Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Vai trò của quán ngữ trong việc kiến tạo phát ngôn : Luận án TS. Ngôn ngữ học: 5 04 08

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.07 MB, 194 trang )

m

1

s



n r-T -T T -r

g

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XẢ HỘI VÀ NHÂN VĂN








........ ÌS k III JễZ ..........

NGÔ HỮU HOÀNG

VAI TRÒ CỦA QUÁN NGỮ TRONG VIỆC
KIẾN TẠO PHÁT NGÔN
(TRÊN CỨ LIỆU TIẾNG ANH VÀ TIÊNG VIỆT)

Chuyên ngành



: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ

M ã số

: 5.04.08

LUẬN ÁN TIẾN S ĩ NGỮ VẢN

Người hướng dẫn : GS. TSKH. NGUYỄN LAI

HÀ NỘI, 2002

f t - ......... ... ...........

! ■=

=

=

.........

ã


LỜI CAM ĐOAN

\Tôixin


C â m

đoan dây là công trình nghiên cứu của

riênq tổi. ĩấ t cả những vân đê được trình bày và
giải quyết, những kết luận tro ty luận ấn đều chi tá
dược công bô trong bâ t kỳ công trình nào khác.

Tác giã luận án

QĨịịô ICũtt 71(h )ỉm tf


BẢN VIẾT TẮT, KÝ HIỆU VÀ QUI ƯỚC TRÍCH DAN

A. Viết tát và ký hiên
FĨA : Hành động đe dọa thể diện (Face threatening act)
FSA : Hành động gill giữ thể diện (Face saving act)
H

: Người nghe, người nhận phát ngôn (hearer)

p

: Mệnh đề/Định để thông tin (proposition)

PN

: Phát ngôn (utterance/speech)


QN : Quán ngữ (discourse devices/ gambits)
QNTA: Quán ngữ tiếng Anh
QNTV: Quán ngữ tiếng Việt
s

: Người nói/ Chủ thể phát ngôn (speaker)

TN : Thành ngữ (idion)
K

: Câu sai

—►, c=í> : Tiếp đến, hướng đến, chỉ ra

B. Qui đinh cách ghi n&uon trích dẫn và xuất xứ các ví du

Trong phẩn ‘Tài liệu tham khảo và xuất xứ các ví dụ” từ trang 172 đến
trang 186, chúng tôi đánh số liên tục từ phần A (tài liệu tham khảo) đến phần
B (xuất xứ các ví dụ) gồm từ số thứ tự (1) đến (246). Trong quá trình trích
dẫn tài liệu tham khảo và các ví dụ, chúng tôi báo cáo nguồn bằng những số
thứ tự sau đó trong ngoặc đơn.
Một số ví dụ chúng tôi tự thiết kế nên phía sau không được ghi chú
nguồn xuất xứ và một số ví dụ chúng tôi ghi chú nguồn trực tiếp phía sau vì
xuất xứ của chúng không có trong danh mục ‘Tài liệu tham kháo và xuất xứ
các ví dụ”.


M Ụ C LỤ C
Trang
1


iyO đẩu

1. Tên luận án

1

2. Lý dơ chọn đê tài

1

3. Phạm vi đề tài luận án

5

4. Nhiệm vụ và đóng góp của luận án

7

5. ° hương pháp

8

6. Nguyên tắc nghiên cửu

10

7. 3Ố cục của luận án

11


CHƯƠNG

Ị : NHẬN DIỆN CHUNG QUÁN NGỮ VIỆT - ANH

13

1.1 Giới thiệu chung

13

1.2. Vài nét về lịch sử nglìiẻn cứu quán ngữ

13

1.3. Quán ngữ là gì ? (QN)

18

ỉ.3.1. Vài vấn đề về thuật ngữ “QN ”

18

1.3.2. Định nghĩa vê QNTV

20

1.4. QN tiếng Anh

27


ỉ.4.1. Giới thiệu chung

27

1.4.2. Ximg quanh vấn đề Khái niệm “QNTA ”

28

Í.5. Nguyên tắc chung đê nhận diện QN

40

.5.1. Nguyên tắc hình thành QN

40

.5.1.1. Nguyên tắc nhược hoá

40

.5.1.2. Một số hướng tiếp cận khác dể nhận diện QN

45

J.6. Vấn đề về cấu trúc QN

47

i<5.7. Các hình thức hiện thực


48

16.1.1. Nhóm từ tổ ị đoản ngữ)

48

16.1.2. Nhóm từ ghép hư

50

16.1.3. Nhóm mệnh ăề

52

16.1.4. QN là một từ đơn

56

17. Tiểu kết chương I

63


CHƯƠNG I I :

VÂN ĐÊ n g ữ n g h ĩ a v à CỈIỨC NẢNG DỤNG HỌC CỦA

65


QUÁN NGỮTRONÍỈ PHÁT NÍÌÔN
11.1. Giới thiệu vấn đề

65

11.2. Vai trò tổ chức ngữ nghĩa PN và QN trong giao tiếp lời nói

66

11.2.1. Vê giao tiếp liên nhân

66

11.2.2. Mối quan hệ giữa QN và giao tiếp liên nhân

68

11.3. Chức năng điều hành PN (discourse managing functions)

70

11.5.1. QN như những dấu hiệu “mở thoại ” “hoạt thoại ” và “kết thoại ”

70

11.5.2. QN như những dấu hiệu đệm ngữ lưu (fluency devices)

74

11.4. QN với chức năng tạo nghĩa cho toàn PN


77

11.4.ỉ . Nhóm làm thay đổi hay tạo ảnh hưởng nghĩa của p theo sau

77

11.4 2. Nhóm có chức năng phản ánh tình thải

79

11.4.2.1. Các loại ỷ nghĩa tình thái chủ yếu của QN

80

IJ.4.2.2. Một sô' vấn đê cần chú ỷ về hình thức của QN tình thái của
tiếng Việt

86

11.5. Chức năng thiết kẽ vãn bản (Textual function)

87

11.5.1. Những đặc điêrn cơ bản

87

11.5.2. Một số cách phân chia khác của các nhà nghiên cứu


90

11.6. Chức năng kép của QN

92

11.6.1. Một số quan điểm về “Kết từ” nói chung và QN liên kết nói
riêng trong mối quan hệ với Vnghĩa tình thái

92

11.6.2. Phân tích các ví dụ để chứng minh QN có chức năng kép

93

11.7. Một sô kiến giải ngữ dụng học về cách dùng của QN trong
thực tế giao tiếp

97

11.7.1. Vai trồ của nhân tố “nội nhân ” (intrapersond factors) đối với
quá trình sử dụng QN

98

11.7.2. QN trong mối quan hệ với các phương châm hội thoại

101

(conversational maxims) và phép lịch sự

11.7.2.1. QN và phép lịch sự

102

11.7.2.1.1. Về lý thuyết lịch sự

102

11.7.2.1.2.Những cách tiếp cận lịch sự trong ngôn ngữ của một s ố tác

103


7.7.2.2. <2/V như một phương tiện “đền bù ”các vi phạm chiến lược
>à phương châm lịch sự

107

.1.7.2.2.1. QN như những phương tiện “đền bù "FTA

108

Ả.7.2.2.2. QN như những phương tiện “dền bù ”đối với phương châm
LCikoff và Leech

1 10

il.7.2.2.3. Chiến lược đền bù các vi pliạm phương châm hội thoại của
Grice


112

II.8. Tiểu kết chương II

116

CH Ư Ơ N G m

; KẾT QUẢ ĐlỂU TRA 1 H ự c TIÊN VÀ CÁC ĐỂ XUẤT

1 18

GIẢNG DẠY VÀ DỊCH THUẬT QUÁN NGỮ

III.A. Phân tích dữ liệu

118

lil.A .l. Giới thiệu chung

118

III.A.2. Phân tích và thảo luận các kết quả khảo sát I

119

ỉlỉ.A.2.1. Vài chi tiết về quá trình khảo sát ì

119


IỈỈ.A.2.1.1. Mục đích khảo sát

119

ỉỉl.A.2.1.2. Số lượng và thành phần cộng tác viên

119

III.A.2.Ỉ .3. Phương pháp làm việc

120

ỈII.A.2.2. Phân tích và bình luận kết quả khảo sát

121

IIỈ.A.3. Phân tích và thảo luận các kết quả khảo sát 2

125

ỉll.A.3.1. Vê công việc điều tra khảo sát

126

IU.A.3.1.1. Mục đích

126

111.A.3.1.2. Cách thực hiện khảo sát


126

III.A.3.1.3. Vài ỷ kiến vê quá trình kháo sát và ngữ liệu

128

IỈI.A.3.2. Phân tích và bình luận kết quả khảo sát

129

IU.A.3.2.1. Tuổi tác

129

III.A.3.2.2. Về giới tính

132

III .A.3.2.3. Nghê nghiệp

135

III.A.3.2.4. Đê tài

140

III.A.3.2.5. Địa phương

143


III.B. Các đề xuất dạy và dịch QN Việt Anh

149

ỉlỉ.B. I . Một số vấn đề chung

149


lỉl.B.l A . Dạy QN là dạy các dặc tính của hư từ nhưng phải phân biệt
chúng với hư từ bình thường khác

149

III. BA .2. Cần làm rõ thế nào lù cân thiếu chủ ngữ, câu tỉnh lược chã
ngữ và câu có QN

150

ỈỈỈ.B.l .3. Dạy QN là dạy các phương tiện liên kết văn ban

15 1

III.B.1.4. Dạy QN so sánh với clụy các loại ngữ cố định khác

151

III.B. Ị .5. Dạy QN là dạy dơn vị tạo nên ngôn ngữ chức năng

153


(language in functions)
11I.B.1.6. Dạy QN là dạy các dặc trưng văn hoá giao tiếp của một
cộng đồng bản ngữ

154

ỊII.B.2. Các thủ pháp và tiến trình dạy QN

155

III.B.3. Một số ý kiến đề xuất về việc dịch QN

158

III.B.3.1. Những thuận lợi và khó khăn khi dịch QN

158

III.B.3.1.1. Thuận lợi

158

III.B3 .1 2 . Khó khăn

159

IỈỈ.B3.2. Nhữrìg trường hợp khó dịch

159


IIỈ.B.3.3. Những trường hợp bất khả dịch

162

I1Ỉ.B.4. Các yêu cầu khi dịch QN

164

III.B.4.1. Yêu cầu về sự nắm vững hình thái và chức năng của QN

164

UỈ.B.4.2. Yêu cầu về nguyên tắc “nhập gia tuỳ tục ”

165

PHẦN KẾT LUẬN

167

TÀ I LIỆU THAM KHẢO VÀ XUAT XỨCÁC v í dụ

172

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN đ ể t à i l u ậ n á n

187



1

MỞ ĐẦU
1. Tên luận án

V A I m

ò

CỦA
IU J m

Q U ÁK M
TẠ O

ì ử T R O M Ỉ V IỆ C

P H Á T M ÌÔ N

(TRÊN CỨ LIỆU TlỂNG a n h VẦ TIENG VIỆT)

2. Lý do chọn để tài

2.1.

Trong giao tiếp thường ngày, người ta không chỉ đơn thuần sáng

tạo và chấp nhận những cách nói đúng ngữ pháp theo quan điểm tạo câu
truyền thống. Để biến câu thành một đơn vị thông báo hoàn chính, một ngôn
phẩm giao tiếp thực tế (discourse product) hay còn gọi là một phát ngôn

(PN), người nói (S) không thổ không dùng đến những yếu lổ “phu gia” xung
quanh thành phần nòng cốt của nổ. Ví dụ câu X là một sinh viên chỉ là một
mệnh đề thông tin (proposition) (P) có chức năng miêu tả và bản thân nó có
khả năng phối hợp với hàng loạt tham tố có tiềm năng dụng học để trơ thành
PN vổi nhiều hành vỉ tai lời khác nhau (HVTL). Ví dụ:
(ỉ ) Theo tôi (thìì

+

(2) Có ngờ dâu (là) +

X là sinh viên.
X là sình viên

Những tham tố “Theo tôi thì” (1), “Có ngờ đâu” (2) cùng đi với p (Xlà
một sinh viên) tạo thành hai PN có hai tinh thần thông báo rất khác nhau.
“Theo tôi” của PN (1) báo hiệu hành vi phán đoán p ỉrong khi đó “Có ngờ


2

đâu” của PN (2) chỉ ra một phái hiện, một ngạc nhiên về p mà trước đó, s
không thể ngờ tới. Thay hai tham tố trên bằng những tham tố khác như Thảo
nào, Của dáng tội, Nói thật tình, v.v. chúng ta sẽ có được rất nhiều PN
lkphái sinh”, chứa đựng các ý nghĩa giao tiếp hoàn toàn khác nhau.
Qua đó, có thể thấy rằng với tư cách như “một mẩu trao đáp” thực tê
giữa người nói/viết và ngươi nghe/đọc, PN dường như luôn luôn tồn tại trong
một cơ chế hoạt động của giao tiếp liên nhân. Trong cơ chế này, người ta
phải tính đến các yếu tố ngôn từ không thuộc nòng cốt câu nhưng lại đảm
nhận khá nhiều chức năng quan trọng, thậm chí quyết định ý nghĩa giao tiếp

của PN. Chúng là những dấu hiệu tình thái (modal/attititude markers) như
Tôi thấy là, Cỏ thể nói là', Có lẽ là, v.v. những dấu hiệu lịch sự, những cách
nói “đưa đẩy”, “che chắn” (hedges) thuộc về phép xã giao trong xã hội,
thông thường mang đậm nét văn hoá xã hội của cộng động ngôn ngữ sử dụng
chúng như Làm ơn, Hỏi khí không phải, Hói anh dửng giận, Nói thật nhé, Đ ể
chị nói em nghe nè, v.v. dấu hiệu liên kết như Nói tóm lại, Tuy vậy, T h ế cho
nên là, Vậy là, Thảo nào mà, Quả nhiên là, v.v. Và, tất nhiên các đơn vị ấy
cũng có thể cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng, đậm nhạt khác nhau, tuỳ
theo tình huống mà trong đó chúng được sản sinh.
2.2.

Vấn đề đang dược bàn luận cũng có tính phổ quát (universal)

trong giao tiếp lòi nói trên toàn thế giới. Lấy tiếng Anh làm ví dụ, các yếu tố
ngôn ngữ chuyên dụng mở đầu PN nói trên cũng rất phổ biến. Xét mẩu đối
thoại sau đây:
(3) A: I think She's not coming tonight.


3

Tôi nghĩ rằng tối nay cô ta sẽ không đến đâu.
B: Well, in that case, 17/ have to cancel my flight.
Chà, thế thì tôi phải huỷ bỏ chuyến bay mất. (195)
“I think” của A là cách nói đưa đẩy, che chắn (hedges) để mở đầu PN
và trong trường hợp này cũng có chức năng mở đầu hội thoại. “Well” và “In
that case” ở lượt lời B là những yếu tố ngôn ngữ kết nối nội dung hai thông
điệp, vừa báo hiệu “sư sán lònR tham gia giao tiếp” của của B (Đặc biệt là
tham tố “Well”). Ngoài ra, tiếng Anh cũng có rất nhiều cách nói nghi thức,
được công thức hoá rất cao thông qua một số lượng đáng kể các biểu thức cố

định như Could you, Would you, I would like, please, I ’m afraid that, Sorry
but, v.v...chủ yếu để phục vụ cho phép lịch sự (politeness) của cộng đồng,
được coi như là cách được nói (the how) nhưng đôi khi còn quan trọng hơn
cả cái được nói (the what).
2.3.

Như vậy, có thể khẳng định rằng cả tiếng Anh và tiếng Việl đều

có một lớp ‘Vigôn từ chuyên dụng” đóng một vai trò hết sức quan trọng khi
đi kèm với p, rất đa dạng về cả hình thức lần chức năng. Đứng về mặt từ
vựng học (lexicology), chúng là những yếu tố ngôn ngữ có đặc trưng “lưỡng
phân” giữa ngữ “tự do” và “cố định” nên không thể được coi là thành ngữ
(TN) và càng không phải là các loại ngữ cố định khác có nghĩa định danh.
Từ đó, việc nghiên cứu có khả năng bị hạn chế nếu xét dưới quan điểm coi
chúng đơn thuần thuộc về hệ thống ngữ cố định, v ề từ pháp và cú pháp, lớp
từ này mang đặc tính của cả hai từ loại liên từ và phó từ (trạng ngữ/phụ ngữ)
có vai trò như những mắt xích trong hệ thống tổ chức PN. Từ đó, nếu dừng
lại ở lý thuyết ngữ pháp ngang câu và quan điểm về thành phần câu truyền


4

thống, người ta hầu như không thể lý giải sự có mặt của lớp từ này trong PN
một cách thoả đáng. Cũng từ dó, người nói tiếng Anh khi học tiếng Việt, và
người Việt khi học tiếng Anh có khả năng đối đầu với ít nhất hai khả năng:
1) Người học không biết những đơn vị đó biểu đạt cái gì, có tầm ảnh
hưởng đến đâu trong PN;
(2) Vì vậy, các đưn vị ngôn ngữ này sẽ làm người nghe có phần lúng
túng khi vừa phải nắm bắt p vừa phải nắm bắt cái ý nghĩa kèm theo
thiên về chức năng dụng học hơn là từ vựng hoặc cú pháp học.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc nghiên cứu lớp từ này vẫn chưa được
quan tâm nhiều, đặc biệt là ở tiếng Việt, so với qui mô hành chức của chúng.
Thông thường, người ta hay làm ngơ đi các yếu tố này và cũng chính vì thế
mà một lượng ý nghĩa giao tiếp khá lớn bị ‘thất thoát” trong khi giải mã PN.
Tương tự, trong khi tạo cho PN trở nên lưu loát, bản ngữ hoá, người học cũng
thấy khó khăn khi muốn áp dụng những kiểu nói rất cần thiết và phổ biến
nhưng lại không đơn giản này. Gán đây, một số nhà từ vựng học tiếng Việt
đã nhận thức được tầm quan trọng của chúng trong việc kiến tạo PN và nhận
xét chúng là một loại cụm từ/ngữ bán ổn dinh nên đặt vào hệ thống cụm
từ/ngữ cố định và gọi là quán Iiiỉữ (QN), thuât ngữ mà chúng tỏi xin lấy làm
tên goi chính thức cho đối tương nghiên cứu của luân án. Thế nhưng, trong
số hàng chục đầu sách ngữ nghĩa học từ vựng và sách tham khảo có liên
quan đến từ vựng học, chúng tôi cũng chỉ tìm thấy vài định nghĩa qua loa của
các nhà nghiên cứu có quan tâm. Hầu như tất cả chỉ dừng lại ở tên gọi. Việc
nghiên cứu vế QN cho đến nay có thể nói là còn khá mỏng và rời rạc mạc dù
gần đây, bắt đầu có những công trình nhận điện QN một cách “trực diện”


5

như QN tiếng Việt của Nguyễn Thị Thìn (94), Ngô Hữu Hoàng (42; 43; 45);
luận văn cấp thạc sĩ của Đoàn Thị Thu Hà (31), Lê Thị Hiền (37). Các công
trình này đã đóng góp một phần không nhỏ cho hướng đi của luận án mặc
dầu cách nhìn đối tượng vẫn còn mang tính phiến diện và một số quan niệm
cần phải được bàn luận thêm. Bên cạnh đó, những luận văn cấp thạc sĩ, tiến
sĩ (cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh) cũng có dề cập đến những vấn đề về QN với
tư cách như là đối tượng có liên quan.
Như vậy, việc tiếp tục nhận diện, kiến giải sự xuất hiện của QN dưới
góc nhìn đầy đủ của ba bình diện ngliĩa học (semantics), kết học (syntax) và
dăc biêt là dung hoc (pragmatics) chắc chắn sẽ giúp chúng ta rất nhiều để đạt

đến một năng lực giao tiếp hoàn chỉnh trong học tập, nghiên cứu và sử dụng
tiếng mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài.
Tất cả các quan sát trên đã thôi thúc chúng tôi thực hiện luận án này.

3. Pham vi đề tài luân án
t



3.1. Như đã nói, ngay từ những quan sát đầu tiên, chúng tôi đã nhận
íhức rằng QN không giống như các “ngữ” khác trong hệ thống ngữ cố định
(mặc dầu chúng tạm thời được xếp vào đó). Vì vậy, mặc dù được lấy tên
chung là QN, đối tượng được khảo sát của luận án không phải với tư cách là
loại đơn vị ngôn ngữ trong hình thức và ngữ nghĩa hệ thống (trạng thái tĩnh)
mà là dưới góc nhìn như là những đơn vị dang làm chức năng kiến tao PN
cùng với thế mở của hoat dông ngôn ngữ. Như vậy, nếu hiểu PN là môi
trường hành chức đích thực của QN như trên thì, từ đó, trong thực tế khảo


6

sát, luận án khống thể khống hướng tới SƯ hành chức của QN trong giao tiếp

lời nói; vì rằng, trong tín hiệu thực của nó, “giao tiếp lời nói” chính là sự thể
hiện trực tiếp và sinh động nhất của ngôn ngữ. Đây là phạm vi khảo sát mà
phạm vi luận án không thể không chú ý. Do đó, chính sự nghiên cứu trong
“môi trường sinh động” của ngôn ngữ, luận án không những có dịp củng cố
thêm cách nhìn truyền thống đối với QN mà còn có điều kiện gơi mơ và làm
sáng tỏ thêm cách nhìn dong vẻ những phẩm chất mới thông qua sư hành
chức năng dông có thể có của QN, gắn với cơ chế mơ giữa hai pham trù chức

năng (function) và hình thái (form) theo nguyên tác dai cương mốt chức
năng có thể dươc thể hiên lỉiỏng Cịua nhiéu hình thái và mốt hình thái có thể
thể hiên nhiều chức năng.Thỉết nghĩ có như vậy, quá trình nhận diện QN mới
thoát khỏi sự bó hẹp, tạo rnột hành lang nghiên cứu rông và thực tiễn hơn.
3.2.

QN có khả năng xuất hiện ở nhiều vị trí trong PN, ở mỗi vị trí

như vậy, vai trò tổ chức ngữ nghĩa của chúng là khác nhau. Vì vậy, để tập
trung hơn cho việc nghiên cứu, luận án chỉ đi sâu vào lớp QN thưởng xuyên
dứng dầu PN. Ví dụ:
(4) Phải nói là sự xúc động này tỏi không thể nào nói hết được (238).
(5) O f course, he spoke to me when he saw me. (144)
Dĩ nhiên là anh ta nói chuyện với tôi khi anh ta gặp tôi.
3.3.

Đối tượng được đặt trong mối quan hệ với PN hoàn chính

(utterance/speech), khổnu phái là mốt câu (sentence). Nếu ngữ liệu được đưa
ra có hình thức một câu thì đó chỉ là một sự gặp nhau về ranh giới PN và câu.
Những thuật ngữ như PN, diễn ngôn (discourse) và văn bản (text) trong luận


7

án đều dùng chung cho các ngôn phẩm dưới dạng thức cả viết lẫn nói với văn
phong chủ yếu là bình thường (neutral).
3.4. Yếu tố ngôn điệu (prosody) thường có quan hệ chặt chẽ với đối
tượng đề tài nhưng đó là một vấn đề lớn, cần một công trình nghiên cứu
chuyên biệt khác nên luận án không đi sâu vào vấn đề này mà chỉ nói qua

khi cần thiết.
3.5. Cuối cùng, khi đề cập đến vai trò của QN trong việc kiến tạo PN
trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi xác định:
a) Luận án không lấy sự so sánh QN giữa tiếng Anh và tiếng Việt trên
cơ sở loại hình học (typology) làm mục tiêu, mà sự so sánh ở đây chỉ
được coi như là phương tiện để làm rõ thêm quan niệm và cách nhìn
nhận phổ quát nhất về QN trong tính ứng dụng của nó giữa hai cộng
đổng bản ngữ Việt-Anh.
b) Bên cạnh đó, để đảm bảo tính ứng dụng thực tiễn của minh, về mặt
sư phạm, trên cơ sở tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ, luận án
cũng có nhiệm vụ dề xuất một số vấn đề cụ thể về giảng dạy và dịch
thuật QN.
4. Nhiệm vụ và đóng góp của luận án
Vì đây là công trình đầu tiên của chuyên ngành ngôn ngữ học viết về
một đề tài với lịch sử nghiên cứu còn tương đối rời rạc, chưa có hệ thống và
thậm chí chưa được rõ ràng về khái niệm, cách nhận diện nên, trước tiên,
chúng tôi mong muốn tìm ra một khung lý thuyết theo các cấp độ ngôn ngữ


8

học để trả lời câu hỏi mang tính hệ thống là QN là fjì và chúng thưc hiên
các chức năng' của chúng ra sao tronỉi PN? Từ đó đóng góp của luận án là
4.1. Về lý thuyết, góp phần giải quyết về các vấn đề:

a) Ranh giới giữa QN và các khái niệm tương cận trên cơ sở các tiêu chí
nhất định;
b) Làm rõ các đặc điểm cú pháp nội tại cũng như quan sát quá trình hình
thành QN;
c) Làm rõ chức năng của QN trong việc kiến tạo PN.

4.2. Về thực tiễn, luận án sẽ:
a) Góp phần vào nhiệm vụ làm sáng tó về lớp từ này trong quá trình tham
gia kiến tạo P N ;
b) Phát hiện một số đặc điểm sử dụng thực tế QN trong các thành tô văn
hoá xã hội;
c) Góp phần nào việc ứng dụng cách nói năng, giảng dạy và dịch thuật
QN đ ể đạt hiệu quả giao tiếp. Đặc biệt trong dạy và học tiếng Anh, mảng
khái niệm giao tiếp giao văn hoá được nhấn mạnh.
5. Phương pháp
Chúng tôi thực hiện luận án dựa trên cư sở kết hợp các phương pháp
lớn là:
5.1. Phương pháp diễn dịch (deduction)


9

Cách tiếp cận cho phương pháp này là thừa kế và vận dụng các thành
tựu đã đạt được, các kết luận có tính tiền đề cho dối tượng nghiên cứu của đề
tài luận án. Nghĩa là, đối tượng nghiên cứu được đặt vào cái chung đã được
đúc kết trong các binh diện ngôn ngữ học Iruyền thống cũng như hiện đại
như ngữ pháp, từ vựng học, phân tích văn bản (discourse analysis), phân tích
hội thoại (conversational analysis), ngữ dụng học (pragmatics), cũng như các
quan điểm của các nhà nghiên cứu có uy tín trong và ngoài nước như là nén
táng lâp luân. Tuy nhiên, cũng từ đây, những cái mới có thể xuất hiện nhờ
các qui luật và nguyên tắc của lôgíc học mà trong số đó, đáng kể nhất là quá
trình diễn dịch: Nếu lấy luận điểm A suy ra luận điểm B mà luận điểm A
là đúng thì B là đúng.
5.2. Phương pháp Qui nạp (induction)
Chúng tôi thực hiện phương pháp này như một bổ trợ tích cực cho
phương pháp diễn dịch, nói cách khác là để chứng minh cấp độ đúng đắn của

các luận điểm từ “sự diễn dịch”, bổ xung cái mới cho các tiền dề lý thuyết
đã cổ sấn bằng các kết quả Ihưc tiễn diều tra dươc. Những hướng tiếp cận và
thao tác như là:
+ Định lượng: Thu thập số liệu từ nguồn ngữ liệu cụ thể từ tiểu
thuyết, từ các phát ngôn “bán thực tế” thu từ các lời thoại phim truyện,
kịch, đặc biệt từ các cuộc hội ihoại “sống”, từ phiếu kết quả trả lời các
câu hỏi khảo sát của các cộng tác viên (informants), từ báo chí, tiểu
thuyết, phiếu câu hỏi khảo sát.
+ Với các dữ liệu đó, chúng tôi thực hiện các phân chia, phân tích,
thống kê và tổng hợp, để tìm ra kết quả.


10

5.3.

Ngoài ra, chún g tòi không thể không sử dung phương pháp miêu

tá để làm nổi bât các dặc tính của dổi tương nghiên cứu. Các thao tác của
phương pháp này là cải biên, thay thế, so sánh, lập mô hình ngôn ngữ học
(biểu đồ, bảng, hình vẽ) v.v.
6. Nguyên tắc nghiên cứu

6.7.

Để có được thuận tiện trong Irình bày, chúng tối khổng coi trong

trât tư xuất phát hoăc thiên lêch vé mốt Ihứ tiếng nào. Trong một số trường
hợp, vấn đề đang bàn luận có đặc tính chung, hay ít nhất, cũng là sự trùng hợp
giữa hai ngôn ngữ nên việc khắc hoạ đặc trưng cho mỗi thứ tiếng thiết nghĩ

không phải là yêu cầu bức thiết (vì như dã trình bày ở phần 3.6.a, và bản thân
tên đề tài vốn cũng chỉ rõ rằng tiếng Việt và tiếng Anh chỉ là cứ liệu).
6.2. Chúng tôi cũng cố gắng tránh áp đặt khiên cưỡng các đặc thù của
hai thứ tiếng lên nhau. Tuy nhiên, do những dặc trưng ngôn ngữ của đối
tượng nghiên cứu mang tính phổ quát rất cao nên chúng tôi có khuynh hướng
tranh thủ lân dung những lý luân của tiếna Anh trong những trường hơp cỏ
thể ứng dụng dươc cho tiếng Viêt vốn chưa cổ truyền thống nghiên cứu sâu
và rống vé dé tài này.
6.3. Tôn trong và tân dung những lý thuyết, dinh dẻ dã có sẩn dù
truyền thổnR hay hiên dai nhưng không dừng lai ơ những cái cũ mà cố gang
phát hiên thêm cái mới cổ lâp luân dưa nên cơ sơ đinh lương dể tiến đến
muc đích cuối cùng là tìm ra dươc các giá tri dung hoc của dổi tương đang
nghiên cứu. Nói cách khác là chức năng kiến thiết PN trong ngôn cảnh
(context) của QN được nghiên cứu chứ không phải bản chất cố hữu có tính


11

đó, tên gọi QN của đối tượng của luận án cũng chí là mốt nhãn hiẽu vay
ni ươn từ bỏ môn ngữ lUihia hoc từ vưng. về thực tế, những đối tượng này
vượt ra cách nhìn về mặt truyền thống vì chúng chí dươc xét trong bối cảnh
hành chức trong mốt PN cu the dưới moi hình thái mà chức năng của chúng
có thể “ẩn mình” trong đó.

7. Bố cục của luận án
Luận án được chia thành ba phần:

1) Mở đầu: Giới thiệu luận án
2) Nội dung chính: Có ba chưưng như sau:
Chương 1: Nhận Diện Chung QN Việt-Anh

Nhiệm vụ chính của chưQN thông qua việc bàn luận và trình bày một cách cơ động nhất về lịch sử
nghiên cứu, thuật ngữ, các khái niệm, định nghĩa về QN; hình thái, quá trình
hình thành và ý nghĩa của QN dưới quan điểm truyền thống và hiện đại.
Chương //. Vấn Đề về Ngữ Nghĩa Và Chức Năng Của QN trong PN
Từ việc đã xác định được QN ở chương I, chương II có nhiệm vụ đi
sâu vào ngữ nghĩa và chức năng cụ thể nhìn qua lăng kính dụng học của QN
khi chúng xuất hiện trong PN.
Chương III: Kết Quả Điều Tra Thực Tiễn Và Các Đề Xuất Giảng
Dạy & Dịch Thuật QN
Chương này hướng đến việc tìm ra, phân tích và bình luận các kết quả
sử dụng QN một cách cụ thể trong đời thường thông qua các cộng tác viên


12

và cứ liệu Việt-Anh đã lliu thập (iược nhằm tìm ra các đặc thù về nét văn hoá
giao tiếp của QN trong hai cộng đồng bản ngữ và củng cố thêm cho phần lý
luận ở chương I và chương II.
Cuối cùng, cũng trong chương III, luận án đã thảo luận và đề đạt một
số vấn dề về công tác giảng dạy và dịch thuật QN Anh-Việt.
3) Kết luận: Đúc kết các vấn đề quan trọng đã trình bày ở ba chương
nội dung chính.


13

Chương I

NHẬN DIỆN QUÁN NGỮ VIỆT-ANH


1.1. Giới thiệu chung
Chương này điểm qua một số vấn đề cơ bản để nhận diện QN như licli
sứ nghịên cứu, vấn dề vé thuãt Ịiíỳr, quan niêm và dinh nghĩa Q N . sư phân
biêt ON v à T N , cấu trúc cú pháp nôi tai, sư phân biêt QN với mốt số dơn vi
cú pháp khác troníỉ PN như liên từ và trang ngữ. Và cuối cùng quan sát quá
trình môt yếu tốnsôn ngữ trở thành ON.
1.2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu quán ngữ tiếng Việt (QNTV)

1.2.1.

Như đã nói, trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu từ vựng học đã

gọi lớp từ chuyên dụng này là “QN”. Tuy nhiên, cho đến nay, sự nhìn nhận
và nắm bắt về QN một cách nhất quán, giúp người dạy, người học không
cảm thấy mơ hổ và nhập nhằng với các khái niệm tương cận khác vẫn còn là
vấn đề phía trước. Trong khi các hiện tượng khác thuộc ngữ cố định được
nghiên cứu một cách vừa hệ thống vừa truyền thống thì QN chỉ mới được đề
cập đến với những nhận định ban đầu. Chúng tôi chí tìm thấy được độ vài ba
tác phẩm viết vài dòng để nói về QN trong hàng chục đầu sách nghiên cứu
về từ vựng tiếng Việt hiện đại. Nổi bật có các tác giả như Đỗ Hữu Châu,
Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Trọng Phiến là những người đã đề cập trực tiếp
và định nghĩa QN trong các công trinh của mình nhưng cũng chí là những
Rơi mở cho các hướng nghiên cứu sâu và qui mỏ hơn. Hoàng Trọng Phiến


14

(71) đã liệt kê dược gần 500 QN trong công trình từ điển giải thích hư từ
tiếng Việt của tác giả. Đỗ Thanh và các đồng sự đã bổ sung hàng trăm đơn vị

nữa trong tác phẩm của họ (83). Và như đã nói, chúng tôi lấy lớp từ này làm
xuất phát điểm nghiên cứu.
Một số tác giả khác đã khảo sát QN một cách gián tiếp như là những
phương tiện “hiện thực hoá” cho các hiện lượng ngôn ngữ khác trong từ
pháp, ngữ pháp, lôgíc-cú pháp, v.v. Cụ thể, Đinh Văn Đức đã xác lập khái
niệm tình thái và lớp tiểu lừ tình thái trong đó chúng có khả năng được hiện
thực hoá bằng QN (25). Ngoài ra, trong thành phần câu, theo đa số tác giả
ngữ pháp tiếng Việt, lớp từ này xuất hiện dưới dạng độc lập với vị ngữ, tức là
trans tĩtíữ câu vì không gắn với chủ ngữ lìũăc vi n.iĩữ mà gắn với toàn cấu
trúc câu. Các tác giả phân tích diễn ngôn thì phẩn nhiều quan tâm đến đặc
tính liên kết của QN. Vì thế, có tlìể thấy rằng QN, trong địa hạt ngữ pháp,
cũng đã tCmg được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, trong thế đối
lập với trạng ngữ và liên từ, từ tình thái, v.v. Thật vậy, trên thực tế, các nhà
nghiên cứu đã tỏ ra rất nỗ lực trong việc làm rõ vấn đề này. Nhiều tác giả đã
thấy được bản chất của QN trong câu đơn nhưng không thể xếp chúng vào
một thành phần cú pháp nào cả về nên dề nghị gọi là phụ chú ngữ (Nói trộm
bóng, Có lẽ, K ể ra...). (Nguyên Kim Thản) cho là gia tố (Ấy thế, Vả lại, Mới
chết chửa, Có ai ngờ,..) (Lưu văn Lăng), hay thànli phần xen kẽ (Cố lẽ, Cố ai
ngờ,...) (Nguyễn Tài cẩn). Trong ngữ pháp chức năng, chúng là yếu tố tình
thái làm thành Để của câu được đánh dấu bằng Thì (Theo ỷ tôi thì, Nếu tôi
không nhầm thì, Thật ra thì...); bằng Là (Qiuí là, Nói th ậ t là, Miễn là...)
(Cao xuân Hạo). Đặc biệt, Nguyễn Vãn Hiệp (98) là tác giả đã quan tâm và
đầu tư nhiều cho việc kiến giải, phân biệt lớp từ này với trạng ngữ, ‘Vị ngữ


15

thứ yếu” (thuật ngữ của các tác giả) mặc dù chí dưới góc nhìn của ngữ pháp
ngang câu và ngữ nghĩa lôgic cú pháp. Nguyễn Văn Hiệp đặt tên cho chúng
là “định ngữ câu”. Tuy nhiên, cũng từ việc cố gắng tìm ra được bản chất của

các tham tố ngoài cú pháp câu, tác giả lại rơi vào quan điểm khá cực đoan vì
quá thiên về ngữ nghĩa lôgic-cú pháp. Trong thực tế nói năng, sự sử dụng và
ý nghĩa dụng học cự kỳ phong phú của lớp từ này vượt hẳn ra cái gọi là “điều
kiện sử dụng câu có định ngữ câu” của tác giả.
Ngoài những nghiên cứu ngữ pháp ngang câu như mới vừa đề cập trên,
một vài tác giả cũng bắt đầu thấy được tầm quan trọng của vấn đề ngữ pháp
trên câu:
Ngữ pháp văn bắn ngày nay buộc lòng phải nhắc đến những từ ngữ
chuyển tiếp trong câu dùng đ ể nối câu ấy với những câu lân cận hữu
quan. (2 , 117)
Diệp Quang Ban dã đề nghị một đơn vị gọi là liên ngữ để chỉ quan hệ
ngoại hướng, liên kết câu chứa nó với các câu liên quan phía trước mà thực
chất chính là những QN liên kết. Ngoài ra, có hai công trình nổi bật về liên
kết văn bản của Trần Ngọc Thêm (91) và liên kết lời nói của Nguyễn Thị
Việt Thanh ( 86 ) đều bàn về QN với cách gọi khác như “cụm từ làm thành
phần chuyển tiếp”, “từ nối”, v.v.
1.2.2.

Đứng về mặt từ vựng học và từ điển học (lexicography), nói

cách khác là về mặt ngữ nghĩa hê thống, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng
thuât ngữ “QN” của tiếng Viẽt không cổ mốt udối tác” nào bên phía tiếng
Anh. Trong các địa hạt ngữ học khác, QNTV có khá nhiều tương đương


16

trong tiếng Anh mà luận án sẽ cố gắng làm sáng tỏ ở những phần kế tiếp.
Tuy nhiên, để thuận tiện cho quá trình làm việc, từ đây, luận án tam qui ước
ggị “QN tiếng Anh” (QNTA) như là mốt thuật ngữ chính thức cho bất kỳ

mổt dơn vi ngốn ngữ nào có ban chất như QNTV dù đươc xét ở bình diên nụữ
hoc Iiào.
Phải nói rằng các nhà Anh ngữ học đã có vẻ như thờ ơ trong việc
nghiên cứu QN trong địa hạt từ vựng học. Họ đã đưa tất cả mọi hiện tượng
ngôn ngữ “dùng lâu thành quen” thành một hệ thống được gọi là
“expressions” (tương đương với “ngữ cố định”). Trong ngữ nghĩa học, một
số tác giả nổi tiếng như Lyons, Leech, Wallace,... đều ít nhiều có nói đến các
vấn đề có quan hệ đến vấn đề trong công trình của mình theo kiểu “trên
đường đi phải gặp”. QNTA chí thực sự dược quan tâm thỏa đáng trong sự
phát triển mạnh mẽ của ngữ dụng học, phân tích diễn ngôn (discourse
analysis) trong đó có các vấn đề về “tổ chức ngữ nghĩa PN”. Đặc biệt, vai trò
liên kết lôgíc của QNTA càng nổi bật Irong tác phẩm Cohesion ill English
của hai nhóm tác giả Halliday và Hasan (160). Nhóm tác giả này hầu như là
những tác giả đầu tiên khẳng định vai trò của các lớp từ có chức năng liên
kết ngoài lớp từ loại liên từ (conjunctions). Họ gọi đó là những “từ nối
chuyên dụng” (cohesive expressions). Lớp từ đó là However, /U a result, In
contrast, v.v. Chúng đổng nghĩa với QN có chức năng liên kết của tiếng Việt
như Tuy nhiên, Thảo nào mà, Ây thế cho nên, v.v. Từ đó, tiếng Anh có nhiều
công trình nghiên cứu khác về QN cũng khá nổi tiếng. Michael Swan gọi
chúng là những báo hiệu diễn ngôn (discourse markers), Cook, Ball, nhóm
tác giả của trường phái ngữ pháp Collins Cobuild cũng chia sẻ ý kiến của
Halliday và Swan nhưng họ dùng thuật ngữ thiên về từ vựng học hơn: link


17

words (từ nối). Nổi bật cũng có các còng trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng
Anh của Quirk và các dồng sự (202) trong dó nhóm tác giả này đưa ra một
hệ thống trạng ngữ tiếng Anh (adverbials) có thể tóm tắt bằng lược đồ sau:


Adverbials

l ) Adjunct

2) Disjunct

3) Conjunct

Dựa vào quan điểm của Quirk và các đồng tác giả, chúng tôi đúc kết
một cách ngắn gọn các đặc tính của nhóm trên là:

(1) Adjuncts: Nhóm tương đương với trang ngữ bổ nghĩa bổ phân nào
dó của PN. Thường có hình thức một tính từ (adjective) có hậu tố LY
(beautifully, carefully, hopelessly,

V.V.),

cụm giới từ (prepositional

phrase), mệnh đề và một số đơn vị không có hình thức thành lập này
đuôi LY có số lượng rất hạn chế (well, again, late,

V.V.).

(2) Disjuincts: Nhóm này có quan hệ trực tiếp đến các dấu hiệu tình
thái, có chức năng bình luận (comment) cho cả p phía sau, thường
không liên quan nhiều đến các PN trước về mặt lôgíc.
(3) Conjuncts): là nhóm mà tự bản thân thuật ngữ đã báo cho chúng ta
biết rằng nó chứa đựng những đơn vị có mối quan hệ chặt chẽ với liên
từ nhưng thường thay cho liên từ kết nối các PN đốc lâp lai với nhau

nhờ các mối quan hê ngữ nghĩa lốgíc giữa các PN đó.


18

Qua đó, có thể thấy lằng nhóm (1) tương đương với phó lừ/trạng ngữ
bộ phận của tiếng Việt; nhóm (2) và (3) tương đương với QNTV. Một điều
đáng chú ý là hình thái của ba nhóm này hầu như giống nhau. Điều này cũng
gây ra không ít khó khăn về vấn đề khu biệt.
Trong ngữ dụng học và phân tích hội thoại, Wardhaugh, Richards, đặc
biệt là các nhà nghiên cứu về diễn ngôn và giao tiếp học như Keller &
Warner, House & Edmonson, Nattinger & DeCarrico đều bắt đầu coi QN
như là đối tượng nghiên cứu trực tiếp, không quan tâm đến vai trò cú pháp
cua ON nữa mà chí để ý đến vai trò của chúng vé mãt ngữ nghĩa ngữ dung
khi hành chức trong PN. tức là đặt QN trong mối quan hệ với hành vi lời nói
(speech act). Nói cách khác, theo các tác giả, QNTA là dấu hiệu thay đổi
hơặc thiết lập lực ngôn trung (illocutionary force) cho hành vi lời nói. Chính
vì lý do này mà họ bắt đầu dề nghị các thuật ngữ nghe có “âm hưởng” dụng
học hơn như discourse devices, discourse markers hoặc discourse signals
(tất cả đều có nghĩa hướng về chức năng của chúng: Dấu hiẽu. công cu tao V
nghĩa giao tiếp thưc tế cho PNì

1.3. Quán ngữ là gì?
1.3.1. Vài vấn đề về thuật ngữ “QN ”
Bản thân thuật ngữ “QN” tiếng Việt COS nhiều cách hiểu khác nhau
theo kiểu chiết tự “quán” là thói quen. Bằng chứng là chúng tôi phát hiện
trong không ít sách ngữ pháp được các tác giả người Việt tự soạn hoặc dịch
từ nguyên tác tiếng Anh, thuật ngữ “articles”, ngoài việc được dịch là “mạo



×