Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kế “trụ trên hai con tàu” của Pateric

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.74 KB, 5 trang )

Kế “trụ trên hai con tàu” của Pateric



Australia là nước xuất khẩu lông cừu lớn nhất thế giới. Rất nhiều doanh
nghiệp của quốc gia này đều bị cuốn vào lĩnh vực kinh doanh lông cừu. Có doanh
nghiệp nhờ đó mà phát triển mạnh và cũng có doanh nghiệp vì lông cừu mà phá
sản.
Từ giữa thập niên 90 trở lại đây, việc tiêu thụ lông cừu trên thị trường quốc tế
gặp nhiều khó khăn. Giá lông cừu của Australia tụt xuống tới mức thấp nhất trong lịch
sử. Lượng tồn kho rất lớn. Nhiều nhà sản xuất có năng lực đều "vấp phải đá ngầm trở
thành mắc cạn”.

Pateric Corp. là một trong những doanh nghiệp kinh doanh lông cừu lớn của
Australia. Ngay từ đầu những năm 80, Pateric đã hình thành ý tưởng kinh doanh của
mình tại châu Úc. Dưới tài năng kinh doanh của ban giám đốc Pateric, hãng đã đưa sản
phẩm lông cừu xuất khẩu sang Trung Quốc, Nam Phi và thông qua liên hệ với các
tuyến vận tải trên biển để kinh doanh tại khu vực Thái Bình Dương. Nhiều người đặt
cho Pateric biệt danh là “chuột túi trên biển”. Công việc kinh doanh lông cừu của
Pateric tuy có khả quan nhưng Pateric không hề chủ quan chút nào. Hãng luôn chuẩn
bị tư tưởng để đối phó với những biến động bất lợi trên thị trường lông cừu.

*) “Con tàu” thứ nhất: linh hoạt trong kinh doanh lông cừu

Khi cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng quyết liệt và ảnh huởng
của suy thoái kinh tế thế giới tác động xấu đến hoạt động kinh doanh, ban lãnh đạo
Pateric đã vẽ lên một nét mới trong chiến lược kinh doanh lông cừu của hãng trong
tương lai. Đó là không chịu ngồi yên để thị trường chi phối mà Pateric phải chủ động
“phản kích” nhằm có được lợi nhuận trong kinh doanh. Từ đó, Pateric áp dụng một số
phương thức tiêu thụ linh hoạt như tiêu thụ nhiều nhưng lãi ít, tiêu thụ bằng đại lý ở
nước ngoài,...



Hàng năm, Pateric đều kiểm tra chất lượng hàng tồn kho nhằm giảm ảnh hưởng
của việc bán hàng hoá còn tồn đối với việc quyết định giá bán, nhất là trong việc hạn
định giá cả. Việc đó đủ cho nhiều người thấy tư tưởng kinh doanh của Pateric.

Ban lãnh đạo Pateric luôn chủ động tìm kiếm những thị trường mới chứ không
bó hẹp trong những thị trường nhập khẩu lông cừu truyền thống. Tại Canada thời tiết
khá lạnh, đặc biệt là mùa đông nhu cầu áo ấm ở Canada là rất lớn. Nắm bắt được điều
đó, Pateric đã hợp tác với một hãng may mặc của Canada chuyên sản xuất các loại áo
rét làm từ lông cừu. Ưu điểm của loại áo này là bền và rất ấm. Tuy nó không đẹp
nhưng bù lại giá thành khá thấp nên được một bộ phận lớn người dân Canada ưu thích.
Số lượng áo sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đấy. Nhờ vậy công việc kinh doanh lông
cừu của Pateric có triển vọng hơn, giảm bớt gánh nặng thua lỗ từ các thị trường khác.

*) “Con tàu” thứ hai: chủ động nắm bắt cơ hội kinh doanh cầu cảng

Ngoài việc kinh doanh lông cừu với những sách lược linh hoạt, để hạn chế bớt
rủi ro của ngành kinh doanh này đồng thời để mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi
nhuận, Pateric còn đặt chân lên cửa khẩu tại cảng Melbourne, một trong những cảng
lớn nhất Australia, nơi thu gom và đóng thùng phần lớn các loại hàng hoá rồi chuyên
chở đi. Cảng Melbourne cùng với ba thành phố lớn là Sidney, Adelaide và Hobart liên
kết gồm có 5 cầu tàu lớn. Trang thiết bị của cảng xét về chủng loại và mức độ thuận
tiện thì ở Australia không có cảng nào bằng.

Pateric đã đầu tư thuê hẳn một cầu tàu ở cảng Melbourne. Sau khi đã thuê được
cầu tàu, Pateric chẳng những lợi dụng cầu tàu để kinh doanh nghề vận tải đường biển
mà hơn nữa, hãng còn nghĩ ra một số điểm về việc xây dựng và phát triển cầu tàu như
làm đại lý duy tu và bảo duỡng các loại máy móc ở cảng, xây dựng hệ thống tự động
hoá trong việc đưa các hàng hoá đã thu gom, đóng thùng vào kiểm tra và cân đo.v.v...
Kế sách lấy cảng nuôi cảng của Pateric đã tạo thành tư thế chủ động trong công việc

đại lý và nguồn lợi nhuận thu được cũng sẽ nhiều hơn.

Trên cả hai “con tàu” mà Pateric “đứng” để kinh doanh là kinh doanh lông cừu
và làm ăn ở cửa khẩu hải cảng, hãng đều dùng “thế và lực” ngang nhau. Một số chủ
doanh nghiệp kinh doanh cầu tàu ở Melborne muốn dùng quyền bỏ thầu xây dựng
cảng và con đường trung chuyển tới đường bộ để chiếm lại cầu cảng mà Pateric thuê
nhưng họ đã thất bại vì không địch lại với tiềm lực tài chính hùng mạnh của Pateric.

Pateric chính là điển hình của việc đa dạng hóa trong kinh doanh. Trên thương
trường, công việc kinh doanh của một doanh nghiệp cũng giống như ngọn sóng, có lúc
lên cao và có lúc tụt xuống. Khi “ngọn sóng” lên cao thì đầu tư thuận lợi, nhưng khi nó
tụt xuống thì doanh nghiệp sẽ rơi vào tình cảnh khốn đốn, nếu không có lực lượng dự
trữ thì việc vay vốn để duy trì hoạt động cũng là khó khăn, chưa tính đến chuyện làm
ăn có lãi. Thị trường lông cừu ở Australia với những biến động lên xuống thường
xuyên từng làm cho một số doanh nghiệp kinh doanh đơn sản phẩm rơi vào tình trạng
vô cùng khó khăn, đôi khi phải bỏ ngành để chuyển sang làm ăn ngành khác. Vì vậy,
cách "đứng trụ trên hai con tàu" của Pateric chính là một trong những sách lược hữu
hiệu để đối phó với thị trường đầy biến động thất thường này.

×