GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNoPTNT HUYỆN CHÂU THÀNH
I. Quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành là chi nhánh của
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp.
Tên giao dịch: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu
Thành - Đồng Tháp.
Trụ sở giao dịch: Số 191, quốc lộ 80, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp.
Điện thoại: 067.840622 (067.840228)
Giám đốc: Lê Thanh Hoà.
Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng đã qua ba lần đổi tên. Theo sự biến đổi của nền
kinh tế, trong đó lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng và những yêu cầu cần thiết trong
lĩnh vực này thì tháng 8 năm 1988, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh huyện Châu
Thành đổi tên thành Ngân hàng phát triển nông thôn và hoạt động kinh doanh đa năng hơn.
Tháng 10 năm 1990 lại đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp huyện Châu Thành.
Trong quá trình hoà nhập vào cơ chế mới, hoạt động của ngân hàng gặp không ít khó
khăn. Tuy nhiên, nhờ sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên mà ngân hàng nông nghiệp
huyện Châu Thành ngày càng khẳng định đựơc vị trí của mình trong quá trình đưa nền
kinh tế huyện nhà ngày một phát triển đi lên. Ngày nay, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn huyện Châu Thành đã thật sự trở thành người bạn đáng tin cậy của
các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cá thể sản xuất kinh doanh và nông dân
trên địa bàn huyện.
Như vậy, xét về mặt pháp lý thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Châu Thành là doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động tín dụng với các loại hình kinh
doanh chủ yếu sau:
- Nhận tiền gởi ngắn hạn và trung hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD).
- Phát hành kỳ phiếu ngân hàng có mục đích với các kỳ hạn gửi vốn dưới 12 tháng và
trên 12 tháng.
- Nhận dịch vụ mở tài khoản của tư nhân, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà
nước.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền nhanh thông qua hệ thống máy vi
tính một cách an toàn, chính xác.
- Cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế bao gồm: ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn để sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt, xây dựng, nhà ở, kinh tế phục vụ gia
đình…, với thủ tục thật đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi.
- Cầm cố các loại giấy tờ có giá như: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu…do ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn phát hành, và cầm cố các loại trái phiếu kho bạc nhà nước.
- Thực hiện các dịch vụ cho vay uỷ thác.
- Thực hiện các dịch vụ cho thuê tài chính.
- Thực hiện các dịch vụ về công tác ngân quỹ thu đổi ngoại tệ.
Phòng tín dụng
Tổ thẩm định
Phòng kế toán – Ngân quỹ
PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
II. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng:
1. Sơ đồ tổ chức:
Phòng tín dụng
Tổ thẩm định
Phòng kế toán – Ngân quỹ
PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
Xét về cơ sở vật chất kỹ thuật và bộ máy hoạt động tín dụng của ngân hàng thì ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyên Châu Thành có trụ sở chính nằm trên
Quốc lộ 80, phía Đông giáp thị xã Vĩnh Long, phía Tây giáp thị xã Sa Đéc. Biên chế hoạt
động gồm 27 cán bộ viên chức, trong đó có 16 người nam và 11 nữ. Tất cả cán bộ đều
được bố trí vào các vị trí hợp lý và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Nhiệm vụ của các phòng ban:
2.1. Giám đốc:
Trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoặc phân công, uỷ quyền cho phó giám đốc hoặc các
trưởng phòng nghiệp vụ để thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn theo quy định. Đồng
thời triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của
ngân hàng.
2.2. Phó giám đốc:
Thay mặt cho giám đốc điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động của ngân
hàng. Đồng thời, trực tiếp quản lý và theo dõi mọi hoạt động của phòng tín dụng thông qua
các hồ sơ cho vay và các hợp đồng tín dụng.
2.3. Phòng tín dụng:
Bao gồm hai phó phòng và các cán bộ tín dụng.
- Phó phòng tín dụng:
+ Thực hiện kiểm tra tình hình công tác của các cán bộ tín dụng
+ Tiến hành thực hiện các công việc như: nghiên cứu xây dựng các đề án chiến lược,
tổng hợp, phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh tại đơn vị, và thực hiện các công việc
khác do cấp trên phân công.
- Cán bộ tín dụng:
+ Tiến hành chủ động tìm kiếm và hướng dẫn khách hàng về thủ tục vay vốn thông
qua hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định trước, trong và sau khi thực hiện các hợp đồng
tín dụng.
+ Lập báo cáo thẩm định và thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay
không cho vay sau khi có quyết định của giám đốc.
+ Đồng thời đôn đốc khách hàng trả nợ vay theo đúng thời hạn và xử lý những vi
phạm tín dụng theo quyết định của giám đốc hoặc người được uỷ quyền.
+ Lưu trữ hồ sơ theo quy định.
2.4. Phòng kế toán – ngân quỹ:
- Lập kế hoạch thu chi và quyết toán hàng năm.
- Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày như: rút, gửi tiền tiết kiệm, thu nợ,
chuyển nợ quá hạn, thực hiện công tác chuyển tiền theo quy định.
- Kiểm tra hồ sơ vay theo danh mục và đối chiếu với số dư tiền gửi... theo quy định.
- Thực hiện thu chi, thống kê báo cáo, lưu trữ hồ sơ và thực hiện các vấn đề khác về
nghiệp vụ kho quỹ theo quy định.
2.5. Tổ thẩm định:
Thực hiện kiểm tra, thẩm định các nghiệp vụ tín dụng theo phân công, đồng thời thực
hiện các nghiệp vụ khác có liên quan theo chỉ đạo của ban giám đốc.
III. Một số quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo& PTNT
Việt Nam:
1. Đối tượng được vay:
- Khách hàng Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư
nhân và công ty hợp danh, và các tổ chức khác có đủ điều kiện tại điều 94 của bộ luật dân
sự.
- Khách hàng nước ngoài bao gồm các pháp nhân nước ngoài.
2. Điều kiện cho vay:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự
theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
3. Nguyên tắc vay vốn:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng.
- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền
vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
4. Các phương thức cho vay:
Các phương thức cho vay gồm nhiều phương thức, trong đó có bốn phương thức chủ
yếu thường được áp dụng là:
- Cho vay từng lần.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Cho vay theo dự án đầu tư.
- Cho vay trả góp.
5. Thời hạn cho vay:
Ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất
kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án đầu tư, khả năng trả nợ của khách
hàng và ngân hàng cho vay của ngân hàng cho vay.
Đối với những pháp nhân Việt Nam và người nước ngoài, thời hạn cho vay không
quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt
Nam.
6. Lãi suất cho vay:
Ngân hàng cho vay công bố biểu lãi suất cho vay của mình cho khách hàng biết, hoặc
ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho
vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn.