Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------
HOÀNG THỊ HIỀN LÊ
TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN VỪA CỦA
VLADIMIR TENDRYAKOV
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Hà Nội – 2011
Luận văn thạc sĩ
1
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 4
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 6
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 7
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu .................................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 8
6. Cấu trúc của luận văn................................................................................. 9
CHƢƠNG 1: CẤU TRÚC TRUYỆN KỂ ................................................... 11
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 11
1.2. Tổ chức cốt truyện .............................................................................. 13
1.2.1.Cấu trúc phân mảnh ............................................................... 13
1.2.2. Cấu trúc đóng ....................................................................... 31
1.3. Cấu trúc chiều sâu ............................................................................ 37
1.4. Tiểu kết ................................................................................................ 42
CHƢƠNG 2: NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT 44
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 44
2.1.1. Người kể chuyện .................................................................... 44
2.1.2. Điểm nhìn trần thuật ............................................................. 47
2.2. Ngƣời kể chuyện “biết tuốt” .............................................................. 48
2.3. Sự luân chuyển các điểm nhìn ........................................................... 52
2.3.1. Từ nhân vật lý tưởng… .......................................................... 57
2.3.2. …Đến nhân vật hành động .................................................... 62
CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC DIỄN NGÔN ...................................................... 68
3.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 68
3.2. Đối thoại .............................................................................................. 70
3.2.1.Đối thoại nhân vật - nhân vật: ................................................ 71
Luận văn thạc sĩ
2
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
3.2.2.Đối thoại người kể chuyện - độc giả ẩn tàng .......................... 73
3.2.3.Đối thoại nhân vật - độc giả trừu tượng : ................................. 73
3.3. Độc thoại ............................................................................................. 74
3.3.1. Triết lý suy tư ........................................................................ 75
3.3.2. Trữ tình ................................................................................. 78
3.4. Tiểu kết ................................................................................................ 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84
Luận văn thạc sĩ
3
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền văn học Nga xô viết nửa sau thế kỷ XX, Vladimir
Tendryakov (05.12.1923 - 03.08.1984) là một trong số những người khai
sinh ra dòng văn xuôi “nông thôn” nhưng ông không trở thành “nhà văn
nông thôn” mà hướng đến nghiên cứu những mặt khác nhau của cuộc
sống đương thời. Được biết đến từ những năm năm mươi của thế kỷ XX,
sáng tác của Tendryakov nổi tiếng trước hết bởi hệ đề tài rộng lớn (chiến
tranh, nông thôn, lịch sử và đời thường), được thể nghiệm trên các thể
loại văn xuôi (truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, chính luận) và kịch.
Nhiều tác phẩm của ông chỉ được công bố sau khi ông qua đời (đây cũng
là lý do để các nhà văn học sử Nga xếp ông vào mảng “văn học trở lại” –
thuật ngữ chỉ những tác phẩm văn học bị nhà nước xô viết cấm xuất bản,
chỉ được công bố từ sau Cải tổ). Giới phê bình Nga xô viết thường chia
văn xuôi của Tendryakov ra thành ba nhóm tác phẩm: “về nông thôn”, “về
nhà trường”, “về chủ nghĩa vô thần” [20]. Nhóm tác phẩm “về nông thôn”
chưa được đánh giá đầy đủ cả trước lẫn sau khi tác giả qua đời, nhất là
với những tác phẩm viết về đề tài tập thể hóa. Nhóm tác phẩm “vô thần”
thì “quá nặng” đối với cả độc giả lẫn tác giả do những vấn đề thế giới
quan chứa đầy mâu thuẫn khó giải quyết. Chiếm vị trí đặc biệt và cũng
thành công hơn cả trong sáng tác của Tendryakov là những tác phẩm “về
nhà trường” như Đêm sau lễ ra trường, Sáu mươi ngọn nến…Có thể xếp
Nguyệt thực vào nhóm này, căn cứ vào nhân vật và lĩnh vực hoạt động của
chúng. Mặt khác, mỗi người, theo nghĩa rộng, đều hoặc là dạy, hoặc là
học, hoặc tham gia vào cả hai hoạt động đó.
Các tác phẩm văn xuôi nghệ thuật của Tendryakov thường có cốt
truyện gay cấn và mang ý nghĩa xã hội cấp thiết, trong đó xuyên suốt là
Luận văn thạc sĩ
4
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
những trăn trở kiếm tìm con đường cải tạo con người và thế giới về mặt
đạo đức, phù hợp với thiên hướng kiến tạo điều thiện trong hoạt động của
con người.
Ngay từ tác phẩm đầu tiên, Tendryakov đã tỏ ra là một nhà văn hiện
thực nghiêm ngặt. Và cùng với năm tháng, các tác phẩm của ông càng
khẳng định sự nhạy cảm với cái mới, với những vấn đề cấp bách của thời
đại. Tendryakov đã đi tiên phong trong việc mạnh dạn “xông” thẳng vào
những vấn đề phức tạp của xã hội, không né tránh các mâu thuẫn, không
che giấu những thiếu sót, khuyết điểm của quá trình phát triển. Nhà văn
đã phản ánh cuộc sống như nó vốn có.
Nói về Vladimir Tendryakov, nhà văn xô viết K.Ikramov đã nhận
xét: “Nếu người đời sau muốn biết giữa thế kỷ XX chúng ta đã sống như
thế nào và sống bằng gì thì họ không thể bỏ qua các tác phẩm của
Tendryakov” [20]. Xung quanh các tác phẩm của ông thường nổ ra những
cuộc tranh luận sôi nổi, gay gắt. Tác giả không cho phép người đọc dửng
dưng mà buộc họ phải suy nghĩ, trăn trở cùng với các nhân vật và nội
dung câu chuyện. Các cuốn sách của Tendryakov đã gợi lên tính luận
chiến ngay từ nhan đề: Sự sa ngã của Ivan Chuprov, Lạc lõng, Thiêu thân
– đời ngắn ngủi, Trừng phạt,… Bạn đọc Việt Nam biết đến ông qua ba tác
phẩm được dịch giả Đoàn Tử Huyến giới thiệu: Nguyệt thực (1977), Đêm
sau lễ ra trường (1982), Sáu mươi ngọn nến (1982).
Bằng tinh thần, trách nhiệm và ý thức về ngòi bút, Tendryakov
không chỉ là “người đánh thức những tư tưởng xã hội căng thẳng, người
đảo lộn trạng thái bình thản” [21], mà ông còn là một trong những nhà
văn tiên phong trong sự cách tân nghệ thuật của văn học Nga lúc bấy giờ.
Người viết đã chọn vấn đề “trần thuật học” để tiếp cận tác phẩm của
Tendryakov. Dưới sự soi chiếu của lý thuyết điểm nhìn, người viết đi sâu
Luận văn thạc sĩ
5
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
vào tìm hiểu phương diện cấu trúc truyện kể, người kể chuyện, tổ chức
diễn ngôn, qua đó đóng góp một cách nhìn sâu hơn về các tác phẩm của
Tendryakov, với mong muốn đưa các tác sáng tác của ông đến gần hơn
với bạn đọc Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Mặc dù có khối lượng tác phẩm khá đồ sộ (19 truyện vừa, 3 truyện
ngắn, 4 tiểu thuyết, 2 kịch…) nhưng sáng tác của Tendryakov cho đến nay
vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và đánh giá thấu đáo kể cả ở chính quê
hương của ông.
Những vấn đề về cá tính sáng tạo của Tendryakov đã được giới
nghiên cứu phê bình văn học xô viết trước đây quan tâm nhưng thường
tập trung vào giai đoạn sáng tác những năm 50-60 và tiêu chí đánh giá là
sự phù hợp với phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Đầu những năm 90, hứng thú đối với sáng tác của Tendryakov có
suy giảm trong nước Nga, trong khi đó giới nghiên cứu ngoài Nga lại bắt
đầu quan tâm. Chẳng hạn, ở Trung Quốc năm 1990 có chuyên khảo Tri
sovetskikh pisatelei i Novyi Zavet [Ba nhà văn xô viết và Tân Ước] của
H.Kim, nghiên cứu sáng tác của Yu.Dombrovsky, V.Tendryakov và
Ch.Aitmatov trong mối liên hệ giữa ngôn từ nghệ thuật và ngôn từ của
Thánh Kinh.
Sau năm 2000, sự quan tâm của giới nghiên cứu tập trung vào
những tác phẩm trước đây chưa công bố, sau khi xuất bản cuốn Di cảo
(1995). Mặc dù có một số thử nghiệm nghiên cứu sáng tác của
Tendryakov thông qua những phạm trù nghiên cứu lý luận hiện đại, như
lý thuyết tiếp nhận (bài Zametniya i prozreniya [Nguyệt thực và thấu thị]
của N.Ogrysko đăng trên báo Literaturnaya Rossiya ngày 07.07.2006;
Luận văn thạc sĩ
6
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
phân tích hệ thống (các bài đăng trên Literatura: Izuchenie povesti
V.Tendryakova “Rasplata” [Nghiên cứu truyện vừa “Trừng phạt” của
V.Tendryakov] của Lidiya Zazulina, số 3/2000; Nezyblemye skaly tsennostei
[Thang giá trị không đổi] của Nina Lobanova, số 23/2002) nhưng chưa có
công trình nào tiếp cận từ góc độ trần thuật học.
Nghiên cứu Tendryakov ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Chỉ có
duy nhất đề tài khóa luận Trần thuật trong truyện vừa Nguyệt thực của
Vladimia Tendryakov của sinh viên Hoàng Thị Hải Hà khóa QH-2006-X thực
hiện tháng 6/2010. Ở đây, trong khuôn khổ của một luận văn, người viết sẽ
mang đến cái nhìn sâu rộng hơn về truyện vừa của Tendryakov dưới góc độ
trần thuật học, với ba tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt: Nguyệt thực,
Sáu mươi ngọn nến, Đêm sau lễ ra trường.
3. Mục đích nghiên cứu
Để xác định đặc điểm, chức năng của các yếu tố cấu trúc trần thuật
trong truyện của Tendryakov, luận văn khai thác những vấn đề: các yếu tố
cấu trúc truyện kể, mối liên hệ bên trong và chức năng của cấu trúc truyện
kể trong ba tác phẩm; xác định diện mạo, vai trò người kể chuyện trong
cấu trúc trần thuật và định tính cho các hình thức diễn ngôn trong cấu trúc
trần thuật những truyện được đề cập.
Từ việc khai thác truyện vừa của Tendryakov ở khía cạnh trần thuật
học, người viết hi vọng khám phá được sự sáng tạo, tài năng của
Tendryakov trong việc đưa ra và giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết
theo một cách riêng (ông đặt ta các tình huống giả định và tranh luận để
tìm ra câu trả lời thích hợp dưới góc nhìn của đạo đức). Đồng thời qua đó,
người viết đóng góp định hướng tiếp cận với văn xuôi tâm lý Nga những
thập niên cuối thế kỉ XX.
Luận văn thạc sĩ
7
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
4. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghệ thuật trần thuật trong ba
truyện vừa của Tendryakov do Đoàn Tử Huyến dịch sang tiếng Việt:
Nguyệt thực (NXB Tác phẩm mới, 1986), Sáu mươi ngọn nến (NXB Hà
Nội, 1986), Đêm sau lễ ra trường (NXB Hội nhà văn, 1994).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu văn học trong những năm gần đây ngày càng đề cao vai
trò của trần thuật học với tư cách là một trong những phương pháp hiệu
quả, bằng cách quan tâm đến cả hai mặt phân tích cấu trúc và quá trình
tiếp nhận văn bản nghệ thuật, đặc biệt là các tác phẩm văn xuôi – tự sự.
Dựa trên lí thuyết đó, công trình sử dụng các phạm trù cơ bản như điểm
nhìn, người kể truyện, giọng điệu… để phân tích các tác phẩm cụ thể .
Trước hết, "Trần thuật là một phương thức cơ bản của tự sự, một yếu
tố quan trọng tạo nên hình thức của tác phẩm văn học. Cái hay, sức hấp
dẫn của một truyện ngắn hay tiểu thuyết phụ thuộc rất nhiều vào nghệ
thuật kể chuyện của nhà văn” [14, tr.187]
Vai trò đậm nhạt của trần thuật còn phụ thuộc vào đặc điểm của thể
loại, những khuynh hướng phát triển của thể loại ấy. Trong địa hạt của tác
phẩm tự sự nói chung và tiể u thuyế t nói riêng
, nghệ thuật trần thuật đóng
vai trò tối quan trọng. Nó không chỉ là yếu tố liên kết, dẫn dắt câu chuyện
mà còn là bản thân câu chuyện.
Do vâ ̣y nghiên cứu truyện vừa Tendryakov
từ quan điểm trầ n thuâ ̣t
học sẽ cho chúng ta cái nhìn tương đối toàn diện về nghệ thuật văn
chương của nhà văn .
Khó khăn của người viết ở chỗ chưa tiếp cận được văn bản gốc mà
chỉ tiếp xúc được tác phẩm qua bản dịch, bởi vậy trong giới hạn cho phép,
Luận văn thạc sĩ
8
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
đề tài sẽ ít đề cập các tác phẩm dưới góc độ ngôn ngữ. Về tên riêng trong
luận văn, để thống nhất, chúng tôi ghi theo thông lệ quốc tế (phiên tự theo
chữ cái latin, không có gạch nối giữa các âm tiết), kể cả việc điều chỉnh từ
các bản dịch.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có các phần sau:
Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
2.Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi và đối tượng
5.Phương pháp nghiên cứu
6.Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cấu trúc truyện kể
1.1. Cơ sở lý luận
1.2. Tổ chức cốt truyện
1.2.1. Cấu trúc phân mảnh
1.2.2. Cấu trúc đóng
1.3. Cấu trúc chiều sâu
1.4. Tiểu kết
Chương 2: Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật
2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1. Người kể chuyện
2.1.2. Điểm nhìn trần thuật
2.2.Người kể chuyện biết tuốt
2.3.Sự luân chuyển các điểm nhìn
Luận văn thạc sĩ
9
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
2.3.1. Từ nhân vật lý tưởng
2.3.2. Đến nhân vật hành động
2.4.Tiểu kết
Chương 3: Tổ chức diễn ngôn
3.1. Cơ sở lý luận
3.2. Đối thoại
3.2.1. Đối thoại nhân vật – nhân vật
3.2.2. Đối thoại người kể chuyện – độc giả ẩn tàng
3.2.3. Đối thoại nhân vật – độc giả trừu tượng
3.3. Độc thoại nội tâm
3.3.1. Triết lý suy tư
3.3.2. Trữ tình ngoại đề
3.4. Tiểu kết
Kết luận
Luận văn thạc sĩ
10
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
CHƢƠNG 1: CẤU TRÚC TRUYỆN KỂ
1.1. Cơ sở lý luận
Trần thuật “bao gồm việc kể và miêu tả các hành động, biến cố
trong thời gian, mô tả chân dung, hoàn cảnh, tả ngoại cảnh, tả nội thất,…
bàn luận, lời nói bán trực tiếp của các nhân vật. Do vậy trần thuật là
phương thức chủ yếu để cấu tạo tác phẩm tự sự” [1, tr.324]. Tính chất của
trần thuật tùy thuộc vào điểm nhìn (tương đương với lập trường và quan
điểm) mà từ đó nó được dẫn dắt, tùy thuộc vào tương quan giữa tác giả và
người kể chuyện, tùy thuộc vào sự đánh giá của tác giả đối với các sự
kiện được miêu tả.
Trần thuật tự sự được dẫn dắt bởi một ngôi được gọi là người trần
thuật – “một loại trung giới giữa cái được miêu tả và thính giả (độc giả),
loại người chứng kiến và giải thích về những gì đã xảy ra. Ngôi này
thường là vô hình, phi nhân cách hóa, trong tác phẩm không hề có thông
tin gì về số phận anh ta, về quan hệ của anh ta với các nhân vật, về hoàn
cảnh của việc kể lại, anh ta thường không trọng lượng, không hình thù và
có mặt khắp nơi” (Thomas Mann) [1,tr.360]. Đồng thời người trần thuật
cũng có thể bị “cô đặc” lại thành một vai cụ thể, để trở thành người kể
chuyện hay nhân vật kể chuyện. Lời trần thuật không chỉ mô tả đối tượng
phát ngôn mà còn mô tả chính ngay kẻ mang lời nói, hình thái tự sự đánh
dấu lối nói và lối tri giác thế giới, đánh dấu nét độc đáo của ý thức người
trần thuật. Người đọc thường chú ý đến yếu tố biểu cảm của trần thuật,
tức là chú ý đến chủ thể trần thuật (hoặc hình tượng trần thuật). Kết cấu
trần thuật được hình thành bằng việc triển khai, bằng những tương tác và
phối hợp các điểm nhìn. Các yếu tố như: thể loại, thể tài tác phẩm,
Luận văn thạc sĩ
11
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
khuynh hướng và trường phái văn học mà tác giả can dự, lập trường xã
hội, tư tưởng của tác giả đều ảnh hưởng đến tính chất của trần thuật.
Kế t cấ u có thể xem là bô ̣ khung của tác phẩ m
. Nế u kế t cấ u không
vững thì tác phẩ m rấ t dễ bi ̣gãy vụn . Kết cấu trần thuật như là sự thay đổi
các điểm nhìn với cái được miêu tả, chi tiết hóa các khung cảnh, hành vi,
cảm xúc, các truyện kể xen kẽ hoặc các đoạn ngoại đề trữ tình. Từ phương
diện mang tính hình thức cao nhất, việc xác lập cốt truyện đã được định
nghĩa “như là một động từ có khả năng tích hợp để rút ra một câu chuyện
duy nhất và trọn vẹn từ một sự khác biệt về các tình tiết, nói cách khác
chuyển đổi sự đa dạng ấy thành một câu chuyện duy nhất, trọn vẹn”
[5,tr.872]. Cốt truyện là một quá trình nhân vật hành động trong các
trường ngữ nghĩa. Mỗi hành động đó của nhân vật tạo nên một biến cố,
khung khổ, thời gian.
Các thành phần của truyện kể bao gồm hai loại: Loại mô tả trạng
thái ổn định và loại mô tả việc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái
khác. Trong truyện có sự phân chia theo đoạn, dòng. Sự phối hợp giữa các
tiết đoạn sẽ tạo thành văn bản truyện kể. Các tiết đoạn cũng có thể phối
hợp với nhau theo nhiều kiểu. Todorov chỉ ra ba kiểu chủ yếu:
- Kiểu lồng vào nhau, tức là truyện trong truyện, truyện ở trong
ngoại đề.
- Kiểu liên kết: Các tiết đoạn nối tiếp nhau và được xâu chuỗi bởi
một nhân vật đi suốt toàn bộ các tiết đoạn.
- Kiểu xen kẽ: Mệnh đề của tiết đoạn một xen vào tiết đoạn hai, hay
ngược lại… [5,tr.870].
Cấu trúc tác phẩm được xây dựng như là sự tương tác và luân phiên
giữa các bình diện thời gian và cấp độ không gian: bình diện không gian
Luận văn thạc sĩ
12
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
cốt truyện “hiện tại” (thể hiện qua các hình ảnh, motif ); bình diện không
gian cốt truyện “quá khứ”, gắn với những hồi tưởng về con người, sự vật,
khung cảnh. Điểm nhìn không gian “địa lý” trên bình diện thời gian của
cốt truyện “hiện tại” được thể hiện cả trong những hình ảnh trực quan và
hiển nhiên liên quan đến “tác giả-người quan sát”, chủ thể tiếp nhận.
Đồng thời việc miêu tả qua vị trí của nhân vật quan sát dẫn đến chủ quan
hóa trần thuật, với những phương tiện ngôn ngữ cho phép miêu tả như các
động từ biểu thị sự tri nhận bằng thính giác, thị giác (nghe thấy, nhìn
thấy), các trạng từ tình thái (cũng có thể, lẽ dĩ nhiên, chẳng bao giờ, chắc
hẳn,…) cho thấy điểm nhìn của nhân vật là các hình thức lời nói gián tiếp,
nửa trực tiếp, gián tiếp của tác giả, gắn với trạng thái tâm lý bên trong của
nhân vật. Tổ chức không gian của tác phẩm trên bình diện thời gian của
cốt truỵện “quá khứ” cũng gắn với một motif không gian nào đó.
Các tác phẩm của Tendryakov thường diễn ra những xung đột gay
gắt, cao trào. Và người quan sát luôn đứng ở một vị trí khách quan soi
chiếu những xung đột đó. Nhưng phần giải quyết lại thuộc về chính người
trong cuộc – các nhân vật tham gia và tự xử lý những mâu thuẫn. Kết cấu
của các truyện Nguyệt thực, Sáu mươi ngọn nến, hay Đêm sau lễ ra
trường đều phân thành các chương rõ rệt, tạo nên các tiểu câu chuyện, các
mảnh ghép trong một quần thể cố định.
1.2. Tổ chức cốt truyện
1.2.1.Cấu trúc phân mảnh
Kết cấu phân mảnh được các nhà tiểu thuyết, truyện ngắn đương
đại sử dụng khá nhiều. Đây là kiểu kết cấu được tạo nên từ hệ thống các
mảng có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Ta có thể hình dung một cốt
truyện truyền thống giờ đây đã bị đập vỡ thành từng mảnh vụn rời rạc,
Luận văn thạc sĩ
13
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
không theo một trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào và mỗi
mảnh vụn chính là một mảnh của hiện thực. Hiện thực không phải là một
khối duy nhất mà là có vô số mảnh vỡ xuất hiện từ nhiều phương hướng
khác nhau. Hiện thực cũng không phải là một khối đơn giản và đồng nhất
trong nhãn quan của mọi người. Ngay cả với bản thân một người thì cùng
lúc họ cũng có thể nhìn thấy nhiều thế giới khác nhau bởi mỗi người có
thể cùng lúc chịu chi phối nhiều hệ quy chiếu khác nhau. Các nhà văn thế
kỉ XIX, XX nhận thấy rằng không có một mẫu hình thế giới lý tưởng và
trường cửu để hướng đến mà có vô số mẫu hình thế giới để lựa chọn,
không có một hiện thực cố định để tiếp cận mà có vô số hiện thực bất
định để ứng phó. Thế giới là tập hợp của những mảnh vụn hiện thực – mỗi
mảnh vụn nằm ở một chỗ riêng của nó – mỗi mạnh vụn tự nó là một tâm
điểm, nó có giá trị tự thân của nó.
Trong tác phẩm Tendryakov có sự đan xen của rấ t nhiề u cố t truyê ̣n
.
Những tiểu câu chuyện biểu hiện những vấn đề của cuô ̣c số ng luôn
hàm trong nó câu chuyện của những nhân vật
bao
. Mỗi nhân vâ ̣t là mô ̣t cuô ̣c
đời đươ ̣c dựng lên hoàn chin
̉ h . Thoạt nhìn qua chúng ta dễ cảm nhận mỗi
chương là một câu chuyện độc lập với nhau. Nhưng đó chính là những
mảnh vỡ của bức tranh chung, giữa chúng có sự kết nối bền chặt, chỉ khi
người đọc thực sự đi sâu vào nó mới có thể cảm nhận được.
Phần lớn , Tendryakov đã cho ̣n hiǹ h thức kế t cấ u phân đôi để có thể
đi hế t tro ̣n ve ̣n từng cố t truyê ̣n
. Hình thức phân đôi này có thể diễn
ra ở
các chương , hoă ̣c các că ̣p chương , nhưng cũng có khi nằ m trong chiń h
bản thân của cốt truyện (phân đôi ngầ m ).
Cấu trúc của truyện vừa Nguyệt thực gồm có năm chương, mỗi
chương có tên riêng và độ dài khác nhau:
Chương 1: Bình minh (42 trang)
Luận văn thạc sĩ
14
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
Chương 2: Buổi sáng (70 trang)
Chương 3: Giữa trưa (43 trang)
Chương 4: Hoàng hôn (64 trang)
Chương 5: Đêm tối (64 trang)
Nhìn qua có thể thấy năm chương là diễn biến thời gian của một
ngày, lần lượt từ bình minh đến đêm tối. Ứng với nội dung từng chương,
điều này cũng tương đồng với diễn biến tâm lý của nhân vật, diễn biến
xung đột của câu chuyện: từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ nhàng đến cao
trào, đỉnh điểm và kết thúc.
Mỗi tiểu câu chuyện trong mỗi chương miêu tả rõ nét những sắc
thái chuyển động của nhân vật lẫn cốt truyện, đưa người đọc từ bất ngờ
này đến bất ngờ khác. Đó là mối quan hệ tình yêu giữa Pavel – Maya, mối
quan hệ giữa cuộc sống gia đình và xã hội. Tưởng như sự tồn tại của
“Chàng” và “Nàng” thật đơn giản – chỉ có hai người, nhưng “sự đời thật
chẳng giản đơn… Chàng và Nàng đâu còn là quan hệ đơn thuần của hai cá
thể riêng lẻ, mà là một quan hệ xã hội- giữa loài người, với loại người.
Sau những phút cao cả choáng ngợp đầu tiên là bắt đầu cái ngày thường
đầy tỉnh táo, vụn vặt. Thì ra, để sống với nhau, trong một gia đình, cần
phải hiểu nhau nữa. Làm thế nào để hiểu nhau? Làm thế nào để bảo vệ
tình yêu, gắn kết gia đình?” [15, tr.8-9].
Tiêu đề của các chương chỉ có tính chất tượng trưng, không có ý
nghĩa miêu tả cuộc sống của nhân vật trong khoảng thời gian đó. “Bình
minh”- sự mở đầu của ngày mới, cũng là sự bắt đầu của mối quan hệ giữa
Pavel và Maya. Tình yêu của cặp đôi đã nảy nở vào đêm nguyệt thực –
“Ngày mồng bốn tháng sáu năm 1974 sẽ có nguyệt thực một phần nhìn
thấy được ở phần châu Âu và các vùng phía Tây châu Á của Liên Xô…”
[15,tr.11]. Sự mở đầu này tưởng như một sự sắp đặt của trời đất, bởi hình
Luận văn thạc sĩ
15
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
ảnh nguyệt thực là chứng nhân cho đôi bạn trẻ. Chương một là những
ngày tháng êm đềm của Pavel – Maya. Hai người đã sống trong những
phút giây lãng mạn, những khoảnh khắc đẹp đẽ của tình yêu. Và đó cũng
là sự tất yếu dẫn đến hệ quả ở chương hai – “Buổi sáng”: đám cưới. Trong
chương này, nhà văn cũng dành khoảng thời gian riêng để nhân vật của
mình hồi tưởng về quá khứ, với những mảng không gian xưa cũ của
những mối tình trước, từ đó có quyết định cuối cùng với cuộc đời mình.
Chương ba là cuộc sống gia đình sau ngày cưới của cặp vợ chồng, với
những thăng trầm, biến đổi. Đây cũng là dấu hiệu nảy sinh những mâu
thuẫn đầu tiên, cũng là mầm mống xuất hiện của những nhân vật mới.
Chương bốn là sự phát triển của mâu thuẫn. Các xung đột lên đến cao
trào. Không chỉ có xung đột trong tình yêu, hôn nhân của Pavel- Maya,
mà còn là sự bất đồng của mỗi người trong nhiều mối quan hệ xã hội,
trong công việc, trong khoa học, trong niềm tin tôn giáo. Một lần nữa,
trong chương này, các nhân vật lại có sự gợi nhớ những kí ức đã qua của
mình, về những con người đã cùng đi trong cuộc đời, để rồi tiếc nuối về
quá khứ. Và cuối cùng, chương năm là đỉnh điểm của những mâu thuẫn
đó, và câu trả lời kết thúc, giải quyết phần nào mọi vấn đề.
Chương sau là diễn biến nối tiếp từ chương trước, cứ thế năm
chương của Nguyệt thực lần lượt miêu tả cuộc sống của Pavel- Maya với
những mảng màu tối sáng khác nhau. Cuộc sống ấy diễn ra ở nhiều tầng
không gian, thời gian. Thời gian trong truyện Tendryakov đa phần đều bị
đảo lộn, bởi lối kết cấu theo hình thức hồi cố: từ hiện tại- quay về quá khứ
- đến hiện tại . Nhưng chủ yếu khoảng thời gian đựơc miêu tả là từ quá
khứ đến hiện tại mà nhân vật đang sống, và không có điểm kết. Thời gian
miêu tả trong quá khứ thường dài hơn thời gian thực tại được thể hiện.
Điều đó chứng tỏ các nhân vật các nhân vật của Tendryakov thường sống
Luận văn thạc sĩ
16
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
nhiều với quá khứ, và sống thật sự với nó. Mà quá khứ chỉ gợi lại đựơc
trong tâm tưởng, suy nghĩ…..Cũng có nghĩa là các nhân vật luôn có nhu
cầu đắm chìm trong thế giói nội tâm của riêng mình hơn là đối diện với
thực tại. Điều này cũng dễ hiểu nếu ta đọc các tác phẩm. Bởi quá khứ
chính là nguồn sống của nhân vật, tình yêu, hạnh phúc-những gì ý nghĩa
nhất đã nảy mầm và cũng mất đi trong đó.
Thời gian trong các truyện thường chỉ mới ngưng lại ở hiện tại,
Tendryakov gần như không đề cập gì đến tương lai nhân vật. Chính điều
này đã tạo cho tác phẩm một khoảng trống để thu thập những cảm nhận,
hình dung, liên tưởng của bạn đọc…Cùng với các phân mảnh về thời gian,
là sự dịch chuyển của không gian. Trong Nguyệt thực có sự đan xen liên
tục của không gian làng quê – không gian thành thị, không gian thực –
không gian tâm tưởng, … Sự phân mảnh trong kết cấu phản ánh quan
niệm về thế giới của tác giả. Các nhân vật trải nhiệm trong nhiều khoảng
hiện thực, là đi tìm mình, tìm ý nghĩa đích thực của cuộc sống, tìm vị trí
xứng đáng thuộc về mình.
G.Genette gọi thời gian tự sự là “thời gian giả” để phân biệt với thời
gian của bản thân câu chuyện hoặc sự kiện được trần thuật. Thời gian
“giả” trong ba tác phẩm là thời gian đảo lộn, đan xen luân phiên giữa quá
khứ và hiện tại. “Giả” theo cái nghĩa về mặt trình tự, nhưng thực chất đó
là thời gian được soi chiếu bởi rất nhiều cái nhìn, và được tái diễn liên
tục. Có thể nói tác giả đã để cho cốt truyện đi lại trên một trục thời gian
nhiều lần, khép kín về mặt sự kiện. Chính bởi vậy mà thời gian trở thành
một phần không thể thiếu cấu trúc nên tác phẩm, là cơ sở, nền tảng để nhà
văn xây dựng hệ thống nhân vật, sự kiện phục vụ ý tưởng nghệ thuật của
mình.
Luận văn thạc sĩ
17
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
Cũng như vậy , không gian trong các tác phẩ m thực chấ t là không
gian tái ta ̣o . Dù trong đó có một phần của hiện thực . Đó là nơi mà nhà văn
đă ̣t nhân vâ ̣t của mình vào
, với những mố i quan hê ̣
, những suy ngẫm
riêng . Dù vô tình hay hữu ý thì thời gian và không gian vẫn tồn tại như
mô ̣t sự sắ p đă ̣t . Bởi nó thể hiê ̣n ý nghiã tư tưởng và nô ̣i dung
biể u hiê ̣n
của tác phẩm .
Cả câu chuyện là sự đan xen đa tuyến của những tầng không - thời
gian đó.
Bảng không – thời gian – diễn biến cốt truyện tương ứng:
Thời gian
-Nguyệt thực xuất -Không
gian -Pavel và Maya cùng nhau hẹn hò
hiện đầu tác phẩm: nông
“Ngày mồng
Cốt truyện
Không gian
bốn Đầm
thôn: và đi ngắm nguyệt thực
Naxtia - Đêm đầu tiên ân ái gắn kết giữa
tháng sáu năm 1974 cách ngoại vi hai người
sẽ có nguyệt thực thành phố ba
một phần nhìn thấy cây số - nơi
được ở phần châu ngắm
nguyệt
Âu và các vùng thực của Pavel
phía Tây châu Á và Maya
của Liên Xô”
- Quá khứ của Pavel -Khi còn đi
-Pavel hồi tưởng, nhớ về hình ảnh
học trong
những người con gái cũ trong anh:
trường làng
“Nàng” và Giunphia Koxlova, thầm
so sánh với Maya
-Pavel nhận ra giá trị của Maya và
sức ảnh hưởng lớn lao của nàng với
cuộc đời mình.
Luận văn thạc sĩ
18
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
- Thời gian học đại
- Ở trường đại
Pavel hồi tưởng lại quãng đời đi
học
học
học của mình, đúc kết những chân
lý khoa học mà anh đã nhận thức
được qua sự dạy dỗ của những
người
thầy
uyên
bác:
“Boris
Evgenievich Lobanop thuyết phục
học
trò
của
mình
là
Victor
Xkornikop về điều đó, nhưng người
học trò vẫn giữ nguyên lòng trung
thành với vị giáo sư Lobanop ngày
xưa đã từng mang lại cho đất nước
hàng nghìn phân bón, bánh mì…”
- Quay lại hiện tại
- Không gian
- Quyết định đi đến đám cưới của
với tình yêu của
tổ chức đám
Pavel lẫn Maya là một quyết định
Maya
cưới.
khá vội vàng, bởi thế khi bắt gặp
các cặp đôi khác ở phòng đăng ký
kết hôn, hay khán phòng cưới, tinh
thần của hai người xáo trộn. Điều
đó ám ảnh và trở thành những dự
cảm trong tâm hồn hai nhân vật.
- Những ngày tháng
- Không gian
- Cuộc sống hôn nhân mới chớm nở
đầu tiên của vợ
gia đình, căn
của Pavel, Maya đã bắt đầu hiện lên
chồng trẻ
nhà của Maya
những mâu thuẫn. Chỉ là những
và Pavel
xung đột nhỏ nhặt hàng ngày,
nhưng sự bất an đã bao trùm lên hai
nhân vật. Dự báo một cuộc sống
không mấy êm đềm.
Luận văn thạc sĩ
19
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
- Giờ làm việc
- Chốn làm
- Pavel say mê với những nghiên
việc của
cứu khoa học, say sưa cống hiến
Pavel, nơi đúc
những giờ làm việc nhiệt tình,
kết những
những công trình tâm huyết. Cũng
chân lý khoa
chính bởi khoa học đã chi phối nên
học ám ảnh
những triết lý đạo đức của anh, và
trong các quan anh sống theo những lý tưởng, hoài
điểm của anh
bão công thức của mình.
về mọi mặt
của cuộc sống.
- Tiếp tục hồi tưởng - Trở lại với
- Pavel tiếc nuối một quá khứ đam
về quá khứ
không gian
mê và cống hiến. Nhân vật thể hiện
làng quê,
những băn khoăn trong khoa học
không gian
lẫn cuộc sống.
của tuổi trẻ,
những ngày
tháng nhiệt
huyết.
- Những tháng ngày - Không gian
- Pavel đã chiều lòng Maya, cùng
phiêu lưu với Maya
đan xen giữa
nàng nếm trải cuộc sống trong
thành phố và
nhiều không gian khác nhau. Từ
nông thôn, đáp nông thôn đến thành thị, từ nghệ
Luận văn thạc sĩ
ứng nguyện
thuật đến phi nghệ thuật, từ du lịch
vọng lựa chọn
đến ăn uống,… Pavel làm tất cả để
không gian
Maya hưởng thụ và hài lòng. Nhưng
sống của
dường như tất cả vẫn chẳng thể đủ
Maya
với tâm hồn phức tạp của Maya. Dù
20
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
ở đâu, nàng vẫn thấy sự cô đơn
trong tâm hồn, không thể hòa nhịp
cuộc sống cùng Pavel.
- Hiện tại
- Trở về với
- Hai vợ chồng lại trở về với tổ ấm
ngôi nhà quen
của mình mà chưa đạt được sự thỏa
thuộc. bắt nhịp mãn trong tâm hồn. Mỗi người
lại cuộc sống
mang theo một tâm sự riêng. Sự đối
hàng ngày.
lập đã xuất hiện, kéo theo đó là
những tháng ngày ảm đảm, tẻ nhạt.
Pavel và Maya giải quyết sự tẻ nhạt
đó bằng những cuộc cãi vã. Xung
đột trở thành sóng ngầm, có thể dữ
dội, phá vỡ tất cả bất cứ lúc nào
trong cuộc sống gia đình.
- Tìm về quá khứ
- Không gian
- Mỗi lần xung đột nảy sinh trong
của những địa
gia đình, Pavel lại tìm về với quá
điểm học tập,
khứ - nơi có những ước mơ, hoài
nghiên cứu –
bão tuổi trẻ của mình. Tìm về để rồi
nơi gắn bó từ
tiếc nuối ngậm ngùi. Pavel đã đánh
xưa đến nay
đổi tất cả để đến với Maya, đã sẵn
với Pavel
dàng lùi sự đam mê đó xuống vị trí
thứ hai so với nàng. Maya là tình
yêu lớn của đời anh. Maya là cuộc
sống,
là
linh
hồn
với
Pavel:
“Maika! Nếu như bên cạnh không
có em, anh sẽ khô héo, tàn tạ, sẽ trở
nên đờ đẫn, yếu ớt, nhu nhược. Anh
Luận văn thạc sĩ
21
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
run sợ nếu như nghĩ ràng em sẽ làm
cho một người nào đó chứ không
phải anh trở thành mạnh mẽ, hạnh
phúc… Maika! Anh đã mơ ước,
nhưng anh đã không dám tin tưởng
nhiều rằng một điều kì diệu như vậy
sẽ xảy ra với anh. Nhưng nó đã xảy
ra! Và bây giờ không có điều kí
diệu đó anh không còn thể nào sống
nổi” [15, tr.50].
- Hiện tại ảm đạm
- không gian
- Mâu thuẫn vợ chồng càng ngày
của cuộc sống vợ
ngôi nhà và
càng phức tạp, cao trào, tưởng
chồng
những con
chừng như không thể nào cứu vãn
đường lầm lũi, nổi. Maya một lần nữa lại làm theo
lẻ bóng, vô
cảm tính của mình: Nàng rời xa
cảm trước
Pavel trong ít ngày với lý do suy
những bóng
nghĩ lại cuộc đời của hai người,
người qua
nàng muốn có khoảng lặng riêng.
lại…
- Hiện tại với công
- Không gian
- Xa Maya, Pavel dường như cảm
việc
chốn làm việc, thấy cuộc sống trở nên vô nghĩa.
với những
Anh chán nản với công việc, bắt
đồng nghiệp
đầu tự tranh biện với những chân lý
“khác người”
của mình. Pavel chờ đợi Maya một
cách vô vọng.
- Hiện tại với Maya
Luận văn thạc sĩ
- Không gian
- Maya trở về để thú tội với Pavel.
gia đình
Nàng đã thừa nhận mối quan hệ với
22
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
người thứ ba, một người Pavel
không thể ngờ tới: Gosha. Mâu
thuẫn lên đến đỉnh điểm, buộc các
nhân vật phải giải quyết.
- Hồi tưởng quá khứ - Không gian
- Hơn lúc nào hết, Pavel nhớ về
của những mối những mối tình cũ của mình. Ở đó
tình tuổi trẻ
có Giunphia, người sẵn sàng đến
với chàng bất cứ lúc nào. Chàng đã
tìm lại Giunphia, nhưng ở tâm thế
của một người cần sự an ủi. Pavel
trở thành một người khác, tất cả
những lý tưởng anh đã say mê theo
đuổi cũng chẳng còn ý nghĩa gì.
Trước mắt anh, mọi thứ như sụp đổ.
Anh tin rằng, mình không thể sống
nổi nếu thiếu Maya.
-Hiện tại đau
- Các tầng
- Dù không muốn và không thể tin,
thương
không gian
nhưng Pavel phải chấp nhận hiện
điểm xuyết,
thực phũ phàng: Sự rời bỏ của
đan xen: gia
Maya với anh. Cố cứu vãn, cố giải
đình, công
thích, nhung tất cả đều vô vọng.
việc, những
Pavel đã thất bại trước tình yêu lớn
chốn xung
nhất đời mình.
quanh của cuộc
sống dưới góc
nhìn của một
người vô vọng
Luận văn thạc sĩ
23
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
-“ Ngày 29 tháng
- Ngôi nhà –
- Đổ vỡ trong tình yêu, Pavel không
11, thứ sáu: Hôm
nơi chỉ còn
còn tin vào giá trị của tình yêu,
nay có nguyệt thực
một mình
nhưng anh đã tìm lại được niềm say
toàn phần”
Pavel
mê với khoa học, những chân lý
khác. Chính anh đã tìm ra và lý giải
được ý nghĩa đích thực của cuộc
sống. Giờ đây, hình ảnh của nguyệt
thực trở lại đã chấm dứt mối tình
đẹp đẽ của Pavel, nhưng cũng chính
nguyệt thực đã mở ra cho anh một
thế giới khác, bắt đầu những chuỗi
ngày mới. Pavel sẽ sống cởi mở
hơn, không còn ràng buộc những lý
tưởng và nguyên tắc, sẽ sống theo
những gì tự nhiên nhất. Chân lý anh
tìm ra đó là: Không có gì là chân lý,
“cái an bình chắc gì đã bình an”, cái
vẹn toàn chính là không có gì toàn
vẹn cả: “Độ vững chắc của sự tồn
tại của chúng ta là ở trong mối quan
hệ đó… Hãy hiểu và chấp nhận cái
con người duy nhất trong tất cả mọi
người đã được định trước để chia sẻ
với ta đường đi giữa cuộc đời…
Đúng vật, để hiểu nhau, con người
phải trả bằng màu và những mẩu đời”
Luận văn thạc sĩ
24
Hoàng Thị Hiền Lê
Trần thuật trong ba truyên vừa của Vladimir Tendryakov
Không giống như Nguyệt thực với các tiêu đề rõ ràng, các phần của
Đêm sau lễ ra trường được đánh số thứ tự từ 1 đến 23. Tương ứng với
mỗi phần là số phận được tóm lược của mỗi nhân vật. Nhưng các phần lại
không hề tách rời mà gắn kết với nhau. Tất cả các nhân vật đều ở cùng
một thời điểm: buổi lễ ra trường, chỉ khác ở sự miêu tả hành động và suy
nghĩ của nhà văn.
Buổi lễ tổng kết ra trường chỉ là một khoảng thời gian ngắn ngủi,
một “lát cắt” được giới thiệu trong truyện. Nhưng thực tế, nó đã xây dựng
được hình ảnh của nhiều giáo viên, học sinh với những diễn biến tâm lý
phức tạp, trong những khoảng không gian khác nhau (lớp học, sân trường,
các hoạt động bên ngoài…). Các hình ảnh đó được phân mảnh trong từng
phần, kết nối lại thành bức tranh đa màu sắc, gợi lên được phần nào cuộc
đời của mỗi nhân vật trong tương lai. Đó là thầy hiệu trưởng Ivan
Ignatievich, là học sinh gương mẫu Yulya Xtudionxeva, là trưởng phòng
giáo vụ Olga Olegopna, cô giáo Zoya Vladimiropna, người thầy Innokenti
Xecgheevich, là anh chàng Ghenca Golicop, Igor Proukhop, là cô nàng
xinh đẹp Natca Buxtorova,…
Với Đêm sau lễ ra trường, đó là những câu chuyện nhỏ được kể lại
qua từng nhân vật, và nhà văn đã tập hợp lại với một chủ đề chung: suy
nghĩ, cảm xúc của mọi người sau lễ tốt nghiệp. Câu chuyện không chỉ
dừng lại là bức tranh tâm lý, mà nó còn hiện lên muôn vẻ với cuộc sống
riêng của các nhân vật, những học sinh đã trưởng thành từ bàn tay của các
thầy cô. Quá khứ và hiện tại trong tác phẩm luôn đan xen, tạo nên những
tiểu câu chuyện trong một cấu trúc chung:
Luận văn thạc sĩ
25
Hoàng Thị Hiền Lê