Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.6 KB, 12 trang )

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG
1.1 Khái niệm và chức năng của tín dụng
1.1.1 Khái niệm
Tín dụng được ra đời từ rất sớm, xuất phát từ chữ La Tinh: Creditium có nghĩa là tin
tưởng, tín nhiệm.
Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là một quan hệ xã hội, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau
giãư chủ thể kinh tế này với chủ thể kinh tế khác trên nguyên tắc có hoàn trả. Nói cách
khác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định
dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định từ người cho vay
sang người đi vay; và khi đến hạn phải hoàn trả, người đi vay phải hoàn trả lại với một
lượng giá trị lớn hơn cái ban đầu, phần giá trị dôi ra được gọi là lợi tức tín dụng.
Ngoài ra, tín dụng còn được định nghĩa là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể
trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trog một khoảng thời
gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả đúng thời gian thỏa
thuận.
Trong thực tế, tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng nhưng ở bất kỳ dạng
nào tín dụng cũng được thể hiện trên các nội dung sau: Người cho vay
chuyển giao cho người đi vay một giá trị nhất định.Giá trị này có thể ở hình thái tiền tệ
hoặc hiện vật như: vật tư, hàg hóa, máy móc thiết bị…
Người đi vay chỉ được sử dụng tài sản tạm thời trong thời gia hất định.Sau khi hết
thời gian thỏa thuận thì người đi vay hoàn trả cho người cho vay.
Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc vay, hay nói cách khác người đi vay phải
hoàn trả thêm một phần lợi tức.
1.1.2 Các chức năng của tín dụng:
Bao gồm 5 chức năng cơ bản cơ bản:
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả
Đây là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng. Sự có mặt
của tín dụng được xem là một chiếc cầu nối giữa các nguồn cung- cầu về tiền tệ. Với chức
năng này, tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn vốn tạm thời thừa từ các cá
nhân, tổ chức kinh tế để bổ sung kip thời cho những doanh nghiệp , các cá nhân đang có
nhu cầu vốn nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng…(hiện nay vốn tín


dụng là vốn đầu tư quan trọng trong vốn cố định của các doanh nghiệp).
- Ở khâu tập trung, tín dụng là nơi tập trung những nguồn vốn tạm thời trong xã hội
(dưới các hình thức huy động tiền gửi, phát hành trái phiếu…)
- Ở khâu phân phối vốn tiền tệ, tín dụng là nơi đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh
nghiệp, cá nhân và cho cả ngân sách (dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, đầu tư). Phân
phồi vốn trong hệ thống tín dụng là dựa trên cơ sở hoàn trả lại, phục vụ chủ yếu cho nhu
cầu sản xuất – lưu thông hàng hóa và dịch vụ, qua đó góp phần gia tăng đáng kể vào nhịp
độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Thực hiện chức năng này, tín dụng đã góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu
thông xã hội:
- Nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được huy động kịp thời và đưa vào chu chuyển
làm giảm lượng tiền dư thừa , tăng nhịp độ vòng quay của tiền tệ nhằm ổn định lưu thông
tiền tệ.
- Quá trình tập trung vốn, ngoài hình thức vay mượn trực tiếp bằng tiền,các chủ thể
có nhu cầu về vốn có thể phát hành các chứng từ có giá như thương phiếu, kỳ phiếu, trái
thiếu… đồng thời hoạt động tín dụng ngày nay càng mở rộng và phát triển đa dạng đã thúc
đẩy việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các hình thức thanh toán bằng
séc, ủy nhiệm chi, thanh toán bù trừ… điều này giúp làm giảm chi phí lưu thông khác như
in ấn, bảo quản, vận chuyển thường…
Chức năng này là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của tín dụng.
Thảo mãn thanh toán và tạo tiền:
Tín dụng luôn được cấp ra nhằm giúp người vay tiền chi trả các khoản mua, bán, trả
các món nợ…ngoài ra, tín dụng còn tạo thêm phương tiện thanh toáncho nền kinh tế hay
nói khác đi, tín dụng tạo thêm tiền cho nền kinh tế.
Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của
tổ chức sản xuất kinh doanh đồng thời tồn tại ở cả ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu
thông. Do đó tình trạng thừa và thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra. Tín dụng đã góp phần điều
tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.
Mặt khác, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh luôn là mối quan tâm

hàng đầu được đặt ra, doanh nghiệp không chỉ trông chờ vào vốn tự có mà phải biết tận
dụng các nguồn vốn khác trong xã hội. Từ đó, tín dụng, nơi tập trung vốn nhàn rỗi, sẽ đáp
ứng nhu cầu vốn bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư phát triển.
Như vậy, tín dụng vừa giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích lũy
vốn cho nền kinh tế.
Tín dụng góp phần thúc đẩy ổn định tiền tệ và ổn định giá cả:
Tín dụng luôn được cấp ra có một mục đích rõ ràng và nó luôn được luân trả theo
cam kết. Do dó mà số lượng tiền được thêm vào lưu thông được cân đối với số lượng hàng
hóa, dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra tạo nên sự cân đối tiền – hàng, tạo ra sự ổn định sức
mua của tiền tệ.
Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo ra công ăn việc làm và ổn định trật
tự xã hội:
Tín dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ giúp các
doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất sẽ thuê mướn nhân công phục vụ sản xuất tạo
công ăn việc làm cho nhiều người.
Ngân hàng còn là nơi cung cấp tín dụng dân cư, cung cấp những nhu cầu tín dụng
hợp lý của cá nhân như phát triển kinh tế gia đình, mua sắm tư liệu sản xuất, sinh hoạt giúp
những người làm ăn lương thiện có điều kiện tạo lập việc làm ổn định cho bản thân và gia
đình. Một xã hội phát triển ổn định là điều kiện quan trọng để ổn định trật tự xã hội.
Trên phương diện quốc tế, tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát
triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế làm cho các nước có
mối quan hệ thân thiết và cùng giúp đỡ nhau phát triển.
1.2 Các hình thức tín dụng phổ biến hiện nay
1.2.1 Căn cứ vào thời hạn vay
Cho vay ngắn hạn: Loại vay này có thời hạn dưới 12 tháng, được sử dụng để bù đắp
vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.Đối với
ngân hàng thương mại, tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất.
Cho vay trung hạn: Có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, chủ yếu được sử dụng để đầu
tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng cơ sở sản
xuất kinh doanh, xây dựng các dự án nhanh thu hồi vốn.

Cho vay dài hạn: Loại hình cho vay này có thời hạn trên 5 năm, chủ yếu được sử
dụng để đáp ứng nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà ở, đầu tư phương tiện vận tải có quy
mô lớn, xây dựng xí nghiệp mới.
1.2.2 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
Cho vay có tài sản đảm bảo: Loại vay này đòi hỏi phải có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc được bảo lãnh của bên thứ ba.Đối với khách hàng không có uy tín cao đối với ngân
hàng, khi vay vốn cần có sự đảm bảo.Sự đảm bảo này là căn cứ để ngân hàng có thể thu
hồi nợ gốc và lãi phát sinh.Tài sản đảm bảo có thể là tài sản đã có chủ quyền hợp pháp
trước khi có các giao dịch tín dụng hoặc có thể hình thành từ vốn vay.
Cho vay không có tài sản đảm bảo (vay tín chấp): là loại vay không cần tài sản thế
chấp, cầm cố hoặc được bảo lãnh của bên thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của
khách hàng.Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài
chính lành mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của
khách hàng mà không cần nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.
1.2.3 Căn cứ vào hình thái giá trị tín dụng
Cho vay bằng tiền: là loại hình cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cấp
bằng tiền.Đây là loại hình cho vay chủ yếu của các ngân hàng thương mại và được thực
hiện bằng các kỹ thuật khác nhau như: tín dụng ứng trước, tín dung thời vụ, tín dụng trả
góp…
Cho vay bằng tài sản: Đối với ngân hàng, cho vay bằng tài sản được áp dụng phổ
biến là tài trợ thuê mua.Theo phương thức cho vay này, ngân hàng hoặc công ty thuê mua
(công ty con của ngân hàng) sẽ cung cấp trực tiếp tài sản cho người đi vay hay được gọi là
người đi thuê, theo định kỳ người đi thuê sẽ hoàn trả nợ vay bao gồm cả vốn gốc và lãi.
1.2.4 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả
Cho vay trả góp: là loại cho vay mà trong đó nợ gốc và lãi được hoàn trả nhiều lần
trong thời hạn vay gọi là kỳ hạn nợ được xác định trước trong hợp đồng tín dụng. Loại cho
vay này chủ yếu được áp dụng cho vay bất động sản nhà ở, cho vay tiêu dùng, cho vay đối
với những người kinh doanh nhỏ có thu nhập thường xuyên, thông thường có các phương
pháp trả góp sau:
Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và lãi trả theo dư nợ giảm dần

Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và lãi trả theo mức hoàn trả của vốn
Phương pháp trả vốn gốc và lãi bằng nhau trong tất cả các ký.
Cho vay phi trả góp: là loại cho vay trong đó vốn gốc và lãi vay được hoàn trả một
lần khi đến hạn.
1.2.5 Căn cứ theo đối tượng tham gia quy trình cho vay
Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời
người đi vay trực tiếp trả nợ cho ngân hàng.

×