Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nghiên cứu văn hóa đọc của giới trẻ ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI trên báo in (Khảo sát trên báo Tuổi trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong, từ năm 2010-2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
..……..

PHẠM THỊ NGA

NGHIÊN CỨU VĂN HOÁ ĐỌC CỦA GIỚI TRẺ Ở
VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI TRÊN BÁO IN
(Khảo sát trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong, từ
năm 2010 - 2013)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái

Hà Nội, 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của: PGS.TS Nguyễn Thị
Minh Thái.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong Luận văn này
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Phạm Thị Nga




LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái,
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn
này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban chủ nhiệm khoa Báo chí - Truyền thông, các giảng viên trong khoa,
phòng Quản lý khoa học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học
Quốc Gia Hà Nội
Và người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu Luận văn.

Hà Nội, tháng

năm 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
Chƣơng 1. QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG GIỮA LOẠI HÌNH BÁO IN VÀ VẤN ĐỀ
VĂN HÓA ĐỌC ................................................................................................................ 9
1.1.Lý luận chung về loại hình báo in .................................................................................. 9
1.2.Lý luận chung về văn hóa đọc ....................................................................................... 21
Tiểu kết chương 1
Chƣơng 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VĂN HOÁ ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRÊN
BÁO IN (Tuổi Trẻ, Thanh Niên Tiền Phong, từ năm 2010 - 2013) ................................36
2.1.Tiêu chí lựa chọn những tác phẩm báo chí viết về văn hóa đọc của sinh viên trên báo
in .......................................................................................................................................... 36

2.2. Tiêu chí lựa chọn tác phẩm báo chí viết về văn hoá đọc của sinh viên trên báo Tuổi
Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong .................................................................................................38
2.3. Nội dung tác phẩm báo chí viết về văn hóa đọc trên ba tờ báo ................................... 47
2.4. Hình thức tác phẩm báo chí viết về vấn đề văn hóa đọc trên ba tờ báo ....................... 60
2.5. Tác động từ những tác phẩm báo chí viết về văn hóa đọc của sinh viên trên báo in .. 67
Tiểu kết chương 2
Chƣơng 3. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÁC PHẨM BÁO CHÍ VIẾT VỀ VĂN
HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRÊN BÁO TUỔI TRẺ, THANH NIÊN, TIỀN
PHONG .............................................................................................................................. 85
3.1. Bài học kinh nghiệm từ nhà báo viết về văn hóa đọc của sinh viên ..............................85
3.2. Những hạn chế .............................................................................................................. 89
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí viết về văn hoá đọc của sinh viên
trên báo in ............................................................................................................................ 93
3. 4. Phác thảo mô hình tác phẩm báo chí viết về văn hóa đọc của sinh viên trên báo in.
.................................................................................................................................................103

Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 115
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
- Bảng 2.1. Khảo sát báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 20102013
- Bảng 2.2. Khảo sát báo Tiền Phong từ năm 2010-2013
- Bảng 2.3. Khảo sát báo Thanh Niên từ năm 2010-2013
- Bảng 2.4. Các báo sinh viên thường đọc (Tính theo tỉ lệ %)
- Bảng 2.5. Mức độ theo dõi của sinh viên đối với các bài viết về văn hóa
đọc trên báo in (Tính theo tỉ lệ %)
- Bảng 2.6: Mục đích sinh viên theo dõi các bài viết về văn hóa đọc trên

báo in (tỉ lệ %)
- Bảng 2.7: Thời gian dành để đọc sách mỗi ngày của sinh viên (tỉ lệ %)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tuổi Trẻ TP HCM:

Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

BCH:

Ban chấp hành

NXB:

Nhà xuất bản

Bộ TT&TT:

Bộ Thông tin và truyền thông

Bộ VH-TT&DL:

Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch

TVQG:


Thư viện Quốc Gia

SVVN:

Sinh viên Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với sinh viên, việc học qua việc đọc sách là quan trọng nhất trong
suốt quá trình học tập tại trường đại học. Sách là nơi lưu trữ những tri thức của
nhân loại. Bởi thế, từ học sinh, sinh viên cho đến những nhà khoa học tài giỏi,
sách được coi như một công cụ để học tập, nghiên cứu. Và vấn đề nổi trội nhất
trong việc học Đại học ở Việt Nam, nhất là trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn là phải có văn hóa đọc.
Sinh viên hiện nay không có thói quen đọc tài liệu, ghi chép, không biết
cách tổng hợp và vận dụng kiến thức trong sách công cụ - giáo trình để giải
quyết vấn đề. Đặc biệt hơn cả là không biết tổ chức thời gian học tập, thêm vào
đó năng lực và thói quen đọc chưa cao, thiếu đi kỹ năng tự học và tự đọc một
cách có hiệu quả nhất.
Văn hoá đọc là một bộ phận của văn hoá – là một trong những động lực
thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí
tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hội dựa trên
nền tảng của nền kinh tế tri thức. Đọc là một hoạt động văn hóa của con người,
thông qua việc đọc để tiếp nhận thông tin, tích lũy và nâng cao tri thức, từ đó
giúp nâng cao kỹ năng sống, mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc của con người.
Văn hóa đọc là một hoạt động văn hóa ở tầm cao của một dân tộc. Thông qua
văn hóa đọc định hướng đọc cho mọi người dân, tuỳ thuộc vào trình độ dân trí,
nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù

hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống của mình.
Văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay nói chung và sinh viên nói riêng đang
có vấn đề. Với tư cách là những thế hệ tương lai, chủ nhân tương lai của đất
nước thì việc đọc sách có vấn đề đang trở nên báo động với toàn xã hội. Ngày
nay có quá nhiều bạn trẻ thích dùng đồ ăn nhanh, những cuốn sách đọc lướt,
những quán nét siêu tốc với thế giới game online giết thời gian, tuy nhiên thời
gian dùng để đọc sách thì rất ít. Sự lấn ướt của văn hóa nghe nhìn xảy ra với mọi
1


tầng lớp xã hội, ngay cả tri thức, một tầng lớp được trông mong là đọc sách
nhiều nhất.
Giới trẻ ngày nay khó có ham muốn đọc sách hơn bởi họ đang sống trong
thời đại của công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông hiện đại. Họ
phần lớn chỉ đọc kiểu hưởng thụ hơn là nghiền ngẫm, thiếu đi sự sâu sắc và thụ
động trong việc đọc sách. Sự phát triển của công nghệ thông tin làm giới trẻ lười
biếng ngồi trong thư viện để đọc một quyển sách. Nhưng chắc chắn, đối với
giới trẻ không có một phương tiện nghe nhìn nào có thể thay thế việc đọc. Và
hầu như, việc đọc sách trong giới trẻ nói chung, và với sinh viên nói riêng chủ
yếu là theo phong trào.
Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hoá đọc, trong kỳ họp lần thứ 28
của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Paris (ngày 25/10 – 16/11/1995), UNESCO
đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày sách và bản quyền thế
giới”, trong đó có nêu rất rõ mục tiêu và cá thành phần tham gia ngày tôn vinh
những giá trị của sách và sự đóng góp của các tác giả cho sự ra đời của các tác
phẩm bất hủ, đồng thời là dịp để khuyến khích tất cả mọi người, nhất là giới trẻ
khám phá niềm yêu thích đọc sách, tôn vinh văn hoá đọc.
Tại Việt Nam, quyết định 248/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ngày
24-2-2014 quy định ngày 21/4 hàng năm là “Ngày sách Việt Nam” để phát triển
văn hóa đọc. Đây là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong

việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực – nhân tố
quyết định mọi thành công. Phát triển văn hóa đọc trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần đem lại cho dân tộc Việt Nam sức mạnh
của trí tuệ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Khi Bộ TT&TT tổ chức lấy ý kiến về việc tổ chức “Ngày sách Việt Nam”
(21/4), nhiều nhà nghiên cứu đều đặt ra vấn đề văn hóa đọc trong giới trẻ đang ở
mức báo động, khi nhiều bạn trẻ thờ ơ với sách vở và đang bị văn hóa nghe –
nhìn cuốn theo, cần phải tổ chức Ngày sách Việt Nam để cứu văn hoá đọc.
Một số người cũng lo lắng và đổ lỗi rằng thời đại bây giờ có nhiều thứ hấp dẫn
2


giới trẻ như trò chơi điện tử, Internet, facebook… nên giới trẻ lười đọc sách,
truyện hơn các thế hệ trước. Và văn hoá đọc trong giới trẻ đang đứng trước nguy
cơ mai một, bị lấn át bởi văn hoá nghe nhìn.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã phát biểu trong buổi lễ công bố ngày sách
Việt Nam: “Cho dù xã hội ngày càng phát triển cao hơn, con người có thể tìm
kiếm khai thác thông tin, kiến thức trong thư viện điện tử hay qua mạng
internet; thì sách vẫn không thể mất đi giá trị truyền thống lâu đời vốn có của
nó, gắn bó với con người trong hàng ngàn năm lịch sử. Và cho đến tận hôm nay,
sách vẫn là nguồn sống quý giá nhất mà không có món ăn tinh thần nào có thể
so sánh được” (Báo Thanh Niên, 4/2014)
Trên thế giới không thể thiếu truyền thông như hiện nay, báo in là một
trong các phương tiện hiệu quả góp phần không nhỏ vào việc phản ánh những
vấn đề nóng, vấn đề bức xúc của xã hội. Báo in là một loại phương tiện thông tin
đại chúng dễ dàng tiếp cận với bạn đọc, hiện đại và mang tính liên tục.
Đối với văn hoá đọc của người Việt nói chung và giới trẻ nói riêng, báo in
cũng đã góp phần quan trọng trong việc định hướng dư luận. Trong đó, đã có rất
nhiều tờ báo ở nhiều tỉnh, thành phố đã không ngừng tìm tòi, khai thác việc phát
triển văn hóa đọc cho giới trẻ. Tuy nhiên, không phải tờ báo nào cũng thành

công. Bởi văn hóa đọc của giới trẻ, nhất là các bạn sinh viên đang ngồi trên
giảng đường không chỉ đòi hỏi những người làm báo in phải hiểu rõ, hiểu kỹ
càng, chi tiết mà còn phải thể hiện được những yêu cầu cần thiết giúp bạn đọc
nhận thấy ý thức đọc sách của chính mình.
Hiện nay, trong làng báo in Việt Nam, có thể nói Tuổi Trẻ Tp.HCM,
Thanh Niên, Tiền Phong là những tờ báo đang có vị thế thương hiệu tốt, với số
lượng phát hành lớn, có khả năng thu hút số lượng bạn đọc trẻ của báo, giúp cho
việc thông tin về vấn đề văn hóa đọc dễ dàng tiếp cận với giới trẻ hơn. Nghiên
cứu văn hoá đọc của giới trẻ trên báo in sẽ giúp các nhà nghiên cứu rút ra được
những bài học kinh nghiệm, về tổ chức các tác phẩm báo chí viết về văn hóa
đọc, cũng như từng bước cải thiện và nâng cao cách thức tiếp nhận của giới trẻ
đối với những bài viết trên báo in. Từ đó xây dựng mô hình tổ chức các tác
3


phẩm báo chí viết về văn hóa đọc hiệu quả nhất, truyền thông , khôi phục nền
văn hoá đọc đang ngày càng xuống cấp và mai một.
Trước ý nghĩa sâu sắc của vấn đề này, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên
cứu văn hoá đọc của giới trẻ ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI trên báo in (Khảo sát
trên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Tiền Phong từ năm 2010-2013)” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn hoá đọc đã trở thành vấn đề của cả cộng đồng nói chung và giới trẻ
nói riêng. Đã có nhiều nhà văn, các nhà nghiên cứu bàn về các vấn đề và các
giải pháp phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam. Chúng tôi xin kể ra một số những
tài liệu mà Luận văn có sử dụng, trích dẫn tiêu biểu, như:
- “Suy nghĩ về sách, văn hóa đọc và thư viện”, Tiểu luận, Nguyễn Hữu
Giới, NXB Văn hóa Thông tin, 2013. Đây là cuốn sách bao gồm nhiều bài tiểu
luận về sách, nghề in và xuất bản ở nước ta. Đặc biệt là về vấn đề văn hóa đọc
trong bối cảnh bùng nổ truyền thông, ngày hội đọc sách ở Việt Nam, về thư viện

hôm nay và ngày mai, thư viện Việt Nam trước ngưỡng cửa nền kinh tế tri thức,
hội nhập và phát triển.
- “Người Việt Nam chưa có văn hoá đọc” của GS Chu Hảo (Số ra ngày
23/4/2012, Báo Tiền Phong).
Tác giả bàn về việc thế nào là văn hóa đọc, và văn hóa đọc có vai trò như
thề nào đối với xã hội. Trả lời thấu đáo vấn đề này là một công việc rất nặng nề,
không thể nói hết trong khuôn khổ một bài phỏng vấn.Vấn nạn lớn nhất của
nước ta hiện nay không phải là kinh tế; vấn đề mang tính lâu bền và gốc rễ hơn
nhiều là văn hóa. Văn hóa mới là cốt lõi của mọi vấn đề. Nền văn hóa của một
đất nước chắc chắn phải dựa trên nền tảng giáo dục. Cần phải nghĩ đến việc tập
cho học sinh có được một thói quen đọc sách, hướng dẫn cho các em lựa chọn
sách, cách đọc sách. Ba yếu tố đó - thói quen đọc, khả năng lựa chọn, và cách
đọc - hợp thành cốt lõi của cái mà chúng ta gọi là văn hóa đọc.

4


- “Văn hoá đọc và phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam” – Nguyễn Hữu
Viêm; (Thư viện Việt Nam, số 2/2006).
Đây là bài viết khá chi tiết về khái niệm văn hóa đọc, kỹ năng đọc sách
của giới trẻ, đề cập đến những mặt tích cực, hạn chế của việc phát triển văn hóa
đọc ở Việt Nam. Từ những nhận định khái quát đó, tác giả đưa ra những giải
pháp khắc phục nhằm phát triển nền văn hóa đọc ở Việt Nam, xây dựng một xã
hội ham đọc dể đáp ứng với xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức.
- “Đọc và văn hoá đọc trước ngưỡng cửa thông tin” - TS Phạm Văn Tình
(Tạp chí Thư viện, số 3/2006).
Đây là bài viết bàn về những cơ hội và nguy cơ của việc đọc sách hiện
nay. Cơ hội bởi mỗi người đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng
lồ, được quyền lựa chọn. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói
quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp

dẫn.
-“Bàn về cái đọc của Thanh niên” – Th.s Bùi Văn Tiếng (Báo Tri thức
thời đại, số ra ngày 16/1/2013,).
Bài viết cho rằng thanh niên ngày nay có nhiều sách học mà ít sách đọc.
Nhan nhản những giáo trình, sách công cụ... Độc giả thanh niên rất cần đọc, đọc
kỹ các loại sách học này. Không thế họ sẽ không đủ hành trang tri thức để đi đến
cùng với thiên niên kỷ mới. Trong bài viết, tác giả cũng đã so sánh việc đọc sách
của thanh niên Việt Nam so với thanh niên nước ngoài để thấy được việc ưu tiên
xây dựng xã hội đọc là vấn đề quan trọng với cả xã hội.
-“Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông” – Nguyễn Hữu Giới
(Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 7/2006).
Trong bài viết, tác giả đề cập đến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học và kỹ
thuật - nhất là kỹ thuật in ấn - đã cho phép người đọc rộng rãi có được những
cuốn sách hay, sách đẹp, có chất lượng tốt. Nhưng ngày nay, người ta cũng đang
nói tới một cuộc cách mạng về sách dưới dạng sách báo điện tử. Song chính điều
đó cũng hàm chứa và tiềm ẩn một nguy cơ làm thay đổi hẳn diện mạo của cuốn
5


sách truyền thống. Bản thân các phương tiện nghe nhìn hiện đại ấy không giành
cái việc đọc của con người, nhưng nó lại làm cho con người ta lười cái việc đọc.
Những nghiên cứu trên đây đã đề cập nhiều đến văn hóa đọc của thế hệ
thanh, thiếu niên với thực trạng "lười đọc", "đọc ít" và "đọc theo phong trào"
hiện nay.
Vấn đề văn hóa đọc của giới trẻ qua các tác phẩm báo in lần đầu tiên được
nghiên cứu trên các báo Tuổi Trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong. Đây là
luận văn lần đầu khảo sát các tác phẩm báo in viết về văn hóa đọc của các bạn
trẻ. Việc nghiên cứu thực trạng với những ưu điểm, hạn chế và những vấn đề
đang đặt ra đối với các tác phẩm báo in trong việc xây dựng văn hóa đọc, xã hội
đọc, để qua đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp cần thiết nhằm đổi mới, nâng

cao hiệu quả của việc nâng cao văn hóa đọc của sinh viên.
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Phân tích các bài viết về văn hóa đọc của giới trẻ Việt Nam trên báo
Tuổi Trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong để tìm ra những bài học kinh
nghiệm viết các tác phẩm báo chí về văn hóa đọc của các nhà báo.
- Đề xuất giải pháp phát triển văn hóa đọc của sinh viên trên báo in. Phác
thảo mô hình tác phẩm báo chí về văn hóa đọc của sinh viên trên báo in.
3.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu tác động, vai trò của báo in với văn hoá đọc của sinh viên.
Nhất là vấn đề văn hoá đọc đang dần bị mờ nhạt và lấn át bởi văn hóa nghe nhìn.
- Thông qua việc nghiên cứu các bài báo viết về văn hoá đọc để giúp sinh
viên có thêm kinh nghiệm, có ý thức trong việc đọc sách dưới góc độ văn hoá
khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Khảo sát đối tượng sinh viên để đánh giá về nội dung cũng như hình
thức của các bài viết về văn hóa đọc trên báo in
- Khảo sát đánh giá các bài viết, các tin của báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên,
Tiền Phong, và một số bài viết của các báo khác để so sánh, đối chiếu.
6


- Qua đó tìm hiểu được hướng tích cực và tiêu cực mà báo in đã làm được
khi thông tin qua các tin bài khảo sát.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là những bài báo viết về việc đọc sách của giới
trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên đại học.
- Chúng tôi đi vào nghiên cứu vấn đề này trên 3 tờ báo là Tuổi Trẻ, Thanh
Niên, Tiền Phong để có cái nhìn chính xác, cụ thể về vấn đề.
- Thời gian nghiên cứu được giới hạn cụ thể từ năm 2010 đến năm 2013
trên các báo nêu trên.

5.Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
* Các vấn đề lý luận được luận giải trên cơ sở các lý thuyết khoa học có
liên quan:
Các lý thuyết về truyền thông đại chúng bao gồm:
+ Ngôn ngữ báo in
+ Ngôn ngữ các loại hình báo chí khác
+ Khái niệm văn hóa
+ Khái niệm văn hóa đọc
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong Luận văn này có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu các tác phẩm báo chí viết về văn hóa đọc của sinh viên trên
báo Tuổi Trẻ TP HCM, Thanh Niên, Tiền Phong từ năm 2010-2013: Tiến hành
tìm hiểu các hoạt động truyền thông được thực hiện qua các sự kiện.
- Phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng: Nhà nghiên cứu
và phê bình nghệ thuật, nhà xuất bản, phóng viên trực tiếp viết các bài báo về
văn hóa đọc của sinh viên, đại diện thư viện một số trường đại học. Thống kê,
điều tra sơ bộ các đối tượng giới trẻ, sinh viên, các trường đại học. Đặc biệt là
sinh viên báo chí.

7


- Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh: thu thập, và
phân tích các nguồn tư liệu phục vụ đề tài, bao gồm tài liệu thống kê, các văn
bản, báo cáo liên quan đến vấn đề này.
- Nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet và sử dụng
những kết quả tổng kết có sẵn của Thư viện Quốc Gia, các báo Tuổi Trẻ TP
HCM, Thanh Niên, Tiền Phong.
- Phương pháp phân tích nội dung: phân tích nội dung dựa trên 386 bài

báo đăng tải trên ba tờ báo: Tuổi Trẻ TP HCM, Thanh Niên, Tiền Phong và một
số bài báo trên các báo khác viết về văn hóa đọc.
- Kết hợp với điều tra bằng bảng hỏi : sử dụng kết quả thu được từ 329
phiếu hỏi của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn.
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ ý nghĩa của việc áp dụng phương
pháp tuyên truyền, định hướng văn hoá đọc cho sinh viên thông qua các bài trên
báo in dưới góc nhìn văn hóa. Qua đó, giúp người đọc trẻ hiểu rõ hơn giá trị, vai
trò của việc đọc sách có văn hóa.
Từ đó đưa ra kinh nghiệm, giải pháp và xây dựng mô hình về văn hóa
đọc của sinh viên trên báo Tuổi Trẻ, Thanh niên, Tiền Phong nói riêng, và báo in
nói chung.
- Qua đó, đề tài nghiên cứu này cũng thể hiện rõ về vấn đề tồn tại của văn
hoá đọc của người Việt, đặc biệt là sinh viên.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài có ý nghĩa thực tiễn với những nhà báo phản ánh những vấn đề
nóng của xã hội, nhất là giá trị truyền thống của văn hóa đọc được thực hiện từ
góc nhìn của báo chí, từ ngôn ngữ của loại hình báo in nhằm phát huy, nâng cao
kỹ năng đọc sách công cụ của sinh viên trong thời kỳ hội nhập văn hóa toàn cầu.

8


- Từ những nghiên cứu của Luận văn, chúng tôi đưa ra những ưu điểm,
hạn chế và những kiến nghị giúp các cơ quan báo chí có thêm cơ sở và định
hướng trong tổ chức nội dung thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin
về văn hóa đọc.
- Thông qua đó, tác động đến văn hoá đọc đối với công chúng từ báo chí.

Như Lê Nin đã từng khẳng định: “Đọc cũng là một nghệ thuật”. Đọc sách thể
hiện cái nhìn biện chúng từ phía hiện thực và đời sống trong tác phẩm. Từ đó rút
ra kinh nghiệm cho các nhà báo cách nhìn nhận về tác phẩm sách công cụ và tác
phẩm văn chương chân chính - một tác phẩm truyền thông đặc biệt.

7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm:
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG: Gồm 3 chƣơng
Chƣơng 1. Quan hệ truyền thông giữa loại hình báo in và vấn đề văn
hóa đọc
Chƣơng 2. Phân tích thực trạng văn hoá đọc của sinh viên trên báo in
(Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, từ năm 2010 - 2013)
Chƣơng 3. Nâng cao chất lƣợng tác phẩm báo chí viết về văn hoá đọc
của sinh viên trên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong

9


NỘI DUNG
Chƣơng 1
QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG GIỮA VẤN ĐỀ VĂN HÓA ĐỌC
VÀ LOẠI HÌNH BÁO IN
1.1. Lý luận chung về loại hình báo in
1.1.1.Ngôn ngữ báo in
Cũng như mọi nền báo chí trên thế giới, báo in Việt Nam với tư cách
là một loại hình báo chí, đảm nhận đầy đủ các chức năng và nhiệm vụ của nền
báo chí Việt Nam.
Tất cả các loại hình báo chí đều sử dụng ngôn ngữ để thể hiện nội dung
thông tin để truyền tải đến công chúng. Nó phải đảm bảo những tính chất như

tính chính xác, đầy đủ, ngắn gọn, tính đại chúng
Nói đến báo in nghĩa là nói đến chữ viết và có kèm theo hình ảnh. Tính
đặc trưng cơ bản nhất là là sự thống nhất giữa văn bản và hình ảnh. Trong đó
chữ viết là yếu tố quan trọng nhất, khi hình ảnh bổ sung cho chữ viết được sử
dụng với mức độ vừa phải.
Mặc dù mỗi yếu tố là độc lập riêng, song không thể tách rời các yếu tố
này trong các bài viết. Hình ảnh giải quyết những vấn đề trực quan, chữ viết giải
quyết các vấn đề trừu tượng. Vì vậy nếu thiếu một trong hai đặc tính đó sẽ làm
cho báo in thiếu đi sự hấp dẫn.
Chữ viết mà công chúng nhìn thấy, đọc thấy là ngôn ngữ có tính khái quát
cao. Vì ngôn ngữ báo in phải đảm bảo tính chính xác. Đây là tính chất có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì báo chí có chức năng định hướng dư luận. Chỉ cần
một sơ xuất nhỏ về ngôn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai
thông tin, có thể gây ra hậu quả xã hội nghiêm trọng.
Ngôn ngữ báo in cũng mang trong mình tính thông tin cao, là ngôn ngữ
văn bản đặc trưng trên giấy mà không loại hình nào có. Chỉ cần đọc một bài báo,
độc giả có thể nắm bắt được tường tận, chi tiết chuyện gì đã xảy ra, xảy ra như
thế nào mà không cần phải chứng kiến sự kiện đó.
10


Ngôn ngữ báo in khác với ngôn ngữ báo mạng điện tử. Báo mạng sử dụng
ngôn ngữ đa phương tiện. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi người đọc tìm
đến báo mạng không chỉ dừng lại ở việc đọc thông tin như trên báo in, chỉ nghe
như trên phát thanh, hay xem và nghe như trên truyền hình, mà ngôn ngữ của
báo mạng điện tử là kết hợp của tất cả những thứ đó – là loại ngôn ngữ đa phương
tiện, công chúng đến với nó có thể sử dụng hầu hết các giác quan của mình.
Ngôn ngữ báo mạng có sự kết hợp nhiều phong cách trong nhiều lớp
thông tin. Cụ thể trong tiếp nhận thông tin báo mạng, người ta không chỉ dừng
lại ở việc tiếp nhận thông tin ở một tờ báo mà còn có thể liên kết với nhiều tờ

báo, trang báo khác với lượng thông tin khổng lồ hơn, đồng thời còn có thể được
minh họa sinh động bằng các tệp âm thanh hay các clip truyền hình mà công
chúng chỉ cần nhấp chuột là họ sẽ hoàn toàn làm chủ mọi thông tin liên quan
đến sự việc mà cần quan tâm.
Ngôn ngữ báo mạng ít mang dấu ấn cá nhân. Bởi lẽ nó là loại ngôn ngữ
đa phương tiện sử dụng rất nhiều phương tiện truyền tải như chữ viết, hình ảnh,
âm thanh, và có thể do nhiều người thể hiện. Thêm vào đó là trong một văn bản
còn có nhiều lớp thông tin được chứa đựng với nhiều phong cách thể khác nhau,
hòa quện vào nhau nên phong cách riêng của nhà báo khó được thể hiện rõ nét.
Trong khi đó, đối với báo in, mỗi nhà báo đều theo đuổi một lĩnh vực mà mình
yêu thích, thể hiện những bài viết mang đậm dấu ấn cá nhân với tâm tư, tình
cảm và tâm huyết cho tác phẩm của mình.
Ngôn ngữ báo in cũng khác so với ngôn ngữ truyền hình. Ngôn ngữ
truyền hình có cả hình ảnh và âm thanh. Nếu thiếu một trong hai yếu tố này thì
không còn là sản phẩm truyền hình nữa. Không giống như báo in có thể xem lại,
truyền hình chỉ nhìn thấy một lần, nghe thấy một lần rồi trôi qua. Vì thế nếu
không có ngôn ngữ dễ hiểu và rõ ràng thì khán giả khó có thể nắm bắt được
thông tin biên tập viên muốn truyền tải.
Ngôn ngữ báo in khác với ngôn ngữ báo phát thanh. Thuộc tính cơ bản
nhất của ngôn ngữ phát thanh là "tiếng", nghĩa là nó sinh ra là để "nghe". Hiệu
quả đích thực được thẩm định qua thính giác. Ngôn bản Phát thanh trước khi trở
11


thành "tiếng" để vào tai người nghe, bắt buộc nó phải có cấu trúc câu, trật tự từ
ngữ... theo qui luật tiếp nhận của thính giác. Qui luật này không đơn giản, không
hoàn toàn phụ thuộc vào chủ thể tiếp nhận như khi tiếp nhận bằng thị giác.
Người xem văn bản được hoàn toàn chủ động tiếp nhận nội dung theo năng lực
chủ quan. Nhưng khi "nghe" đọc văn bản tức là kênh tiếp nhận đã chuyển sang
vùng thính giác, sự chủ động ấy không còn nữa. Ngôn ngữ viết dành cho người

xem văn bản thế mạnh "độc quyền", họ có thể xem lại cho tới khi hiểu rõ nội
dung, tức là thời gian tiêu thụ sản phẩm ngôn ngữ viết tuỳ thuộc vào người xem.
Nhưng phát thanh với thế yếu "thoảng qua", thì việc đó là không thể vì người
"nghe" và người "đọc" cách biệt, không thể nghe lại theo ý muốn. Mặt khác,
ngôn ngữ phát thanh cũng không có hình ảnh minh hoạ kèm theo như ngôn ngữ
của báo in. Ngôn từ báo in tìm đến đích thể hiện là chất lượng chữ viết.
Trong báo in, độc giả không chỉ nhận được thông tin cốt lõi, mà còn được
nhà báo diễn tả lại sự kiện một cách tường tận, dễ hiểu. Vì vậy muốn sử dụng
ngôn ngữ một cách chính xác, nhà báo phải tuân thủ ít nhất 2 yêu cầu: thứ nhất
nhà báo phải giỏi tiếng mẹ đẻ, nắm vững ngữ pháp, có vốn từ vựng rộng, chắc,
và không ngừng được trau dồi; thành thạo về mặt ngữ âm; hiểu biết phong cách.
Thứ hai, phải bám sát các sự kiện có thực và nguyên dạng để phản ánh, không
tưởng tượng, thêm bớt.
Hai yêu cầu này có một mối quan hệ qua lại hết sức mật thiết. Giỏi ngôn
ngữ mà xa rời hiện thực thì ngôn ngữ chỉ có thể “kêu” một cách rỗng tuếch,
thiếu hơi ấm nóng của cuộc sống vốn là thứ có sức chinh phục mạnh mẽ với độc
giả. Ngược lại, biết rõ hiện thực nhưng kém về ngôn ngữ thì cũng không thể
chuyển tải thông tin một cách hiệu quả như mong muốn, thậm chí đôi khi còn
mắc lỗi tai hại cho người khác hoặc cho xã hội.
Ngôn ngữ báo in là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức trong nước và
quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy
sự tiến bộ của xã hội. Ngôn ngữ báo in được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu
là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm…
12


Cũng giống như các loại hình báo chí khác, ngôn ngữ báo in cũng giàu
bản sắc dân tộc và có tính quốc tế. Bởi lẽ nó được viết ra nhằm phục vụ tất cả
công chúng, ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu, đại chúng để hiện tinh thần dân tộc
cũng là một yêu cầu của báo in.

Ngôn ngữ báo in có thể xem lại, đọc lại , không giống như truyền hình chỉ
nhìn thấy một lần, nghe thấy một lần rồi trôi qua. Đồng thời văn bản báo in còn
mang văn phong của khẩu ngữ đời thường, không dùng những lập luận hay cấu
trúc phức tạp, văn phong “đại ngôn” hay “đao to búa lớn”, mà đó là thứ ngôn
ngữ gần gũi, dễ hiểu, nhưng không rập khuôn, sáo mòn.
Báo in với tư cách là một hệ thống thông tin xã hội đã góp phần cung cấp
nhiều thông tin hữu ích cho cuộc sống, góp phần nâng cao văn hoá, thông tin,
giải trí cho công chúng.
1.1.2. Mối quan hệ giữa loại hình báo in và vấn đề văn hóa đọc
Cũng như ở mọi nền báo chí trên thế giới, báo in Việt Nam với tư cách là
một loại hình báo chí, đảm nhận đầy đủ các chức năng và nhiệm vụ của nền báo
chí Việt Nam. Mỗi loại báo chí có một đặc thù ngôn ngữ riêng của mình. Ngôn
ngữ của các tác phẩm báo chí phải mang được ý nghĩa của chúng tới cho công
chúng vô cùng đa dạng. Ranh giới của công chúng trải dài từ cái mà người ta gọi
là sự biết chữ sơ đẳng cho đến việc thông thạo hoàn toàn và có nhận thức tiếng
mẹ đẻ với tất cả sắc thái của nó.
Nhiệm vụ của người viết báo là phải làm cho ý nghĩa của các bài viết trở
nên dễ hiểu trên tất cả các cấp độ đó. Như chúng ta đã biết, chức năng cơ bản, có
vai trò quan trọng hàng đầu của báo chí là thông tin. Báo chí phản ánh hiện thực
thông qua việc đề cập các sự kiện. Không có sự kiện thì không thể có tin tức báo
chí.
Với sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ như hiện nay, vai trò
của báo chí trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là rất quan
trọng. Công nghệ thông tin đã tạo ra sự giao lưu, hội nhập giữa các vùng, khu
vực dẫn đến toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Các phương tiện thông tin của hệ
thống thông tin vệ tinh phủ khắp mặt địa cầu và hệ thống cáp quang nối liền các
13


lục địa, các dịch vụ phát thanh truyền hình và đặc biệt là dịch vụ internet đã làm

cho thế giới dường như bị thu nhỏ lại.
Các phương tiện truyền thông hiện đại cho phép truyền đi mọi tin tức,
hình ảnh của các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao...đến khắp mọi nơi,
mọi lục địa trên hành tinh. Công nghệ thông tin hiện đại cùng với việc đa dạng
hóa các bước của quá trình truyền thông đã nhanh chóng biến sự kiện địa
phương thành một vấn đề toàn cầu.
Chính do vậy, sức mạnh của báo chí trong quá trình định hướng dư luận là
rất lớn. Nhu cầu thông tin nảy sinh đồng thời với sự ra đời, phát triển của xã hội.
Nhu cầu này thể hiện đời sống tinh thần của con người nhưng không chỉ nhằm
phục vụ đời sống tinh thần.
Bởi vậy, báo chí đã nhận thấy được vai trò to lớn của mình trong đời sống
hiện đại, từ đó không ngừng tìm tòi, phản ánh những vấn đề nóng, đáp ứng nhu
cầu thông tin ngày càng cao và phức tạp của xã hội. Và văn hóa đọc là một vấn
đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm, đang trở thành thông tin nóng
được báo in phản ánh.
Cũng như báo in, đối tượng của sách vở là độc giả, là những người Việt
trẻ. Chính vì vậy, giới trẻ học và đọc sách không những đòi hỏi sự đọc sách có
kỹ năng, có văn hóa, mà điều quan trọng hơn nữa là sự đam mê. Văn hóa và
ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện
chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ. Người ta đã nói
rằng, ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ ngôn ngữ và văn
tự để được lưu truyền, và trong tương lai, nền văn hóa cũng nhờ vào ngôn ngữ
để phát triển. Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ lại luôn luôn đi song song với
biến đổi và phát triển văn hóa.
Vì vậy muốn hiểu về văn hóa đọc được phản ánh từ các bài viết trên báo
in, phải hiểu được ngôn ngữ báo in và ngược lại. Văn hóa đọc chính là nguồn
chất liệu dồi dào và quý giá cho việc phản ánh vấn đề nóng của xã hội. Văn hóa
đọc phản ánh trên báo in được đặc trưng bởi ngôn ngữ văn bản, ngôn ngữ viết.
Do vậy, chất liệu được các tác giả sử dụng bằng ngôn ngữ chữ quốc ngữ, được
14



cụ thể bằng những miêu tả, tường thuật những cách đọc sách của giới trẻ cặn kẽ
đến từng chi tiết nhỏ. Như vậy độc giả mới cảm thấy mình là người trong cuộc,
đang trực tiếp được chứng kiến những gì nhà báo nói.
Theo thời gian cũng như sự biến chuyển của cuộc sống, văn hóa đọc dần
bị thay đổi. Thời đại công nghệ số đã khiến cho cả thế giới thay đổi cách sống,
cách sinh hoạt, làm việc và cả các thói quen giải trí. Thời gian gấp gáp với nhịp
sống công nghệ luôn bận rộn khiến cho việc ngồi đọc, suy ngẫm một cuốn sách
trở có phần trở nên xa xỉ. Chính vì thế văn hóa đọc cũng bị ảnh hưởng bởi văn
hóa nghe, nhìn vậy nên cách thức đọc cũng cần phải thay đổi để bắt kịp cuộc
sống hiện đại.
Khoảng 5-7 năm trở lại đây, cụm từ “sách điện tử” trở thành một cụm từ
gần gũi với những người thường xuyên làm việc với công nghệ thông tin cũng
như giới trẻ Việt Nam. Còn trên thế giới thì 10 năm qua, cũng đánh dấu một
bước tiến quan trọng trong việc đọc sách thông qua sự phát triển của sách điện
tử. Với các thiết bị như iPad, Kindle, Galaxy Tab… người đọc được làm quen
với một kiểu đọc sách hoàn toàn mới, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận thông tin của
mọi người, kể cả những người bận rộn nhất.
Theo thống kê của hãng bán lẻ trực tuyến Amazon (“cha đẻ” của máy
đọc sách Kindle), vào tháng 7/2010, cứ 100 cuốn sách in bán ra thì có 143 cuốn
sách điện tử bán ra tương ứng. Cùng đó, lượng thiết bị đọc sách điện tử bán ra
trên phạm vi toàn cầu trong năm 2010 đã tăng 79,8% so với năm 2009, đánh dấu
một bước đột phá mới của sách điện tử so với sách giấy truyền thống. Tại Việt
Nam, theo số liệu thống kê mới của Thư viện Quốc gia thì cứ 6.500 lượt yêu cầu
của bạn đọc về sách điện tử, mới có 2.000 yêu cầu sách truyền thống. Vậy có thể
thấy sách điện tử đang là một xu thế tất yếu trên toàn thế giới.
Ở Mỹ lượng độc giả đọc báo điện tử cao gấp từ 1,5 đến 4 lần đọc báo in
trên giấy. Chẳng hạn, tờ NewYork time có 12,8 triệu người đọc trên mạng và có
5 triệu người đọc trên giấy. Tờ Washington Post có 7,8 triệu người đọc trên

mạng và 1,8 triệu người đọc trên giấy. Ngay cả bộ Từ điển Bách khoa toàn thư
15


của Anh cũng vậy, người ta có xu hướng mua đĩa CD nhiều hơn mua bản giấy vì
tính tiện dụng của nó.
Kể từ năm 2010 đến nay, Việt nam đã liên tục đứng trong top 20 quốc gia
có số lượng người dùng internet lớn nhất thế giới với tỷ lệ hơn 30% dân số.
Theo thống kê của Trung tâm Internet quốc tế, Việt Nam xếp thứ 18 trên 20
quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới trong quý I năm 2012. Bởi
sự phát triển internet lớn như vậy, xu hướng đọc tại Việt nam bị thay đổi cũng là
điều dễ hiểu. Dù vậy, cách thức đọc mới này cũng không dễ dàng được chấp
nhận. Với những đối tượng trẻ như học sinh, sinh viên, những người tiếp cận
thường xuyên với công nghệ thì xu thế mới là một điều lý thú song với thế hệ
trung tuổi, những tri thức cũ thì đây cũng là một điều khó.
Đã có rất nhiều cuộc hội thảo, hội nghị được tổ chức để bàn bạc về sự
“xâm lăng” của sách điện tử. Nhiều nhà văn hóa, nhà khoa học lo sợ về sự xuất
hiện sách điện tử sẽ giết chết sách in, giết chết văn hóa đọc. Thậm chí nhiều
người đổ lỗi cho sự phát triển của công nghệ đã khiến cho văn hóa đọc ngày
càng bị lãng quên. Thời điểm sách điện tử ra đời, người ta cho rằng đây chính là
sự bắt đầu cho “cái chết” của sách in. Cũng như khi báo điện tử ra đời mọi
người đều nghĩ “ngày tàn” của báo giấy đã đến. Song thời gian đã chứng minh
điều ngược lại, báo in vẫn sống, và sách truyền thống vẫn còn nguyên giá trị và
tầm quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
Khoảng 5-7

Mỗi bài báo là một hoạt cảnh cho một thực tại tuỳ theo góc cạnh tiếp thu

và sự trình bày của nhà báo. Nhà báo nào, ngôn ngữ đó. Ngôn ngữ nào, thực tại
đó. Do vậy, những bài viết về văn hóa đọc được phản ánh bằng con mắt của

những tác giả hiểu theo cách riêng của mình. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà báo phải
am hiểu về văn hóa nói chung và văn hóa đọc nói riêng.
Đã có rất nhiều hình thức để xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng: tổ
chức ngày hội sách 23/4 hàng năm, phát triển các thư viện, phòng đọc sách ở
nhiều địa phương, xây dựng mô hình thư viện hiện đại, tổ chức nhiều hội thảo
…Tất cả những điều kiện cần và có để góp phần xây dựng một xã hội đọc sách
có văn hóa, nhất là giới trẻ hiện nay đểu được thể hiện qua những bài viết trên
16


báo in. Tùy vào mục đích tuyên truyền và điều kiện cụ thể mà báo in có thể tiến
hành phản ánh các vấn đề liên quan đến văn hóa đọc của giới trẻ. Tuy nhiên, để
đạt được hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin, báo in cần phải kích thích
nhu cầu đọc của đối tượng là độc giả trẻ và hấp dẫn họ.
Từ khi Truyền hình ra đời, Internet ngày càng phát triển, khoa học kỹ
thuật hiện đại, người ta đã nghĩ rằng báo chí của chữ viết đang chết dần chết
mòn. Chữ viết đã xuống ngôi từ lúc nó bị môi trường truyền thông mới của
internet hạ bệ. Khi chữ viết xuất hiện trên màn ảnh vi tính, hay trên điện thoại,
nó không còn trang trọng để được tôn trọng. Nó không có một sự hiện hữu lâu
dài như là trên trang sách, trang báo giấy.
Ngôn ngữ báo chí từ internet thì cũng như là lời nói trên điện thoại hay là
trên truyền hình. Chữ nghĩa cứ như gió thổi thóang qua. Chúng xuất hiện và
chúng tan ngay như bèo bọt của không gian ảo tuỳ theo từng cái click của bàn
tay nhấn vào con chuột trên mặt bàn. Thế giới báo chí của internet không những
chỉ là ảo, mà là bạc bẽo và vô vị. Và văn hóa đọc của giới trẻ cũng từ đó mà lụi
dần đi. Thậm chí mọi người đều thi nhau nói rất nhiều nhưng không có điều gì
đáng để lắng nghe; mọi người thi nhau viết thật nhiều nhưng ít giá trị. Sách vở
bây giờ cũng chạy đua cho phù hợp với thị hiếu của người đọc, để có thể thu
được lợi nhuận cao nhất.
Báo chí và văn hóa đọc có mối quan hệ gắn bó. Ở các nước phương Tây,

do tính chất nghề nghiệp và sự phát triển cao của báo chí đã tác động trực tiếp
đến sự phát triển của văn hóa đọc. Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát
triển và tính cạnh tranh ngày càng cao, thì sách và việc đọc sách cũng có những
thay đổi, nhiều hình thức đọc sách mới được xuất hiện.
Khi văn hóa đọc và báo chí đã không còn là một cưu mang cho lý tưởng,
không còn là con đường cho nguyên tắc, không là hiện thân cho ý chí cá nhân và
tập thể, thì văn viết đã bị mất chỗ đứng tự trong lòng người đọc. Nguyên nhân
của sự xuống dốc này không phải là vì nội dung, lập trường hay là khả năng của
người viết, nhà văn hay nhà báo mà bởi ý thức và thị hiếu thẩm mỹ của người
17


Việt trẻ không còn đam mê nhiều với sách nữa. Sự xuống cấp của văn hóa đọc,
từ sách vở đến báo chí, và song song với nó là tự do báo chí và tư tưởng, ngôn luận.
Như vậy đặc trưng lớn nhất của văn hóa đọc trên báo in chính là văn bản,
là ngôn ngữ viết. Do vậy, văn hóa đọc và báo in có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Báo in phát triển, phản ánh những vấn đề bức xúc của xã hội, mang lại
cho độc giả một cái nhìn mới và sâu xa hơn về việc gìn giữ và phát triển ngôn
ngữ tiếng Việt, cũng như nâng cao ý thức đọc của thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai
của đất nước.
Báo in với tư cách là một hệ thống thông tin xã hội đã góp phần cung cấp
nhiều thông tin hữu ích cho độc giả, góp phần nâng cao văn hóa đọc cho công
chúng, đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội; cũng như việc ngăn
chặn những ảnh hưởng xấu, những lối sống, tư tưởng sản phẩm văn hoá – truyền
thông từ bên ngoài không phù hợp với pháp luật, đạo đức, bản sắc, truyền thống
của văn hoá Việt Nam.
Cũng như ngành báo in, đối tượng của văn hóa đọc là độc giả. Chính vì
vậy, người làm công việc viết bài về vấn đề văn hóa đọc không những đòi hỏi
trình độ nghiệp vụ chuyên môn cần thiết mà điều quan trọng hơn nữa là đạo đức
nghề nghiệp.

1.1.3. Báo in phản ánh vấn đề nóng theo cách truyền thống: Nhà báo
– Ngƣời đọc
Phản ánh vấn đề nóng của xã hội trở thành nhiệm vụ chung của các loại
hình báo chí. Tuy nhiên, mỗi loại hình báo chí lại thể hiện vấn đề ấy theo cách
riêng của mình.
Truyền hình có khả năng phản ánh hiện thực một cách chân thực trên màn
ảnh nhờ những hình ảnh trên thị giác luôn chuyển động kết hợp với âm thanh.
Ở truyền hình có sự khái quát triết lý của báo in, tính chuẩn xác cụ thể bằng hình
ảnh, âm thanh của phát thanh… Sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật công
nghệ giúp truyền hình tạo ra phương pháp mới trong truyền đạt thông tin. Do
vậy, khán giả của truyền hình được gọi là công chúng.
18


Sự ra đời của báo mạng đã làm thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin
trước đây của một bộ phận công chúng đọc giả. Nếu như trước đây công chúng
phải chờ đến một thời điểm nhất định trong ngày, thường là buổi sáng để cầm
một tờ báo in trong tay và đọc nó, hoặc phải chờ đến một giờ nhất định để xem
một chương trình trên ti vi hay trên đài phát thanh.
Hiện nay, với sự ra đời và phát triển vượt bậc của công nghệ internet, báo
mạng có thể đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng vào bất cứ thời điểm nào
trong ngày chỉ qua một cái kích chuột. Bạn chỉ cần trỏ vào các siêu liên kết
(Hyperlink), hay chỉ càn gõ tên địa chỉ (URl) vào máy là nhận được ngay thông
tin yêu cầu. Bởi vậy, muốn đọc báo mạng, người đọc cần phải truy cập internet.
Báo Phát thanh có ngôn ngữ đặc trưng là âm thanh, là lời nói, được phát
thanh viên đọc, kể, thông báo…Công chúng tiếp nhận thông tin qua thính giác.
Do vậy công chúng phát thanh được gọi là thính giả. Đối với báo in, nhà báo
viết thành tác phẩm báo in, người đọc tiếp xúc bằng cách đọc, theo cách truyền
thống và đọc văn bản, đọc báo giấy. Người đọc báo in được gọi là độc giả.
“Văn hoá đọc” trong thời gian gần đây được báo in bàn luận khá nhiều.

Mỗi người có cách nhìn khác nhau, tầm nhìn không đồng nhất, góc nhìn không
giống nhau, điểm nhìn cách biệt nhau, thậm chí còn có ý kiến cho rằng khái
niệm văn hóa đọc chưa hình thành.
Người phương Đông có câu: “Thư trung hữu ngọc”, tức là “Trong sách
có ngọc”. Quả vậy, những bậc vĩ nhân hay những người thành đạt nhất đều nói
rằng một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc phát triển và định
hình tư duy của họ là việc đọc sách. Thông tin về văn hóa đọc để phản ánh
những vấn đề nóng và nan giải là một trong những cách tuyên truyền, giáo dục ý
thức cũng như cách đọc sách của sinh viên.
Báo in là loại hình truyền tin một cách rộng rãi, nhanh chóng, đảm bảo
tính chính xác, đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội. Bàn về văn hóa đọc cũng
như giá trị của các tác phẩm văn học cũng đồng nghĩa với việc đưa đến cho công
chúng một nhận thức đúng đắn về giá trị của tác phẩm, qua đó thẩm định sự tồn
tại của bản thân tác phẩm. Những nhận định không trùng nhau, lệch nhau, trái
19


×