Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Trang trí trên ngói ở Hoàng Thành Thăng Long qua tư liệu khai quật hố D4-D5-D6 (Khu D) địa điểm 18. Hoàng Diệu - Hà Nội : Luận văn ThS. Khảo cổ học: 60 22 60

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.75 MB, 129 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

Khoa Lịch sử
-----------------------

Ngô Thị Lan

Trang trí trên ngói ở hoàng thành thăng long qua
tư liệu khai quật hố D4-D5-D6 (khu D) địa điểm
18.hoàng diệu - hà nội
Chuyên ngành: khảo cổ học
Mã số: 60.22.60

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS.Tống Trung Tín

Hà Nội – 2006


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Bảng chữ viết tắt
Danh mục các bảng thống kê
Danh mục phụ lục minh hoạ
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5. Kết quả và đóng góp của luận văn
6. Bố cục luận văn
Chương 1.TỔNG QUAN TƯ LIỆU
1.1.Tổng quan những phát hiện và nghiên cứu về trang trí trên
ngói ở khu vực Thăng Long – Hà Nội
1.1.1.Những phát hiện và nghiên cứu trước năm 1954
1.1.2.Những phát hiện và nghiên cứu sau năm 1954
1.2. Tình hình phát hiện ngói và trang trí trên ngói ở các hố D4-D5-D6
(khu D) khu di tích HTTL tại 18.Hoàng Diệu
1.2.1.Vài nét về vị trí và địa tầng các hố khai quật
1.2.2.Tình hình nghiên cứu ngói và trang trí trên ngói ở các hố D4-D5-D6 (khu D)

Tr
1
2
3
4
5
14

18

21
27
30

1.3.Tiểu kết chương 1
Chương 2. HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN NGÓI Ở CÁC HỐ D4-D5-D6

2.1.Hoa văn trang trí trên các bộ phận trang trí gắn thêm trên ngói
2.1.1.Trang trí trên đầu ngói ống
2.1.2. Trang trí trên đầu ngói âm
2.1.3.Trang trí trên lá đề
2.1.4.Trang trí tượng uyên ương
2.2. Hoa văn trang trí trực tiếp trên thân ngói
2.2.1.Trang trí trên đầu ngói âm dương
2.2.2.Trang trí trên lưng ngói mũi sen đầu vát
2.2.3.Trang trí trên đầu và lưng ngói mũi sen đầu vát
2.3. Tiểu kết chương 2

39
40

Chương 3. NIÊN ĐẠI VÀ ĐẶC TRƯNG TRANG TRÍ TRÊN NGÓI Ở CÁC HỐ D4- D5-

94

40
59
62
85
89
89
90
91
92

1



D6

3.1. Niên đại
3.2 Đặc trưng
3.3.Tiểu kết chương 3
Chương 4. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA TRANG TRÍ TRÊN NGÓI Ở CÁC HỐ D4-D5-D6
4.1. Trang trí trên ngói ở các hố D4-D5-D6 góp phần nghiên cứu
tiến trình trang trí trên ngói ở HTTL và lịch sử trang trí ngói Việt Nam
4.2. Góp phần nhận diện kiến trúc ở các hố D4-D5-D6
4.3. Góp phần tìm hiểu lịch sử Mỹ thuật Thăng Long và mỹ thuật Việt Nam.
4.4. Tiểu kết chương 4
Kết luận
Các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận văn
Tài liệu tham khảo
Chú giải các nguồn tài liệu
Các bảng thống kê, phụ lục

2

94
111
113
115
115
120
125
127
129
133

134
140


Bảng các chữ viết tắt

a.

Bản ảnh

BEFEO

Bullentin de lEcole Francaise dExtrême - Orient

BTLS

Bảo tàng Lịch sử

bs.

Bản so sánh

bv.

Bản vẽ

bd.

Bản dập


b.

Bảng thống kê

ĐH-THCN

Đại học và trung học chuyên nghiệp

Cb.

Chủ biên

H.

Hà Nội

h.

Hình

KCH

Tạp chí Khảo cổ học

HTTL

Hoàng thành Thăng Long

KHXH


Khoa học xã hội

KHXH & NVQG

Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia

NPHMVKCH

Những phát hiện mới về khảo cổ học

Nxb.

Nhà xuất bản

VHTT

Văn hoá - thông tin

q.

quyển

tr.

trang

sđ.

Sơ đồ


3


Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Từ tháng 12 năm 2002 đến tháng 3 năm 2004 khảo cổ học Việt
Nam đã tiến hành khai quật khu di tích HTTL tại 18.Hoàng Diệu với diện
tích hơn 19.000m2. Giá trị của khu di tích đã được các chuyên gia trong
ngoài nước đánh giá thuộc loại di sản quốc gia đặc biệt đạt tầm cỡ di sản
thế giới. Một công cuộc chỉnh lý nghiên cứu khoa học, quy mô lâu dài
đang được Viện KCH tiến hành nhằm làm rõ các giá trị của di tích và khối
lượng di vật phong phú, đa dạng kéo dài liên tục hơn 1300 năm lịch sử.
Mỗi loại hình di tích, mỗi loại hình di vật đều có giá trị to lớn trong việc
phản ánh lịch sử oanh liệt và vẻ vang của kinh đô ngàn năm văn hiến. Đó
cũng chính là sự phản ánh những giá trị tiêu biểu nhất của lịch sử dân tộc.
Ngói và các bộ phận trang trí trên ngói là một thành phần quan trọng
trong tổng thể khối di vật đồ sộ đó của kinh đô Thăng Long. Chỉ riêng
những di vật trang trí cũng đã rất phong phú. Chính vì vậy, tìm hiểu một
phần trang trí trên ngói là góp phần thiết thực vào công việc chỉnh lý tổng
thể khối di vật đồ sộ đó cũng như công cuộc nghiên cứu lịch sử Thăng
Long tiến tới 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
1.2. Kinh đô Thăng Long với bề dày lịch sử hiếm có trên thế giới, do
chịu sự tàn phá ác liệt của thiên nhiên và các biến động xã hội nên gần như
toàn bộ kiến trúc kinh thành đã bị phá huỷ và xáo trộn. Để nhận diện được
dấu tích kinh thành, có chăng chúng ta chỉ nhận diện được phần nền móng
và bộ mái kiến trúc trong đó có ngói và những thành phần trang trí trên
ngói. Thông thường thì mỗi loại kiến trúc đều có những thành phần ngói
lợp khác nhau trang trí trên ngói khác nhau. Do vậy, trang trí trên ngói
phản ánh sự phong phú của kiến trúc kinh thành. Trang trí trên ngói cũng


14


thể hiện diễn biến liên tục theo thời gian, do vậy nghiên cứu trang trí trên
ngói cũng hiểu được phần nào lịch sử kiến trúc kinh thành.
Cũng như ngói lợp nói chung, những thành phần trang trí phong phú
trên ngói là kết quả của một quá trình công nghệ chế tạo công phu, phức
tạp đòi hỏi tài năng, kỹ thuật điêu luyện cũng như óc thẩm mỹ được diễn
tiến đa dạng theo mỗi thời đại khác nhau, phản ánh nhiều khía cạnh của
diễn biến kinh tế, chính trị và xã hội. Chính vì vậy, việc nghiên cứu trang
trí trên ngói không những góp phần tìm hiểu lịch sử nghệ thuật điêu khắc
Việt Nam mà còn góp phần tìm hiểu lịch sử văn hoá xã hội Việt Nam nói
chung và kinh đô Thăng Long nói riêng.
1.3. Do tính cấp thiết của trang trí trên ngói như thế, được sự đồng ý
của Ban chủ nhiệm dự án khảo cổ học tại 18.Hoàng Diệu, tác giả luận văn
đã chọn đề tài: "Trang trí trên ngói ở Hoàng thành Thăng Long qua tư liệu
khai quật hố D4 - D5 - D6 (khu D) địa điểm 18 Hoàng Diệu - Hà Nội" làm
luận văn thạc sĩ cho mình. Trong tương lai, hệ thống vật liệu HTTL trong
đó có những thành phần trang trí trên ngói sẽ được trưng bày trong các bảo
tàng Thăng Long – Hà Nội, phục vụ tham quan du lịch. Vì vậy, việc thực
hiện đề tài này sẽ là cơ sở khoa học góp phần thiết thực vào việc trưng bày
trong các bảo tàng, phục vụ việc nghiên cứu, tham quan du lịch, góp phần
phát huy giá trị tác dụng của di tích khảo cổ học HTTL.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Hệ thống hoá các tư liệu và những kết quả nghiên cứu về trang trí
trên ngói ở các hố D4 - D5 - D6 trên các phương diện loại hình, hoa văn và
kỹ thuật. Bước đầu dựa vào tư liệu địa tầng và so sánh với trang trí kiến
trúc ở các địa điểm khảo cổ khác nhằm xác định đặc trưng và niên đại của
các loại hình trang trí trên ngói qua các thời kỳ lịch sử.


15


2.2. Thông qua việc nghiên cứu trang trí trên ngói bước đầu tìm hiểu
đôi nét về nghiên cứu kiến trúc ở HTTL tại các các hố D4-D5-D6 (khu D)
tại18. Hoàng Diệu qua các thời kỳ lịch sử.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ thành phần trang trí trên ngói thu
được tại khu vực hố D4 - D5 - D6 (khu D), địa điểm 18. Hoàng Diệu - Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: những thành phần trang trí trên ngói ở các hố
D4 - D5 - D6 (khu D) và trong những chừng mực nhất định có so sánh với
trang trí trên ngói ở khu vực 18. Hoàng Diệu và một số địa điểm khác như:
11.Lê Hồng Phong, Hậu Lâu, Bắc Môn, Đoan Môn, 62 - 64 Trần Phú…
thuộc kinh thành Thăng Long lịch sử.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1. Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp khảo cổ học truyền thống:
khai quật, đo, vẽ, chụp ảnh, dập, miêu tả, thống kê, so sánh... đặc biệt phương
pháp so sánh được vận dụng triệt để trong luận văn.
4.2. Kết hợp với những phương pháp nghiên cứu liên ngành như: lịch
sử mỹ thuật, lịch sử kiến trúc nhằm góp phần tìm hiểu trang trí kiến trúc tại
các hố D4-D5-D6 trong bối cảnh chung của trang trí kiến trúc Việt Nam qua
các thời kỳ lịch sử.
4.3. Nguồn tư liệu chính của luận văn được thu thập qua kết quả khai
quật và chỉnh lý trang trí trên ngói ở các hố D4-D5-D6 khu di tích HTTL tại
18.Hoàng Diệu. Ngoài ra luận văn còn chú ý sử dụng các nguồn tư liệu trang
trí trên ngói đã được phát hiện tại địa điểm khác ở Hà Nội, Hà Tây, Nam
Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Bắc Ninh… Các công trình nghiên cứu, bài viết,
thông báo khoa học và các ấn phẩm của các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài
nước có liên quan đến vấn đề trang trí trên ngói.

5. Kết quả và đóng góp của luận văn

16


5.1. Luận văn bước đầu tập hợp và hệ thống hoá kết quả nghiên cứu về
trang trí trên ngói ở hố D4-D5 -D6 (khu D) trên các phương diện loại hình,
hoa văn, kỹ thuật, đặc trưng và niên đại.
5.2. Trên cơ sở tư liệu trang trí trên ngói bước đầu thử nhận diện về các
di tích kiến trúc hố D4-D5-D6 (khu D) ở HTTL.
6. Bố cục luận văn
Ngoài mở đầu (4 tr.) và kết luận (4 tr.), luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tư liệu (22 tr.)
Chương 2. Hoa văn trang trí trên ngói ở các hố D4-D5-D6 (54 tr.)
Chương 3. Niên đại và đặc trưng trang trí trên ngói ở các hố D4-D5-D6 (20 tr.)
Chương 4. Những giá trị của trang trí trên ngói ở các hố D4-D5-D6 (11 tr.)
Trong luận văn còn có các phần: Lời cam đoan (1 tr.) , bảng chữ viết tắt (1 tr.),
các công trình của tác giả có liên quan đến luận văn (1 tr.) , 92 tài liệu tham khảo (7
tr.), danh mục các bảng thống kê, minh hoạ ( 10 tr.), 6 bảng biểu (3 tr.), 188 bản
dập (26 tr.), 150 ảnh, 20 bản vẽ và 17 tr. bản so sánh (gồm bản dập, bản ảnh, bản
vẽ).

17


Chương 1
Tổng quan tư liệu
1.1.Tổng quan những phát hiện và nghiên cứu về trang trí trên ngói ở khu
vực Thăng Long – Hà Nội
1.1.1.Những phát hiện và nghiên cứu trước năm 1954

Trước năm 1954, các phát hiện và nghiên cứu về trang trí trên ngói được biết
đến qua một số ghi chép và nghiên cứu của một số học giả của trường Viễn Đông
Bác cổ Pháp (L'Ecole Franscaise d' Etrême Orient) (Hà Nội).
Theo các công bố của EFEO, có thể thấy bắt đầu từ năm 1900, trong khi
xây dựng sân Quần Ngựa ở phía Tây thành phố Hà Nội gần đường Hoàng Hoa
Thám ngày nay đã phát hiện một số lớn những mảnh ngói có trang trí [51]. Đây có
thể coi là mốc mở đầu cho lịch sử phát hiện và nghiên cứu về trang trí trên ngói ở
Thăng Long.
Tiếp theo đó, các phát hiện về trang trí trên ngói ở Thăng Long (Hà Nội) kéo
dài cho đến thập niên 40 của thế kỷ này.
Năm 1901, tại khu vực Quần Ngựa đã tìm thấy một lá đề lệch cao 38cm
chạm hình rồng đầu ngẩng cao, mồm ngậm ngọc, bờm uốn lượn nhiều dải, thân
thon dài uốn lượn hình sin [8].
Năm 1926, ở làng Yên Lãng đã tìm thấy 2 chiếc khuôn có hình dáng giống
nhau, kích thước 21cm x 18cm và 29 cm x 18.5cm. Trên một mặt khuôn chạm tỉa
một dải lá có cuống, bên trong có nhiều dải xoắn kiểu dây lá hình sin. Đây có thể là
một trong những khuôn để tạo các mào trang trí gắn ghép các tượng đầu rồng, đầu
phượng lớn. [8]
Năm 1928, ở Quần Ngựa, tiếp tục tìm thấy đầu ngói ống men xanh in nổi
hình rồng trong hai vòng tròn đường kính 12,5cm, lá đề lệch in nổi hình rồng…[8].


Tính đến năm 1917, tổng số những mảnh đất nung sưu tầm được lên tới
3171 mảnh, trong đó có nhiều thành phần trang trí trên ngói. [51, tr. 4].
Khoảng những năm 1922 - 1925, khu vực Ngọc Hà, Kim Mã cũng tìm thấy
một số đầu ngói ống bằng đất nung trang trí hoa sen, cánh sen được tạo bằng
những đường chỉ nổi gồm nhiều lớp cánh [8].
Năm 1928, ở Cầu Giấy và năm 1938, ở Kim Mã đã phát hiện một số mảnh
ngói ống in trang trí nổi hình người. Những mảnh ngói này có xương gốm trắng,
phủ men xanh lục phía ngoài. Hình trang trí in nổi trên mặt của ngói ống có nhiều

mẫu hình khác nhau: hình Phật ngồi toạ thiền, hình người cầu nguyện…[8].
BTLS Việt Nam còn trưng bày một viên ngói bò trên lưng gắn một tượng
quan võ bằng đất nung, đầu đội mũ, khuôn mặt khoẻ mạnh [8].
Có thể thấy vùng Ngọc Hà, Kim Mã, Quần Ngựa… (tức là khu vực Hà Nội
từ khu trung tâm Ba Đình trở về phía Tây đến khoảng khu vực Quần Ngựa), việc
xây dựng những công trình kiến trúc ở đây trong những thập kỷ đầu thế kỷ trước
thường tìm thấy đồ đất nung trang trí hình rồng, phượng, hoa lá…Đó chủ yếu là
những bộ phận kiến trúc và trang trí kiến trúc mang phong cách Lý – Trần. Một bộ
phận các di vật đó hiện đang được lưu giữ và trưng bày tại BTLS Việt Nam, một
số khác đã được người Pháp đưa về nước hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng
Guimé của Pháp [16].
Năm 1952, Parmentier H. và Mercier R. đã hệ thống tất cả những phát hiện
lẻ tẻ của người Pháp từ năm 1900 đến năm 1917 thành công trình nghiên cứu
“Những thành phần kiến trúc cổ ở miền Bắc Việt Nam” (Eléments anciene d'
architecture au Nord Vietnam). Đây là công trình tương đối chuyên sâu về các
thành phần kiến trúc cổ ở miền Bắc Việt Nam mà chủ yếu là ở khu vực thành
Thăng Long. Trong công trình đó, các ông đã chú ý ít nhiều đến ngói và trang trí
trên ngói. Công trình đã phân loại tương đối rõ về các loại ngói theo loại hình,
cách lợp, chất liệu và màu sắc. Hoa văn trang trí được nhắc đến theo các chủ đề,


cách thức trang trí và chức năng của chúng trong bộ mái kiến trúc. Các hoa văn
như hoa sen, hình rồng, hình mặt người….được trang trí trên đầu ngói ống. Đầu
ngói âm dương được gọi là những “Vật hình tam giác”. Trang trí hình lá đề gọi là
“những tấm bịt đầu mái” với với các hoa văn trang trí hình rồng, phượng. Tượng
uyên ương cũng được mô tả. Chất liệu của những loại ngói trang trí được đề cập
đến với ba màu sắc đỏ, xám và trắng. Màu men được nói đến là màu men vàng.
Trang trí trên đầu ngói ống và đầu ngói âm dương được mô tả là hai bộ phận tách
rời sau đó gắn lại với phần thân ngói. Kỹ thuật tạo những thành phần trang trí này
được nói đến là cắt gọt trực tiếp và dùng khuôn. Đầu ngói ống và một số hình lá

đề được tạo bằng khuôn. Những thành phần kiến trúc và trang trí kiến trúc được hệ
thống trong công trình nghiên cứu này được xếp vào niên đại từ khoảng đầu thế kỷ
11 đến cuối thế kỷ 15 [51]. Có thể nói, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tương
đối hệ thống và chi tiết về các loại hình ngói và các thành phần trang trí trên ngói.
Tuy nhiên, công trình cũng còn có nhiều điểm thiếu sót. Trang trí hình lá đề
không nói rõ là lá đề lệch hay lá đề cân. Số lượng tư liệu thu được là rất lớn
nhưng hai ông không đưa ra được số lượng của mỗi loại hình ấy là bao nhiêu, kích
thước như thế nào. Trang trí trên ngói ở Thăng Long được diễn ra trong một quá
trình lâu dài hàng nghìn năm, nhưng trong công trình này ta không thấy các tác giả
đề cập đến đặc trưng, niên đại và diễn biến của những thành phần trang trí trên
ngói.
Đến năm 2004, một số hiện vật tìm thấy trong thời kỳ này hiện đang lưu giữ
tại BTLS Việt Nam như đầu ngói hoa sen, lá đề trang trí hình rồng, tượng người
đặt trên ngói bò… được Nguyễn Đình Chiến giới thiệu trong bài “Vật liệu kiến trúc
thời Lý - Trần tìm được trong khu vực thành Thăng Long lưu giữ tại BTLS Việt
Nam” tại Hội thảo khoa học toàn quốc tổ chức vào tháng 8 năm 2004 về giá trị của
khu di tích HTTL tại 18.Hoàng Diệu [8].


Tóm lại, những phát hiện trước năm 1954 tuy lẻ tẻ, ngẫu nhiên, nhưng tập
hợp lại có thể cho thấy đó là một khối lượng di vật khá lớn và phong phú có giá trị
phản ánh nhiều mặt lịch sử kiến trúc và trang trí kiến trúc ở Thăng Long. Tuy
nhiên, tất cả các phát hiện đó đều không xuất phát từ các cuộc khai quật khoa học
cho nên chúng ta không thể biết được diễn biến các di vật trong các lớp đất ra sao,
cũng không có hồ sơ khoa học để chúng ta có thể tiếp cận khối tư liệu này một
cách đầy đủ chỉ có công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ của Parmentier H. và
Mercier R mà luận văn vừa đề cập trên đây. Tuy nhiên, công trình này cũng chỉ
cho phép nhìn nhận một cách tương đối tổng quan về các phát hiện về trang trí trên
ngói ở Thăng Long thời đó, chứ chưa giúp được nhiều điều cho việc nghiên cứu kỹ
lưỡng và chính xác về trang trí trên ngói qua các thời.

1.1.2.Những phát hiện và nghiên cứu sau năm 1954
Sau năm 1954, các công trình nghiên cứu ở khu vực Thăng Long ngày càng
nhiều. Theo đó, các phát hiện về trang trí trên ngói cũng ngày một nhiều hơn.
Năm 1970 -1971, Khoa Sử - Đại học tổng hợp Hà Nội khai quật ở sườn Tây
Nam núi Cung (làng Đại Yên – thuộc khu vực Ngọc Hà). Với diện tích khai quật
28m2 đã tìm thấy một số bộ phận trang trí trên ngói ống, diềm ngói…thuộc nhiều
thời đại [36].
Tháng 11 năm 1971 đến tháng 3 năm 1972, BTLS Việt Nam khai quật khu
Đồng Gạch và Đồng Giếng (Ba Đình - Hà Nội). Với diện tích 300m2 ngoài một số
các di vật thuộc các loại hình khác đã tìm thấy một số bộ phận trang trí trên ngói
như trang trí hình lá đề…. Những người khai quật cho rằng khu vực Đồng Gạch,
Đồng Giếng được xác định nằm trong khu vực Thăng Long thời Lý – Trần nhưng
không phải là khu vực trung tâm [36].


Năm 1975, Viện KCH, Khoa Sử - Đại học Tổng hợp Hà Nội tiến hành nghiên
cứu tại công trường 75.808 (khu vực Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh). Tại đây đã tìm
thấy một số mảnh đầu ngói ống trang trí hoa sen. [78].
Từ tháng 9 đến tháng 11 năm1978, Viện KCH, BTLS Việt Nam, Sở VHTT
Hà Nội đã hai lần đào thám sát và khai quật khu vực Quần Ngựa (Ba Đình - Hà
Nội) nhằm phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng ở Cung Thiếu niên trung ương.
Tại khu vực đình Thái Tể đã đào 17 hố thám sát với diện tích 128m2 tìm thấy một
số bộ phận trang trí trên nóc mái như đầu rồng, thân rồng và trang trí gắn trên ngói
như tượng uyên ương ….Những hiện vật này khá đẹp và được so sánh với những
di vật đã tìm thấy trong các di tích thời Trần ở Thái Bình, Nam Định…[55, 56].
Qua bốn đợt thám sát và khai quật từ năm 1970 – 1978, có thể thấy tại khu
vực Quần Ngựa, những bộ phận trang trí trên ngói tìm thấy rất ít và cũng chỉ được
nhắc đến như những di vật không có trang trí. Các tài liệu công bố về các di vật
này cũng không được chú ý. Hoa văn trang trí, kích cỡ, chất liệu, màu sắc…cũng
như chức năng của chúng đều không được chú ý. Do đó, rất khó tiếp cận được

những tư liệu này.
Năm 1996, Viện KCH, Sở VHTT Hà Nội và BTLS Việt Nam khai quật
“chữa cháy” địa điểm 11.Lê Hồng Phong (Ba Đình - Hà Nội). Chỉ với diện tích
khai quật 30m2 đã tìm thấy 16 đầu ngói ống trang trí hoa sen hình tròn nổi 8
cánh. Trang trí hình lá đề cân xứng với đề tài hình chim phượng. Tượng uyên ương
thân hình tròn, hai cánh xoè rộng, diều ưỡn, đầu ngẩng cao hướng thẳng về phía
trước, lông vũ được in tỉa rất tỉ mỉ, tinh xảo. Kết quả nghiên cứu vật liệu địa điểm
này đã được công bố trong tạp chí KCH số 3 năm 2000 và bài “Vật liệu xây dựng
tại địa điểm 11.Lê Hồng Phong (Ba Đình – Hà Nội) tại Hội nghị khoa học toàn
quốc về giá trị của khu di tích HTTL tại 18.Hoàng Diệu tháng 8 năm 2004. Những
bộ phận trang trí trên ngói ở đây được những người khai quật xếp vào niên đại từ


thời Lý [28, 30]. Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ học chú ý khá kỹ đến trang trí
trên ngói. Kỹ thuật gắn trên ngói cũng được nói đến.
Liên tiếp từ năm 1998 đến năm 1999, Viện KCH, Sở VHTT Hà Nội và Văn
phòng ban chỉ đạo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã tổ chức thám sát và khai
quật bốn địa điểm thuộc khu vực trung tâm của nội thành Hà Nội.
Từ 16-11-1998 đến 16-2-1999, khai quật hai đợt địa điểm Hậu Lâu (còn gọi
là Lầu Công Chúa) (Ba Đình - Hà Nội). Trong diện tích khai quật là 200m2 với 4
hố thám sát và 2 hố khai quật đã tìm thấy một khối lượng lớn những bộ phận trang
trí trên ngói gồm có 71 mảnh trang trí hình lá đề cân và lệch, 125 mảnh đầu ngói
ống trong đó có 76 mảnh đầu ngói hình tròn và 49 mảnh đầu ngói bán viên, 37
mảnh tượng uyên ương, 2 mảnh trang trí đầu ngói âm dương, đầu ngói bò trang trí
mặt “hổ phù” và hoa văn hoa lá. Chủ đề trang trí rất phong phú: trang trí hoa văn
hoa lá cách điệu (hoa sen, hoa cúc), hoa văn động vật (hình rồng, phượng), hoa văn
lá đề sừng tê …. Ngói được phân thành hai loại có men và không men. Màu sắc có
các màu: xanh, vàng, đỏ và xám. Niên đại di tích thuộc các thời Lý, Trần,
Lê.[66].
Trang trí trên ngói ở Hậu Lâu còn được đề cập đến trong khoá luận tốt

nghiệp của sinh viên chuyên ngành KCH với đề tài “Vật liệu kiến trúc ở di tích
Hậu Lâu (hố II)”[5].
Tháng 10 năm 1999, khai quật hai địa điểm Đoan Môn và Bắc Môn (Ba
Đình - Hà Nội).
Tại địa điểm Đoan Môn với diện tích 133,2m2. Tầng văn hoá gồm các lớp
Lý – Trần và Lê. Kết quả khai quật đã tìm thấy 6 đầu ngói ống trang trí hoa sen, 2
mảnh yếm ngói, 5 mảnh lá đề trang trí hoa văn hình rồng trên một và hai mặt, 15
mảnh lá đề trang trí hoa văn hình phượng trên một mặt, 1 mảnh lá đề trang trí hoa
văn hoa lá cách điệu. Các bộ phận trang trí này được thể hiện trên chất liệu đất
nung, xương gốm màu đỏ, xám và trắng [67].


Tại địa điểm Bắc Môn diện tích hẹp hơn 60,40m2. Tầng văn hoá từ thời
Trần đến thế kỷ 18. Đã tìm thấy: 18 mảnh đầu ngói trang trí hoa sen có màu đỏ,
không men và hoa cúc màu xám, 33 mảnh yếm ngói trang trí hoa lá cách điệu và
hình rồng với chất liệu có men và không men, xương gốm màu xám và trắng, 1
mảnh lá đề trang trí hình phượng trên một mặt, 1 mảnh tượng uyên ương và ngói
mũi sen đầu nhọn có trang trí hoa văn “như ý” ở lưng ngói có màu đỏ xám [67].
Những bộ phận trang trí trên ngói ở hai địa điểm này có đặc điểm về chất
liệu, màu sắc, kích thước và hoa văn tương tự như những loại hình cùng loại ở các
địa điểm khác trong khu vực Thăng Long.
Tháng 4 năm 1999, Trung tâm văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử
Giám và Viện KCH thám sát địa điểm Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Ba Đình - Hà
Nội). Qua 6 hố đào thám sát với diện tích 50m2, tại hố 2, 4 và 6 đã tìm thấy lá đề
cân trang trí hình phượng, lá đề lệch trang trí hình rồng, đầu ngói ống trang trí hoa
văn hoa cúc và hoa sen, tượng uyên ương [12]. Số lượng di vật và vật liệu trang trí
kiến trúc không phong phú bằng địa điểm Hậu Lâu nhưng những hoạ tiết trang trí
thì cùng có diễn tiến tương tự.
Có thể thấy trong địa điểm ở khu vực Thăng Long, các bộ phận trang trí trên
ngói đều khá thống nhất về loại hình và hoa văn trang trí. Các cuộc khai quật này

đều được làm các thông báo kết quả khá đầy đủ. Các báo cáo đã đề cập đến các bộ
phận trang trí trên ngói trên các phương diện hoa văn trang trí, màu sắc và chức
năng.
Trang trí trên ngói cũng được chú ý hơn trong một số bài viết về vật liệu xây
dựng qua các thời ở Thăng Long. Sau nhiều năm chủ trì các cuộc khai quật và
nghiên cứu về Thăng Long, Tống Trung Tín và các cộng sự đã hệ thống bước đầu
những kết quả nghiên cứu tại ba địa điểm Đoan Môn, Bắc Môn và Hậu Lâu trong
bài “Hệ thống vật liệu xây dựng ở kinh đô Thăng Long qua các đợt khai quật Đoan
Môn, Bắc Môn và Hậu Lâu” công bố trên tạp chí KCH số 4 năm 2000. Trong bài


viết, trang trí trên ngói đã được các tác giả tách riêng thành một phần để trình bày.
Các bộ phận trang trí trên ngói được hệ thống theo từng loại hình và theo từng thời
kỳ. Trong mỗi loại hình đi sâu nghiên cứu về hoa văn trang trí. Từ việc mô tả chi
tiết các loại hình, các tác giả rút ra những đặc trưng của từng thời. Thời Lý, loại
hình phong phú đường nét tinh xảo, tỉ mỉ thể hiện trình độ thẩm mỹ cao. Thời Trần
vẫn tiếp thu của thời Lý nhưng đường nét đơn giản hơn, thưa hơn và độ uốn cong
vừa phải. Loại hình đầu ngói ống chưa tìm thấy trong thời Trần. Thời Lê sơ có
thêm một số loại hình mới, trang trí đơn giản hơn thời Trần. Thế kỷ 16-18, kích
thước ngói nhỏ hơn có thêm những hoa văn mới lạ [68]. Hệ thống các loại hình di
vật tại ba địa điểm trên cho thấy tính đồng nhất về mặt loại hình và hoa văn trang
trí giữa các khu vực thuộc phạm vi Thăng Long.
Năm 2002, Viện KCH và Sở VHTT Hà Nội mà trực tiếp là Ban Quản lý và
danh thắng Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà
Nội tiến hành điều tra và đào thám sát hai đợt tại địa điểm 62 - 64 Trần Phú (Ba
Đình - Hà Nội). Với diện tích 143,5m2 đã thu được 58.212 hiện vật liên quan đến
vật liệu kiến trúc và trang trí kiến trúc có niên đại kéo dài từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 19
như: đầu ngói trang trí hoa sen, hoa cúc, yếm ngói trang trí hình rồng, hoa cúc,
mảnh đuôi phượng. Đặc biệt có mảnh tượng uyên ương khắc chữ Hán “Chảy
Tuyền Kinh” có nghĩa là đường nước chảy gợi ý tượng uyên ương này được đặt

trang trí ở nơi có đường nước chảy trên mái [14, 67].


Để phục vụ việc xây dựng nhà
Quốc hội và Hội trường Ba Đình
(mới), từ tháng 12 năm 2002 đến
tháng 3 năm 2004, Viện KCH tiến
hành khai quật địa điểm 18. Hoàng
Diệu (Ba Đình - Hà Nội), với diện
tích khai quật hơn 19000m2, chia
làm 4 khu: khu A, khu B, khu C và
khu D (sđ. 1).

Sơ đồ 1: khu vực khai quật 18.Hoàng Diệu (Nguồn 32)

Trong tầng văn hoá sâu từ 1m đến trên 4m đã tìm thấy một phức hệ di tích
kéo dài liên tục khoảng thế kỷ 7 đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Công cuộc chỉnh
lý đang bắt đầu. Chưa có con số thống kê cụ thể nhưng có thể nói các bộ phận
trang trí trên ngói chiếm số lượng khá lớn và cực kỳ phong phú.
Bước đầu, đã có một số bài viết đề cập đến trang trí trên ngói ở khu vực này.
Trong bài “Hệ vật liệu xây dựng ở HTTL qua các thời tại địa điểm 18.Hoàng
Diệu”, Tống Trung Tín đã sơ bộ giới thiệu một số hiện vật trang trí trên ngói [71].
Lê Thị Liên và Ngô Thị Lan bước đầu nghiên cứu về vật liệu xây dựng trong đó
có trang trí trên ngói theo địa tầng ở hố D5-D6 (khu D)[47].
Ngoài ra, một số bài viết khác về Thăng Long cũng đều nhắc đến vật liệu
trang trí trên ngói [15, 58, 70, 76]. Hai ấn phẩm “Hoàng thành Thăng Long - phát
hiện khảo cổ học” do Hội Khoa học lịch sử xuất bản năm 2004 và “Hoàng thành
Thăng Long” do Viện Khảo cổ học (Viện KHXH Việt Nam) xuất bản năm 2006
đã công bố những bức ảnh đẹp về một số bộ phận trang trí trên ngói có chú dẫn
niên đại [32, 72].

Tóm lại, sau năm 1954 khảo cổ học Thăng Long đã đạt được nhiều thành tựu
mới. Đã tiến hành nhiều đợt thám sát và khai quật khảo cổ học. Các bộ phận trang
trí trên ngói đã phát hiện nhiều hơn. Một số nhà nghiên cứu đã bắt đầu chú ý đến


trang trí trên ngói. Tuy nhiên vẫn chưa có những công trình nghiên cứu sâu sắc và
đầy đủ về trang trí trên ngói ở Thăng Long. Vì vậy, diễn biến hoa văn trang trí qua
các thời kỳ hàng nghìn năm lịch sử vẫn chưa được làm rõ. Nghiên cứu trang trí
trên ngói nói riêng và nghiên cứu ngói nói chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
cấp bách về tình hình nghiên cứu hiện nay của khảo cổ học lịch sử. Chính vì vậy,
việc phát lộ khu di tích HTTL tại 18.Hoàng Diệu đang mở ra những triển vọng to
lớn cho lĩnh vực nghiên cứu này. Hiện nay, dự án chỉnh lý địa điểm này đã và đang
được tiến hành và dự kiến kéo dài đến năm 2013. Trong khi chờ đợi công trình
khoa học này hoàn chỉnh và công bố, luận văn được phép đề cập đến một số tư
liệu về trang trí trên ngói ở các hố D4-D5-D6 (khu D).
1.2. Tình hình phát hiện ngói và trang trí trên ngói ở hố D4-D5-D6 (khu
D) khu di tích HTTL tại 18.Hoàng Diệu
1.2.1.Vài nét về vị trí và địa tầng các hố khai quật
a. Vài nét về vị trí các hố D4-D5-D6:
Phần trên luận văn đã đề cập đến công cuộc khai quật địa điểm 18.Hoàng
Diệu. Qua nghiên cứu, giới khảo cổ học và sử học Việt Nam bước đầu khẳng định
địa điểm 18.Hoàng Diệu nằm ở trung tâm của Hoàng thành Thăng Long và ở phía
Tây của Điện Kính Thiên [46, 80]. Địa điểm này có tổng diện tích khoảng
48.000m2 cho đến tháng 3 năm 2004, Viện Khảo cổ học đã khai quật được khoảng
19.000m2. Địa điểm chia làm 4 khu vực khai quật theo địa hình thực tế khai quật
và được đặt theo thứ tự từ Đông sang Tây là A, B, C, D (sđ. 1).


Khu D là khu vực khai quật giáp với
đường Độc Lập gần quảng trường Ba Đình.

Khu D bao gồm các hố đánh số thứ tự từ D1
đến D7, trong đó có các hố D4-D5-D6. Các

hố

D4- D5-D6 liền khoảnh thuộc khu vực sân
tennis của Câu lạc bộ thể thao Ba Đình số 1
đường Hoàng Văn Thụ (quận Ba Đình - thành
phố Hà Nội).
Phía Bắc nằm sát khu bể bơi của Trung
tâm thể thao Ba Đình, phía Tây giáp cạnh

Sơ đồ 3. Sơ đồ mặt bằng khai quật khu D
[Nguồn Dự án HTTL]

đường Độc Lập, phía Nam giáp khu vực Hội trường Ba Đình, phía Đông gần cạnh
hố D3 (sđ. 3).
Các hố này được khai quật từ ngày 1 tháng 8 năm 2003 và kết thúc vào ngày
30 tháng 2 năm 2004 với tổng diện tích là 2.223 m2 (Bắc Nam 39m x Đông Tây
57m) (a.1, 2). Lúc đầu hố được mở với diện tích 1404 m2 (Bắc Nam là 27m x
Đông Tây 52m) sau đó hố được mở rộng về bốn phía: phía Bắc 6m, phía Nam 6m,
phía Tây 2m và phía Đông 3m (sđ.2). Các phần mở rộng này được ký hiệu theo các
hố tương ứng. Hố D4 mở rộng thêm về 3 phía: phía Đông, phía Tây và phía Nam
bao gồm các hố D4Đ, D4T, D4N (sđ.4). Hố D5 mở rộng thêm về hai phía: phía
Nam và phía Bắc gồm hố D5N và D5B (sđ. 5). Hố D6 mở rộng thêm về 3 phía:
phía Nam, phía Tây và phía Bắc gồm hố D6N, D6T và D6B (sđ. 6).
b. Vài nét về địa tầng: Hố có diện tích rộng, khu vực khai quật có các di tích
kiến trúc xen lẫn những dòng chảy đã được san lấp nhiều lần, do vậy địa tầng
không ổn định và có sự khác biệt lớn giữa các khu vực nhất là phía Bắc và phía
Nam (a. 4, 5 ). Với độ sâu từ 1 đến hơn 4 m, có rất nhiều dấu tích kiến trúc như:

các móng trụ, nền nhà, cống thoát nước…. Sơ bộ có thể thấy đó là các vết tích kiến
trúc của các thời Đại La, Lý, Trần. Cùng đó là các loại di vật gồm đồ đất nung, gỗ,


kim loại…Đồ đất nung (gạch, ngói) là loại hình di vật chiếm số lượng nhiều nhất.
Dựa vào mặt cắt ở một số khu vực và quan sát trong quá trình khai quật chúng tôi
nhận thấy có các lớp đất sau:
Lớp đất mặt, 0m90 – 1m, có chỗ ăn sâu xuống 1m20, gồm các lớp gia cố
cho hai nền sân bê tông chồng lên nhau và nhiều lớp gạch, bê tông, nhựa đường và
đất đắp nhiều loại màu nâu tơi xốp lẫn nhiều mảnh gạch, ngói, sành sứ hiện đại.
Tầng văn hoá, gồm các lớp:
Lớp 1: Đất đắp màu xám nâu, nâu hồng chứa nhiều mảnh gạch, ngói vụn,
sành sứ liên quan đến thời kỳ cuối Lê, Nguyễn trong đó có các loại ngói lót, ngói
bản mỏng, ngói mũi sen đầu vát.
Lớp 2: Đất màu xám lẫn những lớp

đổ

chồng chéo lẫn những hiện vật vỡ ở độ sâu

từ

2m đến 2m70. Lớp này có những loại hình
yếm ngói, đầu ngói hoa cúc màu xám liên
quan đến lớp thời Lê. Lớp này thể hiện rõ ở

Mặt cắt phía Nam hố D6

khu vực phía Nam. (sđ. 7, a. 3, 4).
Lớp 3: Đất nền sét đỏ, vàng tươi


lẫn

đất nâu và đất nâu pha sét xám ở độ sâu từ
2m70 đến 3m40. (a. 6, 8). Do bị xáo trộn
nặng nề nên hiện vật khó có thể tách biệt
được rõ ràng các hiện vật trong các lớp nền

sét

này. Lớp này có rất nhiều mảnh trang trí trên
ngói thuộc thời Lý, Trần.
Mặt cắt lớp đất
hố D5


Lớp 4: Sâu từ 3m40, lớp đất nâu pha sét xám đen chứa nhiều than tro, ngói
xám, đầu ngói âm dương gắn liền thân, những đầu ngói hoa sen cánh thưa, đầu
ngói mặt người... Lớp nền sớm nhất ở đây – thời Đại La.
Lớp sinh thổ: Qua quan sát một hố thám sát ở D5 - D6, là một lớp cát non
màu xám xỉn dày 20cm ở độ sâu 3m50, tiếp đến là lớp phù sa nâu nhạt ở độ sâu từ
3m60 đến 3m92, sét xám nguyên gốc ở độ sâu 4m20.(a. 7)
1.2.2.Tình hình nghiên cứu ngói và trang trí trên ngói ở các hố D4-D5D6 (khu D)
a. Sơ lược về các loại ngói lợp:
Theo kết quả nghiên cứu hiện nay, khu vực hố D4-D5-D6 có các loại ngói
lợp như sau: nhóm ngói cong và nhóm ngói phẳng.
* Nhóm ngói cong: ngói có mặt cắt cong. Dựa vào hình dáng có thể phân
loại ngói cong thành 3 loại: Ngói ống, ngói âm dương và ngói bò nóc.
Loại 1: Ngói ống: hình dáng gần bằng 1/2 hình tròn, phần đầu rộng, phần
đuôi thu hẹp có tạo nấc để phân biệt với phần thân và để khớp với viên ngói khác

khi lợp. Mặt trong thân ngói thường có dấu vết vải, dấu chải thô hoặc mịn - đó là
dấu vết kỹ thuật để chống dính khuôn.
Ngói ống ở các hố D4-D5-D6 có các loại chất liệu như sau:
- Xương gốm thô có lẫn hạt đen nhỏ
- Xương gốm khá xốp, nhẹ
- Xương gốm rất mịn được lọc kỹ, đanh chắc
- Xương gốm mịn, đanh chắc


Về màu sắc ngói ống ở các hố D4-D5-D6 có màu đỏ, màu xám, màu trắng
và trắng phớt hồng. Trong đó, đa số là loại ngói màu đỏ, màu xám không tráng
men, còn loại ngói màu trắng và trắng phớt hồng có phủ men xanh và vàng.
Hình dáng của ngói ống qua các thời kỳ khác nhau gần như không thay đổi
mà chỉ thay đổi về kỹ thuật tạo phần đuôi và hình dáng phần đuôi ngói.
Ví dụ, tiêu bản ngói ống BĐ02.D5.L4
(29.5cm x 15cm x 1.9cm). Phần đuôi ngói hơi
vểnh ra ngoài, phần đuôi và thân được tạo riêng
sau đó ghép nối lại với nhau. Thân ngói được
gắn với đầu ngói trang trí được tạo hơi vát ra
ngoài. Mặt trong thân ngói có dấu vết vải mịn
(bv.1, a. 9).
Loại 2: Ngói âm dương: hình lòng máng. So với ngói ống thì ngói âm
dương nông và rộng hơn. Ngói có phần đuôi thường rộng và dày còn phần đầu hẹp
và mỏng hơn hoặc tạo phần cổ ngói để nối với những viên ngói khác. Có loại ngói
cũng được tạo cổ như ngói ống. Ngói âm dương có phần âm và phần dương gần
tương tự như nhau. Trong một số trường hợp rất khó phân biệt được đâu là phần
âm, đâu là phần dương. Ngói lợp diềm mái thường được trang trí hoa văn trang trí.
Chất liệu và màu sắc giống loại ngói ống nhưng có thêm chất liệu đất pha cao lanh,
xương gốm màu trắng, men trắng, độ nung rất cao.
Ví dụ, tiêu bản BĐ02.D5.L4 (33.5cm, rộng

đầu 24.5cm, dày 1.8cm, rộng đuôi 27.5cm, dày
1.9cm). Phần đuôi ngói hẹp, hơi vê tròn, phần đầu


rộng và phẳng. Mặt trong thân ngói có dấu vết vải mịn. Mép thân ngói có dấu vết
bẻ gẫy (bv.2, a. 10).
Loại 3: Ngói bò nóc: dáng cong hình lòng máng gần giống âm dương nhưng
rộng và ngắn hơn, xương ngói dày. Ngói bò thường có chất liệu tốt, xương gốm
mịn, màu đỏ không men và màu trắng men
xanh.
Loại ngói này lợp ở trên bờ nóc hoặc bờ
dải của bộ mái. Loại ngói cũng như ngói âm
dương có loại có phần cổ thu hẹp để khớp nối
với viên ngói khác hoặc không có. Tiêu bản BĐ02.D5.L7, kích thước dài 34 cm,
dày 2.2cm (a.12).
 Nhóm ngói phẳng: Ngói có thân ngói bằng phẳng. Theo hình dáng
của mũi ngói có thể phân ngói phẳng thành 3 loại: Ngói
mũi vát nhọn, ngói mũi tròn và ngói mũi sen
Loại 1: Ngói mũi vát nhọn (còn gọi là ngói mũi lá)
có phần mũi được cắt vát hai bên, đầu mũi nhọn, xương
ngói mịn, để mộc không men, màu đỏ. Tiêu bản
BĐ02.D5.L2 (35cm x 24.5cmx1.8cm).(bv.3, a. 13).
Loại 2: Ngói mũi tròn. Ngói mũi tròn, phần đầu mũi
dáng lượn tròn, không có hoa văn trang trí trên ngói.
Đuôi ngói có mấu để lợp. Xương gốm mịn, để mộc
không men, màu đỏ. Tiêu bản BĐ02.D5.L4 (34cm x
27cm x 2cm), (bv.4, a. 11).


Loại 3: Ngói mũi sen. Ngói mũi sen có phần mũi và thân tạo hình cánh hoa

sen hớt cong lên ở phần mũi. Về chi tiết có thể phân loại ngói mũi sen làm 2 loại:
Ngói mũi sen đầu tròn, mũi hớt cao và ngói mũi sen đầu vát, phần mũi thấp tù.
Loại 3.1. Ngói mũi sen đầu tròn: Ngói mũi sen đầu tròn, phần mũi ngói
được tạo tròn hoặc hơi tròn, phần giữa đầu mũi hớt cao. Ngói có ở chất liệu đất
nung: xương gốm mịn, màu đỏ, để mộc; xương gốm
màu trắng, men xanh; Loại chất liệu pha thêm cao
lanh có ở men màu trắng, độ nung rất cao. Phần mũi
thường tạo mũi đơn và mũi kép. Ngói lợp ở diềm
mái thường gắn hình lá đề và tượng uyên ương,
phần mũi cắt vát hai bên hình đuôi cá. Ví dụ, tiêu
bản BĐ02.D5.L11.HĐ3, phần mũi là ngói mũi sen đơn, đầu mũi lượn tròn và hớt
cao khoảng 4-5cm, xương gốm mịn, màu đỏ.(bv. 5, a. 14).
Loại 3.2. Ngói mũi sen có phần đầu vát. có phần mũi thấp, tù bẹt ở chính
giữa hoặc hơi lệch sang phải hoặc trái một chút. Ngói có kích thước nhỏ, mỏng,
xương gốm khá mịn, chỉ có ở màu đỏ thẫm hoặc nhạt, để mộc, độ nung cao.
(a.142-145 ).
Trên đây là các loại hình cơ bản của ngói lợp ở các hố D4-D5-D6. Mỗi loại
ngói lại có ít hoặc nhiều kiểu loại ngói khác nhau, kích thước khác nhau. Nghiên
cứu các loại ngói không phải là đối tượng của luận văn cho nên luận văn không đi
sâu vào giới thiệu các kiểu loại ngói này mà chỉ đi sâu vào nghiên cứu trang trí trên
ngói.
b. Các hình thức và các bộ phận trang trí trên ngói ở hố D4-D5-D6


Để cho bộ mái của công trình kiến trúc tăng thêm vẻ đẹp tráng lệ, linh
thiêng, trên nhiều vị trí của bộ mái được trang trí rất đẹp và cầu kỳ trong đó có rất
nhiều bộ phận trang trí trên ngói lợp.
Nghiên cứu tổng quan các loại ngói và các bộ phận trang trí trên ngói ở các
hố D4-D5-D6, có thể thấy có hai hình thức trang trí chủ yếu trên ngói như sau:
- Các bộ phận trang trí gắn thêm trên ngói

- Trang trí trực tiếp trên thân ngói
b.1. Các bộ phận trang trí gắn thêm trên ngói
Các bộ phận thuộc nhóm này bao gồm các loại: đầu ngói ống, đầu ngói ống
gắn thêm các bộ phận trang trí khác, đầu ngói âm, lá đề, tượng tròn.
b.1.1. Trang trí trên đầu ngói ống:
Đầu ngói ống là các bộ phận trang trí được gắn lên các đầu những ngói ống
lợp ở diềm mái. Qua nghiên cứu, có thể cho thấy các thành phần trang trí gắn thêm
vào đầu ngói ống có hai loại: hình tròn và hình bán viên.
- Đầu ngói ống hình tròn: Loại này đầu ngói được làm hình tròn và gắn vào
phần mép đầu ngói ống. Phần mặt tròn quay ra phía ngoài được trang trí hoa văn.
Loại hình này ở Trung Quốc gọi là ngói “câu đầu” chỉ vị trí của viên ngói được sử
dụng ở hàng cuối cùng trong mái kiến trúc để liên kết hai viên ngói âm lại với nhau
và giải quyết thoát nước cho bộ mái.
Ví dụ, đầu ngói BĐ02.D6T.L4 (14cm x
2cm) được gắn vào mép đầu của thân ngói.
Phần tiếp giáp này được đắp thêm đất sét và
được miết kỹ để kết dính giữa đầu ngói và


×