Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

Bài giảng: Kiểm tra, xử phạt và cưỡng chế hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.18 KB, 40 trang )

---------------------------------------

GIÁO ÁN
KiỂM TRA, XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ
HÀNH CHÍNH


A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Trang bị cho học viên những
kiến thức cơ bản về kiểm tra, xử
phạt và cưỡng chế hành chính.
- Vận dụng những kiến thức đã
nghiên cứu, học tập vào trong
công tác của bản thân.
- Nâng cao ý thức tôn trọng pháp
luật trong công tác.


B. KẾT CẤU NỘI DUNG BÀI
GIẢNG
* Bài giảng có 3 nội dung chính:
I. KIỂM TRA HÀNH CHÍNH
II. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH
III. CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH
TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP


C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG VÀ ĐỒ
DÙNG DẠY HỌC
* Phương pháp giảng.


Trong bài giảng sẽ sử dụng
phương pháp thuyết trình là chủ
yếu và kết hợp với các phương
pháp khác như: hỏi – đáp, nêu ý
kiến, trực quan,…
* Đồ dùng dạy học.
Bảng, phấn, máy đèn chiếu.


D. TÀI LIỆU PHỤC VỤ SOẠN, GIẢNG
1. Tài liệu bắt buộc.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh (2016), Những vấn đề cơ bản về
hệ thống chính trị, Nhà nước và pháp
luật XHCN.
2. Tài liệu tham khảo.
- Giáo trình Luật hành chính Việt
Nam.
- Luật Xử phạt vi phạm hành chính.
- Các văn bản pháp luật có liên quan.


I. KIỂM TRA HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích, hình
thức KTHC
a. Khái niệm kiểm tra hành chính

Kiểm tra hành chính là xem xét,
đánh giá hoạt động của cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong quản lý

hành chính nhà nước xem có phù
hợp với pháp luật hay không và áp
dụng các biện pháp bảo đảm và
khôi phục sự phù hợp đó.


b. Đặc điểm kiểm tra hành chính
- Kiểm tra hành chính bao gồm kiểm
tra nội bộ cơ quan hành chính nhà
nước và kiểm tra các đối tượng
trong phạm vi QLHCNN.
- Là hoạt động thường xuyên của
CQHCNN.
- Chủ thể tiến hành KTHC là các cơ
quan nhà nước và người đứng đầu
cơ quan nhà nước.


- Hoạt động kiểm tra hành chính là
hoạt động mang tính quyền lực nhà
nước buộc các đối tượng phải tuân
thủ.
- Hoạt động kiểm tra hành chính
được tiến hành dưới nhiều hình thức
như: nghe báo cáo và đánh giá báo
cáo của đối tượng, tổ chức các đoàn
kiểm tra.
- Hoạt động kiểm tra hành chính
thường xuyên, định kỳ hoặc đột
xuất.



c. Mục đích kiểm tra hành chính
- Phát hiện những ưu điểm, nhân tố
tích cực để điều chỉnh tiếp theo
nhằm phát huy, nhân rộng mặt mạnh,
mặt tích cực.
- Chỉ ra sai lệch, hạn chế, yếu kém,
bất cập trong quản lý, tìm ra nguyên
nhân và đưa ra giải pháp khắc phục.
- Phát hiện kịp thời các vi phạm
pháp luật để có biện pháp xử lý kịp
thời và xây dựng biện pháp phòng
ngừa chung.


d. Các hình thức kiểm tra hành chính
Thứ nhất, theo căn cứ tiến hành kiểm
tra, có:
- Kiểm tra hành chính theo kế hoạch.
KTHC theo kế hoạch là một hình
thức kiểm tra theo đó chủ thể KTHC
tiến hành hoạt động kiểm tra một cách
thường xuyên, theo kế hoạch định
trước với nội dung kiểm tra bao hàm
toàn bộ hoạt động hoặc một số lĩnh
vực hoạt động của các đối tượng
thuộc thẩm quyền quản lý.



- Kiểm tra hành chính đội xuất.
KTHC đột xuất là hoạt động KTHC
được tiến hành không theo định kì,
không thông báo trước, có trọng
điểm nhằm vào một số khâu, một số
vấn đề nhất định để xử lý những tình
huống mới phát sinh, làm rõ một số
vấn đề trong hoạt động QLHCNN
hoặc đáp ứng những yêu cầu, kiến
nghị chính đáng của công dân, tổ
chức.


Thứ hai, theo phạm vi nội dung kiểm
tra có:
- Kiểm tra chức năng.
Đây là hoạt động kiểm tra do các cơ
quan quản lý ngành, hay lĩnh vực thực
hiện đối với các cơ quan, tổ chức, đơn
vị không trực thuộc mình về mặt tổ
chức trong việc chấp hành pháp luật,
đường lối chính sách và các quy tắc
quản lý về ngành hay lĩnh vực do mình
quản lý thống nhất trong cả nước.


- Kiểm tra nội bộ
Là nhiệm vụ, chức năng của
mọi cơ quan quản lý HCNN - chỉ
hoạt động kiểm tra trong nội bộ

ngành, một cơ quan, tổ chức do
thủ trưởng cơ quan quản lý ngành
và lĩnh vực, thủ trưởng các cơ
quan, tổ chức, xí nghiệp, đơn vị cơ
sở của Nhà nước tiến hành.


2. Phân biệt kiểm tra hành chính với các
hoạt động giám sát, thanh tra nhà nước
a. Giám sát
Giám sát là khái niệm được dùng chỉ
một hoạt động xem xét có tính bao quát
của một chủ thể bên ngoài hệ thống đối
với một khách thể thuộc hệ thống khác
(có thể là không trực thuộc), tức là giữa
cơ quan giám sát và cơ quan chịu sự
giám sát không nằm trong một hệ thống
trực thuộc nhau theo chiều dọc.


b. Thanh tra nhà nước
Thanh tra là việc xem xét, đánh giá,
xử lý của cơ quan quản lý nhà
nước đối với việc thực hiện chính
sách pháp luật, nhiệm vụ của cơ
quan, tổ chức, cá nhân chịu sự
quản lý theo thẩm quyền, trình tự,
thủ tục do pháp luật quy định.
Thanh tra nhà nước bao gồm:
- Thanh tra hành chính.

- Thanh tra chuyên ngành.


3. Vai trò của kiểm tra hành chính
trong quản lý hành chính nhà nước
a. Kiểm tra hành chính – một trong
những chức năng của QLHCNN
Để thực hiện chức năng QLNN
trước hết phải ban hành PL. PL
không thể đi vào đời sống xã hội và
phát huy hiệu quả mà thiếu những
hoạt động có tính tổ chức của Nhà
nước.


Bằng bộ máy và các nguồn lực của
mình, nhà nước tổ chức, điều hành
để biến các quy định PL thành
hành động thực tế của mổi cơ
quan, tổ chức, cá nhân và phải
kiểm tra để đánh giá chất lượng,
hiệu quả của PL. Như vậy, KTHC là
một chức năng, giai đoạn của hoạt
động QLNN nói chung và hoạt
động hành chính nói riêng.


b. KTHC – một trong những biện
pháp chủ yếu góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả của QLHCNN

Hiệu lực, hiệu quả QLHCNN phụ
thuộc rất lớn vào hoạt động giám
sát, kiểm tra, thanh tra. Bởi thông
qua hoạt động này, Nhà nước sẽ
phát hiện và xử lý những hành vi
VPPL, góp phần đảm bảo và nâng
cao hiệu lực, hiệu quả QLNN.


c. KTHC – một trong những
phương thức bảo đảm quản lý xã
hội bằng HP và PL, kỷ luật trong
QLHCNN
Quản lý xã hội bằng HP - PL đòi
hỏi mỗi công dân, tổ chức thuộc
đối tượng quản lý phải thực hiện
đúng HP và PL. Thông qua hoạt
động KTHC để phát hiện các hiện
tượng VPPL, từ đó có những biện
pháp xử lý kịp thời.


d. KTHC góp phần phòng ngừa,
ngăn chặn phát hiện, xử lý những
hành vi VPPL
Mục đích của KTHC không chỉ
nhằm phát hiện và xử lý VPPL mà
quan trọng hơn KTHC còn hướng
tới mục đích phòng ngừa VPPL.



4. Các giai đoạn kiểm tra hành chính
- Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm tra
- Giai đoạn 2: Chuẩn bị kiểm tra
- Giai đoạn 3: Tổ chức thực hiện kiểm
tra
- Giai đoạn 4: Báo cáo kết quả kiểm tra
- Giai đoạn 5: Công bố kết luận kiểm tra
- Giai đoạn 6: Xử lý kết quả kiểm tra
- Giai đoạn 7: Đánh giá tổng kết hoạt
động kiểm tra


II. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Quan niệm về xử phạt VPHC
a. Khái niệm VPHC
- Khái niệm vi phạm hành chính.
VPHC là hành vi có lỗi do cá
nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm
quy định của pháp luật về quản lý
nhà nước mà không phải là tội
phạm và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt VPHC (Đ2 Luật
xử phạt VPHC).


- Các dấu hiệu của VPHC.
VPHC là một dạng vi phạm pháp
luật, vì vậy có các dấu hiệu của
VPPL:

+ Hành vi VPPL hành chính.
+ Là hành vi có lỗi (lỗi cố ý hoặc vô
ý) do cá nhân, tổ chức thực hiện.
+ Hành vi VPHC theo quy định của
PLHC là hành vi chưa tới mức truy
cứu trách nhiệm hình sự phải bị
XPHC.


- Các yếu tố cấu thành VPPLHC:
+ Khách thể của VPHC là những quan
hệ xã hội được PLHC bảo vệ nhưng
bị hành vi VPHC xâm hại.
+ Mặt khách quan của VPHC là biểu
hiện ra bên ngoài thế giới khách
quan của VPHC.
+ Chủ thể của VPHC là cá nhân hoặc
tổ chức có năng lực TNHC.
+ Mặt chủ quan của VPHC thể hiện ở
yếu tố lỗi của người VP, đó là lỗi cố ý
và lỗi vô ý.


b. Xử phạt vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính là
việc người có thẩm quyền xử phạt
áp dụng hình thức xử phạt, biện
pháp khắc phục hậu quả đối với cá
nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi
phạm hành chính theo quy định

của pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính (Đ2 Luật xử phạt
VPHC).


×