi gia đình : gia đình đông
con, ít con.
-Trao đổi về ý tưởng của trẻ
- Cháu định vẻ ai, người ấy như thế nào?
Cô gợi ý để trẻ miêu tả : khuôn mặt, mái tóc, mũi, mắt,…
Cô lưu ý trẻ nếu vẽ chân dung thì đặt dọc giấy để vẽ.
Hoạt động 2Trẻ thực hiện
Cô mở nhạc bài “Tổ ấm gia đình”
Trong lúc trẻ vẽ cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cầm bút.
Cô gợi ý trẻ vẽ và gọi mở thêm cho trẻ ý tưởng vẽ.
Cô đi đến từng bàn để quan sát trẻ.
Hoạt động 3:. Nhận xét sản phẩm
Cô có hiệu lệnh cho trẻ dừng bút vẽ mang tranh lên dán trên bảng.
Trẻ nhận xét về từng bức tranh.
- Các con thích bài vẽ nào nhất? Vì sao lại thích?
Trẻ nhận xét về cách bố cục tranh, nội dung tranh (đường nét, cách tô màu…)
Trẻ nhận xét 4 bài.
Trẻ có bài vẽ đẹp lên giới thiệu về bài vẽ của mình.
Cô nhận xét chung các bài vẽ.
Trao phần thưởng cho các gia đình.
* Kết thúc:

Cô nhận xét, khen ngợi trẻ


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
(Thứ sáu ngày 06 tháng 11 năm 2010)
Hoạt động có chủ đích: GDÂN
Hoạt động: HÁT KẾT HỢP VỖ TAY THEO NHỊP VÀ PHÁCH
BÀI CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU
Nội dung kết hợp :
- Nghe hát: Ru con – dân ca Nam Bộ
- Trò chơi : Nghe tiết tấu tìm đồ vật
I/ Mục đích yêu cầu :
+ Trẻ biết hát bài Cả nhà thương nhau, nhạc và lời của Phan Văn Minh
- Hát thể hiện tình cảm yêu thương trong niềm hạnh phúc gia đình
- Trẻ biết chất liệu của một số đồ dùng ăn, uống.
- Nhận biết các khôí vuông, chữ nhật, trụ
- Trẻ hiểu thế nào là gia đình nhỏ, gia đình lớn.
+ Trẻ hát nhịp nhàng kết hợp với gõ phách và gõ nhịp
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát bài Ru con dân ca Nam Bộ
- Trẻ cảm nhận được sự khác biệt của các loại tiết tấu (chậm, nhanh, nhịp,
phách)
- Một ảnh chụp gia đình
+ Trẻ biết yêu thương, quý trọng những người trong gia đình
II/Chuẩn bị:
-Đàn, một số nhạc cụ: mõ, xắc xô, phách tre...
- Một số đồ dùng để ăn uống
- Một mũ chóp che mắt kín để chơi trò chơi
III/ Các bước tiến hành hoạt động có chủ đích;
٭Hoạt động 1.
Cô và trẻ cùng xem tranh vễ một bạn nhỏ và cùng đàm thoại :

- Gia đình bạn trong bức tranh có những ai?
- Gia đình có 1 ( đến2) con là gia đình gì?
- Gia đình lớn là có mấy người con/
Trong gia đình, ba, mẹ luôn yêu thương quan tâm đến các con.
Trong gia đình mọi người yêu thương nhau. Nào cô cháu mình cùng hát vang bài
“Cả nhà thương nhau.”
٭Hoạt động 2.
-. Ca hát và vận động
Cô bắt nhịp cho trẻ hát.
-Các con vừa hát bài gì? Bài hát này do ai sang tác?
-Ai trong chúng ta cũng có một gia đình. Mọi người trong gia đình luôn yêu
thươong nhau. Quan tâm đến nhau. Vì vậy để bố mẹ vui long,các con phải làm
gì?
- Cả lớp hát lại bài lần nữa cùng đàn thật tình cảm nhé !
-Cô hỏi trẻ vỗ tay đệm như thế nào cho bài hát
Để hay hơn các con sẽ vỗ tay theo nhịp đệm cho bài hát, các con chú ý vỗ tay đầu
tiên vào tiếng “Ba”.
- Các con hãy lựa chọn một nhạc cụ mà con thích, để biểu diễn.
- Vừa rồi các hát và gõ theo nhịp đệm của bài hát rất hay, nhưng cô muốn ngoài
gõ theo nhịp ra, bạn nào còn nghỉ ra động tác nhảy múa theo nhịp nào!
- Các con có nhận xét gì cách nhảy của 2 bạn ?
- Các con có muốn vận động giống như bạn không ?
- Ai thích làm động tác giống như bạn ?
- Các con sẽ làm động tác như thế nào?
- Mời một số trẻ lên biểu diễn cùng bạn .
- Ngoài vận động vỗ tay theo nhịp, nhảy múa ra chúng mình còn vỗ tay theo
phách nữa.
- Các con nhớ vỗ tay theo phách là vỗ như thế nào không ?
- Cả lớp vỗ tay theo phách đệm theo bài hát nhé!
- Và sau đây cô sẽ mời gia đình lên biểu diễn. Nhưng họ sẽ sử dụngcacs nhạc

cụ rất đặc biệt.
- Đây là những đồ dùng gì nào?
- Những đồ dùng này làm các chất liệu khác nhau nên khi ta gõ vào đồ vật, đồ
vật đó phát ra âm thanh khác nhau.
- Gõ vào cốc thủy tinh ta hỏi trẻ nghe như thế nào? Tương tự gõ vào từng đồ
dùng gia đình.
. Nghe hát:
- Vừa rồi các con hát rất hay Bài cả nhà thương nha. Hằng ngày ông, bà, ba, mẹ
hát cho các nghe những bài hát gì? Và hôm nay, cô sẽ hát tặng các con bài hát Ru
con,
Dân ca Nam Bộ.
. Trò chơi “Nghe tiết tấu tìm đồ vật”
- Cô chuẩn bị 3 hộp quà cô sẽ giấu đi để các bạn lên chơi tìm.
٭Hoạt động3. kết thúc
- Như vậy cô cháu mình có rất nhiều quà tặng cho nhau .nào các con lại đây xem
hộp quà có dạng khối gì?( cho trẻ nghe bài Ba ngọn nến lung linh).
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
(Thứ năm …ngày….tháng…năm 2009…)
Hoạt động có chủ đích: HĐVĐ
Hoạt động: BẬT CHỤM CHÂN LIÊN TỤC VÀO 5 Ô
TRÒ CHƠI: CHUYỀN BÓNG
I/ Mục đích yêu cầu:
+ Trẻ biết nhún bật bằng 2 chân. Bật chụm chân liên tục vàoH 5 ô.
+Rèn kỷ năng bật nhanh, liên tiếp cho trẻ
+ Trẻ hào hứng tập luyện
II/ Chuẩn bị:
-20 vòng
20 – 30 quả bóng
III/ Các bước tiến hành hoạt động có chủ đích
*Hoạt động1. Khởi động:

Cô kể chuyện Tích Chu.
“Ngày xửa, ngày xưa có một bạn tên là Tích Chu. Cha mẹ Tích Chu mất sớm.
Tích Chuphair ở với bà, bà rất thương yêu Tích Chu.Đêm đến, khi Tích Chu
ngủ, bà kéo chăn, quạt mát cho Tích Chu”.
- Thế chúng mình có đến thăm bà Tích Chu không? Mời các bạn cùng lên tàu
nào!
- Trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu theo yêu cầu của cô. Cô đi ngược chiều với trẻ
Đi thường - đi bằng mũi chân - đi thường chậm – chạy nhanh – chạy chậm – đi
thường về 2 hàng dọc.
Chúng mình đã đến nhà của Tích Chu rồi. “ Nhưnh Tích Chu suốt ngàychir biết
rong chơi, không biết giúp đỡ bà làm việc. Bà già yếu ăn uống lại kham khổ nên
len cơn sốt cao. Bà gọi Tích Chu nhưng không thấy Tích Chu trả lời nên bà phả
hóa thành chim đi lấy nước. Tích Chu đi choiw thấy dói bụng quá liền chạy về
nhà. Tích Chu hoảng hốt khi thấy bà hóa thành chim và bay đi…Tích Chu ngồi
đó và khóc “Hu hu hu”… Bỗng nhiên có một cô Tiên hiện ra và nói : Tích Chu
ơi! Nếu chúa muốn bà cháu trở lại thành ngườì thì phải đi lấy nước suối tiên cho
bà cháu uống. Đường lên suối tiên xa và nhiều khó khăn lắm, cháu có đi được
không?”.
- Tích Chu quyết định đi lấy nước suối tiên cho bà uống. Nhưng đường đi xa
xôi và nhiều thử thách lắm. Tích Chu cần có thể thật khỏe mạnh để vượt qua
mọi thử thách.
- Chúng mình có giúp Tích Chu lấy nước suối tiên để cứu bà không?”.
Bây giờ chúng mình hãy cùng với Tích Chu tập luyện để có cơ thể khỏe mạnh
nhé!
*Hoạt động2.
- Bài tập phát triển chung

×