MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phép biện chứng là một khoa học triết học, xét trên nhiều phương diện,
nó là một hiện tượng có ý nghĩa thế giới quan rộng lớn như bản thân triết học.
Chúng ta biết đến Hêghen (1770 - 1831) - một nhà triết học lỗi lạc người Đức
và triết học của Hêghen thì phép biện chứng lại giữ vị trí là linh hồn. Chúng ta
biết đến học thuyết triết học của chủ nghĩa Mác, thì V.I Lênin - một nhà kinh
điển chủ nghĩa Mác đã nói: Phép biện chứng duy vật là linh hồn của chủ
nghĩa Mác. Hay như Hồ Chí Minh sau này đã từng đánh giá “Chủ nghĩa Mác
có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng”.[3, 198] Như vậy, phép biện
chứng là mảng vấn đề có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong triết học. Lịch sử
phép biện chứng hình thành và phát triển từ khi triết học ra đời, mà đỉnh cao
của nó là phép biện chứng mácxít.
Ph.Ăngghen đã từng định nghĩa phép biện chứng là khoa học “về
những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã
hội loài người và của tư duy” [8, 201]. Nội dung và phạm vi đi đến của phép
biện chứng là rất sâu và rộng. Nó là chìa khoá vàng để giúp con người nhận
thức và chinh phục thế giới. Lịch sử tư tưởng và thực tiễn cách mạng đã
chứng minh rằng: khi nào chúng ta nắm vững lý luận biện chứng, biết vận
dụng sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh cụ thể thì vai trò, hiệu lực cải tạo tự
nhiên được tăng cường. Ngược lại cách nghĩ cách làm chủ quan duy ý chí sẽ
dẫn đến sai lầm, gây tổn thương cho cách mạng và xã hội nói chung.
Nghiên cứu lịch sử phép biện chứng không thể bỏ qua những tư tưởng
biện chứng sơ khai thời cổ đại. Như ở trong cùng một dòng chảy, những
thành tựu phép biện chứng mà chúng ta có được ngày nay là kết quả tất yếu
1
của sự phát triển tư tưởng biện chứng liên tục từ thời cổ đại qua thời phục
hưng, cho đến thời cận đại.
Thời kỳ ra đời của triết học cổ đại và những tư tưởng biện chứng sơ
khai gắn liền với sự ra đời của các nhà nước chiếm hữu nô lệ trong lịch sử,
khi xã hội đã có sự phân hoá giai cấp rõ rệt, khi lao động chân tay và lao động
trí óc tách rời nhau. Ở Phương Tây, những tư tưởng biện chứng sơ khai thời
cổ đại gắn liền với cái nôi triết học Hy Lạp cổ đại. Nghiên cứu tư tưởng biện
chứng Hy Lạp cổ đại cho phép chúng ta khẳng định rằng: Sự ra đời và phát
triển của phép biện chứng duy vật là sự nối tiếp hợp lôgíc của tư tưởng biện
chứng từ thời cổ đại.
Cũng như các cái nôi triết học khác trên thế giới thì ở Hy Lạp cổ đại,
những tư tưởng biện chứng được hình thành từ rất sớm, song đã có sự phát
triển mạnh mẽ. Do điều kiện kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, văn hoá của
người Hy Lạp cổ đại lại phát triển hết sức rực rỡ nên triết học và những tư
tưởng biện chứng có mảnh đất màu mỡ để sinh sôi nảy nở.
Nói đến tư tưởng biện chứng ở Hy Lạp cổ đại, thì không thể không nói
đến nhân vật Hêraclít - nhà triết học đã được V.I. Lênin đánh giá là nhà biện
chứng đầu tiên trong lịch sử. Việc chọn đề tài “Tư tưởng biện chứng trong
triết học Hêraclít”, do những lý do đã nêu. Hơn nữa nghiên cứu tư tưởng biện
chứng Hy Lạp cổ đại thì Hêraclít lại giữ vị trí trung tâm. Đồng thời việc chọn
đề tài “Tư tưởng biện chứng trong triết học Hêraclít” cũng nhằm mục đích
muốn hướng bạn đọc yêu quý triết học đến với những tư tưởng biện chứng sơ
khai đầy lý thú nhưng cũng hết sức sâu sắc của con người thời cổ đại.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Triết học của Hêraclít rất được giới khoa học triết học quan tâm người
ta tính rằng trong một phần tư thế kỷ gần đây (thế kỷ xx), số lượng tác phẩm
viết về Hêraclít xấp xỉ bằng số lượng đã viết về ông từ thời phục hưng đến
2
trước chiến tranh thế giới lần thứ hai. Phải chăng điều đó chỉ có thể được giải
thích bởi lý do các nhà khoa học triết học đã bị lôi cuốn bởi những tư tưởng
biện chứng cực kỳ sâu sắc của ông, bởi những phỏng đoán thiên tài của ông.
Tuy nhiên, phần lớn trong số đó, tư tưởng biện chứng lại được lồng ghép vào
những tư tưởng triết học chung.
Trong quá trình nghiên cứu và xây dựng học thuyết của mình, cũng như
luận chiến chống lại các trào lưu tư tưởng phản tiến bộ, các nhà kinh điển chủ
nghĩa Mác đã có nhiều công trình nghiên cứu và đánh giá sâu sắc vai trò ý
nghĩa của tư tưởng biện chứng Hy Lạp cổ đại. Ph.Ăngghen trong “Biện chứng
của tự nhiên” và “Chống Đuyrinh” đã bàn khá nhiều về triết học Hy Lạp cổ
đại trong đó cả phép biện chứng. V.I.Lênin trong “Bút ký triết học” và “Chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” đã có những nhận xét và
đánh giá về triết học Hy Lạp cổ đại một cách sâu sắc trên quan điểm duy vật
biện chứng. Cũng trong tác phẩm “Bút ký triết học” V.I.Lênin đã trực tiếp nói
đến phép biện chứng của Hêraclít.
Công trình quan trọng số một khi nghiên cứu lịch sử biện chứng, đó là
bộ sách “Lịch sử phép biện chứng” (6 tập) của Viện Hàn Lâm khoa học Liên
Xô, đã trình bày một cách có hệ thống các yếu tố cơ bản và hoàn cảnh ra đời
của phép biện chứng của từng thời đại. Tập 1 của bộ sách nói đến phép biện
chứng cổ đại qua tất cả các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tiêu biểu.
Trong “ Câu chuyện triết học” của Bryan Magee (người dịch Huỳnh
Phan Anh - Mai Sơn) đã nói đến những giai thoại, câu chuyện cực kỳ hấp dẫn
và lý thú về các nhà triết học, qua đó cũng làm nổi bật những tư tưởng quan
trọng của các nhà triết học. Cuốn sách như là ngưỡng cửa đầu tiên để bước
vào thế giới triết học.
Trong “Lịch sử triết học Phương Tây” của Nguyễn Tiến Dũng, tác giả
đã trình bày một cách hết sức cô đọng những quan điểm triết học và những tư
3
tưởng nổi bật của các nhà triết học. Cuốn sách cũng là nguồn tư liệu phong
phú giúp người học tiếp cận triết học một cách hiệu quả nhất.
Trong tác phẩm “Lịch sử triết học Hy - La Cổ đại” (2 tập) của Nguyễn
Quan Thông và Tống Văn Chung đã hệ thống hoá triết học Hy Lạp - La Mã
Cổ đại qua các giai đoạn phát triển. Cuốn sách cũng trình bày khá chi tiết các
quan điểm triết học của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại của các trường phái
triết học, qua đó người học có thể so sánh đối chiếu quan điểm triết học của
các nhà triết học, của các trường phái triết học Hy Lạp cổ đại.
Cuốn “Lịch sử triết học” của Nguyễn Hữu Vui, tác giả cũng đã trình
bày toàn bộ lịch sử triết học của từng thời đại qua các nhà triết học tiêu biểu.
Cuốn sách cũng đã cung cấp những những kiến thức căn bản nhất của người
học để đi vào triết học.
Trong bộ sách “Câu hỏi và bài tập triết học” (4 tập), đã nêu ra những
câu hỏi triết học và lời giải đáp giúp cho người học có thể nắm vững hệ thống
lại kiến thức triết học của mình.
Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có nhiều công trình nghiên
cứu khác nhau về triết học Hy Lạp cổ đại. Trong số đó “Tạp chí triết học”
cũng là một nguồn tài liệu phong phú. Để giúp ta đi sâu vào triết học với
nhiều bài viết, nhiều ý kiến đánh giá khá sâu sắc. Đặc biệt trong “Tạp chí triết
học” đáng chú ý là những bài viết của PGS. TS. Đặng Hữu Toàn, ông không
chỉ đi sâu vào triết học mà còn giành rất nhiều bài viết về triết học của
Hêraclít.
Việc xây dựng đề tài khoá luận “Tư tưởng biện chứng trong triết học
của Hêraclít” sẽ vẫn dựa trên các nguồn tài liệu quý giá đã nêu trên có thể
hoàn thành.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích của đề tài:
4
Làm rõ tư tưởng biện chứng trong triết học của Hêraclít, qua đó muốn
nói đến vị trí của triết học Hêraclít cũng như tư tưởng biện chứng của ông
trong nền triết học Hy Lạp cổ đại.
- Nhiệm vụ của đề tài:
Phân tích bối cảnh ra đời và phát triển tư tưởng biện chứng của triết
học Hy Lạp cổ đại.
Trình bày và làm rõ những quan điểm biện chứng trong triết học của
Hêraclít.
Đánh giá những đóng góp và hạn chế trong những quan điểm biện
chứng của Hêraclít.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của đề tài:
Là các nguyên lý, quy luật, các cặp phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy
vật biện chứng cho việc nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Là quán triệt các nguyên tắc của phép biện chứng duy vật, kết hợp với
các phương pháp đối chiếu và so sánh; phương pháp logíc và phương pháp
lịch sử.
5. Đóng góp của đề tài
Cũng như mục đích của đề tài đã đặt ra thì đề tài cũng muốn làm rõ tư
tưởng biện chứng trong triết học Hêraclít.
Đề tài cũng nêu ra những quan điểm đánh giá của các nhà nghiên cứu
về Hêraclít.
Đề tài cũng là một nguồn tài liệu giúp ích cho việc học tập và tìm hiểu
triết học của các bạn sinh viên.
5
6. Kết cấu của khoá luận
Khoá luận ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu
tham thảo, Nội dung được kết cấu thành hai chương (4 tiết).
6
Chương 1
PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ LỊCH SỬ PHÉP BIỆN
CHỨNG HY LẠP CỔ ĐẠI
1.1. Khái niệm phép biện chứng và nguồn gốc của phép biện chứng.
Phép biện chứng là một khoa học triết học, Ph.Ăngghen đã từng định
nghĩa: “Phép biện chứng là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận
động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”[5, 319].
Phép biện chứng ra đời cùng sự ra đời của triết học, phép biện chứng có một
quá trình phát triển lâu dài trước khi đạt đến khái niệm khoa học.
Ở Hy Lạp cổ đại, phép biện chứng đã có trong triết học của hầu hết các
nhà triết học, như trường phái triết học Milê, mà đại biểu tiêu biểu của nó là
Talét, Anaximenđơ và Anaximen. Đến Hêraclít (khoảng 540 - 475 tcn) đã thể
hiện khá rõ quan niệm về vận động và phát triển. Ông khẳng định “mọi đều
trôi đi, đều chảy đi”. Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “phép biện chứng” là
Xôcrát với ý nghĩa là nghệ thuật tranh luận để tìm ra chân lý. Đây cũng là
cách hiểu phổ biến của người Hy Lạp cổ đại, về sau học trò của Xôcrát và
Platôn đã coi phép biện chứng là nghệ thuật đối thoại dưới hình thức hỏi -
đáp, phân tích và liên kết các khái niệm để đạt tới định nghĩa đúng đắn về các
khái niệm đó.
Cùng với sự vận động và phát triển của cuộc sống thực tiễn, và sự phát
triển của nhận thức của con người, thuật ngữ phép biện chứng ngày càng đi xa
hơn ý nghĩa ban đầu và được bổ sung những nội dung mới, phong phú. Đến
Hêghen (1770 - 1831), nhà triết học duy tâm khách quan người đức, thuật ngữ
này đã được phát triển khá toàn diện. Ông là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ
“phép biện chứng” sát với nghĩa hiện đại, Mác đã từng đánh giá Hêghen “lần
7
đầu tiên đã quan niệm toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần dưới hình
thức là một quá trình, tức là trong sự vận động không ngừng, biến đổi, cải tạo
và phát triển đó” [19, 40]. Kết quả của phép biện chứng của Hêghen đã vượt
xa cái ý nghĩa mà chính ông đã giành cho nó. Tuy nhiên, phép biện chứng của
Hêghen là phép biện chứng lộn ngược, “phép biện chứng lộn ngược đầu
xuống đất”.
Đến C.Mác, Ph.Ăngghen và tiếp theo đó là Lênin đã kế thừa và phát
triển một cách sáng tạo những giá trị triết học trong lịch sử tư tưởng của loài
người, trong đó có những tư tưởng biện chứng trước đó mà trực tiếp là phép
biện chứng của Hêghen để hoàn thiện phép biện chứng, đưa phép biện chứng
lên đỉnh cao - phép biện chứng duy vật, làm cho phép biện chứng thực sự trở
thành khoa học phản ánh những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận
động, phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy.
Có thể thấy rằng, lịch sử phát triển phép biện chứng gắn liền với những
hình thức cơ bản sau:
Phép biện chứng tự phát ngây thơ; gắn liền với hình thức đầu tiên của
phép biện chứng là nền triết học Hy Lạp cổ đại. Đó là phép biện chứng dựa
trên sự cảm thụ trực tiếp thế giới vật chất xung quanh. Phép biện chứng đó
chưa phải là một hệ thống lý luận, quan điểm về phép biện chứng. Hình thức
đầu tiên này của phép biện chứng mang tính tự phát, bởi vì các nhà triết học
biện chứng Hy Lạp cổ đại nghiên cứu tự nhiên chỉ nhằm cốt sao cho vẽ được
bức tranh chung về thế giới và chỉ ra được nguồn gốc của nó chứ không có
chủ định nghiên cứu phép biện chứng. Phép biện chứng trong triết học Hy
Lạp cổ đại chỉ là những yếu tố biện chứng lẻ tẻ, rời rạc, chưa thành một hệ
thống, quy luật, phạm trù, tức là chưa trở thành một hệ thống lý luận nhận
thức, do đó vai trò nhận thức và cải tạo thế giới của nó còn có nhiều hạn chế.
Đồng thời với tính tự phát thì phép biện chứng Hy Lạp cổ đại còn mang tính
8
ngây thơ, hầu hết những quan điểm biện chứng của các nhà triết học Hy Lạp
cổ đại đều mang tính suy luận, phỏng đoán trên cơ sở kinh nghiệm trực giác.
Các yếu tố khoa học kỹ thuật lúc này còn ở trình độ kém phát triển, do đó
những suy luận, phỏng đoán của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại chưa có cơ
sở được chứng minh bằng khoa học. Nhận xét về triết học và phép biện chứng
Hy Lạp cổ đại. Ph.Ăngghen khẳng định: “Hình thức thứ nhất là triết học Hy
Lạp. Trong triết học này, tư duy biện chứng xuất hiện với tính chất thuần phác
tự nhiên, chưa bị khuấy đục bởi những trở ngại đáng yêu” và “nếu về chi tiết,
chủ nghĩa siêu hình đúng hơn so với những người Hy Lạp, thì về toàn thể thì
những người Hy Lạp lại đúng hơn so với chủ nghĩa siêu hình”.[5, 305].
Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức: đây là “hình thức
thứ hai” của phép biện chứng. Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ
điển Đức được khởi đầu từ Cantơ, qua Phíchtơ, Senlinh và phát triển đến đỉnh
cao trong phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Nếu phép biện chứng cổ đại
chủ yếu được đúc rút từ kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày thì phép biện
chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức đã trở thành một hệ thống lý luận
tương đối hoàn chỉnh và đã trở thành một phương pháp tư duy triết học phổ
biến. V.I.Lênin cho rằng phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức
đã tạo ra bước quá độ chuyển biến về lập trường từ chủ nghĩa duy vật siêu
hình sang thế giới quan khoa học duy vật biện chứng. Có thể nhận thấy rằng,
phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức đã hoàn thành cuộc cách
mạng về phương pháp. Tuy nhiên, đặc điểm chủ yếu của phép biện chứng duy
tâm trong triết học cổ điển Đức lại mang nặng tính chất tư biện. Do lập trường
xuất phát của các nhà triết học cổ điển Đức là duy tâm, phạm trù thực tiễn đã
không được nhìn nhận đúng đắn, nên những kết luận rút ra của các nhà triết
học cổ điển Đức đã thiếu đi yếu tố khách quan và mang nặng tính chất tư
biện. Và như vậy - như Lênin nhận định, cho dù, “phép biện chứng duy tâm
9
trong triết học cổ điển Đức đã hoàn thành cuộc cách mạng về phương pháp,
nhưng cuộc cách mạng đó lại ở tận trên trời, chứ không phải ở dưới trần gian.
Trong cuộc sống hiện thực của loài người, và do vậy, phép biện chứng đó
cũng không tách khỏi tính chất gò ép, hư cấu, tóm lại là bị xuyên tạc”[4, 318].
Phép biện chứng duy vật: C.Mác và Ph.Ăngghen là những nhà sáng lập
ra phép biện chứng duy vật và tiếp sau đó là V.I.Lênin phát triển. Ph.Ăngghen
định nghĩa: “phép biện chứng (…) là môn khoa học về những quy luật phổ
biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và
của tư duy”. V.I.Lênin viết “phép biện chứng tức là học thuyết về sự phát
triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học
thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản
ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng” [4, 320]. Khi sáng lập ra phép
biện chứng duy vật, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã kế thừa và phát triển
sáng tạo những “hạt nhân hợp lý” trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, mà
trực tiếp là phép biện chứng duy tâm của Hêghen và đặt nó trên nền tảng duy
vật. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy
vật và phương pháp biện chứng, giữa lý luận nhận thức với lôgíc biện chứng.
Phép biện chứng duy vật là phương pháp tư duy khác về chất so với các
phương pháp trước đó. Mỗi luận điểm của phép biện chứng duy vật là kết quả
của sự nghiên cứu tự nhiên, cũng như lịch sử xã hội loài người. Mỗi nguyên
lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng đều được khái quát và luận giải
trên cơ sở khoa học. phép biện chứng duy vật thực sự là chiếc chìa khoá vàng
trong việc nhận thức thế giới và cải tạo thế gới. Đánh giá về vai trò của phép
biện chứng duy vật như Mác từng nói: “Các nhà triết học trước kia chỉ có thể
giải thích thế giới theo cách này hay cách khác song vấn đề lại là cải tạo thế
giới”[7, 2].
10
Như vậy, lịch sử phép biện chứng là một quá trình lịch sử lâu dài, phát
triển từ những hình thức sơ khai, ngây thơ, tự phát cho đến hoàn thiện nhất,
đầy đủ nhất ở phép biện chứng duy vật. Ngoài ba hình thức cơ bản nêu trên
còn có phép biện chứng của các nhà tư tưởng xã hội dân chủ Nga. Song ở đây
chỉ nêu lên ba hình thức cơ bản như đã nêu trên để bạn đọc cũng có thể hình
dung được lịch sử phát triển phép biện chứng.
1.2. Hoàn cảnh lịch sử ra đời cho sự phát triển phép biện chứng Hy
Lạp cổ đại
Vào thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên, những người Hy Lạp cổ
đại định cư trên vùng đất: người Đôrien định cư ở phía Nam bán đảo
Pêlôpône, đảo Creti và một số đảo khác nhỏ ở phía nam Êgiê; người Iônien
định cư ở vùng đồng bằng Áttích, đảo Ơbê và những vùng đất ven bờ phía
Tây Tiểu Á; người Akeen chủ yếu định cư ở miền trung Hy Lạp; người
Êôlien ở phía Bắc Hy Lạp, một số đảo trên biển Êgiê và vùng vên bờ biển
Tiểu Á đã cùng nhau xây dựng nên lịch sử các quốc gia ở thành thị Hy Lạp cổ
đại. Những tộc người cư trú trên bốn vùng đất này có cùng chung nguồn gốc,
cùng chung ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục, tập quán. Họ tự coi
mình là con cháu của thần Hêlen và gọi quốc gia của họ là Hêllas - tức là Hy
Lạp.
Vùng đất Hy Lạp cổ đại trước kia rộng lớn hơn rất nhiều so với ngày
nay với cấu trúc địa hình phức tạp, phong phú gồm phần đất liền cùng vô số
hòn đảo trên biển Êgiê, vùng duyên hải Ban Căng và Tiểu Á. Những cuộc di
dân ồ ạt từ thế kỷ thứ VIII đến hết thế kỷ thứ VI trước công nguyên và những
cuộc chinh phạt thành công của Alếchxan đại đế vào cuối thế kỷ IV trước
công nguyên càng làm cho vùng đất này được mở rộng và cùng với nó là sự
ra đời của các quốc gia Hy Lạp hoá. Đây là điều kiện thuận lợi để Hy Lạp
phát triển mạnh mẽ kinh tế và thực hiện giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.
11
Là một trong những cái nôi của nền văn hoá nhân loại, lịch sử Hy Lạp
được biết đến từ thời Kritô - Miken với nền văn hoá kỷ nguyên bạc do các bộ
lạc Akhây tạo ra. Nền văn minh Kritô - Miken xuất hiện vào cuối thiên niên
kỷ thứ ba và kéo dài đến thế kỷ thứ hai trước công nguyên. Tuy nhiên đây là
thời kỳ ít được nhắc đến bởi cứ liệu về nó rất mờ nhạt. Thời kỳ được sử sách
nhắc đến nhiều nhất là thời kỳ Hôme (thế kỷ XI - IX trước công nguyên).
Được đánh dấu bằng sự chuyển mình của xã hội Hy Lạp với sự tan rã của chế
độ cộng sản nguyên thuỷ và sự hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ được thúc
đẩy bởi cuộc phân công lao động diễn ra trong nông nghiệp giữa trồng trọt và
chăn nuôi và những cuộc chinh phạt của những người Đônien. Xã hội Hy Lạp
thời kì này được phản ánh qua hai tập trường ca nổi tiếng Iliát và Ôđixê với
những nhân vật thiện chiến khẳng định sức mạnh của mình bằng cách dấn
thân vào những cuộc phưu lưu bằng máu với cuộc chiến tranh của các vị thần
ẩn chứa các sự kiện lịch sử đầy bi kịch mà qua đó, bóng dáng của hai giai cấp
cơ bản của xã hội chiếm hữu nô lệ được khắc hoạ rõ nét.
Cùng với sự hình thành và phổ biến của chế độ chiếm hữu nô lệ vào
khoảng thế kỷ thứ X đến thế kỷ VIII trước công nguyên là sự xuất hiện của
các công cụ bằng sắt. Về mặt kinh tế, ngay từ khi xuất hiện những công cụ
bằng sắt thích hợp với vùng đất Hy Lạp khô cằn và không thuận lợi cho việc
tưới tiêu so với người Ai Cập và người Sume người Babilon cổ đại. Cuộc
sống hoàn toàn phụ thuộc vào mức lên xuống của sông Nin, sông Ti-gơ-rơ và
sông Ơ-phơ-rát các công cụ bằng sắt đã đem lại cho con người Hy Lạp cổ đại
một uy quyền đối với tự nhiên to lớn hơn nhiều. Đó là một trong các nhân tố
quan trọng giúp cho người Hy Lạp thoát khỏi kinh tế tự nhiên để tham gia vào
các quan hệ vật chất. Sự phát triển của công thương nghiệp đã tạo ra một tầng
lớp chủ nô mới. Tầng lớp giàu có vốn không phải chủ nô mới này ngày càng
khẳng định được địa vị của mình trong các nhà nước thành thị Hy Lạp. Việc
12
của cải, nô lệ nắm trong tay tầng lớp chủ nô mới này đã thúc đẩy chế độ tư
hữu tài sản phát triển nhanh chóng. Việc sử dụng các công cụ bằng sắt trong
sản xuất thủ công nghiệp đã khiến cho thủ công nghiệp thoát khỏi sản xuất
nông nghiệp. Nghề thủ công phát triển cao trên quy mô lớn ở các thành phố
Hy Lạp cổ đại. Giữa thành phố và nông thôn có một sự đối lập gay gắt.
Sự phát triển của nhiều thành phố Hy Lạp cổ đại còn do quan hệ buôn
bán diễn ra ở những trung tâm lớn. Các thành phố Hy Lạp cổ đại trở thành các
trung tâm buôn bán và sản xuất hàng hoá hết sức sôi động, điều đó được minh
chứng bởi sự xuất hiện đồng tiền vào thế kỷ VII trước công nguyên. Điều đó
dẫn đến quan hệ trao đổi ngày càng gia tăng, như Mác nói - quan hệ vật chất
giữa các cá nhân mà địa vị xã hội của họ được xác định bằng các tài sản của
họ. Kinh tế phát triển, phân công lao động diễn ra sâu sắc là một trong những
nhân tố quan trọng dẫn đến sự tan rã của nền kinh tế tự nhiên mà cùng với nó
là những quan hệ huyết thống trong cộng đồng thị tộc ngày càng được thay
thế bởi chế độ tư hữu với vai trò của cá nhân ngày càng lớn khi họ tham gia
vào các quan hệ vật chất.
Về mặt xã hội: Ở Hy Lạp cổ đại sự phân hoá giai cấp của xã hội nô lệ
đã hình thành, đồng thời những mâu thuẫn giai cấp cũng xuất hiện. Mâu thuẫn
giữa giai cấp chủ nô và nô lệ nảy sinh và phát triển cùng với sự phát triển của
quan hệ nô lệ. Thời đại Hôme đã để lại một tầng lớp đông đảo bao gồm: tiểu
nông, các thành viên tự do của công xã nông thôn và đối đầu với nó là tầng
lớp quý tộc dòng dõi bao gồm các chủ điền lớn, các nhà quý tộc. Cơ cấu xã
hội đó đã trở nên phức tạp hơn nhiều trong điều kiện nhà nước - thành bang.
Sản xuất thủ công nghiệp, buôn bán, cuộc sống đô thị đã có ảnh hưởng mang
tính phá huỷ nông thôn. Những người nông dân đã bị phá sản đã bổ sung cho
thành phố. Giai cấp thợ thủ công đông đảo được hình thành ở đây. Tầng lớp
thuỷ thủ và những người có nghề nghiệp khác đã tạo thành nhóm thị dân đông
13
đảo lớp thị dân giàu có, chủ nhân của các xưởng thủ công nghiệp, thương
nhân… bắt đầu giữ một vai trò to lớn. Đặc trưng của các nhà nước thành bang
Hy Lạp là đấu tranh giai cấp khốc liệt.
Từ thế kỷ thứ VIII - VII trước công nguyên, trong xã hội Hy Lạp cổ đại
đã nổi lên sự chống đối gay gắt giữa bình dân bị bóc lột về kinh tế và bị chèn
ép về chính trị với quý tộc bộ lạc đang nắm quyền hành. Tầng lớp bình dân
bao gồm: thương nhân, thợ thủ công, trung và tiểu nông họ cùng chống lại
quý tộc nhưng mỗi tầng lớp này lại có nguyện vọng khác nhau. Trong các
công xã và những người công dân tự do chống lại nạn cho vay nặng lãi, nạn
chiếm đoạt ruộng đất và nạn nô lệ hoá do bọn quý tộc gây ra. Tầng lớp chủ nô
công thương đòi nắm quyền chính trị theo kiểu cộng hoà vì đó là sự đảm bảo
cho kinh tế bọn chúng phát triển, xác nhận và bảo vệ chế độ tư hữu tài sản.
Mâu thuẫn giữa bình dân và quý tộc đạt tới mức độ gay gắt nhất vào
thế kỷ thứ VII - VI trước công nguyên. Cuộc đấu tranh ấy đã làm cho thể chế
chính trị chủ nô quý tộc chuyển sang chế độ dân chủ chủ nô mà bằng chứng
rõ nét nhất qua lịch sử của thành bang Aten - một trong những nhà nước thành
thị lớn nhất ở Hy Lạp cổ đại, trung tâm kinh tế, văn hoá tinh thần của toàn thế
giới Hy Lạp cổ đại. Từ cuối thế kỷ thứ VII trước công nguyên, luật pháp
thành thị Aten đã đưa vào văn bản luật các mối quan hệ về tài sản và các quan
hệ khác của giai cấp chủ nô giàu có. Giai cấp thống trị đã áp dụng một số đạo
luật cần thiết (luật Đracôn). Để điều tiết các mối quan hệ mới mà trước hết là
quan hệ sở hữu. Vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên, cải cách của Xô-lông,
sau đó là của Pi-di-xtơ-rát và Cơ-li-xten đã tấn công vào sở hữu của giới quý
tộc thị tộc: thủ tiêu tình trạng nô lệ cho vay nợ, cấm sử dụng công nhân Aten
làm nô lệ, hoàn trả đất đai bị bọn quý tộc chiếm đoạt cho chủ nhân trước đó,
phân chia công dân Aten thành bốn loại phù hợp với mức thu nhập của họ,
đồng thời chia ruộng đất theo những khu vực hành chính căn cứ theo nơi cư
14
trú của họ. Những cải cách đó đã xoá bỏ hoàn toàn những tàn tích cuối cùng
của xã hội thị tộc, xoá bỏ hẳn những ảnh hưởng chính trị của giai cấp quý tộc
thị tộc, đồng thời dẫn đến sự cải tổ lại các cơ quan quyền lực trong bộ máy
nhà nước Aten. Nét đặc trưng nhất của cả Aten và liên minh thành bang Aten
là sự thống trị của tầng lớp dân tự do, đó là đại bộ phận dân đem lại tính chất
phong phú, độc đáo của nền văn hoá Hy Lạp cổ đại. Một trong những nguyên
nhân quyết định sự hưng thịnh của nền văn hoá này là mức độ tách biệt cao
của lao động trí óc khỏi lao động chân tay. Điều này có được nhờ sự tách rời
thủ công nghiệp khỏi nông nghiệp với vai trò ngày một tăng của lao động nô
lệ - những người phải gánh vác một khối lượng công việc cơ bắp nặng nề
nhất. Các nhà khoa học đã xuất hiện từ tầng lớp thị dân khá giả, tầng lớp
thương gia, chính khách…
Về mặt tổ chức xã hội: Nhà nước chiếm hữu nô lệ Hy Lạp cổ đại với
những đặc trưng của mình được tổ chức theo lối thành bang (pônit). Đó là kết
quă của sự phát triển lực lượng xản xuất và sự phân hoá xã hội. Lịch sử Hy
Lạp cổ đại là lịch sử của những thành bang. Mỗi thành bang là một nhà nước
độc lập bao gồm một trung tâm đô thị với nhiều nhà cửa, công trình kiến trúc,
chợ búa, đền thờ, là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá khoa học thương mại
được bao bọc bởi vùng nông thôn rộng lớn. Các thành bang phát triển sản
xuất nông nghiệp, có thành bang phát triển công - thương nghiệp. Trong đó
phải kể đến hai thành bang lớn là thành bang Aten và thành bang Spác.
Thành bang Aten nằm trên đồng bằng Áttích thuộc trung bộ Hy Lạp.
Trong thành bang có nhiều hải cảng lớn thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế
thông thương mậu dịch. Nhờ vậy quan hệ hàng hoá, tiền tệ ở đây phát triển
sớm và nhanh. Đây là cơ sở kinh tế làm xuất hiện ngày càng nhiều lao động
trí óc. Họ điều xuất thân từ giai cấp chủ nô giàu có với điều kiện học hành tốt
có thể đi giao lưu học hỏi, nghiên cứu ở các nước và trong khu vực. Vì thế
15
Aten trở thành một trung tâm văn hoá của Hy Lạp cổ đại và là cái nôi của triết
học Châu Âu. Vào thế kỷ thứ V trước công nguyên, sau những cải cách của
Cơ-li-xten, nhà nước Aten được xác lập hoàn chỉnh với chính thể hoàn toàn
dân chủ.
Thành bang Spác nằm ở vùng bình nguyên Lacôni thuộc Pêlôpône,
miền Nam Hy Lạp. Spác cũng là một thành bang có điều kiện thuận lợi để
phát triển nông nghiệp. Tầng lớp chủ nô ở Spác là tầng lớp chủ nô quý tộc
bảo thủ, áp bức nô lệ vô cùng thậm tệ và để đàn áp các cuộc chống đối của nô
lệ, Spác đã xây dựng nhà nước kiểu liên minh quân sự với sự cai trị hà khắc,
độc đoán… Có thể nói đây là thành bang hiếu chiến nhất và phản động nhất
trong các thành bang của Hy Lạp cổ đại.
Là một quốc gia rộng lớn được tổ chức theo lối thành bang, Hy Lạp cổ
đại có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hoá và chống lại sự
xâm lược của kẻ thù trên cơ sở liên minh giữa các thành bang. Minh chứng
cho điều này là sự liên minh giữa Spác và Aten và các thành bang khác đã
giáng cho nền quân chủ Ba Tư hùng mạnh đòn thất bại nặng nề trong cuộc
chiến tranh Ba Tư - Hy Lạp. Tuy nhiên, lối tổ chức thành bang này với những
hạn chế của nó đã dẫn đến sự thất bại của Hy Lạp trước các đạo quân xâm
lược lớn mạnh khi liên minh giữa các thành bang không còn nữa.
Vào thế kỷ thứ V trước công nguyên, kinh tế Hy Lạp phát triển không
đồng đều. Chính điều đó đã dẫn đến việc những thành bang lớn mạnh tranh
giành quyền bá chủ của Hy Lạp. Điển hình là cuộc đấu tranh giữa hai thành
bang - liên minh Aten và liên minh Spác dưới tên gọi cuộc chiến tranh
Pelôpône diễn ra hàng chục năm với kết quả là sự thất bại nặng nề của thành
bang Aten và liên minh. Không chỉ là cuộc chiến tranh giành quyền lực, cuộc
chiến tranh giữa hai thành bang còn biểu hiện cuộc đấu tranh quyết liệt giữa
hai phái chủ nô: chủ nô dân chủ Aten và chủ nô quý tộc Spác. Cuộc chiến
16
tranh giữa hai thành bang này đã mở đầu cho thời kỳ khủng hoảng của các
thành bang Hy Lạp cổ đại, dẫn tới sự suy yếu nghiêm trọng của Hy Lạp cổ đại
và là nguyên nhân chính làm cho toàn bộ Hy Lạp và bán đảo Ban Căng bị
hoàng đế Philíp Maxêđônia chinh phục, kết thúc nền chính trị thành bang và
phân tranh của Hy Lạp.
Đến thế kỷ thứ II trước công nguyên, Hy Lạp bị đế quốc La Mã chinh
phục. Nhưng với nền văn hoá phát triển rực rỡ thì Hy Lạp đã chinh phục La
Mã về văn hoá. Chính vì vậy, đây là thời kỳ được gọi là thời kỳ Hy Lạp hoá.
Với vị trí địa lý thuận lợi và sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, sự mở
rộng giao lưu buôn bán với các nước khác đã tạo điều kiện cho người Hy Lạp
trao đổi giao lưu văn hoá, tạo điều kiện hình thành các giá trị văn hoá đặc
trưng trên cơ sở tiếp thu và phát triển sáng tạo những giá trị của các nền văn
hoá khác. Minh chứng điển hình cho điều này là sự xuất hiện chữ viết ở Hy
Lạp cổ đại vào khoảng thiên niên kỷ I trước công nguyên trên cơ sở tiếp thu
và cải tạo chữ viết người Phiniki. So với chữ tượng hình của Ai Cập và chữ
tiết hình của Lưỡng Hà phải sử dụng đến hàng trăm ký tự và hình vẽ phức tạp
thì chữ viết Hy Lạp chỉ sử dụng 24 chữ cái mà với cách ghép linh hoạt, mọi
kết quả của tư duy đều được biểu đạt trên mặt giấy. Chữ viết ra đời thể hiện
trình độ tư duy cao của người Hy Lạp mà thông qua nó, người Hy Lạp đã để
lại cho thế giới một di sản văn hoá vô cùng phong phú, trong đó phải kể đến
thần thoại.
Trong kho tàng văn hoá cổ đại, thần thoại Hy Lạp là một đỉnh cao xán
lạn. Ngay từ khi mới xuất hiện, thần thoại Hy Lạp không chỉ là nguồn cảm
hứng bất tận cho văn học, thơ ca, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc… mà còn trở
thành cội nguồn lý luận cho sự hình thành tư tưởng biện chứng trong triết học
Hy Lạp cổ đại.
17
Có thể thấy rằng thần thoại Hy Lạp là sự đối thoại đầu tiên về tính
hoang tưởng của con người với tự nhiên. Bị vây bọc trong sức mạnh của tự
nhiên, quyền lực của xúc cảm và trí tưởng tượng, thần thoại là phương tiện để
người Hy Lạp lý giải những mơ hồ về thế giới sự vật hiện tượng. Với nhiều
dân tộc thần thoại chỉ được coi là những câu chuyện cổ tích, là sự tưởng
tượng ngây thơ về một cái gì đó không có thực. Còn đối với người Hy Lạp cổ
đại thì thần thoại là những câu chuyện, truyền thuyết về các sự kiện có thật,
chứa đựng nội dung thiêng liêng, thần thánh về sự hình thành thế giới. Cuộc
sống thần thánh và những lời răn dạy của các vị thần được coi là những bài
học mà tổ tiên của người Hy Lạp đã phải học để có được những kỹ năng sống
cần thiết, có lòng kính trọng thần thánh, biết đề cao đức hạnh và trừng phạt tội
lỗi.
Qua thần thoại Hy Lạp các vị thần hiện lên hết sức sinh động và gần
gũi với con người, với những cảm xúc như con người: Cũng yêu thương, giận
hờn, ghen ghét, đố kỵ, đa tình, đa thê, ích kỷ, thậm chí khi trúng thương cũng
chảy máu… Đặc điểm này của thần thoại Hy Lạp đã chứng tỏ quyền lực lớn
hơn mà con người đã đạt được đối với tự nhiên so với người phương Đông.
Nó cũng chứng tỏ sự hình thành nhân cách trong đời sống tinh thần của người
Hy Lạp cổ đại. Cái minh chứng cho niềm tin ngày càng tăng của con người
vào sức mạnh của bản thân là sự xuất hiện các hình ảnh của thần thoại về
nhiều nhân vật dám thách thức các vị thần trên đỉnh Ôlimpơ.
Trong nền văn hoá Hy Lạp cổ đại, thần thoại được coi là một phương
thức cảm nhận thế giới một cách phổ quát, mang tính khởi thuỷ của người Hy
Lạp. Trong các câu chuyện thần thoại về nguồn gốc của các vị thần, người Hy
Lạp cổ đaị cho rằng, xa xưa từ thuở trời đất còn là một hỗn mang thì Khaôx là
một vực thẳm đen ngòm vô cùng, vô tận, trống rỗng, mơ hồ trong khoảng
không gian bao la. Thế rồi từ Khaôx đã nảy sinh ra thế giới với biết bao điều
18
kỳ lạ, bí ẩn. Từ Khaôx đã nảy sinh ra các vị thần, mỗi vị thần đó cai quản một
lĩnh vực riêng biệt. Người Hy Lạp đã sử dụng thần thoại để giải thích cội
nguồn của thế giới, giải thích thế giới luôn vận động và biến đổi. Đặc điểm
này của thần thoại Hy Lạp đã có tác động lớn trong việc hình thành quan
niệm của các nhà triết học về bản nguyên đầu tiên của thế giới, trong việc
hình thành những tư tưởng biện chứng đầu tiên về mối liên hệ phổ biến, về sự
phát triển. Chẳng hạn đối với Talét - người coi bản nguyên đầu tiên của thế
giới là nước, rồi từ nước chuyển hoá thành các sự vật, hay như Hêraclít cho
bản nguyên đầu tiên của thế giới là lửa, các sự vật và lửa luôn chuyển hoá cho
nhau mà cơ sở của sự thống nhất các sự vật là ở ngọn lửa. Nước của Talét,
hay lửa của Hêraclít cũng mang những yếu tố phát sinh, sinh thành như
Khaôx đẻ ra các vị thần. Ở Hêraclít sự thống nhất (hài hoà) và đấu tranh của
các mặt đối lập cũng một phần lấy cảm hứng từ các cuộc đấu tranh của các vị
thần trong thần thoại.
Như vậy có thể nói thần thoại đã phản ánh thành công những nguyện
vọng của nhân dân, cũng như cuộc sống lao động và đấu tranh của người Hy
Lạp cổ đại. Đối với triết học Hy Lạp thì thần thoại là một yếu tố quan trọng
dẫn đến sự hình thành, mối quan hệ giữa thần thoại và triết học Hy Lạp cổ đại
là mối liên hệ phát sinh: “Mối liên hệ mang tính phát sinh này của triết học
Hy Lạp cổ đại với thần thoại thể hiện ở sự thống nhất phương pháp nhìn nhận
thế giới, phương pháp mang tính quyết định đối với các quan niệm thần thoại
đã trở thành một trong những phương pháp cơ bản trong các hệ thống triết
học - vũ trụ luận”[21,79 - 80].
Khoa học cũng là một yếu tố quan trong cho việc hình thành tư tưởng
biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại nói riêng và nền triết học Hy Lạp
nói chung. Khoa học được phát triển mạnh mẽ trên cả hai phương diện: Tự
nhiên và xã hội, đặc biệt là khoa học tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu buôn
19
bán, vượt biển và những cuộc chinh phục của người Hy Lạp đến các vùng đất
mới. Hy Lạp là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội, là nơi đã nảy sinh ra những phát minh vĩ đại về toán học, thiên văn học,
địa lý, hệ thống đo lường, lịch pháp… Những giá trị của khoa học Hy Lạp cổ
đại đã góp phần to lớn vào kho tàng tri thức của nhân loại. Khoa học Hy Lạp
cổ đại là nền tảng vững chắc để châu Âu đạt được những thành quả như ngày
nay.
Triết học Hy Lạp cùng với những thành tựu của nó có vai trò vô cùng
quan trọng đối với Châu Âu nói riêng và nhân loại nói chung. Hy Lạp là quê
hương của các triết gia lớn với những tư tưởng vĩ đại. Từ Talét, triết học đã ra
đời và thay thế thần thoại cùng tôn giáo nguyên thuỷ, đồng thời thâu tóm các
tri thức khoa học vào một hệ thống mang tính khái quát hơn. Triết học Hy
Lạp cũng đã phản ánh các cuộc đấu tranh giai cấp, phản ánh những tư tưởng
trong xã hội lúc bấy giờ mà tiêu biểu là cuộc đấu tranh giữa hai trường phái
duy vật và duy tâm. Sự xuất hiện của triết học mặc dù chưa thể chấm dứt
ngay những ràng buộc với thần thoại nhưng nó đã tạo ra một bước ngoặt lớn
trong lịch sử nhận thức của người Hy Lạp cổ đại sang thế giới quan triết học.
Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh” Ph.Ăngghen đã có lời đánh giá như
sau: “Chỉ có chế độ nô lệ mới làm cho sự phân công lao động có thể thực hiện
trên một quy mô rộng lớn hơn giữa lao động nông nghiệp và công nghiệp, và
do đó mới có thể có thời kỳ hưng thịnh nhất của thế giới cổ đại, tức là nền văn
minh Hy Lạp. Không có chế độ nô lệ thì không có chế độ La Mã. Mà không
có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và La Mã thì không có châu Âu hiện đại.
Chúng ta không bao giờ quên được rằng tiền đề của toàn bộ sự phát triển kinh
tế, chính trị và trí tuệ của chúng ta là một trạng thái, trong đó chế độ nô lệ
cũng hoàn toàn cần thiết giống như nó được mọi người thừa nhận. Theo nghĩa
20
đó, chúng ta có quyền nói rằng: Không có chế độ nô lệ cổ đại thì không có xã
hội chủ nghĩa hiện đại” [1, 204].
1.3. Phép biện chứng duy vật Hy Lạp cổ đại và đặc điểm của phép
biện chứng duy vật Hy Lạp cổ đại
Phép biện chứng duy vật Hy Lạp cổ đại được thể hiện trong triết học
của những nhà triết học duy vật về tự nhiên, về con người và về xã hội. Các
đại biểu tiêu biểu cho phép biện chứng duy vật Hy Lạp cổ đại đó là: Talét,
Anaximen, Anaximenđrơ, Hêraclít, Đêmôcrít.
Với Talét - “người nghiên cứu triết học đầu tiên” cho rằng thế giới bắt
đầu từ nước. Nước - một dạng vật chất cụ thể, được Talét xem là cơ sở của
thế giới, cơ sở của mọi sự vật. Mọi sự vật đều được sinh ra từ nước và khi
phân huỷ lại biến thành nước. Như vậy, nước với tư cách là khởi nguyên tồn
tại vĩnh viễn còn các sự vật hiện tượng trong thế giới không ngừng sinh ra và
chết đi mà trong vòng tuần hoàn sinh sinh hoá hoá liên tục đó, mọi sự vật hiện
tượng trong thế giới thống nhất ở chỗ chúng được sinh ra từ nước.
Quan niệm nước là khởi nguyên của thế giới, một lẽ đương nhiên theo
Talét không chỉ có nước đang chảy trong sông ngòi mà nó hiện diện ở khắp
nơi, nó là một chất hoà tan luôn chảy đi nói chung, trong đó mọi thứ đều bị
tan ra và từ đó mọi thứ hình thành, chất cứng lắng xuống trong nước, chất nhẹ
bốc hơi lên từ đó.
Tư tưởng này của Talét tiếp tục được phát triển ở Anaximen khi ông
cho rằng khởi nguyên của thế giới là không khí, sự xuất hiện của vô số các vật
thể và sự quay lại khởi nguyên đầu tiên của chúng là quá trình cô đặc và làm
loãng ra của không khí.
Nếu ở Talét yếu tố trực tiếp và cảm tính chiếm ưu thế thì ở
Anaximenđrơ, tư tưởng về thế giới và sự thống nhất của thế giới được phát
triển một cách trừu tượng hơn. Anaximenđrơ cho nguồn gốc và cơ sở của mọi
21
sự vật là Apâyrôn - một cái không xác định vô hạn cả về đại lượng lẫn thuộc
tính, không thể chuyển hoá thành một khởi nguyên nào khác, là thứ mà từ đó
trong quá trình phát triển các mặt đối lập được tách ra: nóng - lạnh, khô -
ướt… Khởi nguyên ướt sẽ dẫn tới sự hình thành đất và cùng với khởi nguyên
nóng, nó quy định sự xuất hiện của sự sống.
Trong quan điểm về thế giới, Anaximenđrơ đã đưa ra một luận điểm
cho thấy sự phát triển vượt bậc về tư duy của ông - đó là sự lý giải về quá
trình không thuận nghịch và qua đó vấn đề khởi nguyên và kết thúc tồn tại
của vũ trụ.Ông đặt ra vấn đề: lẽ nào sự phát triển lại bắt đầu sau một trạng
thái bất động, đình trệ rất lâu và ngược lại, lẽ nào thời điểm đình trệ hoàn toàn
lại có thể bắt đầu sau một quá trình kéo dài? Từ vấn đề này Anaximenđrơ đã
đi đến một kết luận là phải thừa nhận sự thay thế lẫn nhau một cách bất tận
của sự xuất hiện và phân huỷ.
Trong sự giải thích về nguồn gốc của sự sống, Anaximenđrơ đã có
những phỏng đoán thiên tài. Ông cho rằng sự sống của con người nảy sinh
trên ranh giới giữa lục địa và đáy biển, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời
(nóng), các đại dương cạn dần, sau đó từ những sinh vật sống ở biển chuyển
lên cạn sinh sống, trút lớp vảy đi và trở thành động vật trên cạn, từ các con vật
trên cạn phát triển tiến hoá con người ra đời từ đó. Sự sống là sự chuyển tiếp
từ thấp đến cao, sự vận động của con người và các sinh vật luôn theo quy luật
tiến hoá tự nhiên của nó.
Về phép biện chứng Hy Lạp cổ đại thì Hêraclít được xếp ở vị trí trung
tâm. Phép biện chứng trong triết học của ông được trình bày một cách khá sâu
sắc, ông cũng là người đã đưa ra những phỏng đoán thiên tài về sự vận động
và phát triển của thế giới. Ông được xem là “một trong những nhà sáng lập ra
phép biện chứng”.
22
Ở Talét khởi nguyên của thế giới là nước, Anaximenđrơ là Apâyrôn thì
Hêraclít truy tìm bản nguyên của thế giới từ một hành chất đầu tiên, đó là lửa.
Lửa là cơ sở của thế giới sự vật hiện tượng, thế giới sự vật hiện tượng thống
nhất ở cơ sở của chúng là ngọn lửa, lửa là cơ sở phát sinh sinh thành thế giới.
Con đường để sinh thành đó tuân theo quy luật chuyển hoá. Lửa của Hêraclít
cũng có thể được xem như là thần Dớt thống trị và cai quản thế giới.
Nếu ở Anaximenđrơ và trường phái Milê đã nói đến sự đấu tranh của
các mặt đối lập thì Hêraclít trong triết học của mình đã làm rõ hơn tính thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Trong quan điểm về sự thống nhất (hài
hoà) và đấu tranh của các mặt đối lập Hêraclít đã làm nổi bật những tư tưởng
sau:
Thứ nhất, sự thống nhất có nghĩa là sự đồng nhất của cái đa dạng, là sự
hài hoà giữa các mặt đối lập “bất đồng với nhau”. Ông cho rằng ngày và đêm,
thiện và ác… là những sự thật hiển nhiên ai cũng biết. Song ngày và đêm,
thiện và ác với tư cách là các mặt đối lập tạo thành một chỉnh thể thống nhất
thì không phải ai cũng biết. Ông đã từng phê phán Hêxiốt - người được mệnh
danh là “thầy giáo của đa số” đã không hiểu ngày và đêm.
Thứ hai, mỗi sự vật, mỗi hiện tượng trong quá trình biến đổi đều trải
qua các trạng thái đối lập và chuyển hoá thành các mặt đối lập với nó. Ông
đưa ra sự giải thích: cùng một thứ ở trong ta như thức và ngủ, trẻ và già, vì
sau khi biến đổi cái này thành cái kia và ngược lại.
Thứ ba, đấu tranh của các mặt đối lập không chỉ là sự đối lập mà còn là
sự liên hệ thống nhất giữa các mặt đối lập, là điều kiện của tồn tại.
Hêraclít còn được mọi người biết nhiều đến bởi học thuyết dòng chảy
phổ biến (vận động là phổ biến) của ông. Ông đưa ra mệnh đề “người ta
không thể hai lần tắm trên một dòng sông”. Từ sự quan sát trực quan là sự
23
vận động chảy của dòng sông ông đã đi đến khẳng định mọi thứ “đều trôi đi,
đều chảy đi” như dòng sông.
Đại biểu tiêu biểu cho lập trường duy vật Hy Lạp cổ đại đó là
Đêmôcrít. Đêmôcrít cho rằng khởi nguyên của vũ trụ là từ các nguyên tử, thế
giới với sự đa dạng của nó được cấu thành từ sự đa dạng của các nguyên tử,
sự kết hợp của các nguyên tử. Sự khác nhau của các vật thể là do sự kết hợp
của các nguyên tử theo một trật tự nhất định.
Đêmôcrít khác với các nhà triết học thuộc trường phái Êlê khi ông thừa
nhận sự tồn tại của khoảng không (tức không tồn tại). Ông khẳng định:
“Không tồn tại hiện có chẳng kém gì so với tồn tại”.[15, 74] Cả hai (cái tồn
tại và không tồn tại) đều là nguyên nhân của vật chất, thậm chí không tồn tại
còn là điều kiện cho sự vận động của các nguyên tử.
Đêmôcrít là đại biểu tiêu biểu cho chủ nghĩa duy vật ở Hy Lạp cổ đại.
Trong triết học Hy Lạp cổ đại có hai lập trường đối lập nhau: duy vật và duy
tâm trong triết học. Hai lập trường đó được đại diện bởi hai nhà triết học tiêu
biểu. Đó là Đêmôcrít (lập trường duy vật) và Platôn (lập trường duy tâm).
Trên cơ sở trình bày tóm lược phép biện chứng trong triết học Hy Lạp
cổ đại. Chúng ta có thể khái quát đặc điểm của phép biện chứng duy vật Hy
Lạp cổ đại.
Đặc điểm cơ bản và xuyên suốt trong phép biện chứng Hy Lạp cổ đại
đó là tính ngây thơ, tự phát. Tự phát vì các nhà triết học Hy Lạp cổ đại nghiên
cứu tự nhiên chỉ cốt làm sao vẽ được bức tranh chung về thế giới và chỉ ra
được nguồn gốc của nó chứ không có chủ định nghiên cứu phép biện chứng.
Ngây thơ vì hầu hết các tư tưởng biện chứng của các nhà duy vật Hy Lạp cổ
đại đều mang tính suy luận, phỏng đoán trên cơ sở kinh nghiệm trực giác.
Trong quan điểm khởi nguyên vũ trụ của các nhà triết học Hy Lạp cổ
đại là một minh chứng cụ thể. Chẳng hạn như Talét cho thế giới có khởi
24
nguyên ban đầu là nước, bởi Talét thấy nước luôn hiện diện ở khắp mọi nơi.
Hay như Hêraclít quan niệm khởi nguyên là lửa, bởi ông cho rằng lửa là yếu
tố năng động nhất so với đất, nước, không khí, như các nhà triết học trước
ông đã khẳng định đó là khởi nguyên của thế giới. Trên cơ sở quan sát sự
xung động nhịp nhàng của ngọn lửa Hêraclít đã giải thích sự chuyển hoá lửa
→ các sự vật, hiện tượng, các sự vật hiện tượng → lửa. Thậm chí ngay cả với
học thuyết nổi tiếng của ông: học thuyết về dòng chảy phổ biến. Từ sự quan
sát trực cảm sự “trôi đi , chảy đi” của dòng sông để ông khẳng định vận động
là vĩnh cửu “không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”.
Có thể thấy một điểm nữa rằng: các nhà triết học Hy lạp cổ đại còn là
các nhà khoa học tự nhiên. Do vậy quan niệm, lập trường của các nhà triết
học tự nhiên mang tính duy vật. Tuy nhiên vào thời đại của các nhà triết học
cổ đại Hy Lạp thì yếu tố khoa học lại chưa phát triển để chứng minh cho các
tư tưởng biện chứng của các nhà triết học, nên phần lớn các tư tưởng biện
chứng đều mang tính chất phỏng đoán, dựa trên kinh nghiệm trực quan. Chính
yếu tố khoa học của thời đại các nhà triết học cổ đại Hy Lạp chưa phát triển,
chưa phục vụ tích cực cho triết học nên đã làm cho những tư tưởng mang đặc
điểm ngây thơ.
Như chúng ta cũng đã biết, một trong những cơ sở cho sự hình thành
nên nền triết học Hy Lạp cổ đại đó là kho tàng văn hoá, đặc biệt là thần thoại.
Cùng với yếu tố khoa học lúc đó chưa phát triển thì các chuyện thần thoại vẫn
còn phảng phất trong triết học Hy Lạp cổ đại. Chính vì vậy mà trong các tư
tưởng biện chứng của các nhà triết học duy vật cũng có những yếu tố thần
thoại. Như Talét mặc dù xem nước là khởi nguyên của mọi thứ, song do hạn
chế của khoa học lúc bấy giờ nên ông đã viện đến thần linh khi không giải
thích được từ tính của nam châm và hổ phách cho rằng sở dĩ vạn vật vận động
được là nhờ các thần linh.
25