Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Xây dựng chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại các xã vùng sâu, vùng xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.1 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

BÙI HỒNG HIẾU

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC XÃ VÙNG SÂU, VÙNG XA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HÀ NỘI-2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

BÙI HỒNG HIẾU

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC XÃ VÙNG SÂU, VÙNG XA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG NGỌC DINH

HÀ NỘI-2014




MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. 2
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 3
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 10
1.1 Một số khái niệm cơ bản về chính sách và Công nghệ thông tin .... 10
1.2. Các tiêu chí xác định xã thuộc vùng sâu, vùng xa ........................... 14
1.3. Mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ vào vùng sâu, vùng xa 17
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI CÁC XÃ VÙNG SÂU, VÙNG XA ....................................................... 22
2.1. Hiện trạng sử dụng và nhận thức về công nghệ thông tin của ngƣời
dân ............................................................................................................... 22
2.1.1. Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính ........................................................ 22
2.1.2 Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet................................................. 23
2.2. Hiện trạng tin học hóa quản lý hành chính của các xã vùng sâu,
vùng xa ........................................................................................................ 25
2.3. Hiện trạng kết nối Internet của các xã vùng sâu, vùng xa .............. 28
2.4. Hiện trạng Ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh tế của các xã
vùng sâu, vùng xa ....................................................................................... 30
2.4.1. Mức độ sử dụng máy tính cho công việc hành chính của cán bộ
xã............................................................................................................... 30
2.4.2 Mức độ sử dụng các ứng dụng Internet trong công việc .............. 32
2.5. Hiện trạng chính sách thúc đẩy ứng công nghệ thông tin tại các xã
vùng sâu, vùng xa ....................................................................................... 35
2.5.1. Các văn bản của Đảng................................................................... 35
2.5.2. Các văn bản của Chính phủ .......................................................... 36
2.5.3. Các văn bản cấp bộ, ngành ........................................................... 37

2.5.4. Các Chương trình, dự án cấp quốc gia ........................................ 37


2.5.5. Một số chỉ tiêu đến 2015 và 2020 về ứng dụng Công nghệ thông
tin .............................................................................................................. 40
2.5.6. Nhận xét chung .............................................................................. 41
2.6. Chính sách của một số nƣớc về thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông
tin tại các vùng xa....................................................................................... 45
CHƢƠNG 3.................................................................................................... 53
PHÂN TÍCH BẤT CẬP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH
THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC XÃ VÙNG SÂU, VÙNG XA
......................................................................................................................... 53
3.1. Phân tích những bất cập của chính sách .......................................... 53
3.2. Thách thức khi đề xuất giải pháp ...................................................... 58
3.3. Đề xuất các giải pháp chính sách ....................................................... 60
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 67
1. Kết luận ................................................................................................... 67
2. Khuyến nghị............................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 73


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Số nhân khẩu thuộc các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn .. 15
Bảng 2.1.1: Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính ...................................................... 22
Bảng 2.1.2.Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet................................................ 24
Bảng 2.2.2: Số UBND xã và tỷ lệ có mạng LAN ........................................... 26
Bảng 2.3.1: Số UBND xã và tỷ lệ có mạng Internet ....................................... 28
Bảng 2.4.1: Tổng hợp ứng dụng CNTT tại các xã vùng sâu, vùng xa ..................... 31

Bảng 2.4.2. Tổng hợp tỷ lệ dùng thư điện tử tại các xã vùng sâu, vùng xa.... 33


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo PGS.TS Đặng
Ngọc Dinh đã giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu, khảo sát đến khi
hoàn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn các thầy, cô Khoa Khoa học Quản lý trường đại học
Xã hội nhân văn – ĐH QGHN đã truyền đạt kiến thức, thông tin trong suốt
quá trình học tập nghiên cứu tại trường và tạo điều kiện cho tác giả hoàn
thành, bảo vệ luận văn.
Xin được cảm ơn các cán bộ, lãnh đạo các đơn vị trong Bộ Thông rin
& Truyền thông đã giúp đỡ, tạo điều kiện tác giả trong quá trình thực hiện đề
tài ngiên cứu này.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tác giả đã cố gắng
thực hiện một cách tốt nhất tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan, năng lực và
thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những sai sót, mắc lỗi vì vậy
kính mong các thầy cô chỉ bảo giúp đỡ để tác giả hoàn thiện luận văn này
được tốt hơn.
Xin trận trọng được cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2014
Tác giả: Bùi Hồng Hiếu

1


CNTT

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Công nghệ thông tin


CNTT & TT

Công nghệ thông tin và truyền thông

UBND

Ủy ban Nhân dân

CBVC

Cán bộ viên chức

KT – XH

Kinh tế xã hội

TT & TT

Thông tin và truyền thông

WB

Ngân hàng thế giới

ICT

Information and Communication Technologies
Công nghệ thông tin và truyền thông


OECD

Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

UCC

Kỹ thuật người dùng tự tạo nội dung trên Internet

BMGF – VN

Quỹ Bill & melida gate Việt Nam

BĐVHX

Bưu điện văn hóa xã

ADSL

Asymmetric Digital Subscriber Line
Đường dây thuê bao số bất đối xứng

VSAT

Very small aperture terminal
Trạm thông tin vệ tinh mặt đất cỡ nhỏ

2



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài:
Xây dựng chính sách thúc đẩy ứng dụng Công nghệ thông tin tại các xã
vùng sâu, vùng xa
2. Lý do chọn đề tài:
Nhằm hỗ trợ sự phát triển kinh tế, nâng cao tri thức, văn hóa cũng như chất
lượng cuộc sống cho người dân tại các xã vùng sâu, vùng xa, Nhà nước đã có
nhiều văn bản chính sách, các chương trình, kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển
kinh tế, xã hội tại các xã vùng sâu, vùng xa [1]. Gần đây, Nhà nước cũng đã ban
hành Chương trình 135 nhằm thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản
xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc
biệt khó khăn[2]. Tuy nhiên, khi phân tích các bộ phận nội dung của Chương trình
135, ta thấy một phương tiện rất hữu ích để phục vụ mục tiêu của Chương trình đó
là Công nghệ Thông tin, thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Về lĩnh vực Công nghệ thông tin, đến nay, trong các văn bản của Đảng[3],
vai trò của Công nghệ thông tin trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng
bộ quốc gia cũng đã được xác định rõ ràng. Chỉ thị 58-CT/TW đã nêu: “Công
nghệ thông tin (CNTT) là một trong những hạ tầng quan trọng của quốc gia,
vừa là ngành kinh tế - kỹ thuật, vừa là ngành hạ tầng mềm phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền số”.
Như vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được thể chế hóa, nhằm
góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc,
thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh
tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả
cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc

3



sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón
đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Năm 2006 đã đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình tạo
hành lang pháp lý thúc đẩy ứng dụng Công nghệ thông tin ở nước ta, đó là sự
ra đời của Luật Công nghệ thông tin[4].
Tiếp theo, những năm gần đây, việc triển khai ứng dụng CNTT được
Đảng, Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm, nhiều chương trình, đề án
quan trọng về thông tin và truyền thông cũng được triển khai, nhằm mục tiêu
sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT&TT, đồng thời đưa thông
tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 20112015[5]. Trong các Đề án và chương trình này, việc phát triển CNTT trên
phạm vi cả nước và đẩy mạnh phát triển các ứng dụng CNTT là những mục
tiêu đặc biệt quan trọng.
Các xã vùng sâu vùng xa trong luận văn này được xác định dựa trên
văn bản của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi[6], gồm 05 tiêu chí sau: (i) Điều
kiện tự nhiên, địa bàn cư trú (vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới);
(ii) Cơ sở hạ tầng (giao thông, điện,...); (iii) Các yếu tố xã hội (trình độ dân
trí: trình độ văn hoá); (iv) Điều kiện sản xuất (điện tích đất lâm nghiệp, trình
độ sản xuất hàng hoá); và (v) Đời sống.
Theo Chương trình 135 của Chính phủ, hiện nay có 1.715 xã thuộc
diện khó khăn, Chương trình lựa chọn khoảng 1.000 xã thuộc các huyện đặc
biệt khó khăn để tập trung đầu tư, đó là những xã đặc biệt khó khăn nằm ở
những vùng có địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi núi cao, sông, suối sâu, giao
thông chưa phát triển, mức sống đại đa số nhân dân còn thấp. Tuy nhiên, các
chính sách và chương trình mục tiêu hiện nay mới chỉ chú trọng đến phát triển
cơ sở hạ tầng, mạng lưới thông tin và truyền thông trên diện rộng tại tất cả các
địa phương trong cả nước... mà chưa có các chính sách đặc thù, chưa có các

4



chương trình cụ thể đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng
nhu cầu hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước tại
các xã vùng sâu, vùng xa; việc quản lý, khai thác sử dụng trang thiết bị công
nghệ thông tin phục vụ nhiệm vụ quản lý giữ vững an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội chưa thực sự khai thác hết tiềm năng của CNTT.
Trong bối cảnh đó, đối với xã vùng sâu, vùng xa việc thúc đẩy phát
triển CNTT và các ứng dụng CNTT sẽ góp phần quan trọng làm cho công tác
và quản lý điều hành từ trung ương đến địa phương được nhanh chóng, chính
xác, tiết kiệm và hiệu quả, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội tại địa phương, tạo điều kiện cho người dân có đời sống vật chất và tinh
thần tốt hơn để họ yên tâm giữ vững trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh sản xuất
và rút ngắn khoảng cách phát triển giữa vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và
thành thị.
Chính vì lẽ đó luận văn này mong muốn góp phần xây dựng chính sách,
cơ chế nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại các xã vùng sâu, vùng
xa của nước ta, tập trung vào khía cạnh tin học hóa công tác hành chính công
và sử dụng mạng Internet tại xã.
3. Bối cảnh và lịch sử nghiên cứu:
Chủ đề thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại các vùng sâu vùng
xa đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế.
Trong bài báo về “Mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát
triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi”[7], tác giả đã xây dựng một mô
hình cung cấp thông tin với mục tiêu tổng thể là góp phần nâng cao dân trí,
xoá đói, giảm nghèo, cải thiện chất lượng đời sống tinh thần và vật chất của
cư dân nông thôn, miền núi trên cơ sở cung cấp kịp thời và sử dụng rộng rãi
thông tin và tri thức khoa học và công nghệ. Việc ứng dụng và triển khai mô

5



hình cung cấp thông tin nhằm 3 mục tiêu cụ thể như sau: (i) Đáp ứng nhu cầu
thông tin bằng việc sử dụng tích hợp công nghệ thông tin hiện đại phù hợp
với nhu cầu và điều kiện cụ thể ở nông thôn, miền núi nước ta; (ii) Thiết lập
cơ chế trao đổi và cập nhật thông tin hai chiều giữa cơ sở, địa phương và
Trung ương; (iii) Lồng ghép các dự án được triển khai trên cùng một địa bàn
bằng cơ chế chia sẻ các nguồn tin phát triển.
Một số nhiệm vụ nghiên cứu trong Chương trình “Xây dựng mô hình ứng
dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2004-2010” do Bộ Khoa học và Công
nghệ chủ trì[8] đã ghi nhận việc hỗ trợ ứng dụng chuyển giao khoảng 900
công nghệ và tiến bộ mới cho nông thôn, miền núi nhằm thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cán bộ và chất lượng các sản phẩm hàng
hóa tiềm năng vùng miền. Trong giai đoạn 2011-2015 Chương trình sẽ
chuyển giao, ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất,
bảo quản, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức
cạnh tranh của một số hàng hoá nông sản trên thị trường trong nước và nước
ngoài, phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở nông thôn, góp phần xóa
đói giảm nghèo, tạo việc làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cộng
đồng dân cư ở nông thôn bằng các giải pháp khoa học và công nghệ.
Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thuộc “Chương trình khoa học và
công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015” do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì[9] đã xác định các nhiệm vụ
khoa học và công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn
xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam; thực thi một số nhiệm vụ ưu tiên, bước
đầu kịp thời phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn
mới. Các giải pháp khoa học - công nghệ phát triển sản xuất nông nghiệp
gồm: Ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học - công nghệ chuyển đổi cơ

6



cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng; nâng cao
hiệu quả sản xuất lúa, chủ yếu tập trung vào chuyển đổi sang các giống lúa
chất lượng có hiệu quả cao, liên kết sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn và liên
kết doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; quy trình công nghệ canh tác lúa cải tiến
nhằm tiết kiệm nước, tăng thu nhập cho nông dân và giảm phát thải khí nhà
kính; xác định được các hệ thống cây trồng xen canh có hiệu quả và một số
biện pháp kỹ thuật trồng trọt thích hợp phục vụ xây dựng nông thôn mới ở
vùng miền núi phía Bắc.
Tuy nhiên, ở trong nước, hiện nhiều bài báo thường tập trung vào khía
cạnh đưa thông tin hoặc chuyển giao công nghệ thích hợp về vùng nông thôn,
miền núi, mà còn ít quan tâm đến việcthúc đẩy ứng dụng máy tính và Internet
cho các xã vùng sâu vùng xa.
Tổng quan một số công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan thấy có
một vài bài báo đề cập đến vấn đề này[10], trong đó tác giả đã phân tích
những thách thức mà các nước đang phát triển phải đối mặt khi đưa Internet
đến các vùng núi và đề xuất một số giải pháp về Internet không dây (Wifi)
cho các vùng núi, trường hợp nghiên cứu là vùng núi ở Nepal.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: Đề xuất các giải pháp chính sách thúc đẩy ứng dụng Công
nghệ thông tin tại các xã vùng sâu, vùng xa, thông qua các khía cạnh về tài
chính; đào tạo; trang thiết bị và hỗ trợ doanh nghiệp, tập trung vào các nội
dung tin học hóa công tác hành chính công và sử dụng mạng Internet tại xã.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các xã vùng sâu,
vùng xa, tập trung vào hai hoạt động chính: (i) ứng dụng tin học trong cải
cách hành chính công tại xã; (ii) truy cập Internet tại nhà văn hóa xã.

7



- Phân tích hệ thống chính sách và đề xuất chính sách thúc đẩy công nghệ tin
tại các xã vùng sâu, vùng xa, thể hiện trong các lĩnh vực chủ yếu: tài chính;
đào tạo; trang thiết bị và hỗ trợ doanh nghiệp.
5. Phạm vi nghiên cứu: Tại các xã vùng sâu, vùng xa, nghiên cứu trường hợp
tại một số xã vùng sâu, vùng xa thuộc một số tỉnh trong nước, bao gồm các
nội dung đánh giá hiện trạng:
6. Mẫu khảo sát
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thu thập phiếu điều tra tại các xã vùng sâu, vùng xa về: (i) Thực trạng
máy tính tại UBND xã vùng sâu, vùng xa; (ii) Thực trạng kết nối mạng LAN
và kết nối Internet xã vùng sâu, vùng xa; (iii) Tỷ lệ máy tính/Cán bộ viên
chức (CBVC) tại các xã vùng sâu, vùng xa; (iv) Thực trạng thời gian trung
bình sử dụng máy tính hàng ngày của CBVC; (v) Tỷ lệ CBVC được cấp thư
điện tử công vụ và sử dụng thư điện tử cho công việc; (vi) Thực trạng sử dụng
máy tính vào các công việc hàng ngày tại cơ quan; (vii) Tỷ lệ hộ gia đình có
máy tính và được kết nối Internet
7. Câu hỏi nghiên cứu
- Có phải những bất cập trong chính sách đang cản trở ứng dụng Công
nghệ thông tin tại các xã vùng sâu, vùng xa ở nước ta?
- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin có đem lại nguồn lợi kinh tế
cho người dân tại các xã vùng sâu, vùng xa?
8. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu có chính sách tăng cường mạng lưới Internet đến xã và máy tính
xử lý công việc hành chính cấp xã thì sẽ thúc đẩy được ứng dụng công nghệ

8


thông tin tại các xã vùng sâu, vùng xa, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và

nâng cao đời sống người dân trong vùng.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Các phương pháp phi thực nghiệm: phiếu điều tra
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

9


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm cơ bản về chính sách và Công nghệ thông tin
1. Chính sách
Theo Vũ Cao Đàm[11] chính sách là tập hợp các biện pháp được thể chế
hóa của một chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm thúc đẩy đối
tượng quản lý thực hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý vạch ra.
Trong luận văn này, chỉ đề cập đến các “Chính sách” do Nhà nước ban
hành. Đối với các chính sách này, có nhiều loại chính sách khác nhau, có chính
sách chung, chính sách cụ thể tuỳ thuộc vào nội dung và lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Do chính sách có các loại và cấp độ khác nhau, có những chính sách mang tính
định hướng, có những chính sách cụ thể, tùy theo cấp phê duyệt chính sách và
nguồn cung cấp ngân sách khác nhau.
Nội dung chủ yếu của luận văn này là xây dựng chính sách thúc đẩy ứng
dụng Công nghệ thông tin tại các xã vùng sâu, vùng xa, vì vậy nên nó mang các
đặc thù sau đây của chính sách công sau đây:
Thứ nhất, chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước. Nếu chủ thể
ban hành các "chính sách tư" có thể là các tổ chức tư nhân, các đoàn thể chính
trị – xă hội, cũng như các cơ quan trong bộ máy nhà nước để điều tiết hoạt
động trong phạm vi tổ chức, đoàn thể hay cơ quan riêng biệt đó, thì chủ thể
ban hành chính sách công chỉ có thể là các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Vấn đề ở đây là các cơ quan trong bộ máy nhà nước vừa là chủ thể ban hành
chính sách công, vừa là chủ thể ban hành "chính sách tư". Sự khác biệt là ở
chỗ các "chính sách tư (riêng)" do các cơ quan nhà nước ban hành là những

10


chính sách chỉ nhằm giải quyết những vấn đề thuộc về nội bộ cơ quan đó,
không có hiệu lực thi hành bên ngoài phạm vi cơ quan.
Chính sách công do Nhà nước ban hành nên có thể coi chính sách công là
chính sách của Nhà nước. Nhà nước ở đây được hiểu là cơ quan có thẩm quyền
trong bộ máy nhà nước, bao gồm Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, chính
quyền địa phương các cấp…
Ở nước ta, trên sách báo, chúng ta thường gặp cụm từ "chính sách, chủ
chương của Đảng và Nhà nước", vì vậy có ý kiến cho rằng, Đảng cũng là chủ
thể ban hành chính sách công. Điều này có thể giải thích bằng thực tế đặc thù
của nước ta. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lănh
đạo Nhà nước, lănh đạo xă hội. Đảng lănh đạo Nhà nước thông qua việc vạch
ra cương lĩnh, chiến lược, các định hướng chính sách – đó chính là những căn
cứ chỉ đạo để Nhà nước ban hành các chính sách công. Như vậy, về thực chất,
các chính sách công là do Nhà nước Cộng òa xă hội chủ nghĩa Việt Nam
(chủ yếu là Chính phủ đề ra). Các chính sách này là sự cụ thể hóa đường lối,
chiến lược và các định hướng chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm
phục vụ lợi ích của nhân dân.
Đặc thù thứ hai của chính sách công ở đây là các quyết định mang tính
hành động, có nghĩa là chúng bao gồm cả những hành vi thực tiễn. Chính
sách công không chỉ thể hiện dự định của nhà hoạch định chính sách về một
vấn đề nào đó, mà còn bao gồm những hành vi thực hiện các dự định nói trên.
Chính sách công trước hết thể hiện dự định của các nhà hoạch định
chính sách nhằm làm thay đổi hoặc duy trì một hiện trạng nào đó. Song, nếu

chính sách chỉ là những dự định, dù được ghi thành văn bản thì nó vẫn chưa
phải là một chính sách. Chính sách công phải bao gồm các hành vi thực hiện
những dự định nêu ra và đưa lại những kết quả thực tế.

11


Một số người thường hiểu chính sách công một cách đơn giản là những
chủ trương của Nhà nước ban hành, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Nếu không
có việc thực thi chính sách để đạt được những kết quả nhất định thì những chủ
trương đó chỉ là những khẩu hiệu mà thôi.
Đặc thù thứ ba, chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề đang
đặt ra trong đời sống kinh tế – xă hội theo những mục tiêu xác định. Chính
sách công là một quá trình hành động nhằm giải quyết một vấn đề nhất định.
Khác với các loại công cụ quản lý khác như chiến lược, kế hoạch của Nhà
nước là những chương trình hành động tổng quát bao quát một hoặc nhiều
lĩnh vực kinh tế – xã hội, đặc điểm của chính sách công là chúng được đề ra
và được thực hiện nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề liên quan đang đặt
ra trong đời sống xă hội. Chính sách công chỉ xuất hiện khi đã tồn tại hoặc có
nguy cơ chắc chắn xuất hiện một vấn đề cần giải quyết. Vấn đề chính sách
được hiểu là một mâu thuẫn hoặc một nhu cầu thay đổi hiện trạng xuất hiện
trong đời sống kinh tế – xã hội đòi hỏi Nhà nước sử dụng quyền lực công để
giải quyết. Có thể nói, chuỗi hạt nhân xuyên suốt toàn bộ quy trình chính sách
bao gồm các giai đoạn: hoạch định; thực thi; và đánh giá chính sách. Việc giải
quyết những vấn đề nói trên nhằm vào những mục tiêu mà Nhà nước mong
muốn đạt được.
Thứ tư, chính sách công gồm nhiều quyết định có liên quan với nhau.
Trước hết, không nên đồng nhất khái niệm quyết định ở đây với các quyết
định hành chính, càng không thể coi đó chỉ là những văn bản quy phạm pháp
luật của Nhà nước. Khái niệm quyết định ở đây có ý nghĩa rộng hơn, nó có

thể được coi như một sự lựa chọn hành động của Nhà nước. Các quyết định
này có thể bao gồm luật, các quyết định dưới luật, thậm chí cả những tư tưởng
của các nhà lănh đạo thể hiện trong lời nói và hành động của họ. Song, chính
sách không đồng nghĩa với một đạo luật riêng biệt hay một văn bản nào đó.

12


Chính sách là một chuỗi hay một loạt các quyết định cùng hướng vào việc
giải quyết một vấn đề chính sách, do một hay nhiều cấp khác nhau trong bộ
máy nhà nước ban hành và thực thi trong một thời gian dài. Một chính sách
có thể được thể chế hóa thành các văn bản pháp luật để tạo căn cứ pháp luật
cho việc thực thi, song nó còn bao gồm những phương án hành động không
mang tính bắt buộc, mà có tính định hướng, kích thích phát triển.
Luận văn này quan tâm xây dựng loại “chính sách thúc đẩy”, trong đó,
thúc đẩy được hiểu là hành động làm tăng sự phát triển về số lượng cũng như
chất lượng của đối tượng được quản lý
2. Công nghệ thông tin
Công nghệ Thông tin (CNTT- tiếng Anh là Information Technology IT)[12] là một ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để
chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. Ở Việt
Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị
quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp
các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ
yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có
hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong
mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội".
Thuật ngữ "Công nghệ Thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958
trong bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review[13]. Hai tác giả
của bài viết, Leavitt và Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập
một tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin". Các lĩnh vực chính

của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến
hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự
kết hợp giữa máy tính và truyền thông. Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật
của công nghệ thông tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh

13


tin, điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và
nhiều lĩnh vực khác. Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học
máy tính.
Trong văn bản pháp luật của Nhà nước[14] đã định nghĩa Công nghệ
thông tin như sau: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa
học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy
tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động
của con người và xã hội."
Luật Công nghệ thông tin năm 2006 đã định nghĩa về công nghệ thông
tin và ứng dụng công nghệ thông tin như sau:
“Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công
nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu
trữ và trao đổi thông tin số. Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng
công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối
ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này.
Trong một văn bản của Chính Phủ[15] đã coi việc ứng dụng Công nghệ
thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước là việc “sử dụng công nghệ
thông tin vào các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước và giữa các cơ quan
nhà nước, trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức và cá nhân; hỗ

trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch”.
1.2. Các tiêu chí xác định xã thuộc vùng sâu, vùng xa
Xã vùng sâu, vùng xa được nghiên cứu trong luận văn này là các xã
được chọn dựa trên 05 tiêu chí[16] sau: (i) Điều kiện tự nhiên, địa bàn cư trú

14


(vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới); (ii) Cơ sở hạ tầng (giao thông,
điện,...); (iii) Các yếu tố xã hội (trình độ dân trí: trình độ văn hoá); (iv) Điều
kiện sản xuất (điện tích đất lâm nghiệp, trình độ sản xuất hàng hoá); và (v)
Đời sống. Cụ thể là đảm bảo đồng thời các tiêu chí sau đây:
- Địa bàn cư trú cách xa trên 20 km so với các thành phố, thị xã thị trấn, các
khu công nghiệp, trung tâm hoạt động của các doanh nghiệp, vùng cây trồng
vật nuôi hàng hóa bước đầu phát triển, ven các quốc lộ, tỉnh lộ, ga đường sắt,
sân bay bến cảng;
- Cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng hoặc tạm bợ. Giao thông rất khó khăn,
không có đường ô tô vào xã. Các công trình điện thủy lợi, nước sạch, trường
học, bệnh xá và dịch vụ khác rất thấp kém hoặc không có;
- Các yếu tố xã hội chưa đạt mức tối thiểu. Dân trí quá thấp, tỉ lệ mù chữ thất
học trên 60%, bệnh tật nhiều, tập tục lạc hậu, không có thông tin v.v…;
- Điều kiện sản xuất khó khăn, thiếu thốn về vật tư cũng như trang thiết bị;
- Tỷ lệ hộ đói nghèo trên 60% số hộ của xã. Đời sống thực sự khó khăn, nạn
đói thường xuyên xảy ra.
Với tiêu chí như ở trên, các xã vùng sâu, vùng xa được thu thập dữ liệu khảo
sát trong luận văn theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/07/1998 thuộc
các tỉnh được thống kê trong bảng sau:
Bảng 1.1. Số nhân khẩu thuộc các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó
khăn
STT


Tỉnh

Số huyện

Số xã

Số hộ

Số nhân khẩu

1

Hà Giang

8

117

44.464

278.589

2

Cao Bằng

10

106


38.768

233.782

3

Lai Châu

7

88

30.083

209.171

15


4

Sơn La

7

52

24.142


168.812

5

Bắc Kạn

5

84

28.058

146.054

6

Lào Cai

7

115

39.918

260.913

7

Kon Tum


4

24

8.59

44.028

8

Tuyên Quang

2

35

19.971

113.645

9

Lạng Sơn

2

17

5.305


32.324

10

Yên Bái

2

24

6.034

443472

11

Hoà Bình

2

24

7.721

49.599

12

Thanh Hoá


3

25

12.014

75.589

13

Nghệ An

3

49

20.023

136.581

14

Quảng Bình

2

18

8.059


47.417

15

Quảng Trị

2

18

4.249

25.112

16

Thừa Thiên Huế

2

15

3.391

20.045

17

Quảng Nam


3

32

8.455

39.242

18

Quảng Ngãi

2

19

5.824

33.657

19

Bình Định

2

12

4.137


21.519

20

Phú Yên

1

5

1.881

10.525

21

Ninh Thuận

1

11

3.736

21.344

22

Gia Lai


2

14

5.525

33.709

23

Đắk Lắk

2

7

1.855

11.103

24

Lâm Đồng

1

5

2.582


15.784

25

Bình Phước

1

2

1.467

7.416

26

Bắc Giang

1

14

6.5

37.728

27

Thái Nguyên


1

11

6.162

34.408

16


28

Phú Thọ

2

31

16.9

91.843

29

Trà Vinh

2

13


29.495

157.545

30

Sóc Trăng

2

13

27.493

171.889

91

1000

422.8

2.573.845

Tổng số

1.3. Mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ vào vùng sâu, vùng xa
1. Đƣa tiến bộ khoa học và công nghệ về nông thôn, miền núi
Đến nay, các dự án thuộc Chương trình Nông thôn và miền núi[17] đã góp

phần giúp các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại địa phương tiếp nhận, làm chủ và ứng
dụng các công nghệ để giải quyết các vấn đề về chuyển đổi cơ cấu giống, nhân
giống và đưa vào sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế cao; phát triển sản phẩm dựa trên các lợi thế về điều kiện tự nhiên
của tỉnh như cây dược liệu, hoa các loại; xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ phát
triển sản xuất,…
Kết quả triển khai từ các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN đã giúp địa
phương khai thác tiềm năng lợi thế về khí hậu, đất đai để có thêm nhiều sản phẩm
mới có chất lượng, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho các doanh nghiệp, hợp
tác xã, đơn vị sự nghiệp KH&CN và người dân. Từ việc triển khai thực hiện dự án,
các doanh nghiệp, HTX sẽ tiếp nhận được công nghệ mới, tạo ra sản phẩm mới có
chất lượng, hiệu quả kinh tế cao hơn, tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo.
Thông qua Chương trình sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về
vai trò của KH&CN đối với sự phát triển KT-XH của địa phương. Đồng thời, nâng
cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ tham gia triển khai thực hiện dự án… đặc
biệt, các mô hình ứng dụng thành công và có hiệu quả là cơ sở để địa phương nhân
rộng trong sản xuất.

17


2. Mô hình cung cấp thông tin KH&CN tại địa bàn nông thôn và miền
núi[18]
Mục tiêu
Mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông
thôn và miền núi (sau dây gọi tắt là Mô hình) có mục tiêu tổng thể là góp phần
nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện chất lượng đời sống tinh thần và
vật chất của cư dân nông thôn, miền núi trên cơ sở cung cấp kịp thời và sử dụng
rộng rãi thông tin và tri thức khoa học và công nghệ.

Đối tƣợng dùng tin
Đối tượng phục vụ thông tin trên địa bàn làng, xã rất đa dạng và đông đảo.
Mô hình có nhiệm vụ cung cấp trực tiếp thông tin theo yêu cầu của cư dân trong
xã, trước hết tập trung vào các đối tượng chủ yếu như sau: (i) Lãnh đạo Đảng,
chính quyền và đoàn thể của xã, cần những thông tin về chủ trương, chính sách
mới của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn, miền núi, thông tin thị
trường phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chỉ đạo sản xuất kinh doanh; (ii) Cán bộ
quản lý KH&CN, cán bộ khuyến nông, khuyên lâm và khuyến ngư tại địa bàn, cần
được cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ, chính xác về các thành tựu KH&CN
trong nước và thế giới, đặc biệt các kết quả nghiên cứu, các công nghệ mới, thích
hợp có khả năng ứng dụng mở rộng trong địa bàn; thông tin về thị trường, giá cả
các sản phẩm, hàng hoá nông nghiệp chủ lực; (iii) Cư dân trong xã, bao gồm: nông
dân, thợ thủ công, học sinh,... đặc biệt Đoàn thanh niên, hội viên các hội nông dân,
hội phụ nữ, hội làm vườn, hội nuôi ong, hội cựu chiến binh: cần các thông tin cụ
thể về cây trồng, vật nuôi năng xuất, giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của
địa phương, các thông tin.về cách làm ăn mới, gương xoá đói, giảm nghèo và cách
làm giàu bằng áp dụng khoa học và công nghệ, v.v.
Các sản phẩm và dich vụ chủ yếu của mô hình

18


(1) Thư viện điện tử khoa học và công nghệ có thể hoạt động theo 2 phương thức
tra cứu, tìm tin, nhận tài liệu cần thiết ngay tại chỗ, hoặc truy cập, tra cứu, trao đổi
thông tin trên Internet và trên các mạng thông tin khác nhau trong và ngoài nước
(nối mạng qua điện thoại và môdem): có thể truy cập trực tuyến tới các mạng
thông tin quan trọng như: Mạng thông tin KH&CN Việt Nam (www.vista.gov.vn)
Chợ ảo Công nghệ và thiết bị Việt Nam (www.techmartvietnam.com.vn), mạng
thông tin nông nghiệp, mạng thông tin thương mại, các báo Nhân dân điện tử, Lao
động, Thời báo kinh tế, ...

(2) Thư viện điện tử phim KH&CN với hàng trăm phim KH&CN đã được số hoá,
có thể tra cứu và xem ngay trên máy vi tính hoặc phát qua màn TV có đầu đọc đĩa
VCD/DVD. Đây là loại hình thông tin bằng âm-ảnh rất phù hợp với đông đảo cư
dân tại xã, nhất là tại địa bàn dân trí còn thấp. Loại thông tin "mắt thấy-tai nghe"
này đặc biệt thích hợp và có thể nâng cao hiệu quả các hội thảo đầu bờ hoặc phục
vụ các hội nghị, sinh hoạt của các đoàn thể, các hội trong xã.
(3) Cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên gia/tổ chức tư vấn: cung cấp thông tin về địa chỉ
và năng lực tư vấn của hàng ngàn chuyên gia và tổ chức KH&CN hàng đầu. Qua
CSDL này có thể liên hệ một cách nhanh chóng và chính xác tới các chuyên gia có
thể tư vấn về những vấn đề cụ thể cho tổ chức, cá nhân trong xã.
(4) Thư viện điện tử về các kết quả nghiên cứu, các dự án sản xuất thử trong nước,
các mô hình(dự án) ứng dụng tiến bộ KH&CN ở các địa phương trong cả nước
(được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình nông thôn và miền núi). Ngoài ra
có thể sử dụng các hình thức phục vụ thông tin truyền thống như qua đài truyền
thanh của xã, niêm yết các tin mới (lấy từ Thư viện điện tử hoặc từ Internet) trên
các bảng tin đầu thôn, đầu xóm. Hội thảo đầu bờ có minh hoạ bằng phim khoa học
và công nghệ hoặc điểm tin chuyên đề cũng là hình thức phổ biến thông tin hiệu
quả trên cơ sở thông tin do Mô hình cung cấp.

19


(5) Trang thông tin điện tử của xã (Web site) là cổng giao tiếp điện tử của xã đối
với bên ngoài. Với thiết kế đơn giản, nội dung cụ thể, trang Web này cung cấp
thông tin cơ bản về xã, giới thiệu, tiếp thị cho các sản phẩm và đặc sản của địa
phương và cũng là công cụ xúc tiến đầu tư từ xa đối với xã. Trang Web này được
duy trì trên Internet tại địa chỉ của mạng VISTA.
Kết cấu kỹ thuật.
Phần cứng:
- 01 máy vi tính Pentum IV, tốc độ từ 1,6 Gb, RAM 256 Mb, đĩa cứng trên 20 Gb,

ổ đĩa CD-ROM, DVD, modem, cạc âm thanh, bộ loa, bàn phím, chuột.
- 01 máy in laser
- 01 ổn áp
- 01 TV 21 inch
- 01 đầu đọc VCD/DVD
- 01 bộ bàn ghế chuyên dụng
- 01 tủ đựng tài liệu và đĩa quang
- 01 điện thoại trực tiếp (không qua tổng đài) do xã tự trang bị
Phần mềm:
- Visual Basic, Access 2002, Acrobat, Photoshop, Winzip, Antivirus,...
- Các phần mềm ứng dụng khác (theo yêu cầu).
Kết luận chƣơng 1
Trong chương 1, luận văn đã mô tả một số khái niệm cơ bản về chính
sách, tập trung vào loại các “Chính sách công”, mang các đặc thù, đó là: (i)
Chủ thể ban hành là Nhà nước và trong bối cảnh Việt Nam, có thể là Đảng
Cộng sản; (ii) Ngoài những dự định, trong chính sách loại này phải bao gồm
cả các hành vi thực hiện đưa lại những kết quả thực tế; (iii) Chính sách loại
này được đề ra và được thực hiện nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề
liên quan đang đặt ra trong đời sống xă hội; (iv) Chính sách gồm một chuỗi

20


×