Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nguyên lý ĐCĐT 2 kỳ 2 stroke

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.84 KB, 3 trang )

Bài giảng “lý thuết động cơ đốt trong”
ĐỘNG CƠ 2 KỲ:
What is a 2-Stroke Engine?
Những bộ phận cấu tạo nên động cơ 2 kỳ giống như tất cả các động cơ khác với 2 bộ phận quan trong.
Trước tiên là nó có hệ thống làm mát không cần nước. Những cánh tản nhiệt bên ngoai block máy tạo
thêm bề mặt cho nhiệt độ thoát trực tiếp ra ngoài không khí. Thứ 2 là không có thùng dầu bôi trơn. Dầu
bôi trơn được trộn lẫn chung với nhiên liệu và được đốt cháy cùng với nhiên liệu. Hình bên thể hiện các
bộ phận chính của một động cơ 2 kỳ.
Một kỳ là sự đi lên hoặc đi xuống của piston bên trong xylanh động cơ. Nếu piston ở phía dưới của
xylanh và di chuyển dọc lên trên, đó là một kỳ. Vậy 2 kỳ có nghĩa là một lần đi lên và một lần đi xuống
của piston trong xylanh.
Sự định nghĩa động cơ 2 kỳ là động cơ có bugi và đánh lửa đốt cháy nhiên liệu cho mỗi 2 kỳ. Điều này
tất nhiên sẽ cung cấp một công suất lớn hơn động cơ 4 kỳ gần như gấp 2 lần.
1
Bài giảng “lý thuết động cơ đốt trong”
Burning Fuel In a 2-Stroke Engine
Để hiểu được vấn đề, chúng ta cần thấy rằng cái gì xảy ra khi nhiên liệu cháy trong động cơ. Theo dõi
sơ đồ sau:
Stage 1: Nhiên liệu mới được hút vào trong động cơ qua cửa nạp, được thể hiện bằng mũi tên màu
xanh. Sự dịch chuyển của piston lên vị trí điểm chết trên tạo ra chân không trong xylanh hút nhiên liệu
vào trong. Chú ý rằng, dầu bôi trơn được hòa trộn chung với xăng để bôi trơn cho piston và nó được đốt
cháy cùng với xăng trong xylanh động cơ.
Stage 2: Nhiên liệu được nén tại đỉnh của xylanh và được đốt cháy bằng bugi. Nhiên liệu cháy sinh
ra công đẩy piston đi xuống thông qua thanh truyền làm quay trục khuỷu. Đây là giai đoạn tạo ra tất cả
công suất cho động cơ để làm quay trục khuỷu và các bộ phận cơ khí được nối với nó. Khi piston đi
2
Bài giảng “lý thuết động cơ đốt trong”
xuống, sản phẩm cháy bắt đầu thoát ra ngoài qua của xả. Cùng thời điểm đó, nhiên liệu mới cũng được
nạp vào trong xy lanh.
Stage 3: Sự di chuyển của nhiên liệu mới vào trong xylanh sẽ giúp đẩy khí xả ra ngoài, nhưng điều
đó cũng có nghĩa rằng khí xả và xăng hòa trộn với nhau, kết quả là có một lượng nhiên liệu chưa cháy


bị đẩy ra ngoài cùng với khí xả, cũng như còn một lượng khí xả sót lại trong xylanh. Điều này gây tiêu
hao nhiên liệu và không phát huy hết công sức của động cơ.
Stage 4: Khi piston đi lên trở lại đến khi piston đến vị trí đóng kín cửa xả thì quá trình nạp nhiên liệu
mới và thải khí xả hoàn tất. Nhiên liệu mới, cùng với một ít khí xả còn sót lại hòa trộn với nhau chúng
được nén lại và động cơ lặp lại các quá trình trên.
3

×