Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Tư tưởng biện chứng trong triết học của Aritxtốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.88 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

KHUẤT THỊ NGA

TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG TRONG
TRIẾT HỌC ARIXTỐT
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã ngành: 60 22 80

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Quang Hưng

Hà Nội - 2011


LỜI CẢM ƠN!
Luận văn này là kết quả em đã đạt được sau những năm học tập và rèn
luyện tại Khoa triết học, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong
quá trình thực hiện luận văn em đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của các thầy
cô giáo, các đồng nghiệp, các anh chị khoá trước và các bạn trong lớp. Em
xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô và bạn bè, đặc biệt là thầy
giáo PGS. TS. Nguyễn Quang Hưng, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận
tình chỉ bảo cho em hoàn thành tốt luận văn này.
Chắc chắn rằng những hạn chế và thiếu sót trong luận văn này là không thể
tránh khỏi, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng toàn thể
các bạn để đề tài của em được bổ sung, phát triển hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Quang Hưng.
Các kết quả của luận văn chưa được công bố trong các công trình nào khác.
Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan
và có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài.
Hà nội, Ngày 21 tháng 09 năm 2011
Tác giả luận văn

Khuất Thị Nga


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ...................................... 6
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn ....................................... 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .......................... 7
6. Đóng góp của luận văn............................................................................ 7
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................................................................... 8
8. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 8
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO SỰ
HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG CỦA ARIXTỐT ................ 9
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Arixtốt ....................................................... 9
1.1.1. Cuộc đời Arixtốt ............................................................................ 9
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Arixtốt..................................................... 11
1.2. Những tiền đề cho sự hình thành tư tưởng biện chứng trong triết học

Arixtốt ...................................................................................................... 14
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 14
1.2.2. Bối cảnh kinh tế- xã hội và văn hóa Hy Lạp cổ đại ..................... 16
1.2.3. Tiền đề tư tưởng ........................................................................... 22
1.3. Hai quan niệm về phép biện chứng .................................................... 31
1.3.1. Quan niệm của người Hy Lạp cổ đại............................................ 31
1.3.2. Quan niệm của G.V.Ph.Hêghen và các nhà Mácxít ...................... 40
CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG TRONG THẾ GIỚI QUAN
VÀ NHÂN SINH QUAN ARIXTỐT ......................................................... 44
2.1. Tư tưởng biện chứng trong quan niệm về thế giới .............................. 44

1


2.1.1. Sự phê phán học thuyết ý niệm của Platôn ................................... 44
2.1.2. Tư tưởng về tính khách quan và sự vận động của các sự vật, hiện
tượng trong thế giới ............................................................................... 51
2.1.3. Tư tưởng về sự thống nhất và chuyển hóa của các mặt đối lập .... 57
2.2. Tư tưởng biện chứng trong nhận thức luận và lôgic học ..................... 60
2.2.1. Nhận thức luận ............................................................................ 60
2.2.2. Lôgic học ..................................................................................... 65
2.3. Tư tưởng biện chứng trong các quan niệm đạo đức và chính trị - xã hội ... 78
2.3.1. Quan niệm về đạo đức ................................................................. 78
2.3.2. Quan niệm chính trị- xã hội ......................................................... 81
2.3.3. Quan niệm về kinh tế.................................................................... 82
2.4. Một vài nhận xét, đánh giá ................................................................. 84
2.4.1. Giá trị .......................................................................................... 84
2.4.2. Hạn chế ....................................................................................... 86
KẾT LUẬN ................................................................................................. 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 91


2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong đại hội Đảng lần thứ VI, việc đổi mới tư duy lý luận được xác
định là một trong những nhiệm vụ có tính cấp thiết. Để thực hiện được nhiệm
vụ đó, một trong những điều kiện cơ bản chính là phải trang bị một cách toàn
diện, chính xác và đầy đủ tri thức về triết học.
Tuy nhiên, sau gần 25 năm đổi mới, công tác lý luận vẫn chưa đáp ứng
được các yêu cầu bức thiết của đất nước. Một phần nguyên nhân của việc đó là
do việc nghiên cứu, giảng dạy triết học còn phiến diện. Phần lớn sự quan tâm
đó là dành cho học thuyết Mác - Lênin. Chúng ta đã quên mất một điều như
chính Ph.Ănghen đã nói đó là một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của
khoa học thì không thể không có tư duy lý luận [35; 489]. Và cũng theo ông,
“tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta
có mà thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện và muốn hoàn
thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ
lịch sử triết học thời trước” [35; 487]. Bởi vì, triết học cũng như bất kì một học
thuyết nào không bao giờ mọc trên một mảnh đất trống không mà luôn là sự kế
thừa, chọn lọc của lịch sử tư tưởng trước đó. Như vậy, để đổi mới tư duy lý
luận, ngoài việc nghiên cứu triết học Mác – Lênin, chúng ta cần thiết phải tìm
về với lịch sử tư tưởng nhân loại trước đó. Chúng ta không thể hiểu và vận
dụng chủ nghĩa Mác - Lênin một cách phù hợp và sáng tạo trong điều kiện
nước ta nếu không hiểu được tiến trình phát triển triết học của nhân loại trước
và sau khi chủ nghĩa Mác - Lênin xuất hiện. Trong đó, giai đoạn triết học cổ đại
Hy Lạp được coi là một sự khởi đầu rực rỡ, như Ph.Ănghen đã khẳng định: “từ
các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có mầm mống và

đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này” [35; 491].

3


Việc trở về với lịch sử tư duy của nhân loại nói chung và triết học cổ đại
Hy Lạp nói riêng có thể diễn ra theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, trong
đó việc nghiên cứu tư tưởng biện chứng là một vấn đề quan trọng. Lịch sử phép
biện chứng được hình thành và phát triển từ khi triết học ra đời mà đỉnh cao
của nó là phép biện chứng Mácxít. Nó là chìa khóa để con người nhận thức và
chinh phục thế giới. Song để nắm vững phép biện chứng Mácxít, không thể
không nghiên cứu sự hình thành và phát triển phép biện chứng trong lịch sử,
đặc biệt là phép biện chứng Hy Lạp cổ đại vì đây là một trong những thời kì dài
nhất, chói lọi nhất trong lịch sử tư tưởng biện chứng của nhân loại.
Nói tới tư tưởng biện chứng, chúng ta không thể không đề cập tới “bộ
óc bách khoa thư” Arixtốt. Ông là người đã đem lại cho nền triết học Hy Lạp
cổ đại nói chung và tư tưởng biện chứng của thời kỳ này thành quả rực rỡ.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã nhiều lần nhấn mạnh định hướng
biện chứng của Arixtốt rằng: “những nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều là
những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh, và Arixtốt, bộ óc bách khoa nhất
trong các nhà triết học ấy, cũng đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất
của tư duy biện chứng” [35; 34].
Từ những lý do được dẫn dắt trên có thể nói, việc quay trở lại nghiên
cứu lịch sử tư tưởng biện chứng thời cổ đại Hy Lạp mà hạt nhân là tư tưởng
biện chứng của Arixtốt là một việc làm cần thiết. Vạch ra được những yếu tố
cốt lõi trong trong tư tưởng biện chứng của Arixtốt chính là việc chúng ta
quay lại tìm hiểu một cách khoa học cội nguồn tư tưởng biện chứng duy vật
của chủ nghĩa Mác. Với những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài “Tư tưởng biện
chứng trong triết học Arixtốt” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Arixtốt là một trong số những triết gia lớn nhất trong lịch sử triết học
Hy Lạp cổ đại. Ông đã để lại cho nhân loại cả một di sản triết học đồ sộ đến

4


vài trăm tác phẩm trên hầu hết các lĩnh vực. Do đó, việc nghiên cứu triết học
Arixtốt nói chung rất đa dạng. Có thể phân chia các công trình nghiên cứu về
triết học Arixtốt theo 2 loại sau:
Trước hết là các công trình chuyên khảo về triết học của Arixtốt. Ở thể
loại này, trước hết phải kể đến tác phẩm “Triết học Arixtốt” của Đặng Phùng
Quân, xuất bản tại Sài Gòn năm 1972. Tác phẩm này đã trình bày một cách hệ
thống các lĩnh vực trong triết học của Arixtốt như luận lí học, phương pháp
luận, siêu hình học, triết học tự nhiên và triết học đạo đức.
Công trình tiếp theo phải kể tới trong thể loại này là tác phẩm “Arixtốt
với học thuyết phạm trù” của Nguyễn Văn Dũng, do Nxb khoa học xã hội
phát hành năm 1996. Trong tác phẩm này, tác giả Nguyễn Văn Dũng sau khi
nêu lên cơ sở lý luận cho sự hình thành học thuyết phạm trù của Arixtốt và
khái quát vài nét về tác phẩm “Các phạm trù” và học thuyết phạm trù, ông đi
sâu vào trình bày các phạm trù cơ bản và mối quan hệ giữa chúng trong học
thuyết phạm trù của Arixtốt.
Năm 1998, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia tiếp tục
cho phát hành tác phẩm “Triết học Arixtốt” của Vũ Văn Viên. Tác phẩm đã
trình bày quan điểm của Arixtốt về các vấn đề sau: đối tượng của triết học,
học thuyết về tồn tại, học thuyết về 4 nguyên nhân, về không gian, thời gian,
vận động, nhận thức luận, logic học, đạo đức học, thẩm mỹ học, chính trị học,
kinh tế học.
Như vậy, phần lớn các tác phẩm chuyên khảo về Arixtốt đều là những
tác phẩm đã khai thác một cách hệ thống và đầy đủ các nội dung trong triết
học của nhà “bách khoa thư” này. Tuy vậy, các tác phẩm này cũng chưa đi

sâu vào nghiên cứu khía cạnh biện chứng trong triết học của Arixtốt. Do đó,
đây vẫn còn là một nội dung cần được khai khác.

5


Ngoài những tác phẩm chuyên khảo trên thì triết học Arixtốt còn được
đề cập đến trong rất nhiều các công trình khác như: “Lịch sử triết học phương
Tây” của Đặng Thai Mai, do Nxb Văn hóa phát hành năm 1958; “Triết học
Hy Lạp cổ đại” của Thái Ninh, do Nxb sách giáo khoa Mác - Lênin phát hành
năm 1987; “Triết học Hy Lạp La Mã cổ đại” của Hà Thúc Minh, do trung tâm
KHXH và NV tại thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2000; “Lịch sử triết
học phương Tây” của Nguyễn Tiến Dũng, do Nxb Thành phố HCM ấn hành
năm 2006…
Tuy nhiên, các tác phẩm này nghiên cứu triết học Arixtốt dưới dạng
tổng thể chứ chưa đi sâu vào khía cạnh biện chứng trong triết học của ông.
Về tư tưởng biện chứng nói chung, năm 1998, Nxb CTQG đã cho ra
mắt bộ 6 tập “Lịch sử phép biện chứng” của Viện Hàn lâm khoa học Liên xô Viện triết học, do Đỗ Minh Hợp dịch - là tư liệu duy nhất nghiên cứu một
cách hệ thống phép biện chứng trong lịch sử triết học. Trong đó, tư tưởng biện
chứng của Arixtốt được đề cập đến với tư cách một bộ phận của phép biện
chứng thời cổ đại.
Như vậy, có thể thấy, triết học Arixtốt là một đề tài được nhiều các nhà
nghiên cứu cả trong và ngoài nước quan tâm. Trong các công trình trên, nhiều
tác phẩm đã nghiên cứu một cách hệ thống đối với triết học Arixtốt. Tuy nhiên,
các công trình này không lựa chọn khía cạnh tư tưởng biện chứng làm đối
tượng nghiên cứu của mình. Vì vậy, tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu khía cạnh này
hi vọng góp thêm một công trình nghiên cứu đối với triết học của Arixtốt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích một cách có hệ thống tư
tưởng biện chứng trong triết học Arixtốt, trên cơ sở đó chỉ ra được những giá

trị tích cực và hạn chế của chúng.
Với mục đích nghiên cứu như trên thì luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau:

6


Thứ nhất: phân tích những tiền đề cho sự hình thành tư tưởng biện
chứng trong triết học Arixtốt.
Thứ hai: phân tích những tư tưởng biện chứng cơ bản trong triết học
Arixtốt. Phép biện chứng thường được hiểu theo nghĩa là học thuyết về mối
liên hệ phổ biến. Ở đó phản ánh mọi sự vận động, biến đổi và phát triển của
sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Tuy
nhiên, từ thời cổ đại, phép biện chứng còn được hiểu theo nghĩa đó là nghệ
thuật tiến hành tranh luận. Do đó, bên cạnh nội dung chủ yếu của luận văn là
khai thác tư tưởng biện chứng của Arixtốt theo nghĩa phổ biến thì tác giả luận
văn cũng cố gắng dành một thời lượng nhất định để phân tích tư tưởng biện
chứng của Arixtốt theo cách hiểu của người Hy Lạp cổ đại.
Thứ ba: đưa ra một số đánh giá về những tư tưởng này.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn
Triết học Arixtốt bao quát nhiều vấn đề lớn, từ siêu hình học, lôgic học
tới các vấn đề đạo đức và chính trị - xã hội. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung
đi sâu khai thác khía cạnh biện chứng trong các nội dung triết học của ông để
từ đó đưa ra các đánh giá cần thiết.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lí luận của luận văn: luận văn dựa trên nền tảng lý luận là quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về lịch sử triết học nói chung và triết học
Arixtốt nói riêng, đồng thời tham khảo, kế thừa có chọn lọc những công trình
có liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp logic và
phương pháp lịch sử của triết học Mácxít, đồng thời kết hợp các phương pháp

khác như phân tích - tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, đối chiếu – so sánh…
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần nghiên cứu, làm sáng tỏ khía cạnh biện chứng trong
triết học của Arixtốt và bước đầu đưa ra một số đánh giá về giá trị và hạn chế
của những tư tưởng này.

7


7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận : luận văn góp phần vào việc nghiên cứu tư tưởng triết
học Arixtốt nói chung và tư tưởng biện chứng của Arixtốt nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục
vụ cho việc nghiên cứu về triết học nói chung và lịch sử triết học nói riêng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung
cơ bản của luận văn được cấu thành bởi 2 chương, 7 tiết.

8


CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO
SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG CỦA ARIXTỐT

1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Arixtốt
1.1.1. Cuộc đời Arixtốt
Arixtốt sinh tại thành phố Stagir trên bờ biển Êgiê thuộc xứ Maxêđoan
vào năm 384 Tr CN. Arixtốt không phải là người dân Athen gốc, quê hương
của ông chỉ là một tỉnh lẻ so với Athen. Tuy nhiên, nhờ có các cuộc chinh
chiến xâm lược của Alêcxanđrơ đã giành được thắng lợi nên vị trí của nó đã

trở nên quan trọng hơn hẳn. Cha ông là thầy thuốc Nicômac - người chuyên
chữa bệnh cho vua Maxêđoan là Aminta. Năm 369 Tr CN, khi mới 15 tuổi,
ông đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Arixtốt không kế tục nghề thuốc của cha. Do
lòng ham mê khoa học, ông đã rời bỏ quê hương tới Athen để học tập. Năm
367 Tr CN, ông vào học ở Hàn lâm viện Platôn. Trong suốt 20 năm tại đây,
Arixtốt luôn được Platôn đánh giá rất cao, ông đã thể hiện mình là một học
trò thông minh và có hiểu biết rộng như chính Platôn đã so sánh rằng: đối
với Ksenôkrat thì cần phải có cựa giầy để thúc còn đối với Arixtốt thì cần
tới dây cương đề kiềm lại. Năm 348 Tr CN, sau khi Platôn mất, Arixtốt
quyết định rời bỏ Hàn lâm viện vì không muốn tiếp tục làm việc dưới sự
lãnh đạo bất tài của người cháu của Platôn là Spevxip.
Sau khi rời Athen, Arixtốt đã tới sống tại thành phố Assos thuộc vùng
Tiểu Á. Tại đây, ông đã gặp l¹i người bạn học cùng ở Học viện Platôn là
Germi. Arixtốt đã giúp Germi khá nhiều trong việc cai trị thiên hạ. Chính
trong khoảng thời gian sống tại Assos, Arixtốt đã khẳng định được thế giới
quan riêng của mình. Arixtốt đã cưới Piphiađa – cháu gái của Germi và sinh
được một cô con gái. Sau đó, Arixtốt đã chuyển sang thành phố Mitilena theo
lời mời của Teophrast – người bạn đồng hương đồng thời là người phụ tá của

9


ông trong suốt quãng đời còn lại.
Năm 343 Tr CN, Arixtốt được vua Maxêđoan là Philip Đệ nhị mời tới
thành phố Pella để dạy học cho cậu bé 13 tuổi là Alêchxanđrơ, người mà sau
này đã chinh phục toàn bộ lãnh thổ Hy Lạp và các quốc gia vùng Ba Tư, dựng
lên một chính thể quân chủ vô cùng rộng lớn. Sau 3 năm được giáo dục dưới
bàn tay của Arixtốt, Alêchxanđrơ đã từ giã những đam mê thuở niên thiếu để
theo cha cai trị muôn dân. Ông vua này đã kính trọng Arixtốt như chính phụ
vương của mình, Alêchxanđrơ nói: “Tôi kính trọng Arixtốt ngang với cha tôi,

nếu tôi chịu ơn cha tôi bởi cuộc đời thì tôi chịu ơn Arixtốt bởi ông là người đã
đem lại giá trị cho cuộc đời đó” [trích theo 12; 16]. Năm 339 Tr CN, Arixtốt
trở về thành phố nơi ông sinh ra – Stagir, nơi đã bị Philíp Đệ nhị tàn phá năm
349 Tr CN trong cuộc chiến tranh với Athen. Sau này để đền ơn Arixtốt đã có
công dạy dỗ con trai mình, Philíp Đệ nhị đã cho xây dựng lại Stagir.
Sau khi Philíp Đệ nhị qua đời năm 335 Tr CN, Alêchxanđrơ lên ngôi,
Arixtốt tới Athen lần hai. Tại đây, Arixtốt đã mở trường triết học riêng của
mình có tên là Lykêi. Theo tương truyền, các môn sinh ở trường này thường
có thói quen vừa đi bộ vừa tranh luận những vấn đề triết lý nên họ còn ®­îc
gọi là “những du triết gia” hay những người Tiêu dao, có lẽ đây là lý do
trường có tên gọi thứ hai là trường Tiêu dao. Arixtốt dạy ở trường Lykêi được
12 năm. Trong thời gian này, Arixtốt không những đã sáng tác mà còn giảng
dạy và ph©n loại nhiều khoa học như về triết học, sử học, y học… nhất là
khoa học tự nhiên và sinh vật học.
Thời gian Arixtốt trở lại Athen lần hai cũng là thời kì Alêchxanđrơ
Maxêđoan tiến hành các cuộc hành quân chinh phạt các vùng lãnh thổ trong
khu vực. Năm 338 Tr CN, Alêchxanđrơ bắt đầu chinh phục toàn bộ lãnh thổ
của Hy Lạp, tiếp đó chinh phục các nước Xiri, Ai Cập… Năm 331 Tr CN, cả
một vùng rộng lớn của đế quốc Ba Tư đã bị chiếm đóng và cuối cùng là cuộc

10


hành quân tới Ấn Độ. Trong thời gian này, quan hệ thầy trò giữa Arixtốt với
Alêchxanđrơ dần phai nhạt. Trong khi Alêchxanđrơ khuyến khích việc hòa
đồng giữa những người Maxêđoan mới đến với những người Hy Lạp bản địa
thì Arixtốt lại cố thuyết phục ông ta về sự khác biệt mang tính nguyên tắc
giữa người Hy Lạp với những người ở vùng khác.
Năm 323 Tr CN, cái chết đột ngột của Alêchxanđrơ trên đường viễn chinh
đã gây ra sự đảo lộn trong xã hội, làm cho số phận những người theo ông cũng bị

thay đổi. Những người Athen từ địa vị phụ thuộc đã nổi dậy đấu tranh vũ trang
chống lại những người Maxêđoan. Và Arixtốt cũng cùng chung số phận với
những người Maxêđoan bị dân chúng Athen săn đuổi. Những người Athen vẫn
cho rằng Arixtốt là người ủng hộ triều đình Maxêđoan. Để chống lại Arixtốt, tòa
án Athen đã không lấy lý do chính trị mà lấy lý do tôn giáo như đã từng làm để
chống lại Xôcrát trước đây. Tòa án Athen buộc Arixtốt vào tội bất sùng tín vì lí
do ông đã ca tụng cái chết của Germi – một bạo chúa cai trị vùng Tiểu Á và đã
viết một bài thơ kính tặng bạn mình. Để tránh những biến cố chính trị sắp giáng
xuống, Arixtốt đã lặng lẽ chuyển giao quyền quản lý trường Lykêi cho người
phụ tá là Teophrast và bí mật rời khỏi Athen. Arixtốt chuyển về quê hương
người mẹ quá cố của mình ở Haikinđa trên đảo Evbeia. Hai tháng sau đó, vào
năm 322 Tr CN, ông trút hơi thở cuối cùng ở đây. Người ta cho rằng Arixtốt là
người đầu tiên xây dựng nền móng khoa học cho Hy Lạp cũng như cho cả thế
giới. Nền triết học rực rỡ của Hy Lạp đã tắt cùng với cái chết của nhà triết học vĩ
đại này.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Arixtốt
Arixtốt – bộ óc bách khoa thư, ông đã để lại cho nhân loại một di sản
khoa học đồ sộ lên tới vài trăm cuốn. Tuy nhiên, cho tới nay hầu hết các tác
phẩm của ông bị thất lạc và số còn lại không nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là
do sự hủy hoại của thời gian và sự tiêu hủy của con người qua các thời kỳ lịch
sử. Trong số các tác phẩm còn giữ lại được tới ngày nay, có tác phẩm là

11


nguyên bản của Arixtốt, có những tác phẩm có thể được các học trò của ông
thuộc nhiều thế hệ bổ sung, hoàn chỉnh, diễn giải qua mỗi lần biên tập và xuất
bản. Thậm chí còn có những tác phẩm do người đời sau đặt tên hoặc gán cho
«ng khi nó được xuất bản. Song về cơ bản, chúng ta có thể phân chia sự phát
triển tư tưởng triết học của Arixtốt thành ba giai đoạn như sau:

1) Giai đoạn ở Hàn lâm viện của Platôn
Trong thời gian này, khoảng năm 367 – 347 Tr CN, lối suy tư của
Arixtốt còn chịu ảnh hưởng rất rõ tư tưởng của Platôn. Khi viết “Những hội
thoại”, Arixtốt đã mô phỏng theo tư tưởng triết học của Platôn. Chẳng hạn,
trong hội thoại Eudemos, Arixtốt đã rao giảng về sự tồn tại của linh hồn trước
khi con người được sinh ra, về sự bất tử của linh hồn… Ngoài ta, nó còn được
trình bày trong các tác phẩm như “Chính nghĩa”, “Chính trị”, “Các nhà ngụy
biện”, “Yến tiệc”, “Bàn về cái thiện”, “Bàn về các ý niệm”, “Bàn về sự cầu
nguyện”. Chỉ vào cuối thời kì này, Arixtốt mới có những quan điểm khác biệt
đầu tiên với người thầy của mình. Tuy nhiên, những tác phẩm ở thời kì này còn
lại đến ngày nay rất ít.
2) Giai đoạn giao thời
Giai đoạn này gồm các tác phẩm được Arixtốt viết ở Assos, Lesbos và
trong triều đình Maxêđoan. Trong số đó phải kể đến hội thoại “Bàn về triết
học”. Ở giai đoạn này đã manh nha những ấn phẩm giáo khoa của Arixtốt, mà
theo đánh giá của W.Jeager, được coi là siêu hình học đầu tiên, đạo đức học
đầu tiên, chính trị học và vật lý học đầu tiên.
3) Giai đoạn Arixtốt sống ở Lykêi
Đây là giai đoạn Arixtốt sáng tác rất nhiều tác phẩm trên nhiều lĩnh
vực. Qua đó, Arixtốt đã trình bày những quan điểm chín muồi của mình.
Những ấn phẩm thời kì này còn lưu truyền tương đối nguyên vẹn tới ngày
nay, có thể chia thành 8 nhóm như sau:
1. Nhóm tác phẩm về lôgic học của Arixtốt lần đầu tiên được Anđrônik

12


Rôđôski cho xuất bản vào thế kỉ thứ I Tr CN dưới một tên gọi chung là
“Organon” (Công cụ học). “Organon” được tập hợp từ 5 tác phẩm logic của
Arixtốt. Đó là: “Các phạm trù”, “Analitika” I và II, “Topika”, “Về sự giải

thích” và “Bác bỏ thuật ngụy biện”.
2. Nhóm tác phẩm về triết học hay theo cách gọi của Arixtốt là “Triết
học thứ nhất”. Các tác phẩm thuộc loại này bao gồm các cuốn sách của
Arixtốt được người đời sau sắp xếp thành một tác phẩm lớn có tên là
Metaphysika mà chúng ta dịch là “Siêu hình học”. Anđrônik Rôđôski cho
xuất bản các cuốn sách này ở La Mã vào thế kỉ I Tr CN thành một tác phẩm
lớn sau khi ông xuất bản tác phẩm “Physika” (vật lý học) của Arixtốt. Không
chọn được tên gọi thích hợp cho tác phẩm lớn này, Anđrônik đành đặt tên cho
nó là “Metaphysika” nghĩa là “sau vật lý học”. Vì vậy, ý nghĩa tên gọi của
cuốn sách không phải là “siêu hình học” đối lập với phép biện chứng như
chúng ta vẫn thường biết. “Siêu hình học” của Arixtốt gồm 14 cuốn sách được
viết ra trong các thời gian khác nhau và được sắp xếp lại không theo một trật
tự nhất định nào. Do đó, trong nội dung tác phẩm có nhiều chỗ trùng lặp và
đôi khi mâu thuẫn nhau. Những vấn đề triết học mà Arixtốt bàn đến trong
“Siêu hình học” gồm: sự phê phán học thuyết ý niệm của Platôn; Vấn đề tồn
tại và mối quan hệ giữa các khái niệm với tồn tại cảm tính; Học thuyết về bốn
nguyên nhân; Vấn đề nhận thức luận…
3. Nhóm tác phẩm về vật lý học hay “Triết học thứ 2”. Các tác phẩm
thuộc loại này gồm “Vật lý học”, “Về bầu trời”, “Về sự xuất hiện và diệt
vong”, “Khí tượng học”. Cả 4 tác phẩm tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
Đây là những tác phẩm có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của khoa học
nói chung và vật lý học nói riêng trong thời kỳ Cổ - Trung đại.
4. Nhóm tác phẩm về sinh vật học bao gồm: “Lịch sử động vật”, “Về
các bộ phận của động vật”, “Về vận động của động vật”, “Về nguồn gốc của

13


vận động”.
5. Nhóm tác phẩm về tâm lý học. Ông được coi là người đặt nền móng

cho khoa tâm lý học, thể hiện trong tác phẩm “Bàn về linh hồn” và 8 luận văn
khác liên quan đến vấn đề này.
6. Nhóm tác phẩm về đạo đức gồm: “Đạo đức học Nicomachie”, “Đạo
đức học Eudemie”, “Đại đạo đức học”.
7. Nhóm tác phẩm về kinh tế - chính trị gồm: “Các lý giải về chính trị
học”, “Thể chế chính trị của Athen”, “Kinh tế”.
8. Nhóm tác phẩm về nghệ thuật gồm có các tác phẩm nghiên cứu về
cái đẹp và các hình thức của nghệ thuật, song hiện nay chỉ còn giữ được
“Nghệ thuật hïng biện” và “Thi ca”.
Như vậy có thể thấy, nhà bách khoa thư vĩ đại của thế giới cổ đại đã để
lại cho nhân loại một kho tàng tri thức khoa học vô cùng quý giá. Tuy rằng
đến nay kho tàng đó đã không còn đầy đủ nhưng với di sản khổng lồ đó,
Arixtốt xứng đáng được người đời sau ngưỡng mộ và tôn vinh.
1.2. Những tiền đề cho sự hình thành tư tưởng biện chứng trong
triết học Arixtốt
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Hy Lạp cổ đại là một quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải, có lãnh thổ
bao gồm miền lục địa Hy Lạp (Nam bán đảo Ban Căng), miền đất ven bờ
Tiểu Á và những đảo thuộc biển Êgiê, trong đó miền lục địa Hy Lạp có tầm
quan trọng nhất. Từ cuộc di cư ồ ạt vào các thế kỉ VIII – VII Tr CN, người Hy
Lạp đã chiếm thêm miền nam Italia, đảo Sicily, vùng ven biển Đen. Sau này
những cuộc viễn chinh toàn thắng của Alêchxanđrơ vào cuối thế kỉ IV Tr CN
đã đưa đến sự ra đời của các quốc gia Hy Lạp trải rộng từ Sicily ở phía tây
sang Ấn Độ ở phía đông, từ biển Đen ở phía bắc đến tiếp giáp sông Nil ở phía
nam.

14


Miền lục địa Hy Lạp có thể chia thành 3 khu vực: Bắc, Trung và Nam

Hy Lạp. Nét nổi bật của địa hình Hy Lạp là ở 3 khu vực đều có sự đan xen
của c¸c cấu trúc đồng bằng, cao nguyên, rừng, núi, đồi, sông, suối… Từ Bắc
xuống Nam, về đường bộ, người Hy Lạp buộc phải vượt qua đèo Técmôpin.
Miền trung Hy Lạp có địa hình khác hẳn, ở đây có nhiều rừng núi chạy dọc,
ngang đã chia vùng này thành nhiều khu vực địa lý nhỏ. §©y lµ vùng có nhiều
đồng bằng trù phú như đồng bằng Áttích và Bêôxi. Đồng thời ở đây còn có
nhiều thành phố quan trọng. Trong đó, thành phố được biết đến nhiều nhất là
Athen. Nam Hy Lạp là một bán đảo nhỏ, hình bàn tay có 4 ngón duỗi thẳng
xuống Địa Trung Hải. Đây là vùng đất trù phú nhất với nhiều đồng bằng
như Lacôni, Métxêni. Người Hy Lạp gọi bán đảo này là Pêlôpône. Vùng bờ
biển phía đông của Hy Lạp khúc khuỷu, hình răng cưa tạo ra nhiều vịnh,
nhiều hải cảng tự nhiên, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại của tàu thuyền,
tạo điều kiện phát triển hải cảng. Bờ biển phía tây của miền Tiểu Á cũng có
địa hình tương tự như bờ phía đông lục địa Hy Lạp. Vùng đất liền ven bờ
biển Tiểu Á là vùng đất trù phú, tạo thành cầu nối, nối Hy Lạp với các nền
văn minh phương Đông. Hy Lạp cổ đại có nhiều đảo lớn, nhỏ nằm rải rác
trên vùng biển Egiê thuộc Địa Trung Hải, tạo thành một hành lang cầu nối
giữa miền lục địa Hy Lạp với Tiểu Á. Trong khi đó, biển Egiê lại như một
cái hồ lớn nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho nghề đi biển trong điều kiện
đóng tàu, thuyền khá thô sơ.
Cũng giống như các quốc gia cổ đại khác, điều kiện tự nhiên đã có
những tác động không nhỏ tới khuynh hướng phát triển kinh tế cũng như thiết
chế nhà nước của quốc gia. Do điều kiện địa hình phức tạp như trên, cho nên
Hy Lạp cổ đại bị phân tán thành nhiều khu vực, chia cắt bởi thung lũng và các
ngọn đồi bao quanh, các hòn đảo ven biển. Các khu vực đó có sắc tộc, lợi ích,
cách thức quản lý đôi khi khác xa nhau, dẫn đến tình trạng hiềm khích, xung

15



đột triền miên. Ngay cả trong phạm vi một khu vực, mối liên hệ giữa các
nhóm không cùng huyết thống cũng lỏng lẻo, trừ khi tất cả cư dân phải hợp
sức với nhau chống kẻ thù bên ngoài. Chính yếu tố trên đã chi phối sự hình
thành, phát triển và tan rã của Hy Lạp cổ đại.
1.2.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội và văn hóa Hy Lạp cổ đại
Lịch sử nhà nước có giai cấp ở Hy Lạp cổ đại bắt đầu từ thời đại Kritô Miken, xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ ba. Nền văn hóa Kritô - Miken do các
bộ lạc Akhây tạo ra, là nền văn hóa thuộc kỷ nguyên bạc.
Vào cuối thiên niên kỷ thứ hai, nhiều bộ lạc ở Bắc Hy Lạp đã di chuyển
xuống phía Nam và tạo ra cuộc chinh phạt của người Đôriên. Nó đã tiêu diệt
các nhà nước Kritô - Akhây và mở ra một thời đại mới là thời đại Hôme.
Tính phát triển không đồng đều của lịch sử đã tăng lên ở thời đại này.
Nó được thiết định bởi việc xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại bắt đầu
sản xuất và sử dụng các công cụ bằng sắt. Đây là thứ công cụ có hiệu quả hơn
nhiều so với thứ công cụ bằng bạc và đã mở ra các khả năng to lớn để phát
triển nông nghiệp.
Quá trình tan rã của chế độ bộ lạc nguyên thủy và hình thành xã hội có
giai cấp và nhà nước ở Hy Lạp cổ đại kéo dài vài thế kỷ (khoảng các thế kỷ
XI - VIII Tr CN). Hậu quả là sở hữu tư nhân tăng lên rõ rệt dẫn tới sự tan rã
của công xã nông thôn.
Gắn với quá trình tan rã của lối sinh hoạt công xã là quá trình hình
thành vô số nhà nước - thị thành ở Hy Lạp cổ đại. Các thành phố Hy Lạp cổ
đại đã đi đến chỗ đối lập với nông thôn một cách gay gắt hơn nhiều so với các
thành phố phương Đông cổ đại. Nhiều thành phố ở Hy Lạp cổ đại trở thành
các trung tâm buôn bán lớn.
Mức độ buôn bán và sản xuất hàng hóa sôi động là một bằng chứng có
tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đối với sự xuất

16



hiện của đồng tiền vào thế kỷ VII Tr CN. Đây là một bước tiến bộ lớn trong
quá trình phát triển của xã hội Hy Lạp cổ đại.
Để làm sáng tỏ cơ cấu kinh tế xã hội của nhà nước – thị thành Hy Lạp
cổ đại thì cái có ý nghĩa hàng đầu là việc giải quyết vấn đề xác định vai trò
của người nô lệ trong xã hội Hy Lạp cổ đại.
Đúng như Ph.Ăngghen đã khẳng định trong tác phẩm “Chống Duyrinh”
rằng: “chỉ có chế độ nô lệ mới làm cho sự phân công lao động có thể thực
hiện được trên quy mô rộng lớn hơn giữa nông nghiệp và công nghiệp và do
đó mới có thể có thời kì hưng thịnh nhất của thế giới cổ đại, tức là nền văn
minh Hy Lạp. Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp; không có
chế độ nô lệ thì không có Đế chế La Mã. Mà không có cái cơ sở của nền văn
minh Hy Lạp và Đế chế La Mã thì không có Châu Âu hiện đại. Chúng ta
không bao giờ được quên rằng tiền đề của toàn bộ sự phát triển kinh tế, chính
trị và trí tuệ của chúng ta là một trạng thái trong đó chế độ nô lệ cũng hoàn
toàn cần thiết giống như nó được tất cả mọi người thừa nhận. Theo nghĩa đó,
có thể nói rằng: Không có chế độ nô lệ cổ đại, thì không có chủ nghĩa xã hội
hiện đại” [35; 254].
Nhờ có vai trò to lớn như vậy của người nô lệ trong xã hội Hy Lạp cổ
đại đã dẫn tới việc tách lao động trí óc với lao động chân tay. Nhờ đó, các nhà
khoa học đã xuất hiện từ tầng lớp thị dân khá giả, từ tầng lớp thương gia,
chính khách… Và cũng từ đó triết học có điều kiện ra đời với tư cách một
hình thái đặc biệt của ý thức xã hội.
Lịch sử Hy Lạp cổ đại là một bộ phận không thể tách rời trong lịch sử
các nước Cận Đông Địa Trung Hải không những về nguồn gốc mà cả sự phát
triển của văn hóa vật chất và đặc biệt là văn hóa tinh thần. Do đó, nền văn hóa
ở đây chịu ảnh hưởng to lớn của các nền văn hóa Ai Cập, Babilon, Phini và
các nền văn hóa Cận Đông khác. Phù hợp với cơ cấu xã hội của các nhà nước

17



phương Đông cổ đại là đời sống tinh thần của họ, mà quan trọng nhất là các
phương diện: thần thoại, khoa học và tiền triết học. Và chính vì vậy, văn hóa
Hy Lạp cổ đại cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố này.
Trước hết là các quan niệm về thần thoại. Về cơ bản đó là thế giới quan
của con người nguyên thủy. Thần thoại là một tổ hợp phức tạp gồm những
hiện tượng ý thức đa dạng đã phát triển trong vòng vài chục nghìn năm của
con người. Nhìn chung, phải xem thần thoại là hình thái đầu tiên, chưa có sự
phân hóa, hình thái thống nhất ý thức xã hội, và trong điều kiện tan dã của chế
độ bộ tộc nguyên thủy và sự chuyển hóa của nó thành chế độ nhà nước có giai
cấp. Dựa trên cơ sở của hình thái đó, ở nó đã xuất hiện các hình thái phân hóa
hơn của ý thức xã hội, chẳng hạn như trường ca sử thi.
Thần thoại xuất hiện với tư cách là sự phản ánh giới tự nhiên và đời
sống xã hội của con người nguyên thủy. Nhưng đó không phải là sự phản ánh
trực tiếp mà thực ra là sự nhận thức cảm tính - có hình ảnh về giới tự nhiên và
đời sống xã hội của con người nguyên thủy, sự nhận thức được đặc trưng bởi
các mối quan hệ mang tính chất liên tưởng – cảm tính. Sự nhận thức đó trước
hết được thực hiện bằng con đường so sánh giữa môi trường xã hội mà trực
tiếp và chủ yếu là quan hệ huyết thống với các hiện tượng tự nhiên đầy bí ẩn.
Cần phải nhấn mạnh rằng, sự nhận biết và quan sát trực tiếp về giới tự nhiên
và quan hệ huyết thống như vậy đã diễn ra không phải với một ý thức bất
biến nào đó mà với một ý thức đang biến đổi, dù là rất chậm chạp của con
người cổ đại. Qua đó, lịch sử thần thoại không những phản ánh quan hệ luôn
biến đổi giữa con người với tự nhiên, giữa hình thức mang tính cộng đồng
cũng luôn biến đổi của con người, mà nó còn phản ánh cả những biến đổi
mang tính tiến bộ trong bản thân ý thức của “con người có lý tính” đó.
Khi chúng ta nói về thế giới quan, thậm chí là thế giới quan thần thoại,
thì điều đó có nghĩa là chúng ta đã nói tới quan hệ giữa khách thể và chủ thể.

18



Tính đặc thù của mối quan hệ đó ở một thời đại kéo dài tới hàng nhiều nghìn
năm đó là ở chỗ địa vị chủ thể là tối thiểu, còn địa vị khách thể là tối đa. Tính
đặc thù đó phản ánh mối quan hệ mang tính thích nghi với tự nhiên của con
người nguyên thủy. Tuy nhiên, ý thức thần thoại cổ đại mới chỉ phân biệt
được một cách mờ nhạt giữa cái chỉnh thể và cái bộ phận, cũng như giữa các
bộ phận với nhau. Với tư duy thần thoại, thế giới xung quanh có nhiều điểm
tương đồng hơn so với những điểm khác biệt, cá biệt.
Tất cả những điều nói trên về sự tiến hóa của các quan niệm thần thoại
với tư cách là hình thức thế giới quan cơ bản của người nguyên thủy hoàn
toàn không có nghĩa là chúng ta phải coi các quan niệm đó là triết học sơ
khai. Trên thực tế thì thần thoại với tư cách là sự khám phá có hình ảnh - hư
ảo về thế giới, và do đó mà ở nó, lĩnh vực cái chưa được nhận thức là cái bí ẩn
là lớn hơn nhiều so với lĩnh vực cái đã được nhận thức, được chinh phục và
được khám phá. Chính bởi vậy mà trong thần thoại, niềm tin là cái chiếm ưu
thế đáng kể so với tri thức. Và với tư cách là một hình thái thuần nhất - chưa
phân hóa của ý thức cộng đồng, thần thoại luôn bao hàm trong nó các yếu tố
thẩm mỹ - nghệ thuật và sự sùng bái tôn giáo.
Như vậy, không nên đồng nhất thần thoại với tôn giáo nhưng cũng
không nên tách rời chúng ngay cả ở thời đại nguyên thủy, tiền giai cấp. Cái
phân biệt thần thoại với tôn giáo là yếu tố tri thức và lôgic mà nếu thiếu nó thì
thần thoại với tư cách là một hiện tượng thế giới quan là không thể có. Song
cái làm cho nó gần gũi với tôn giáo là yếu tố niềm tin - tin vào tính hiện thực
của các khách thể siêu nhiên, tưởng tượng các khách thể hiện thực, có thể cảm
nhận được bằng cảm giác luôn có mối liên hệ với chúng một cách tất yếu.
Niềm tin là yếu tố chiếm ưu thế trong thần thoại. Tôn giáo bao giờ cũng nhấn
mạnh sự bất lực của con người, sự phụ thuộc của con người vào một thế giới

19



siêu nhiên nào đó, và đối với nó thì con người bao giờ cũng là kẻ cầu xin chứ
không phải là kẻ sáng tạo.
Cùng với sự phát triển của thế giới quan thần thoại thì khoa học cũng
đang từng bước phát triển trong thời kỳ này.
Khoa học là một bộ phận quan trọng cấu thành nền văn hóa Hy Lạp cổ
đại. Nó được hình thành cùng với việc tích lũy những kinh nghiệm canh tác
lúa nước khá phức tạp và việc xây dựng các công trình trên hầu khắp lãnh thổ.
Trước hết phải kể đến sự ra đời của chữ viết, nó đã góp phần duy trì
kinh nghiệm cộng đồng và tri thức của con người một cách có hiệu quả hơn
nhiều so với trí nhớ và sự truyền khẩu.
Trong số các môn khoa học xuất hiện ở các nước Hy Lạp cổ đại thì
toán học và thiên văn học giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát
triển của tư duy con người và toàn bộ sự tiến bộ của nền văn hóa.
Như vậy, sự phát triển của khoa học đã góp phần phát triển tư duy của
người Hy Lạp cổ đại lên trình độ tư duy trừu tượng.
Sự xuất hiện của khoa học đã tất yếu dẫn tới việc tách lao động trí óc ra
khỏi lao động chân tay và hình thành nên một lớp người đặc biệt với tư cách
là đại biểu của lao động trí óc. Chính điều đó làm phá vỡ ý thức hệ thần thoại
và các tôn giáo nguyên thủy trong thời kỳ này. Và đây chính là một bước tiến
quan trọng trong lịch sử tư tưởng Hy Lạp cổ đại, tạo tiền đề cho sự ra đời triết
học với tư cách một hình thái ý thức xã hội độc lập.
Ngoài ra, chúng ta còn phải kể tới tính chín muồi của thần thoại Hy
Lạp. Đây là một yếu tố có ý nghĩa đặc biệt đối với sự xuất hiện của triết học ở
Hy Lạp cổ đại. Chúng ta có thể thấy điều này căn cứ vào những di sản quan
trọng nhất của nó là các tác phẩm của Hôme và Hêxiốt.
Hôme đã thể hiện rõ thái độ phê phán đối với các vị thần trên đỉnh
Ôlimpơ truyền thống. Khi người hóa các nhân vật thần thoại của mình và gán


20


cho các nhân vật đó nhiều khiếm khuyết của con người, ông đã làm cho
chúng trở nên gần gũi với con người hơn.
Ngoài ra, một số vị thần được Hôme miêu tả giống như những hình
tượng tự nhiên. Hình tượng quan trọng nhất trong đó là thần Đại Dương - một
dòng sông nước ngọt khổng lồ bao quanh toàn bộ trái đất, nuôi dưỡng các
dòng sông, các mạch nước ngầm và các biển nước mặn. Mọi thứ hiện hữu
trên trái đất đều sinh ra từ chính thần Đại Dương và vị hôn thê của ngài là
thần Têphia.
Nét đặc trưng rõ ràng hơn nữa cho tính chín muồi của thần thoại Hy
Lạp cổ đại là hai sử thi của Hêxiôt, đặc biệt là Teogonia (gia phả của các
thần). Hêxiôt cố gắng trình bày và hệ thống hóa các quan niệm thần thoại đã
trở nên phổ biến ở người Hy Lạp cổ đại dưới vô số biến thể. Điều này chứng
tỏ rằng quá trình phân rã bắt đầu diễn ra trong các quan niệm đó, các quan
niệm mà từ chỗ các khách thể trong niềm tin cộng đồng chưa có được sự phản
tư đã biến thành các khách thể của sự suy tư ban đầu.
Một trong các vấn đề cơ bản của thế giới quan thần thoại là vấn đề phát
sinh. Sự quan tâm của Hêxiôt chủ yếu hướng vào việc làm sáng tỏ vấn đề trái
đất của chúng ta ra đời như thế nào, tiếng rì rầm của biển cả là do đâu…
Sự xuất hiện của triết học với tư cách một hình thái đặc biệt của ý thức
xã hội, một biến thể đặc thù của hoạt động tinh thần của con người trong thế
giới Hy Lạp cổ đại chỉ bắt đầu sau khi hoạt động đó đã có thể dựa vào khái
niệm được hình thành trên cơ sở tích lũy kinh nghiệm sản xuất, xã hội và đạo
đức phong phú của người Hy Lạp cổ đại.
Triết học tách ra khỏi thần thoại cùng với quá trình hình thành khái
niệm mà nếu thiếu nó thì không thể có nguyên tắc nhận thức duy lý về thế
giới, tự nhiên và con người. Các hiện tượng - quan niệm thần thoại là đa
nghĩa, mơ hồ, không xác định. Triết học đã cố gắng biến đổi các hình tượng


21


đó thành các khái niệm nhưng trong một thời gian dài nó chưa đủ khả năng
khắc phục được tính đa nghĩa, mơ hồ đó, tuy nhiên nó đã làm giảm đi một
cách đáng kể. Đặc trưng vốn có đó của tư duy triết học là một trong những
biểu hiện quan trọng nhất của quá trình duy lý hóa vừa được nhắc tới, quá
trình mà nhờ đó triết học tách ra khỏi thần thoại.
Trải qua một thời gian dài, cùng với sự phát triển của khoa học tự
nhiên, triết học mới tách ra khỏi thần thoại. Và lần đầu tiên thuật ngữ triết học
đã được sử dụng ở Pitago, nó thể hiện khát vọng về chân lý và mong muốn
chân lý của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại.
Với những đặc trưng kinh tế - xã hội và văn hóa như vậy, triết học Hy
Lạp cổ đại đã ra đời và phát triển với một thành tựu rực rỡ. Trên nền tảng
chung đó, triết học Arixtốt đã ra đời. Triết học của ông là sự kế thừa trên cơ
sở sáng tạo những giá trị văn hóa của người Hy Lạp cổ đại nói chung. Ngoài
ra, nó còn là sự tổng kết tư tưởng triết học của nhiều nhà triết học trước đó và
khía cạnh này sẽ được trình bày trong phần dưới đây.
1.2.3. Tiền đề tư tưởng
Arixtốt là một trong số ít các triết gia có sự am tường quan niệm của
các bậc tiền bối. Trong “Siêu hình học”, người ta thấy ông có nhiều nhận xét,
đánh giá đối với các quan niệm của nhiều triết gia từ trường phái Milê, phái
Êlê …cho tới Platôn - người thầy của ông.
Đối với tư duy biện chứng, không phải đến thời Arixtốt mới có mà
chính nó đã có mầm mống từ trong xã hội nguyên thủy. Đến Arixtốt, tư tưởng
đó phát triển rực rỡ hơn, sâu sắc hơn. Chính vì vậy, khi đi tìm hiểu tư tưởng
biện chứng trong các công trình triết học đồ sộ của Arixtốt, chúng ta không
thể không quay trở lại những tư tưởng biện chứng đã có trong triết học của
các nhà tư tưởng trước ông. Có thể nói, trước Arixtốt định hướng biện chứng

đã xuất hiện khá khiều, tuy nhiên ở đây luận văn chỉ nêu lên một vài triết gia

22


×