Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Ôn tập bào chế tự luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.89 KB, 36 trang )

CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC VÀ SINH DƯỢC HỌC
1.

Vài nét về lịch sử ngành Bào Chế học
Các giai đoạn phát triển của ngành?

-

Thời kỳ tôn giáo
Thời kỳ triết học
Thời kỳ thực nghiệm
Thời kỳ khoa học
4 nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới có vài trò quan trọng trong việc xây
dựng và phát triển ngành y dược học nói chung và bào chế học nói riêng?

2.

Hypocrate
Claude Galien
Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông),
Nguyễn Bá Tĩnh
Định nghĩa, mục tiêu và đối tượng ngành bào chế học?
Định nghĩa Bào chế học :
là môn khoa học chuyên nghiên cứu cơ sở lý luận và kỹ thuật thực hành về pha
chế, sản xuất, kiểm tra chất lượng, đóng gói, bảo quản các dạng thuốc và các chế
phẩm bào chế
Mục tiêu của môn bào chế

-

Tìm cho mỗi hoạt chất một dạng thuốc thích hợp nhất cho việc điều trị một bệnh


xác định.
Nghiên cứu hoạt tính trị liệu, độc tính và độ ổn định của thuốc.
Đối tượng nghiên cứu của bào chế học

3.
-

Cơ sở lý luận về bào chế các dạng thuốc.
Tá dược, kỹ thuật và thiết bị sử dụng cho bào chế các dạng thuốc.
Các khái niệm liên quan đến thuốc?
Dược phẩm (Thuốc) - Sản phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, khoáng vật hay
sinh học, dùng cho người.
Dạng bào chế Dạng trình bày của dược phẩm, gồm 2 thành phần chính: Dược chất
& tá dược.
Dạng thuốc (dạng bào chế hoàn chỉnh) Dạng thuốc là hình thức trình bày của
dược phẩm nhằm đưa dược chất vào cơ thể để điều trị một bệnh xác định.


4.

Thuốc từ dược liệu Sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên: TV, ĐV, hoặc khoáng vật
đạt tiêu chuẩn làm thuốc (DĐVN/ TCCS)
Thuốc đông y Sản phẩm từ dược liệu, bào chế theo phương phápYHCT phương
Đông
Thuốc brand name Cty Dược phát minh →Hoạt chất phát minh → Thuốc phát
minh (brand name) (độc quyền ~ 10 – 15 năm)
Thuốc generic Hết thời hạn bảo hộ độc quyền
→ Buộc bán cho công ty khác → Dược chất generic → Thuốc generic
Biệt dược là chế phẩm bào chế đặc trưng bởi một tên thương mại riêng của nhà
sản xuất thuốc.

Phân loại các dạng thuốc?
Có 4 cách phân loại
Theo thể chất:

-

Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).
Thuốc sol khí
Theo đường dùng:

-

Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch)
Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền)
Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc
miệng)
Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc
trứng đặt âm đạo...)
Mắt
Tai – mũi – họng
Theo nguồn gốc công thức
- Thuốc bào chế theo công thức ghi trong dược điển.
- Thuốc bào chế theo đơn
- Thuốc bào chế theo công thức của nhà sản xuất ( các biệt dược )
Theo cấu trúc phân tán
Hệ phân tán là một hệ trong đó 1 hay nhiều chất phân tán được phân tán vào
một chất khác.
Quá trình nghiên cứu và sản xuất thuốc mới?

-

5.


-

6.
-

-

7.
-

8.
9.
-

-

Mục đích của qua trình nghiên cứu là tìm ra một cồng thức bào chế tốt nhất, từ đó
đi đến bào chế một lô thuốc chuẩn gốc ( prototype ) thật xác định để thử lâm sàng.
Nếu đạt kết quả tốt sẻ tiến hành làm hồ sơ đăng kí sản xuất thuốc.
Mục đích của sản xuất là sản xuất ở quy mô công nghiệp các thuốc có chất lượng y
như lô thuốc chuẩn gốc dùng để thử lâm sàn và để đăng ký thuốc.
Khái niệm, mục tiêu , đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa môn Sinh Dược học?
Khái niệm: Sinh dược học (SDH) là một môn khoa học nghiên cứu sự liên quan
giữa tác dụng sinh học của thuốc và tính chất lý hóa của dạng bào chế.
Ý nghĩa của nghiên cứu SDH

+ SDH hướng đến việc tạo ra dạng thuốc tốt nhất, cách dùng thuốc có hiệu quả
nhất, ít tác dụng không mong muốn nhất.
+ SDH là cơ sở để đáp ứng nhu cầu đa dạng và nâng cao hiệu quả điều trị.
+ SDH giúp người thầy thuốc có cơ sở kê đơn lựa chọn thuốc, cho liều phù hợp
với từng bệnh nhân
Đối tượng:
 Các yếu tố dược học: tính chất lý hóa của dược chất, dạng thuốc, công thức bào
chế, kỹ thuật bào chế, điều kiện bao gói, bảo quản
 Các yếu tố sinh học: đường sử dụng, đặc điểm sinh lý, tình trạng bệnh lý, các
thuốc sử dụng chung, liều dùng, thời gian dùng, chế độ ăn
Khái niệm sinh khả dụng của thuốc, sinh khả dụng tuyệt đối, sinh khả dụng
tương đối? Tính được SKD (tuyệt đối và tương đối) của thuốc.
SKD là đại lượng chỉ tốc độ và mức độ hấp thu dược chất từ một chế phẩm bào
chế vào tuần hoàn chung một cách nguyên vẹn và đưa đến nơi tác dụng.
SKD tuyệt đối là tỷ lệ nguyên vẹn so với liều dùng được hấp thu.
SKD tương đối được xác định bằng cách lập tỷ lệ giữa dạng thử so với dạng chuẩn
thường là một dung dịch nước đã được biết là hấp thu tốt hoặc so với một chế
phẩm thương mại (trường hợp SKD so sánh) có hiệu quả lâm sàng tốt đã tín nhiệm.
Cách tính trong sách trang 20
Đồ thị nồng độ của thuốc trong huyết tương theo thời gian ( hiểu về các giá trị
trong đồ thị).
Trong sách trang 21
Các khái niệm tương đương trong bào chế ( tương đương bào chế, thế phẩm
bào chế, tương đương sinh học, …)
Tương đương dược học (tương đương bào chế)
❖ Cùng dạng bào chế, cùng hàm lượng và loại dược chất, cùng đường sử dụng
❖ Khác nhau về tá dược, hình dạng, tuổi thọ, cơ chế phóng thích, nhãn…
Thay thế dược học (thế phẩm bào chế) Là các dược phẩm có gốc hoạt tính giống
nhau, NHƯNG khác nhau.



Tương đương sinh học Khi hai chế phẩm: tương đương bào chế hoặc thế phẩm
bào chế SKD giống nhau.
- Tương đương trị liệu
+ Giống nhau: Cùng loại, cùng hàm lượng hoạt chất, kết quả trị liệu, và phản ứng
phụ tiềm ẩn
+ Khác nhau: Cảm quan , hình dạng, tuổi thọ, nhãn…
- Thay thế trị liệu Là các sản phẩm chứa hoạt chất khác nhau được chỉ định cho
mục tiêu trị liệu và lâm sàng giống nhau.
10. Các pha động học của thuốc trong cơ thể?
- Pha sinh dược học Các quá trình từ khi dùng thuốc đến khi dược chất được hấp
thu vào cơ thể.
- Pha dược động học Các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ.
- Pha dược lực Các quá trình thuốc kết hợp với thụ thể dược lý để gây tác động sinh
học và thu được hiệu quả điều trị.
11. Các yếu tố ảnh hưởng lên sinh khả dụng của thuốc?
- Các yếu tố dược học
+ các đặt tính lý hóa của dược chất
+ sự tạo phức và hấp thu dược chất
+ các yếu tố thuộc dạng bào chế và kỹ thuật bào chế
- Các yếu tố sinh học
+ các yếu tố sinh lý
+ các yếu tố bệnh lý
-

CHƯƠNG 2: DUNG DỊCH THUỐC
1. Khái niệm độ tan, hệ số tan, nồng độ dung dịch?

Độ tan: là lượng dung môi tối thiểu cần thiết để hòa tan hoàn toàn
một đơn vị chất đó ở đk chuẩn.

Hệ số tan: là lượng chất tan tối đa có thể hòa tan hoàn toàn trong một
đơn vị dung môi trong đk chuẩn.
Nồng độ dung dịch: là tỉ số giữa lượng chất tan và lượng dung dịch
tạo thành.
Nồng độ phần trăm: lượng chất tan có trong 100 phần dung dịch.
-

Vd: Dung dịch nước muối sinh lý 0,9% (KL/TT) => Có 0,9g nước muối
sinh lý trong 100 ml dung dịch.


2. Tính được nồng độ dung dịch khi biết lượng chất trong dung dịch và ngược lại,

tính được lượng chất trong dung dịch khi biết nồng độ?
-

CM=

CM=

mdd= mct+mdm

3. Các yếu tố ảnh hưởng lên độ tan và tốc độ hòa tan?
-

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:
• Bản chất hóa học của chất tan và dung môi.
• Nhiệt độ.
• pH.
• Sự đa hình.

• Sự hiện diện của chất khác.

-

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hòa tan:
• Diện tích tiếp xúc giữa chất tan và dung môi.
• Nhiệt độ và độ nhớt của môi trường phân tán.
• Sự khuấy trộn.
• Độ tan của chất tan.

4. Các phương pháp hòa tan đặc biệt (nguyên lý, ví dụ, các chất tham gia).

Phương pháp tạo dẫn chất dễ tan: Dùng các chất có khả năng tạo
phức dễ tan trong dung môi (với điều kiện phức chất tạo thành vẫn duy trì
nguyên vẹn tác dụng sinh học của dược chất ban đầu).
Vd: Iod khó tan trong nước, khi phối hợp với KI tạo phức KI3 dễ tan.

-

-

Phương pháp dùng chất trung gian thân nước: Để hòa tan các chất
khó tan trong nước. Dùng các chất trung gian (thường có nhóm thân nước
–COOH,
-OH, -NH2, -SO3H,… và các hydrocarbon thân dầu) này làm liên kết
phân tử dung môi và phân tử chất tan.
Vd: Dùng natri benzoat hòa tan cafein.
Dùng acid citric hòa tan calci glycero phosphat.
Dùng antipyrin hoặc uretan hòa tan quinin.


-

Phương pháp dùng hỗn hợp dung môi (phổ biến nhất): Làm thay đổi
độ tan của dược chất do làm thay đổi độ phân cực, biến dung môi bán
phân cực thành hỗn hợp phân cực mạnh,…


Vd: Dùng hỗn hợp nước-alcol hòa tan camphor, anestezin.
Dùng hỗn hợp nước- glycerin hòa tan cloramphenicol.
Dùng hỗn hợp nước-alcol-glycerin hòa tan glycozit.
Dùng hỗn hợp nước-alcol- aceton hòa tan aceto phtalat cellulose.
-

Phương pháp hòa tan bằng chất diện hoạt (p2 dễ dàng nhất nhưng
cần hạn chế sử dụng vì vị khó chịu, có độc tính): dễ dàng hòa tan các
chất kém phân cực/không phân cực vào dung môi phân cực. Điều kiện để
đóng vai trò trung gian hòa tan là nồng độ chất diện hoạt được sử dụng
phải cao hơn nồng độ micelle tới hạn.

5. Định nghĩa, mục đích và cơ chế lọc?

Định nghĩa: Lọc là một thao tác nhằm loại các tiểu phân chất rắn
không tan khỏi chất lỏng (hoặc khí).
Mục đích: Được sử dụng để loại các vi sinh vật, virus, chí nhiệt tố…
trong kỹ thuật lọc vô trùng.
Cơ chế: Có 2 cơ chế:
• Cơ chế sàng: là cơ chế cơ học, các tiểu phân có kích thước lớn
hơn kích thước lỗ xốp của lọc sẽ bị giữ lại.
• Cơ chế hấp phụ: vật liệu lọc giữ lại các tiểu phân chất rắn nhờ
lực hút tĩnh điện hoặc các tương tác khác. Có thể giữ lại các tiểu

phân có kích thước nhỏ hơn lỗ xốp.
-

6. Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ lọc (lưu lượng lọc)?
-

-

-

Tốc độ lọc tỉ lệ thuận với:
• Diện tích bề mặt lọc.
• Bán kính lỗ xốp.
• Hiệu số áp suất giữa hai mặt của màng lọc.
Tốc độ lọc tỉ lệ nghịch với:
• Độ nhớt của dịch lọc.
• Độ dày của màng lọc.
Một số biện pháp gia tăng lưu lượng lọc:
• Lọc có cấu trúc phù hợp.
• Lọc nóng.
• Lọc áp suất giảm/cao.


7. Các loại vật liệu lọc? Các dụng cụ và phương pháp lọc?
-

-

Vật liệu lọc:
• Sợi cellulose: lọc bông, lọc vải, lọc giấy.

• Chất hấp phụ kết tụ.
• Lọc làm bằng chất dẻo: polyamid, polyester.
• Màng hữu cơ: millipore, cellulose nitrat/citrat.
• Nến lọc.
• Thủy tinh xốp.
• Chất phụ lọc.
Các dụng cụ và phương pháp lọc:
• Lọc dưới áp suất thường (áp suất thủy tĩnh): Dùng cho các màng
lọc có lỗ xốp lớn. Lưu lượng lọc chậm.
• Lọc dưới áp suất cao (hệ thống kín): lưu lượng lọc lớn.
• Lọc dưới áp suất giảm (chân không): lưu lượng lọc cao, dễ sử
dụng.

8. Định nghĩa và các đặc điểm về sinh dược học của dung dịch thuốc? Ưu và nhược

điểm của dung dịch thuốc?
-

Định nghĩa: dung dịch thuốc là các chế phẩm được điều chế bằng

cách hòa tan một hoặc nhiều dược chất trong một dung môi hoặc hỗn hợp
dung môi.
Đặc điểm:
• Dung dịch nước: dược chất ở trạng thái sẵn sàng được hấp thu
nhanh, nhưng cũng có thể xảy ra quá trình kết tủa và hòa tan lại


-

làm chậm sự hấp thu.

Dung dịch dầu: tốc độ và mức độ hấp thu thường thấp hơn so với

dung dịch nước.
• Dung dịch giả.
Ưu điểm:
• Cấu trúc dung dịch bền vững về mặt nhiệt động học.
• Dung dịch là dạng sẵn sàng được hấp thu, do đó tính chất sinh khả



dụng cao hơn các dạng rắn.
Một số dược chất giảm kích ứng dưới dạng dung dịch.
Dễ sử dụng cho trẻ em và đối tượng khó nuốt.


-

Nhược điểm:
• Dễ hỏng, môi trường dễ bị nhiễm vi sinh vật, nấm mốc.
• Thể tích to, cồng kềnh bất tiện trong đóng gói vận chuyển và bảo



quản.
Khó che giấu mùi vị khó chịu.
Khó phân liều chính xác đối với chế phẩm đa liều.

9. Các dung môi thông dụng dùng trong pha chế dung dịch thuốc?
-


Nước.
Ethanol và hỗn hợp ethanol-nước.
Glycerin. (CH2OH-CHOH-CH2OH)
Dầu thực vật.

10. Phân loại dung dịch thuốc?
-

Theo bản chất của dung môi.
Theo công thức.
Theo tính chất, đường sử dụng và cách dùng.

Thành phần của dung dịch thuốc ?
- Dung môi:
11.





Nước.
Dung môi phân cực thân nước: glycerin dược dụng 3%, nồng độ
25% có tính sát khuẩn.
Dung môi không phân cực thân dầu.

12. Các giai đoạn pha chế, đặc điểm và bảo quản dung dịch thuốc?

Các giai đoạn:
• Cân đong dược chất, dung môi.
• Hòa tan và phối hợp các thành phần.

• Lọc.
• Đóng gói, trình bày các thành phẩm.
Bảo quản: Bảo quản trong chai lọ kín chỗ mát, tránh ánh sáng, kiểm
tra chất lượng định kì. Các dung dịch pha chế theo đơn chỉ pha chế lượng
vừa đủ dùng trong thời gian ngắn 1-4 ngày.
-


13. Sự biến chất và cách ổn định dung dịch thuốc?
-

-

-

Các biến đổi về mặt vật lý:
• Sự kết tủa.
• Đông vón chất keo.
• Hiện tượng biến màu hoặc có màu.
Các biến đổi về mặt hóa học:
• Phản ứng oxy-khử.
• Thủy phân.
• Racemic hóa.
• Tạo phức.
Sự nhiễm và phát triển của vi sinh vật.

14. Siro, Potio, Nước thơm: định nghĩa, đặc điểm, thành phần, kỹ thuật điều chế và đặc

điểm nhận dạng, phân biệt so với dạng thuốc khác?
-


SIRO:
Định nghĩa: là dạng chế phẩm lỏng, vị ngọt, thể chất đặc sánh.
Đặc điểm:
• Siro đơn: hàm lượng đường 64-66%. Chứa đường + nước, dùng


-

-

-

làm dung môi, chất dẫn.
Siro thuốc: hàm lượng đường 54-64%. Chứa đường + nước + hoạt

chất, dùng để điều trị.
• Tỉ trọng của siro thuốc: 1,26 – 1,32.
Ưu điểm:
• Hàm lượng đường cao làm dung dịch có tính ưu trương, ngăn cản
sự phát triển của vi sinh vật, nấm mốc.
• Vị ngọt, dễ che dấu mùi vị khó chịu của thuốc.
• Là dung dịch nước nên sinh khả dụng cao.
• Có giá trị dinh dưỡng.
Nhược điểm:
• Dễ nhiễm vi sinh vật, nấm mốc.
• Cồng kềnh, phân liều không chính xác.
• Hoạt chất dễ hỏng.
• Không phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.
Điều chế:

• Điều chế siro đơn: sử dụng saccarose dược dụng, saccarose có độ
tan trong nước là 1:0,5, nồng độ bão hòa 66,6%.




Hòa tan đường:
• Phương pháp nguội (nhiệt độ thường):
Đường saccarose 180g.
Nước cất
100g.
0
Tỉ trọng ở 20 C 1,32.
+ Ưu điểm: Siro không màu và không tạo đường khử.
+ Nhược điểm: Thời gian lâu.


Phương pháp nóng:
Đường saccarose 165g.
Nước cất

100g.

Tỉ trọng ở 1050C

1,26.

+ Ưu điểm: Điều chế nhanh và hạn chế nhiễm khuẩn.
+ Nhược điểm: Màu hơi vàng và tạo đường khử.




-

-

Đo và điều chỉnh nồng độ đường: dùng tỉ trọng kế hoặc phù

kế Baume.
Điều chế siro thuốc:
 Hòa tan đường vào dung dịch dược chất.
• Ưu điểm: Tiện lợi.
• Nhược điểm: thời gian điều chế kéo dài.
 Trộn siro đơn với dung dịch dược chất.
• Ưu điểm: Tiện lợi cho pha chế nhỏ, phù hợp với thuốc

có thành phần dược liệu.
• Nhược điểm: nồng độ đường trong siro thấp.
Khi đo tỉ trọng bằng phù kế Baume:
E= 0,033.S.D
• E: lượng nước cần dùng để pha loãng (g).
• S: khối lượng siro (g).
0
• D: Số độ Baume vượt quá 35 .
Khi đo tỉ trọng bằng tỉ trọng kế:
X=
• X: lượng nước cần thêm (g).
• a: lượng siro cần pha loãng (g).
• d1: Tỉ trọng siro cần pha loãng.



d2: Tỉ trọng dung môi pha loãng (d2 =1 nếu là nước).
• d: Tỉ trọng cần đạt đến.
Thành phần của siro thuốc:
• Chất làm tăng độ tan: glycerin, propylen glycol, ethanol,…
• Chất làm tăng độ nhớt:
Na CMC, PEG 1500, HPMC…
• Chất tạo hệ đệm: acid citric, Na citrat, HCl, NaOH,…
• Chất chống oxi hóa: Na2EDTA, Na metabisulfit,…
• Chất bảo quản: Nipagin, Na benzoat,…
• Chất nhũ hóa: cremophor,…
• Chất màu, chất làm thơm.
POTIO:
Định nghĩa: Potio là thuốc nước, có vị ngọt, hàm lượng đường thấp.
Phân loại:
• Potio dung dịch.
• Potio hỗn dịch.
• Potio nhũ tương.
Chứa 20% siro, dễ nhiễm VSV, nấm mốc.
Điều chế:
• Cồn thuốc/cao lỏng  trộn kĩ với siro trước khi thêm chất dẫn.
• Cao mềm/cao đặc  hòa tan trong siro nóng.
• Dược chất không tan  thêm chất gây thấm, nhãn phụ “lắc trước


-

-

-


-



khi dùng”.
Thành phần có dầu thảo mộc/mỡ động vật/dầu khoáng  thêm chất



nhũ hóa, nhãn phụ “lắc trước khi dùng”.
Không được lọc potio dạng hỗn dịch, nhũ tương.

NƯỚC THƠM:
Định nghĩa: là các chế phẩm chứa các chất dễ bay hơi có mùi thơm

như tinh dầu, các acid bay hơi hay các hợp chất amoniac.
Điều chế:
• Cất kéo dược liệu
• Hòa tan tinh dầu trong nước:
 Dùng cồn làm dung môi trung gian.
 Dùng bột Talc làm chất phân tán tinh dầu: tiện lợi nhưng


nước thơm bị đục.
Dùng chất diện hoạt Tween: mùi thơm mạnh, nồng độ tinh
dầu cao, bảo quản lâu, vị đắng của chất diện hoạt.


Đặc điểm và bảo quản: lọ thủy tinh màu, nút kín, chỗ mát, thêm chất


-

BQ.
15. Phân tích vai trò các chất có trong một công thức dung dịch bất kì ( xem các công

thức ví dụ có trong giáo trình)?
Vài trò là
- Dược chất
- Dung môi
+ Nước, Glycol, Aldehyd, ceto, Benzen, eter dầu hỏa
- Nước cất - Nước khử khoáng - Nước thẩm thấu ngược (RO)
+ Dung môi phân cực thân nước - Ethanol - Glycerin - Glycol và dẫn
chất
+ Dung môi không phân cực thân dầu - Dầu thực vật - Dầu parafin –
Choroform
- Chất làm tăng độ tan
+ các chất diệt hoạt : Tween, xà phòng...
Chất chống oxy hóa
+ MT nước: natri bisulfit, natri metabisulfit, …
+ Môi trường dầu: α-tocoferol (vitamin E), butyl hydroxyanisol (BHA),
butyl hydroxytoluen (BHT)
+ Khóa ion kim loại nặng: EDTA, acid citric, …
+ Sục khí trơ (N2, CO2, …)
- Chất điều chỉnh pH
+ Điều chỉnh pH bằng acid, base hoặc hệ đệm
- Chất bảo quản
+ VD: nước cloroform, nipasol phối hợp với nipagin, acid benzoic, acid
salicylic, benzakonium clorid, ethanol nồng độ trên 15%...
- Chất điều hương, điều vị Chất làm ngọt: sucrose, malnitol, xylitol,

isomalt, glucose, fructose, … aspartam, kali acesulfam, natri cyclamat
Tạo vị chua, acid citric, acid lactic,
xem thêm
• Chất làm tăng độ tan: glycerin, propylen glycol, ethanol,…
• Chất làm tăng độ nhớt:
Na CMC, PEG 1500, HPMC…
• Chất tạo hệ đệm: acid citric, Na citrat, HCl, NaOH,…
• Chất chống oxi hóa: Na2EDTA, Na metabisulfit,…
• Chất bảo quản: Nipagin, Na benzoat,…
-





Chất nhũ hóa: cremophor,…
Chất màu, chất làm thơm.

CHƯƠNG 3 THUỐC TIÊM VÀ THUỐC NHỎ MẮT
Câu 1 : Định nghĩa , đặc điểm phân loại; vị trí tiêm thuốc và sinh khả dụng
các dạng thuốc tiêm ?
-

Định nghĩa : thuốc tiêm là những chế phẩm vô khuẩn, được đưa vào cơ thể
dưới dạng lỏng theo đường qua da hoặc niêm mạc bằng y cụ thích hợp nhằm
mục đích trị bệnh chuẩn đoán và một số mục đích khác

-

Phân loại



Theo loại dung môi hoặc chất dẫn : thuốc tiêm nước và thuốc tiêm
dầu



Theo thể tích đóng gói : thuốc tiêm thể tích nhỏ ( S.P.V ,
<100ml,dạng ống ), thuốc tiêm thể tích lớn ( L.V.P , 100-1000ml,
dạng chai)



Theo trạng thái cấu trúc và hình thức phân phối:


Dung dịch: Diclo. Na; Vit B1, B6, B12; Testosteron...



Hỗn dịch: (90%)< 15μm; (10%) 15 μm – 20 μm , 0,5% - 5%



Nhũ tương: D/N, <5 μm, <30%



Dạng rắn pha tiêm: khối xốp, bột, viên: Streptomycin Sulfat\




Theo đường tiêm : IV; IM; SC; IC

-

Vị trí tiêm thuốc: IV ( tiêm tĩnh mạch >5ml) > IM ( bắp thịt ,2-4ml) > SC
(dưới da , gần 1ml) > IC ( trong da , 0,1 - 2 ml)

-

Sinh khả dụng thuốc:


Đặc tính lí hóa dung môi: dầu < nước



Đặc điểm hoạt chất: HC có hệ số phân bố dầu – nước cân bằng được
hấp thu nhanh hơn



Đặc tính thẩm thấu: TT đẳng trương tương thích tốt



Cấu trúc của thuốc: HD dầu> DD dầu> HD nước > DD nước



Câu 2 : Tiêu chí trong tiêu chuẩn chất lượng thuốc tiêm. Phân tích nội
dung và ý nghĩa từng tiêu chí?
-

Độ trong – màu sắc



Thuốc tiêm dung dịch phải trong suốt



Thuốc tiêm hỗn dịch: kích thước tiểu phân 15µm, không quá 50µm



Thuốc tiêm nhũ tương: không được có dấu hiệu tách lớp, 1 – 5µm
Không được thêm chất màu

-

pH *Yêu cầu:



pH phù hợp sinh lý của cơ thể để dễ dung nạp



Hòa tan hoạt chất, ổn định và giữ được hoạt tính




*Lưu ý: pH máu: 7.35 – 7.45 - pH thuốc tiêm: trung tính, gần trung tính (2.5
– 10)



* Biện pháp: - TT dầu: dầu phải được trung tính hóa - TT nước:



C1: Chỉnh pH bằng acid/ base cho những chất có khoảng ổn định rộng



C2: Dùng đệm: A.citric – Na. citrat; NaHCO3 – Na2CO3

-

Độ vô khuẩn



Làm chế phẩm không độc



Ổn định chế phẩm




Biện pháp:



Nguyên phụ liệu, dung môi vô trùng



Cơ sở, điều kiện sản xuất



Nhân viên



Tiệt trùng sản phẩm



Chất bảo quản: TT đơn liều hoặc đa liều có liều dùng < 15ml.



* TT nước: Clorocresol 0,2%; Nipaeste 0,005 – 0,18% * TT dầu: Phenol
0,5%; Cresol 0,3%

-


Không chứa chất gây sốt hay độc tố VK



Chất gây sốt (Chí nhiệt tố): những chất nhiễm vào thuốc, sau khi tiêm, gây
phản ứng tăng than nhiệt đặc trưng.




Cơn sốt chí nhiệt tố: - Xuất hiện 15 – 30p sau tiêm - Ớn lạnh tủy sống →
toàn thân → rét run (da tím tái) 15 -20p - Sốt: 40-41oC, da đỏ 30 – 60p



Bình phục

-

Nguồn gốc chí nhiệt tố:



Vi khuẩn gram (-): chất tiết, polymer màng tế bào …




Nội độc tố VK (endotoxin) (*) - Tế bào, sp từ máu, bạch cầu người...

Một số hóa chất: Na. nucleat, HD mịn Ca.photphat…

Khi chuyên luận có quy định thử nội độc tố vi khuẩn thì không phải thử chất
gây sốt, trừ những quy định khác.


Phép thử chất gây sốt thực hiện trong những trường hợp sau:



Với các thuốc tiêm đơn liều có V≥15ml và không có quy định phép thử
nội độc tố trừ những chỉ dẫn khác. Với các thuốc tiêm đơn liều có V<15
ml nếu trên nhãn có ghi “không có chất gây sốt” và không có quy định thử
nội độc tố.
1.

Thể tích hoặc khối lượng (PL 11.1, DĐVN V)

2.

Sai số thể tích:



Thuốc tiêm đơn liều: +10% mọi thể tích, + 15% đo thể tích gộp



Thuốc tiêm đa liều: ≥ thể tích ghi nhãn




Thuốc tiêm truyền: ≤50ml: +10% ; >50ml: +5%

3.

Độ đồng đều khối lượng



Thuốc tiêm bột: ± 10% so với khối lượng trung bình

4.

Đồng đều hàm lượng



Áp dụng với TT đơn liều HL <2% hoặc <2mg



TT nhiều thành phần



Ko áp dụng vitamin, nguyên tố vi lượng
5.

Yêu cầu đẳng trương




Áp dụng: TT nước, thể tích lớn, IV nên đẳng trương với huyết tương và dịch
tế bào hay cùngASTT với mô để tế bào dễ dung nạp.



Dịch thể: dịch ngoại bào (2/3) + dịch nội bào (1/3) hòa tan các chất điện giải
và ko điện giải. –




Thành phần: ngoại bào nhiều Na+; nội bào nhiều K+ duy trì bằng bơm
proton Na+-K+. - ASTT dịch thể và huyết tương: 7,1 – 8,6 atm - NĐTT dịch
thể và huyết tương: 290 mmol/L



Khả năng chịu đựng của TB: 290 ± 15% mmol/L

Câu 3: Thành phần của thuốc tiêm?
DƯỢC CHẤT
- Tinh khiết dược dụng - Vô khuẩn - Không có chí nhiệt tố
Dung môi – Chất dẫn
NHÓM 1: Nước cất – Chất hòa tan với nước.
➢Nước cất pha tiêm: Đạt tiêu chuẩn DĐVN V; Vô khuẩn và không có chất
gây sốt.
➢Dung môi hòa tan với nước



D/c ít tan, thủy phân trong nước/ tiệt khuẩn (digoxin, phenobarbital, kháng
histamin)



Ethanol: gây đau rát, đông vón protein → nồng độ không quá 15% Propylen glycol: tránh cho hoạt chất không bị thủy phân - PEG 300, 400: dễ
phân hủy thành formaldehyd khi tiệt khuẩn. - Glycerin: dùng với tỷ lệ
15% phối hợp ethanol và nước

NHÓM 2: Dầu béo (dùng dầu thực vật, ít dùng dầu khoáng)


Dung môi pha chế thuốc tiêm có hoạt chất dễ tan trong dầu và cần sự
hấp thu thuốc từ từ



Là loại ép nguội, trong, tinh khiết, trung tính và đã được tiệt khuẩn ở
140 – 1600C trong 2 giờ.



Thường dùng: dầu ô liu, dầu mè, dầu hướng dương, dầu hạt thuốc
phiện…  TT dầu chỉ tiêm bắp (trừ NT D/N)



Một số dầu TV gây kích ứng nên trên nhãn phải ghi rõ thành phần


3. Chất phụ
Yêu cầu:


Phải là hóa chất dược dụng



Phải bảo đảm an toàn ở liều sử dụng



Không làm thay đổi hiệu lực điều trị của thuốc




Không được cho các chất màu với mục đích nhuộm màu chế phẩm

Các chất phụ thường dùng:




Chất làm tăng độ tan


Đảm bảo thể tích 1 lần tiêm phù hợp với sức dung nạp và liều dược
chất đủ có tác dụng




Dùng hỗn hợp dung môi ( ethanol – nước, glycerin – nước ...)



Chất trung gian thân nước:



natri benzoat → cafein,



ethylendiamin → aminophylin,



niacinamid → prednisolon dạng tự do

Chất chống oxy hóa

TT chứa chất khử: adrenalin, morphin, apomorphin, clopromazin,
diclofenac, vitamin C, vitamin A... –
Tác nhân oxh: oxi, gốc tự do, ion kl nặng, pH, nhiệt độ... –
PP chống oxh: áp dụng đồng thời






 Thêm các chất chống oxy hóa thích hợp



 Thêm các chất tạo phức



 Điều chỉnh pH về giá trị thích hợp



 Loại oxy hòa tan trong nước cất ngay trước khi pha thuốc bằng
cách đun sôi nước hoặc sục khí nitơ.



 Đóng ống (lọ), hàn ống (đậy nắp) trong dòng khí nitơ



 Bảo quản thuốc tránh ánh sáng.



 Tiệt khuẩn đúng nhiệt độ và thời gian tiệt khuẩn cần thiết.

Chất điều chỉnh pH

Tăng độ tan của dược chất



Ổn định dược chất: hạn chế oxh, thủy phân.... (Na ascorbat: pH 5-7)



Tăng tác dụng của dược chất (Lidocain HCl: pH 6.5 )



Dùng dung dịch đệm (đệm acetat, đệm citrat, đệm phosphat, hệ đệm
glutamat). Không dùng hệ đệm borat vì acid boric gây vỡ hồng cầu rất
mạnh.




Chất bảo quản: không được cho chất bảo quản khi liều dùng lớn hơn 15
ml



Chất đẳng trương hóa



DD đẳng trương với máu: ASTT: 7.4 atm ; độ hạ băng điểm -0.52 và không
làm thay đổi thể tích tế bào máu trong nghiệm pháp Hematocrit.




 Thuốc tiêm không đẳng trương gây đau, gây hoại tử tế bào nơi tiêm, gây
tán huyết và rối loạn điện giải.



 Đa số các thuốc tiêm là nhược trương, vì vậy phải thêm các chất tan như
natri clorid, natri sulfat hay glucose…để đẳng trương dung dịch.


Chất sát khuẩn:



Dùng trong chế phẩm đa liều, chế phẩm đơn liều tiệt khuẩn bằng pp lọc.



Không sd cho thuốc tiêm thể tích lớn (>15ml) hoặc thuốc tiêm truyền.



Một số chất kháng khuẩn thường dùng: benzalkonium clorid, alcol benzylic,
clorocresol, phenol, thiomerosal…


Chất gây thấm và chất nhũ hóa



 TT hỗn dịch cần có chất gây thấm. Thường dùng chất diện hoạt
không ion hóa như polysorbat.



 TT nhũ tương cần phải có chất nhũ hóa pha dầu vào pha nước
hoặc ngược lại. Thường dùng chất nhũ hóa là các phospholipid

4. BAO BÌ
Vỏ đựng thuốc tiêm:


Làm bằng thủy tinh trung tính



Không làm ảnh hưởng đến các thành phần có trong thuốc tiêm



Có bề mặt bền vững



Có độ trong suốt thích hợp



Có khả năng cản trở ánh sáng (khi cần thiết)




Bao bì bằng chất dẻo đang dần phổ biến trong TTT

 Nút cao su:


Có độ cứng và khả năng đàn hồi tốt



Không cho hơi ẩm đi qua nút




Không bị biến đổi khi tiệt khuẩn ở nhiệt độ cao.



Không nhả các thành phần từ nút vào thuốc.



Không phản ứng và hấp phụ với các thành phần có trong thuốc.

Câu 4 : Yêu cầu về cơ sở pha chế thuốc tiêm?
Kiểm soát môi trường, hạn chế nhiễm khuẩn



Dây chuyền: liên tục - một chiều



Đạt chuẩn GMP  Nhiệt độ: thường trong khoảng 18 – 25oC.



Độ ẩm: thường trong khoảng 35 – 50%. Đối với thuốc tiêm bột thì thấp hơn.

Khu vực xử lý bao bì


Kho nguyên liệu



Phòng thay đồ



Phòng cân



Phòng pha chế




Khu vực đóng thuốc



Phòng hấp tiệt trùng



Phòng soi



Phòng hoàn chỉnh sản phẩm

Giới hạn sự nhiễm VSV của phòng sạch đang hoạt động theo GMP của
WHO Cấp độ sạch
5. Các giai đoạn sản xuất thuốc tiêm?
CHUẨN BỊ


Hoạt chất và dung môi: đạt tiêu chuẩn quy định trong DĐVN



Vỏ đựng thuốc tiêm: đạt yêu cầu dùng làm vỏ đựng thuốc tiêm 



Dụng cụ pha chế




Cơ sở pha chế: GMP



Người pha chế: GMP

Quy trình : SGK trang 130
Tiệt khuẩn:


Thông thường tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt




Khi các thành phần trong thuốc tiêm không bền vững với nhiệt có thể sử
dụng phương pháp lọc tiệt khuẩn

Dán nhãn:


Đúng qui chế về nhãn thuốc của bộ y tế.


Tên cơ sở sản xuất kinh doanh




Tên thuốc



Dạng bào chế, quy cách đóng gói.



Công thức hoặc thành phẩm cấu tạo chính



Nồng độ hoặc hàm lượng



Công dụng và cách dùng



Số đăng ký đã được cấp



Hạn dùng và điều kiện bảo quản

6. Phân tích vai trò các chất có trong công thức một số thuốc tiêm thông
dụng (xem các ví dụ về công thức thuốc tiêm có trong giáo trình) Xem giáo
trình trang 145
7. Định nghĩa thuốc tiêm truyền? Phân loại thuốc tiêm truyền theo cấu

trúc?
- Là thuốc tiêm dung môi nước, được sản xuất, đóng gói và sử dụng với số
lượng lớn từ hang tram đến hang tram mililit, qua đường tĩnh mạch, nhằm mục
đích trị bệnh, dinh dưỡng và một số mục đích khác.
- Phân loại theo cấu trúc :


Dung dịch



Nhũ tương D/N



Khối xốp

8. Cách phân loại các phương pháp tiệt khuẩn dùng trong bào chế dược
phẩm.?


Dựa vào hiệu quả cuối cùng của tác nhân trên VSV

o

Hiệu quả diệt VSV

o

Hiệu quả kiềm hảm


o

Hiệu quả loại VSV




Dựa vào bản chất của phương pháp:
o

Bản chất hóa học

o

Bản chất cơ – lý

Câu 9 : . Các phương pháp tiệt khuẩn và ứng dụng trong sản xuất dược
phẩm?
Tiệt khuẩn bằng nhiệt độ cao : nhóm ưa lạnh (10-200C), nhóm ưa
ấm( 25-40), nhóm ưa nhiệt ( 50-60)





Tiệt trùng bằng không khí nóng (nhiệt khô) nhiệt độ 160-1800C, 30-120 phút




Tiệt trùng bằng nhiệt ẩm : 1000C trong 30-60’


Phương pháp luột



Phương pháp hấp hơi ở áp suất thường



PP hấp ở áp suất cao



PP Pasteur ( 70-800C trong 30’ hoặc 60-650C trong 30’ )



PP Tyndall (60-800C trong 30-60’, lập lại 2-5 lần mỗi 24h )

Tiệt trùng bẳng tia bức xạ : làm tổn thương hoặc phá hủy các
phần tử hoạt động sinh học như ADN, ARN, protein và các
enzyme





Tia cực tím :


ĐỘ DÀI SÓNG (nm)
HIỆU QUẢ TIỆT TRÙNG
220
25
253,7
97
265
100
300
10
320
0,4
 Tia bức xạ ion hóa : tiệt trùng các sản phẩm đóng gói sẵn, kín
sao cho sau khi tiệt trùng không bị nhiễm lại


Tiệt trùng bằng cách lọc



Tiệt trùng bằng hóa chất

Câu 11. Nội dung kiểm nghiệm vi sinh để đánh giá hiệu quả một kỹ thuật
tiệt khuẩn?


Kiểm tra hiệu lực tiệt khuẩn của tác nhân nhiệt độ và hóa chất




Kiểm tra hiệu lực lọc vô khuẩn và độ sạch của không khí




Đánh giá hiệu lực của màng lọc



Đánh giá độ sạch của không khí được lọc vô trùng



Kiểm tra độ vô trùng của chế phẩm



Kiểm tra giới hạn vi sinh vật của chế phẩm

Câu 12. Định nghĩa và phân biệt các dạng thuốc dùng cho mắt?
THUỐC NHỎ MẮT


Dd nước, dd dầu hoặc hỗn dịch vô khuẩn của 1 hay nhiều HC dùng để nhỏ
vào mắt.



Dạng khô (bột, bột đông khô, viên nén) vô khuẩn  pha thành dạng lỏng

ngay trước khi sử dụng (Theo PL1.14; DĐVN V)



15 – 30 ngày sau khi mở nắp
ƯU ĐIỂM

Dễ dùng, ít tác dụng phụ
lần/ ngày
dùng phổ biến

NHƯỢC ĐIỂM
Thời gian lưu ngắn

Nhỏ nhiều

Thuốc chảy xuống miệng  vị đắng

THUỐC MỠ TRA MẮT


Tra vào túi kết mạc, bờ mi



Tá dược dẻo, dính: vaselin, lanolin khan…



KHÔNG được có:

• Tụ cầu vàng: Staphylococcus aureus
• Trực khuẩn mủ xanh: Pseudomonas aeruginosa
ƯU ĐIỂM

Lưu giữ lâu (15 – 20p)  giảm số lần/ ngày
Tác dụng tốt > TNM

NHƯỢC ĐIỂM
Mờ mắt tạm thời Dùng
thuốc khi ngủ

Không tạo vị đắng ở miệng

THUỐC RỬA MẮT


DD nước vô khuẩn dùng để rửa, ngâm mắt (5-10ml)




Chứa HC có tính sát khuẩn nhẹ, chống xung huyết, không độc, hoặc chứa
chất đệm, chất đẳng trương hóa, chất dẫn.



Đóng gói không quá 200ml

MÀNG MỎNG ĐẶT VÀO MẮT



Dạng phóng thích kéo dài chứa HC nhiều liều + polyme



Chiết suất ~ nước mắt (n = 1.33)



Màng fim + nước mắt  hòa tan  hấp thu - Tự tiêu

Câu 13. Thành phần TNM? Yêu cầu kĩ thuật khi pha chế TNM?
1.DƯỢC CHẤT:


Tác dụng mạnh ở nồng độ thấp (lượng dùng, thời gian lưu thấp



Độ ổn định > 1 năm



Kháng sinh, kháng nấm; Thuốc tê, giãn đồng tử; Kháng viêm; hoặc
các thuốc đặc trị...



Yêu cầu dược dụng và các chỉ tiêu về độ vô khuẩn


2.TÁ DƯỢC:


Dung môi



Chất bảo quản



Chất điều chỉnh pH



Chất đẳng trương hóa



Chất chống oxy hóa



Chất làm tăng độ nhớt



Chất diện hoạt

3.DUNG MÔI

Nước cất vô khuẩn: thông dụng nhất
➢ Dầu thực vật
-

Phải ở thể lỏng ở nhiệt độ phòng

-

Không gây kích ứng mắt

-

Thường dùng dầu thầu dầu  làm dịu mắt

****YÊU CẦU KỸ THUẬT
Tính chất giống nước mắt (tránh kích ứng)


➢ Chất lượng tương đương thuốc tiêm
➢ Giai đoạn điều chế
-

Pha chế dung môi, chất dẫn có chất bảo quản

-

Hòa tan hoạt chất và chất phụ vào dd trên

-


Lọc trong và tiệt khuẩn - Vô chai, đóng kín

CHÍNH XÁC – TINH KHIẾT – TRONG SUỐT
CHÍNH XÁC




Hoạt chất: lưu ý loại ngậm nước kết tinh, loại khan nước, hoặc loại dễ
hút ẩm

VD: ZnSO4 dược dụng là ZnSO4.7H2O: 56% ZnSO4 khan ZnSO4. H2O:
89.9%


Đóng gói thể tích nhỏ 5 – 30ml  dụng cụ thích hợp và chính xác

TINH KHIẾT


HC và TD là loại dược dụng hoặc tinh khiết cao



Dung môi: - Nước cất pha tiêm - Dầu thực vật ( ô liu, đậu phộng),
trung tính hóa, không ôi khét, tiệt khuẩn 135 – 140oC trong 1h

TRONG SUỐT



Lọc dung dịch TNM bằng: giấy lọc dầy, phễu thủy tinh xốp G3 màng
lọc milipore….



Không lọc TNM hỗn dịch: có thể lắng, phân tán lại bằng cách lắc.



Kích thước hạt 5 – 25 μm, tối đa 50 μm

VÔ KHUẨN
YÊU CẦU CHUNG
- TNM dùng nhiều lần: cần đảm bảo vô khuẩn trong thời gian sử dụng  dùng
chất bảo quản


Đảm bảo nồng độ trị liệu



Tiêu diệt Vk, nấm mốc xâm nhập

-TNM dùng một lần: quy trình pha chế vô trùng, không dùng chất bảo quản]
TIỆT KHUẨN:


TNM dùng một lần:







Nhiệt: 100 oC/ 30 phút 120 oC/ 20 phút 70 oC/ 1h trong 3 ngày liên
tiếp (Tyndall)



Lọc: ≤ 0.2 μm

TNM dùng nhiều lần: tiệt khuẩn + chất bảo quản

Câu 14. Kĩ thuật điều chế và tiêu chuẩn chất lượng TNM?

HUẨN BỊ - Phòng pha chế Người pha chế - Nguyên phụ liệu, dụng cụ, vật liệu lọc. Bao bì.

Kiểm soát chất lượng môi trường, nguyên phụ liệu, cân, đong.
Pha chế dung môi, chất dẫn có chất BQ

Hòa tan chất phụ, hoạt chất
Kiểm tra hòa tan
Lọc trong
Kiểm nghiệm bán thành phẩm
Tiệt khuẩn: Nhiệt ẩm, lọc tiệt khuẩn (0,22 µm)

Đóng chai, dán nhãn

Kiểm nghiệm thành phẩm



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×